Nguyên tắc cân đối ngân sách của Việt Nam

MỤC LỤCTRANGMỞ BÀI1NỘI DUNG1I. Khái quát chung11. Khái niệm ngân sách nhà nước2. Cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước13. Quan điểm về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước24. Ý nghĩa của việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước3II. Phân tích nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nướctrong Luật Ngân sách Nhà nước41. Sự thể hiện nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nướctheo Luật Ngân sách Nhà nước42. Đặc điểm của nguyên tắc cân đối theo Luật Ngân sách Nhà nước8II. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sáchnhà nước ở Việt Nam91. Thành tựu đạt được102. Một số hạn chế12IV. Một số phương hướng nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cânđối trong hoạt động ngân sách nhà nước ở Việt Nam14KẾT LUẬN15TÀI LIỆU THAM KHẢO1611MỞ ĐẦUCân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng được đặtra đối với mỗi nhà nước, nó đảm bảo cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụcủa mình. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó không chỉ với Việt Nam mà còn đối với cảthế giới. Do vậy, bài viết này của em xin tìm hiểu về:“Nguyên tắc cân đối trong hoạtđộng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.” để từ đóhoàn thiện hơn vấn đề cân đối trong hoạt động ngân sách nước nhà.NỘI DUNGI. Khái quát chung1. Khái niệm Ngân sách Nhà nướcKhi nói đến ngân sách nhà nước thì tồn tại hai phương diện có liên quan là ngânsách nhà nước theo phương diện kinh tế và ngân sách nhà nước theo phương diện pháplý. Tuy nhiên chúng ta chỉ xem xét chủ yếu ngân sách nhà nước theo quy định của phápluật [phương diện pháp lý], bởi lẽ đây là công cụ được nhà nước thừa nhận trong phápluật và được ứng dụng trong thực tiễn.Theo quy định tại Điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước thì: “Ngân sách nhà nước làtoàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước”. Với quy định này, chúng ta thấy rằng ngân sách nhà nướcchính là một đạo luật tài chính do Quốc hội ban hành, dự toán về các khoản thu, chi thựchiện trong một năm của một quốc gia, bên cạnh đó đây còn là công cụ tài chính quantrọng để Nhà nước thực hiện và điều tiết các hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước.2. Cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia trong đó dựtrù các khoản thu và chi được thực hiện trong một năm. Trên thực tế, quá trình thu, chingân sách nhà nước luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nó bị ảnh hưởng bởi sựvận động của nền kinh tế quốc gia, có khi những khoản thu dự kiến không đủ đáp ứngnhu cầu chi tiêu trong năm đó hoặc có khi mức thu lại vượt xa những khoản chi. Do vậy,các khoản chi tiêu và thu ngân sách nhà nước phải được tính toán chính xác và phù hợpvới thực tế để đảm bảo cho ngân sách nhà nước trong trạng thái cân bằng, ổn định. Thu22và chi ngân sách là hai vấn đề quan trọng để đảm bảo cho ngân sách nhà nước được cânđối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tương quan giữa tài chính và kinh tế.Xét về bản chất, cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là cân đối giữa cácnguồn thu mà Nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong mộtnăm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nướctrong năm đó;Xét về góc độ tổng thể, cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước phản ánhmối tương quan giữa hoạt động thu và hoạt động chi trong một tài khóa. Nó không chỉlà sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơcấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước do các cơ quan cóthẩm quyền thực hiện;Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối trong hoạt động ngânsách nhà nước là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách,giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năngvà nhiệm vụ được giao.Tựu trung lại ta có thể hiểu: Cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là mộtbộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tươngtác giữa hoạt động thu và hoạt động chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mụctiêu kinh tế- xã hội mà Nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.3. Quan điểm về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nướcNguyên tắc ngân sách thăng bằng xuất hiện khá sớm trong lịch sử của nền tàichính công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này cónhiều quan điểm về sự cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước này, cụ thể như sau:- Theo lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngânsách rất đơn giản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi”. Quan điểm này bao gồmhai nguyên tắc cơ bản sau: Một là, tổng số những khoản chi không được quá tổng sốnhững khoản thu. Hai là, tổng số những khoản thu của ngân sách không bao giờđược lớn hơn tổng số những khoản chi của ngân sách. Tức là ngân sách nhà nướcphải được cân bằng tuyệt đối vì trên thực tế tổng số thu và tổng số chi ngân sách nhànước bao giờ cũng được cân bằng ngay từ khi lập kế hoạch dự toán.33Sự so sánh giữa tổng thu và tổng chi ngân sách hàng năm để đánh giá sựthăng bằng của ngân sách không được khách quan và chính xác, bởi lẽ trong nhiềutrường hợp những khoản thu có tính chất hoa lợi lại không đủ để trang trải nhữngkhoản chi có tính chất phí tổn, mặc dù xét về tổng thể thì tổng số thu và tổng số chivẫn cân bằng.- Quan điểm mới về sự cân đối của ngân sách nhà nước cho rằng sự thăngbằng ngân sách không hoàn toàn đồng nghĩa với sự cân bằng giữa tổng thu và tổngchi mà thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi có tính chất phítổn. Từ quan điểm này có thể hiểu là, nếu tổng thu có tính chất hoa lợi lớn hơn tổngcác khoản chi có tính chất phí tổn thì ngân sách nhà nước khi đó sẽ có thặng dư [bộithu ngân sach]; ngược lại, nếu tổng thu có tính chất hoa lợi nhỏ hơn tổng các khoảnchi có tính chất phí tổn thì ngân sách nhà nước sẽ lâm vào tình trạng thâm hụt [bộichi ngân sách].Ưu điểm lớn nhất của quan điểm này là nó giúp cho việc xác định một cáchchính xác và thực chất về tình trạng thặng dư hay thâm hụt của ngân sách nhà nướctại một thời điểm để từ đó đánh giá mức độ thăng bằng của ngân sách nhà nước.Trên thực tế, quan điểm này đã được thừa nhận ở nhiều quốc gia và đồng thời cũngđược ghi nhận trong Luật ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam.4. Ý nghĩa của việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nướcThứ nhất, cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước có ý nghĩa trong việc phânbổ, sử dụng và điều chỉnh nguồn lực tài chính có hiệu quả. Ý nghĩa này được thể hiện từviệc lập dự toán nhà nước đã có ưu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sựgắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế- xã hội với công tác lập kế hoạchngân sách, nhờ ý nghĩa định hướng của nguyên tắc này mà Nhà nước ta chủ động thựchiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra. Đồng thời, nó còn giúp cho việc ổnđịnh hệ thống chính sách tài khóa tiến tới ổn định việc tiến hành những công việc đã đềra theo kế hoạch.Thứ hai, nguyên tắc cân đối này còn góp phần vào việc tạo được nguồn dự trữngân sách nhà nước vì nếu có sự cân đối trong thu và chi tiêu công thì những nguồn thunào mà chưa có nhiệm vụ chi cụ thể do các cơ quan nhà nước đã có kế hoạch sử dụng44những nguồn khác để đầu tư cho nhiệm vụ chi đó, tức là nguồn thu và nhiệm vụ chi nàođó được hài hòa với nhau thì một phần sẽ được giữ lại trong ngân sách để dự trữ nhằmđáp ứng những mục tiêu chi phát sinh đột xuất. Chúng ta sẽ không phải hoãn lại nhữngkế hoạch nào đó để chờ nguồn thu cụ thể mà sẽ thực hiện ngay do nguồn dữ trữ tàichính sẵn có, điều này giúp những công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quảgóp phần làm cho kinh tế- xã hội được ổn định lâu dài.Thứ ba, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn có ý nghĩatrong việc đảm bảo công bằng xã hội, bởi lẽ Nhà nước ta đã có kế hoạch cụ thể để xâydựng những vùng dân cư đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa cho nên khi dự toán ngânsách thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã điều chỉnh nhiệm vụ chi để tập trungđầu tư cho những vùng khó khăn, để những vùng này bước đầu được cân đối trong mốiquan hệ tổng thể với các vùng phát triển khác trong cả nước, Nhà nước cũng có thể huyđộng nguồn lực tài chính từ những vùng kinh tế vững mạnh để chung tay xây dựngnhững vùng khó khăn mà không cần hoặc cần ít đến ngân sách nhà nước, những nguồnlực đầu tư cho những vùng khó khăn sẽ được cân bằng với việc chi cho những công việcquan trọng khác của đất nước. Cho nên, áp dụng nguyên tắc này khi thực hiện nhiệm vụkinh tế- xã hội của đất nước tức là sẽ có công bằng xã hội.Thứ tư, nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có những tính toán cho việcthu ngân sách, nguồn thu này có thể thu cao hay thấp hơn so với những năm ngân sáchtrước và nguồn thu đó cũng đã được lên kế hoạch để đáp ứng chi cho những nhiệm vụchi cụ thể, điều này đòi hỏi “những cơ quan có thẩm quyền thu, cá nhân thực hiện nhiệmvụ thu và những cơ quan và cá nhân có nghĩa vụ nộp vào ngân sách những khoản bắtbuộc mà pháp luật yêu cầu họ phải nộp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ vànghĩa vụ của mình”. Do những nguồn thu, mức thu đã được lên kế hoạch, tính toán cụthể cho nên không thể làm sai lệch những con số cụ thể đó, “nhằm đảm bảo cho cácnguồn thu đều được tập trung một cách đầy đủ vào ngân sách nhà nước để cơ quan cóthẩm quyền lên kế hoạch phân bổ những nguồn vừa thu được từ các hoạt động do nhữngcơ quan có thẩm quyền thu trực tiếp tập trung về ngân sách nhà nước”. Như vậy, việccân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn có ý nghĩa “đấu tranh phòng, chốngtham nhũng.55II. Phân tích nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước trongLuật Ngân sách Nhà nước1. Sự thể hiện nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước trongLuật Ngân sách Nhà nướcLuật Ngân sách Nhà nước năm 2002 đã ghi nhận nguyên tắc cân đối trong hoạtđộng ngân sách nhà nước tại Điều 8 như sau: “1. Ngân sách nhà nước được cân đốitheo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyênvà góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi,thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngânsách;2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoàinước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụngcho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sáchđể chủ động trả hết nợ khi đến hạn;3. Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượtquá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tưxây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộcdanh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định,nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phéphuy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trảhết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tưxây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh”.Như vậy, với quy định này thì nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhànước bao gồm những nội dung sau đây:Một là, Ngay từ quy định tại khoản 1 Điều 8 đã thể hiện rõ quan điểm của ViệtNam về cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước, đó là: tổng số thu từ thuế, phí, lệphí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chiđầu tư phát triển. Nội dung này của nguyên tắc cân đối đặt ra yêu cầu là tổng số thu cótính chất hoa lợi [trong đó chủ yếu là thuế, phí, lệ phí] phải lớn hơn tổng số chi có tínhchất phí tổn là các khoản chi thường xuyên tiêu dùng. Đồng thời, quy định này cũngphân định ranh giới giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, thể hiện sự thận66trọng trong chính sách tài khóa của Việt Nam. Theo đó, các khoản thu thường xuyênđược sử dụng để trang trải chi thường xuyên và một phần thu thường xuyên cùng vớithu bù đắp được sử dụng để chi đầu tư phát triển, trong đó chi đầu tư phát triển đượcchú trọng hơn vì nó có thể làm tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân sách nhà nướcnhưng phải đảm bảo được sự cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, bởilẽ giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong chi tiêu công của Nhà nước. Chiđầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốcgia, nó tạo ra những điều kiện cở sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho nền kinh tế, cũng từđó kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác và đảm bảo các vấn đề xã hội của đấtnước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chi đầu tưphát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyên tắc cân đối tronghoạt động ngân sách nhà nước.Hai là, bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước vànước ngoài. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề bội chi ngân sáchlà không thể tránh khỏi đối với một quốc gia nhưng chưa hẳn bội chi ngân sách nhànước là biểu hiện của sự yếu kém của nền kinh tế mà nó còn là một trong các cách thứctạo ra sự cân đối của hoạt động ngân sách nhà nước trong dài hạn, đảm bảo cho nền kinhtế- xã hội phát triển và ổn định. Nguyên tắc vay bù đắp bội chi mang lại hiệu quả caonhưng không dẫn đến lạm phát và nhà nước có thể huy động các nguồn lực trong vàngoài nước.Tuy nhiên, Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắckhông sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bốtrí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Chi cho tiêu dùng là hoạt động chikhông mang tính chất thu hồi vốn và không tạo ra thặng dư, do đó nguồn vay bù đắp bộichi chỉ được để dành cho mục đích phát triển.Ba là, theo khoản 3 ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi khôngvượt quá tổng số thu. Ở đây, ta nhận thấy có sự khác biệt trong nguyên tắc cân đốiNSNN và NSĐP. Điều này xuất phát từ nguyên tắc phân cấp quản lý, giữa cấp NSTWvà NSĐP có nguồn thu, nhiệm vụ chi khác nhau, do đó để đảm bảo cân đối ngân sáchhợp lý thì cần có sự khác nhau này. Trong dự toán NSĐP luôn có sự cân bằng giữa thuvà chi vì NSĐP nếu thu cố định không đủ thì có thu điều tiết, thu điều tiết không đủ có77bổ sung ngân sách cấp trên để cân đối thu chi. Trong khi đó, NSTW để tạp ra sự cânbằng không có sự hỗ trợ của NSĐP mà phải xem xét điều chỉnh lại nguồn thu và nguồnchi. Điều này dẫn đến sự khác nhau trong nguyên tắc cân đối giữa hai cấp ngân sáchnày.Ngoài ra, nguyên tắc cân đối này còn tạo cho chính quyền địa phương có đượcnhiều ưu thế hơn trong việc quyết định ngân sách cấp mình. Vấn đề cho phép cấp tỉnhvay nợ là cần thiết, giúp cho chính quyền địa phương có thể chủ động hơn trong việc tạora những điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển kinh tế và đảm bảo các vấn đềxã hội của địa phương mình. Tuy nhiên, khoản vay nợ này lại được tính vào thu trongcân đối ngân sách địa phương, do vậy nhìn một cách tổng thể thì ngân sách địa phươngtôn trọng nguyên tắc phải cân bằng thu, chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nướcnăm 2002 song thực chất ngân sách địa phương có bội chi và khoản bội chi này lạikhông tính vào trong bội chi ngân sách nhà nước. Điều này dẫn đến sự thiếu minh bạchtrong cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Ngoài ra, việc quy định tỷ lệ tối đa chungcho mọi địa phương là 30%[ trừ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh] là chưa hợp lý vì mỗi địaphương có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau nên nhu cầu vay nợ, khả năng quản lý nợvà hoàn trả nợ là khác nhau.Bốn là, bên cạnh quy định của Luật ngân sách nhà nước, điểm 4 Mục II Thông tưsố 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước quy định ngân sách cấp trên đượcphép chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo cân đối thu, chi. Quy định này cóưu điểm là giúp cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệmvụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh được giao. Tuy nhiên, cơ chế này lại tạo cho địaphương quá bị động và không đảm bảo tính trách nhiệm cũng như minh bạch trong quátrình sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính ở địa phương.Năm là, ngoài những nội dung trên đây thì nguyên tắc cân đối trong hoạt độngngân sách nhà nước cũng được thể hiện ở chỗ: phải dựa trên hệ thống các nguyên tắc lậpngân sách và quản lý chi tiêu công. Cụ thể: về tính tổng thể và tính kỷ luật tài chính đólà, để kiểm soát được các nguồn tài chính có hiệu quả, yêu cầu trong cân đối của hoạtđộng ngân sách nhà nước phải đánh giá đúng nguồn lực tài chính đó và lựa chọn nhữngcông cụ thích hợp nhất để phân bổ nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu ngân sách đã đề88ra. Điều này có nghĩa là, khi cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước thì nhữngquyết định về chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cần phải được gắn kết với nhau,trong chi tiêu ngân sách nhà nước cần tập trung chi vào những khoản cần thiết, chi tiêutiết kiệm, tránh lãng phí để thực hiện tốt các chiến lược mà chính phủ đề ra.“Về tính linh hoạt và tính tiên liệu, trong cân đối của hoạt động ngân sách nhànước, tính linh hoạt và tính tiên liệu là cần thiết vì nó giúp nhà quản lý đưa ra cách xử lývà điều phối nguồn lực tài chính một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để nhà nướcthực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra. Tính linh hoạt yêu cầu phải trao quyềncho người quản lý trong việc ra quyết định phân bổ nguồn lực tài chính đã thu được từcác nguồn thu khác nhau mà đất nước có. Tính tiên liệu đóng vai trò quan trọng trongviệc thực hiện chính sách và chương trình có hiệu quả. Nội dung này đòi hỏi nguyên tắccân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước phải chú ý đến sự cân đối trong ngắn hạnvà dài hạn và phải vận dụng cách tiếp cận trung hạn đối với việc điều chỉnh mất cân đốingân sách nhà nước.Về tính trung thực, thì khi sử dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sáchnhà nước nên dựa vào những dự toán đã được lập từ thực tế tình hình kinh tế- xã hội củađất nước mà không có sự thiên vị về vấn đề thu hoặc chi ngân sách nhà nước. Những dựtoán quá lạc quan sẽ dễ đưa đến sự vi phạm tính kỷ luật tài chính và dẫn đến việc khôngthực hiện được những chiến lược, chính sách mà Nhà nước đã đề ra do ngân sách nhànước không bảo đảm cân đối trong quá trình hoạt động khi chưa đưa ra những kế hoạchcụ thể.Về thông tin, minh bạch và trách nhiệm, đây là vấn đề rất cần thiết trong cân đốitrong hoạt động ngân sách nhà nước. Thông tin tốt sẽ làm tăng thêm tính trung thực vàgiúp người quản lý sẽ đưa ra những quyết định hợp lý. Thông tin chính xác và kịp thờivề chi phí, đầu ra và kết quả đạt được sẽ giúp cho quá trình thực hiện cân đối trong hoạtđộng ngân sách nhà nước đạt hiệu quả nhất định ”.2. Đặc điểm của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theoLuật Ngân sách Nhà nướcThứ nhất, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước phản ánh mốiquan hệ tương tác giữa các khoản thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trong nămngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Việc cân đối trong hoạt động ngân sách99không phải chỉ là thu, chi cân đối hoặc chỉ là cân đối về mặt lượng mà còn nhằm thựchiện các mục tiêu chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước, đồng thời các chỉ tiêu kinh tếxã hội này cũng quyết định sự hình thành về thu, chi ngân sách nhà nước. Nguyên tắccân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước với những đặc thù của nó được nhà nướcxây dựng trong luật nhằm làm ổn định chính sách tài chính tiền tệ của đất nước, bởi lẽnó có tác động làm thay đổi hoặc điều chỉnh một cách hợp lý các chỉ tiêu kinh tế- xã hội.Thứ hai, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước tham gia điềuchỉnh sự cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi, thamgia cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sáchnhà nước, đồng thời nguyên tắc này còn có đặc điểm kiểm soát tình trạng ngân sách nhànước đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước với đòi hỏi của nó là nếu có bộichi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển tiến tới cân bằng thu, chi trongngân sách.Thứ ba, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn là sự bình ổnnguồn ngân sách, làm cho số bội chi ngân sách nhà nước được cân bằng so với cácnguồn thu để hoàn thiện các nhiệm vụ chi đó. Điều này có nghĩa là, đặc điểm nổi bậtcủa nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước [nguyên tắc ngân sáchthăng bằng] chính là sự định hướng được cho ngân sách nhà nước nếu có bội chi thì sẽcó cách giải quyết, bình ổn tối ưu, được thể hiện rõ trong khoản 2 Điều 8 Luật Ngânsách Nhà nước: “Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nướcvà ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc khôngsử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố tríngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn”.Thứ tư, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn đòi hỏinguồn vay ngân sách từ trong và ngoài nước sẽ không được sử dụng cho các nhiệm vụchi nào khác ngoài nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển vì đây là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu đỏi hỏi phải có nguồn ngân sách thật sự ổn định để thực hiện nhiệm vụ và khinhiệm vụ hoàn thành sẽ nhanh chóng có nguồn tài chính để trả nợ. Do vậy, bắt buộcphải tuân theo đặc điểm này để tránh sự xáo trộn trong hoạt động ngân sách nhà nước.III. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước ởViệt Nam1010Kể từ khi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 có hiệu lực thi hành thì hoạt độngngân sách nhà nước [hoạt động thu, chi ngân sách] đã có những chuyển biến theo cả haihướng tích cực và tiêu cực, đặc biệt là việc áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt độngNSNN theo quy định của luật vào hoạt động thu, chi ngân sách bên cạnh việc đạt đượcnhững thành tựu cụ thể cũng không ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh. Cụ thể:1. Những thành tựu đạt được- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhànước trong hoạt động của mình luôn chú trọng áp dụng nguyên tắc cân đối theo quyđịnh của Luật Ngân sách Nhà nước để tạo ra sự cân bằng, ổn định cho NSNN nhằmphục vụ tốt nhất cho những nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Ngay từ khâu dự toánkhâu đầu tiên trước khi bắt tay trực tiếp vào hoạt động thu, chi cụ thể thì các cơ quan cóthẩm quyền trong việc dự toán NSNN cũng đã tuân thủ nguyên tắc này. Ví dụ: TrongBản cân đối dự toán ngân sách năm 2010, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phảitính toán “các khoản thu cân đối ngân sách nhà nước” và “các khoản chi cân đối ngânsách nhà nước”. Cụ thể, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 461,500 tỷ đồng, bao gồmcác khoản: thu nội địa 294,700 tỷ đồng; thu từ dầu thô 66,300 tỷ đồng; thu từ xuất khẩunhập khẩu 95,500 tỷ đồng; thu viện trợ không hoàn lại 5,000 tỷ đồng. Tổng chi cân đốingân sách nhà nước 582,200 tỷ đồng; bao gồm các khoản: chi đầu tư phát triển 125,500tỷ đồng; chi trả nợ và viện trợ 70,250 tỷ đồng; Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 335,560 tỷ đồng; Chi cải cách tiền lương35,490 tỷ đồng; Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 tỷ đồng; Dự phòng 15,300 tỷđồng. Tính cả khoản thu kết chuyến từ năm trước sang 1,000 tỷ đồng thì bội chi 119,700tỷ đồng; tỷ lệ bội chi so với GDP là 6,20%. Để cân bằng ngân sách, nhà nước còn cónguồn bù đắp bội chi từ vay trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháptạm thời. Việc cân đối triệt để NSNN là rất khó, đặc biệt là với nước đang phát triển nhưViệt Nam còn cần chi rất nhiều để cải cách, phát triển. Đây đã là cố gắng không nhỏ củanước ta.- Trong những năm qua do việc áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngânsách nhà nước được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quán triệt triệt để cho nênnước ta đã kiểm soát được mức bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn so với dự toán [Vídụ: Quyết toán cân đối ngân sách nhà nước năm 2010, trong đó, tổng thu cân đối ngân1111sách nhà nước 777,282 tỷ đồng. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 850,874 tỷ đồng.Bội chi 109,190 tỷ đồng thấp hơn dự toán; tỷ lệ bội chi so với GDP là 5,50%.]. Đây làmột thành công đáng ghi nhận trong việc kiểm soát bội chi NSNN ở nước ta khi có sựáp dụng triệt để nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước, mặc dù chịu sựtác động nghiêm trọng từ những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính từ nền kinh tế thếgiới nhưng tình hình thu, chi ngân sách nhà nước của Việt Nam vẫn chuyển biến theochiều hướng tích cực. Mức thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp, đây chính làkết quả của những nỗ lực to lớn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạtđộng thu, chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam.Trên thực tế, việc cân đối ngân sách đã giúp cho kinh tế-xã hội ở Việt Nam ngàycàng phát triển. GDP của Việt Nam đạt được sự tăng trưởng từ năm 2002 là 7%, năm2003: 7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2%, năm 2007: 8,5%. Tuykhủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng, năm 2008:6,23%, năm 2009: 5,32%, năm: 2010 6,78% và năm 2011 là 5,89%. So với các nướctrong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao. Sởdĩ những con số này luôn lũy tiến theo các năm là do chúng ta biết cân đối giữa nguồnthu và những nhiệm vụ chi cụ thể, nói cách khác chúng ta biết sử dụng nguồn thu ngânsách nhà nước để tập trung đầu tư chi cho những công việc có lợi cho nguồn thu ngânsách [có khả năng thu hồi nguồn ngân sách cao và nhanh nhất]. Điều này hoàn toàn phùhợp với bản chất của nguyên tắc cân đối và quy định của pháp luật là chi đầu tư pháttriển chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhiệm vụ chi ngân sách.Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng: năm 2000 là 400 USD/người,tăng lên 637,3 USD/người năm 2005. Con số này đã đạt được 820 USD/người năm2007, 1.160 USD/người năm 2010 và 1.300 USD/người năm 2011. Bên cạnh đó, số hộgiàu tăng lên và số hộ nghèo giảm xuống. Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh từ 58% năm 1993giảm còn 37% năm 1998 tiếp tục giảm còn 28% năm 2004 và còn lại mức thấp 18,1%năm 2006, đến năm 2011 chỉ còn 14%. Đời sống của người dân được cải thiện, các vấnđề an sinh xã hội được đảm bảo hơn. Điều này do chúng ta đảm bảo được nguồn thucân đối, các nhiệm vụ chi khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau được giải quyết tốt1212cho nên nguồn tài chính được sử dụng để chi cho các lĩnh vực xã hội có bước lũytiến.- Từ những kinh nghiệm đạt được trong việc áp dụng nguyên tắc cân đối tronghoạt động NSNN ở nước ta, trong những năm gần đây, hoạt động cân đối ngân sáchkhông ngừng tiến bộ, việc áp dụng nguyên tắc này của các cán bộ, công chức ngày cànglinh hoạt hơn.2. Một số hạn chế- Mặc dù việc áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động NSNN đã được chútrọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng việc áp dụngnguyên tắc này thật sự không đơn giản mà vẫn có những vướng mắc trong quá trình ápdụng nguyên tắc đó vào thực tiễn hoạt động. Cụ thể: “việc thực hiện nguyên tắc cân đốitrong Luật Ngân sách Nhà nước đã xuất hiện một số vướng mắc, tồn tại, trong đó vấn đềvề phạm vi cân đối và cách tính bội chi NSNN còn có một số điểm chưa rõ ràng, chưađúng với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Sốthu về phí, lệ phí hiện nay chưa được quy định rõ ràng, khoản nào trong cân đối, khoảnnào ngoài cân đối NSNN, khoản nào hạch toán trong NSNN” [theo GS-TSKH Tào HữuPhùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội]. Điều này một phầndo trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, phần nữa do đặc thù củahoạt động thu, chi ngân sách ở Việt Nam [thu từ nhiều nguồn và chi cho quá nhiều nhucầu khác nhau] tạo nên, chúng ta khó có thể cân đối trong mọi năm ngân sách.- Một điểm vướng mắc nữa về thực tế áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạtđộng NSNN của Việt Nam là khi thực hiện việc cân đối NSNN [cân đối các nguồn thuvới nhiệm vụ chi cụ thể của đất nước] thì chúng ta phải quán triệt nguyên tắc tổng số thutừ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên; nên bội chi phải nhỏ hơn chiđầu tư phát triển. Nhưng qua kết quả kiểm toán cho thấy một số khoản thu nêu trênkhông được tính toán cân đối NSNN mà để lại đơn vị chi tiêu, khi quyết toán sẽ thựchiện ghi thu, ghi chi vào NSNN. Kết quả kiểm toán cho thấy khoản phí, lệ phí là con sốkhông nhỏ [ước tính hàng ngàn tỷ đồng] và đây là nguồn thu ngân sách nhà nước cầnphải được đưa vào cân đối, bố trí trong dự toán hàng năm. Nếu thực tế đó không nhanhchóng được khắc phục thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lên kế hoạch choviệc phân bổ nguồn NSNN của những năm tiếp theo và như vậy việc cân đối trong ngân1313sách trong các năm sau đó là không thể đạt được mà tình trạng đó nếu tiếp tục diễn ra sẽlàm cho nguồn thu và nhiệm vụ chi của nước ta bị xáo trộn.- Trong khi áp dụng nguyên tắc cân đối thì tính minh bạch trong cân đối NSNNchưa được vân dụng triệt để khi xác định tỷ lệ bội chi NSNN. Bên cạnh đó, vấn đề bộichi NSNN trong thời gian qua cũng tồn đọng một số vấn đề mà chính phủ ta cần phảixem xét, cân nhắc để có những giải pháp tốt hơn khi xử lý bội chi NSNN trong nhữngnăm sắp tới như: số tiền vay, đặc biệt là vay nước ngoài cho đầu tư phát triển chưa đượcquản lý chặt chẽ, chưa chú trọng đến mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chithường xuyên nên tạo ra áp lực bội chi ngân sách nhà nước [nhất là ngân sách địaphương], ngân sách địa phương vẫn có bội chi nhưng mức bội chi này lại không đượctính vào bội chi NSNN. Do tính minh bạch trong cân đối ngân sách không được vậndụng triệt để nên mặc dù nguyên tắc cân đối này có được áp dụng trong quá trình thu,chi NSNN nhưng vẫn không thể phát huy được tác dụng làm cân bằng cho ngân sách đểthực hiện những công việc phát sinh trước đất nước, do vậy, không thể định hướng, lênkế hoạch cho quá trình thu, chi ngân sách nhà nước cho những năm ngân sách sau đó.- Phân tích đặc thù nguồn thu NSNN thời gian qua, TS. Nguyễn Thị Hải Hà [ViệnKhoa học Tài chính] cho rằng: giống như các nền kinh tế khác ở giai đoạn đầu pháttriển, thu NSNN của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ hoạt động xuất nhậpkhẩu, thu từ các cơ sở kinh doanh. Bên cạnh đó, do là nước xuất khẩu dầu thô nên thu từdầu thô cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Thu từ tài sản, từ thuế thu nhậpcá nhân, các khoản phí còn tương đối hạn chế. “Chẳng hạn năm 2008, tỷ trọng thu dầuthô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chiếm tới 48% tổng thu NSNN, điều nàycho thấy thu NSNN phụ thuộc đáng kể vào thị trường thế giới. Bên cạnh đó, thu từ cáccơ sở kinh tế trong năm 2008 chiếm 39% tổng thu NSNN, trong khi đó thu thuế thunhập cá nhân chỉ chiếm 3%, các khoản phí, lệ phí và thu từ nhà đất chiếm khoảng 10%,do vậy nguồn thu trong nước cũng rất nhạy cảm với các biến động kinh tế. Về chiNSNN, cũng do nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đầu phát triển nên cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, thể chế tài chính chưa hoàn thiện và do tốc độtăng giá tương đối cao... nên áp lực tăng chi NSNN là rất lớn. Chính vì thế, áp lực cânđối NSNN là rất lớn. Thêm vào đó, với quy trình ngân sách nhà nước truyền thống, theonăm và giới hạn bội chi NSNN là 5% GDP nên mức bội chi thực tế luôn tiệm cận ở giới1414hạn cho phép. Như vậy, khả năng điều chỉnh ngân sách theo các biến động kinh tế - xãhội trong và ngoài nước rất hạn chế”.- Việc thực hiện nhiệm vụ dự toán, quyết toán, thu, chi NSNN của cơ quan nhànước có thẩm quyền tồn tại những hạn chế như việc vận dụng nguyên tắc cân đối tronghoạt động NSNN vẫn còn lung túng, chưa thật sự hiểu bản chất của nguyên tắc này. Dovậy, không thể khai thác lợi thế của nguyên tắc này để cân đối NSNN là điều không thểtránh khỏi, hơn nữa nguyên tắc này tương đối là khó khi vận dụng vào thực tiễn.IV. Một số phương hướng nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân đối trong hoạtđộng ngân sách nhà nước ở Việt Nam.- Tăng cường kiểm soát bội chi NSNN: Cắt giảm những khoản chi tiêu NSNNchưa thật cần thiết và kém hiệu quả, từ đó có sự chuyển đổi linh hoạt trong chi tiêuNSNN để không làm mất cân đối NSNN, không lãng phí nguồn thu NSNN vào nhữnghoạt động chi không cần thiết, không hiệu quả. Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ ngaytừ khâu vay vốn để bù đắp bội chi và sử dụng cho đầu tư phát triển, duy trì mức bội chicho phép hàng năm do Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiệncho người dân tham gia giám sát, theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ ngân sách củacác cấp, các ngành bằng cách Nhà nước phải cung cấp những thông tin chính xác, đầyđủ và kịp thời cho người dân biết qua các phương tiện truyền thanh, báo chí. Có sự phốihợp, giám sát chặt chẽ này giữa Nhà nước và nhân dân sẽ góp phần thúc đẩy tính minhbạch và trách nhiệm của người sử dụng và quản lý NSNN.Vấn đề vay nợ ở địa phương cũng cần được kiểm soát và quản lý hiệu quả hơn,không để tình trạng địa phương còn kết dư ngân sách mà vẫn tiếp tục đi vay nợ. Để thựchiện tốt chức năng kiểm soát NSNN, Quốc hội cần chú trọng ngay từ khâu lập dự toán,cụ thể hóa từng khoản chi và phân chia nguồn thu hợp lý và trong khâu chấp hành vàquyết toán NSNN cần có sự đồng tâm nhất chí cao của các Bộ, ngành và địa phươnggiám sát thực hiện dự toán đó. Bên cạnh đó cần thực hiện triệt để chính sách có thu mớicó chi, không để bội chi NSNN tăng quá cao, nếu cần thiết nên giảm tỷ lệ bội chi NSNNso với GDP dưới mức 5% ở khoảng 3% – 4%, đây là mức bội chi NSNN tích cực thúcđẩy kinh tế phát triển. Đồng thời tiến tới tính toán cân đối các nguồn phát hành tráiphiếu, công trái giáo dục hiệu quả hơn.1515- Theo Luật NSNN năm 2002, biện pháp bù đắp bội chi NSNN là vay nợ. Nhằmkhắc phục những yếu kém về vay nợ cần có một số thay đổi về cách thức vay nợ và sửdụng nguồn vay hợp lý:Về vay nợ trong nước: Để phù hợp với cơ chế chi bội chi cho đầu tư phát triểncần giảm phát hành các loại trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm và 2 năm, thay vào đóphát hành trái phiếu chính phủ 5 năm, 10 năm, 20 năm. Củng cố và mở rộng thị trườngtrái phiếu chính phủ để thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời hoàn thiện hệ thống thuếđánh vào thu nập từ trái phiếu. Nhờ đó, Chính phủ sẽ linh hoạt hơn trong việc cân đốinhu cầu vay nợ để bù đắp bội chi.Về vay nợ nước ngoài: Để tăng tính chủ động trong cân đối NSNN, Chính phủcần làm hài hòa các thủ tục tiếp nhận các nguồn vốn ODA và tạo điều kiện thuận lợi choviệc thực hiện các chương trình, dự án ODA giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Tuy vậy,cơ cấu vay lãi này là phải trả nợ nếu về lâu dài không kiểm soát tốt bội chi NSNN sẽtăng gánh nặng về nợ cho chính phủ. Vì vậy hoàn thiện các biện pháp vay nợ để thuậnlợi hơn khi chính phủ thực hiện vay nợ bù đắp bội chi, chứ không phải khuyến khíchtăng bội chi và tăng vay nợ. Nhà nước cần đảm bảo mức vay nợ trong nước chiếm tỷtrọng lớn để giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài và khai thác được nội lực.- Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN: Mở rộng phân định nguồn thu và xác địnhrõ ràng nhiệm vụ chi của từng cấp chính quyền phù hợp với chức năng và năng lực củatừng cấp chính quyền địa phương. Hoàn thiện cơ chế bổ sung cân đối NSNN nhằm khắcphục vấn đề NSĐP còn quá lệ thuộc vào sự hỗ trợ của NSTW, mà không linh động tândụng khả năng vốn có của địa phương.- Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức thông qua những lớp tổ chức nghiêncứu về nguyên tắc cân đối để cho cán bộ, công chức thật sự hiểu bản chất của nó và tiếnhành áp dụng trong thực tế nguyên tắc này thật sự phù hợp với bản chất của nguyên tắcnhằm thu được kết quả cân đối tốt nhất. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đếnbội chi NSNN để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp.KẾT LUẬNQua phần phân tích trên cho thấy rằng, nguyên tắc này đóng một vai trò quantrọng đặc biệt đối với hoạt động ngân sách của nước ta và ảnh hưởng rất lớn tới đờisống, kinh tế. Với những thành tựu đạt được và một số hạn chế như vậy, chúng ta cần1616phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa công tác cân đối hoạt động ngân sách nhằm đạtđược một nền tài chính vững mạnh, ổn định, để giải quyết tốt nhất các mục tiêu kinh tếxã hội đặt ra.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;2. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;3. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị địnhsố 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;4. Cân đối ngân sách nhà nước – thực trạng và hướng hoàn thiện. Người thựchiện: Quách Hồng Thơ. Giáo viên hướng dẫn: Lê Huỳnh Phương Chinh-www.tailieu.vn;5. Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật Ngân sách Nhà nước. Nxb.CAND 2010;6. Cân đối ngân sách nhà nước - đảm bảo ổn định nền tài chính quốc gia – báoNhân Dân;7. Thánh thức trong cân đối ngân sách nhà Nước – báo Nhân Dân;8. các trang web. www.tapchitaichinh.vnwww.tailieu.vnwww.tapchiketoan.vn1717

Video liên quan

Chủ Đề