Nguyên tủy bào là gì

Suy tủy xương là một hội chứng lâm sàng với đặc điểm giảm hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu trong máu, đồng thời tủy xương bị thay thế bằng mô mỡ do sự giảm sinh tế bào máu của tủy xương. Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy vùng. Ở nước ta, bệnh suy tủy chiếm tỷ lệ thứ ba trong các bệnh lý huyết học, sau bạch cầu cấp và xuất huyết giảm tiểu cầu.


Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

- Mắc phải: Hóa chất, tia xạ, do thuốc, thai nghén.
- Không rõ nguyên nhân: Chiếm khoảng trên 90% các trường hợp suy tủy xương.
1. Lâm sàng
- Các triệu chứng khởi đầu của suy tủy có thể diễn tiến từ từ, biểu hiện tùy theo độ nặng của bệnh.
+ Thiếu máu: xanh xao, mệt mỏi, khó thở…
+ Giảm tiểu cầu: xuất huyết dưới da, chảy máu niêm mạc răng miệng, rong kinh…
+ Giảm bạch cầu hạt: sốt, ớn lạnh, viêm họng, nhiễm trùng tái diễn…
- Gan, lách, hạch không to.
- Nếu nguyên nhân di truyền: kèm theo một số bất thường khác như lùn, bất thường sắc tố da, khuyết tật xương, bất thường da, móng và các cơ quan…
2. Xét nghiệm máu
+ Huyết đồ:
- Giảm 3 dòng tế bào máu ngoại vi, mức độ thay đổi. Đôi khi khởi đầu chỉ giảm 1 dòng hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu
- Thiếu máu đẳng sắc, kích thước hồng cầu bình thường. Hồng cầu lưới thấp, không đáp ứng tương xứng với tình trạng thiếu máu.
+ Nồng độ các yếu tố tăng trưởng tạo máu tăng, bao gồm erythropoietin, thrombopoietin và yếu tố tăng trưởng bạch cầu hạt.
+ Nồng độ sắt huyết thanh cao, độ thanh thải sắt kéo dài.
- Xét nghiệm tủy:
- Tủy đồ: mật độ tế bào tủy giảm theo nhiều mức độ khác nhau. Tủy hút điển hình chứa nhiều hạt tủy với khoang trống chứa mỡ và rất ít các tế bào máu. Đôi khi hạt tủy có nhiều tế bào nhưng nguyên mẫu tiểu cầu thường giảm.
- Sinh thiết tủy: là xét nghiệm bắt buộc để chẩn đoán xác định. Tủy nghèo tế bào, nhiều mô mỡ và mô liên kết.
- Phân tích di truyền học tế bào bình thường.
- MRI giúp phân biệt tủy mỡ và các tế bào tạo máu.
3. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định:
Kết hợp tiêu chuẩn xét nghiệm máu ngoại vi và sinh thiết tủy xương
- Máu ngoại vi có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: Hemoglobin < 100g/l; Tiểu cầu < 50G/l; Bạch cầu trung tính < 1,5 G/l.
- Tủy xương: Mật độ tế bào tủy trên sinh thiết < 25%

- Chẩn đoán mức độ bệnh:
- Suy tủy thể nặng khi có 2 tiêu chuẩn:
[1]. Sinh thiết tủy: mật độ tế bào tủy < 25%
[2]. Huyết đồ: có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn:
Bạch cầu trung tính < 0,5G/l
Tiểu cầu < 20G/l
HC lưới < 20G/l
- Suy tủy rất nặng khi có đủ tiêu chuẩn trên kèm bạch cầu trung tính < 0,2G/l.

- Chẩn đoán phân biệt:
Cần phân biệt với các trường hợp giảm 3 dòng tế bào máu ngoại biên khác.
* Giảm 3 dòng tế bào máu với tủy nghèo tế bào:
- Loạn sinh tủy: 5-10% có giảm tế bào
- Bạch cầu cấp
- Lymphoma tủy xương …
* Giảm 3 dòng tế bào máu với tủy xương giàu tế bào:
- Đái huyết sác tố kịch phát về đêm
- Bạch cầu cấp tế bào tóc
- Lymphoma tủy xương
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Cường lách
- Thiếu vitamin B12, acid folic
- Nghiện rượu
- Nhiễm trùng nặng
- Lao
* Tủy xương nghèo tế bào kèm giảm hoặc không giảm tế bào máu:
- Lao
- Nhược giáp
- Nhiễm Toxoplasma
- Sốt Q …
4. Điều trị
4.1. Điều trị nguyên nhân
- Loại bỏ các nguyên nhân nghi ngờ gây ra bệnh [hóa chất, tia xạ …], không sử dụng những thuốc có thể gây suy tủy.

4.2. Điều trị đặc hiệu
Ghép tủy:
- Ghép tế bào gốc tạo máu từ anh chị em ruột phù hợp HLA có thể chữa khỏi suy tủy.
- Máu cuống rốn là nguồn tế bào gốc dùng ghép cho trẻ em.
Thuốc ức chế miễn dịch:
+ Antithymocyte globulin[ATG] và antilymphocyte globulin [ALG]:
- Tác dụng: giảm các tế bào T gây độc tế bào.
- Liều 15-40mg/kg/ngày trong 4-10 ngày.
- Kèm corticoid liều thấp → giảm phản ứng huyết thanh.
- Hiệu quả khoảng 1/3 trường hợp nếu dùng đơn độc.
+ Cyclosporine [CsA]:
- Tác dụng ức chế các tế bào lympho T sản xuất IL-2 và ngăn chặn sự lan rộng của các tế bào T gây độc tế bào trong đáp ứng với IL-2.
- Liều 10-12mg/kg/ngày trong ít nhất 4-6 tháng.
- Đáp ứng khoảng 25% nếu dùng đơn độc.
- Tác dụng phụ: cao huyết áp, suy thận, viêm gan …
+ Kết hợp ATG và Cyclosporine:
ATG 40mg/kg/ngày x 4 ngày
CsA 10-12 mg/kg/ngày x 6 tháng
Methylprednisolone 1mg/kg/ngày x 14 ngày
Tỉ lệ sống 10 năm khoảng 75%.
+ Các biện pháp khác:
- Cyclophosphamide liều cao: 45mg/kg/ ngày x 4 ngày: hiệu quả tăng bạch cầu hạt trung tính và tiểu cầu từ từ sau 3 tháng.
- Androgens: kích thích sản xuất erythropoietin, liều cao hiệu quả ở 1 số BN suy tủy trung bình.
- Gammaglobulin liều cao: ít sử dụng, thành công ở 1 số trường hợp suy tủy dòng hồng cầu đơn thuần
4.3. Điều trị nâng đỡ
Truyền máu:
- Truyền khối hồng cầu duy trì huyết sắc tố ở mức 90-100g/l.
- Truyền khối tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu

Kiểm soát nhiễm trùng:
- Người bệnh nằm phòng sạch, cách ly với người bệnh nhiễm trùng khác, đeo khẩu trang và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
- Khi có nhiễm khuẩn người bệnh cần được dùng kháng sinh phổ rộng sớm đồng thời với việc phân lập vi khuẩn hoặc nấm.
Cắt lách: không làm tăng sự tạo máu, nhưng làm tăng bạch cầu hạt trung tính và tiểu cầu, đồng thời cải thiện đời sống hồng cầu và tiểu cầu truyền vào. Ngày nay hiếm áp dụng.

5. Tiến triển và tiên lượng
Suy tủy xương thể nặng có tỷ lệ tử vong 25% trong vòng 4 tháng đầu và 50% trong vòng 1 năm nếu bệnh nhân không được ghép tủy. Ghép tế bào gốc có tỷ lệ đáp ứng chung khoảng 70%. Điều trị thuốc ức chế miễn dịch cho kết quả tương tự ghép tủy trong suy tủy vô căn hay do thuốc, nhưng sau 10 năm thì 40% số người bệnh này tiến triển thành bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, rối loạn sinh tủy, bạch cầu cấp dòng tủy.


BS. Phạm Văn Hiệu - Khoa Huyết học lâm sàng - Bệnh viện TƯQĐ 108

U não xuất hiện ở 2,5-4 trên 100.000 trẻ em có nguy cơ mỗi năm, trong đó khoảng 18% là u nguyên bào tủy. U nguyên bào tủy [Medulloblastoma, xem H.1] là khối u ác tính và phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 10-20% các khối u nguyên phát ở hệ thần kinh trung ương và khoảng 40% trong số các khối u ở hố sọ sau. 

Hình 1. Khối u nguyên bào tủy trên hình ảnh cộng hưởng từ.


Đây là loại ung thư biểu mô thần kinh thể phôi có khả năng xâm lấn mạnh và có khuynh hướng phát tán tế bào ung thư vào trong toàn bộ hệ thần kinh trung ương rất sớm.

Phẫu thuật, xạ trị toàn não tủy và điều trị hóa chất có thể giúp cho hơn 50% bệnh nhi u nguyên bào tủy không bệnh sau 5 năm. Với các phương thức điều trị hiện nay, có thể chữa khỏi khoảng 80-90% bệnh nhân bị bệnh này nếu chưa có tế bào ung thư phát tán. Tuy nhiên, sau điều trị, các bệnh nhân thường có những vấn đề về nội tiết và trí tuệ.

Triệu chứng: Mặc dù có 70-90% bệnh nhân u nguyên bào tủy có biểu hiện đau đầu, nôn hoặc ý thức lơ mơ, nhưng những triệu chứng này thường không liên tục và thoảng qua. Thông thường khoảng thời gian xuất hiện các triệu chứng này nhiều hơn 3 tháng mới được chẩn đoán mắc bệnh.

Hình 2. Hiện tượng não úng thủy ở trẻ em


Nặng nề hơn, khối u có thể chèn ép ngăn trở lưu thông dịch não tủy, gây ra não úng thủy [H.2].

Tăng áp lực nội sọ [ICP: Increased intracranial pressure]

Các triệu chứng sớm mờ nhạt hơn so với các triệu chứng do tăng áp lực nội sọ: đau đầu vào buổi sáng, nôn, ý thức lơ mơ. Đau đầu sẽ giảm dần trong ngày sau khi nôn.

Trẻ em ở độ tuổi đi học có thể nói ra được các triệu chứng như đau đầu thoáng qua và mệt mỏi. Ngoài ra những trẻ em này có thể biểu hiện suy giảm nhanh sức học và thay đổi thói quen sinh hoạt cá nhân.

Trẻ em ở độ tuổi thấp hơn [nhũ nhi] thường có biểu hiện cáu kỉnh, biếng ăn, chậm phát triển.

Các khối u tăng kích thước và xâm lấn vào các mô não xung quanh sẽ gây nên nhiều triệu chứng đặc trưng hơn như dáng đi không bình thường, đi như người say rượu [H.3].


Hình 3. Thay đổi về dáng đi [Greenberg, Clinical Neurology, 8th Ed.]

Khi khối u xâm lấn vào thân não hoặc xuất hiện hội chứng tăng áp lực nội sọ có thể gây ra triệu chứng nhìn đôi, xệ 1 bên mặt, ù tai, mất sức nghe, nghiêng đầu, cứng cổ… Bệnh nhân có thể có đau lưng hoặc yếu bại chân do di căn tủy. 


Các xét nghiệm chẩn đoán

Các xét nghiệm thường quy để đánh giá bao gồm đếm tế bào bạch cầu, xét nghiệm điện giải, kiểm tra chức năng gan, thận. Ngoài ra người ta cũng khuyến cáo xét nghiệm chức năng tuyến giáp và nồng độ vi-rút.

Chụp CT não có và không có thuốc cản quang có độ nhạy > 95% trong việc phát hiện u não. Chụp cộng hưởng từ [CHT] sọ và tủy sống có và không có thuốc đối quang từ cần được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân mà hình ảnh CT hoặc các xét nghiệm lâm sàng thể hiện u nguyên bào tủy. Các khối u hố sọ sau khác như astrocytoma và ependymoma có thể có biểu hiện tương tự trên CT. MRI có thể hữu ích hơn vì cho biết rõ hơn nguồn ngốc và sự xâm lấn của khối u. Ngoài ra, chụp CHT trước và sau phẫu thuật cũng cần được thực hiện để phát hiện và kiểm tra kích thước của khối u còn sót sau phẫu thuật. Chụp CHT sau phẫu thuật cần được thực hiện trong vòng 72 giờ để xác định phần khối u còn sót do những thay đổi sau phẫu thuật mà chỉ có thể quan sát rõ trên CHT ở thời điểm này. Chụp CHT cột sống là phương pháp có độ nhạy cao nhất trong việc phát hiện các di căn tủy sống. Chụp X-quang thẳng: vì u nguyên bào tủy có thể di căn ra ngoài hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là vào xương nên chụp X-quang xương có thể hữu ích với những bệnh nhân có triệu chứng liên quan. 


Chọc ống sống [LP: Lumbar puncture]

Xét nghiệm tế bào học dịch não tủy [CSF] rất hữu ích cho việc phát hiện sự phát tán vi thể của tế bào u leptomeningeal. Ngược lại, không được chẩn đoán là chưa có sự phát tán của bệnh vào tủy sống nếu các triệu chứng lâm sàng hoặc CSF âm tính. Có khoảng 50% bệnh nhân có CHT dương tính với bệnh lý này ở tủy sống lại không có triệu chứng lâm sàng và có xét nghiệm tế bào âm tính.

Soi đáy mắt [hoặc chụp CT, CHT] cần được thực hiện trước khi chọc ống sống để loại trừ hiện tượng não úng thủy. 

Trong các trường hợp đã biết u nguyên bào tủy, việc chọc ống sống thường được hoãn lại đến 2 tuần sau phẫu thuật để tránh sự có mặt của các tế bào khối u phát tán theo phẫu thuật..

Phân loại mức độ nguy cơ theo tuổi, mô học và theo phân loại M của Chang.

• Nhóm nguy cơ trung bình: Bệnh nhân > 3 tuổi ở giai đoạn M0 với kích thước khối u còn sót sau phẫu thuật < 1,5cm2. Tỉ lệ sống thêm sau 5 năm với nhóm này khoảng 78%. 

• Nhóm nguy cơ thấp: Bệnh nhân > 3 tuổi, ở giai đoạn M1-M4 và/hoặc có kích thước khối u còn sót sau phẫu thuật > 1,5cm2. Tỉ lệ sống thêm sau 5 năm với nhóm này khoảng 30-55%. Những bệnh nhân có khối u không biệt hóa cũng được xếp vào nhóm nguy cơ thấp. 

• Tất cả các bệnh nhân có khối u không ở hố sọ sau có hình thể tương tự với u nguyên bào tủy [PNET] có tiên lượng kém ngang với các bệnh nhân u nguyên bào tủy nguy cơ thấp, không liên quan đến sự phát tán của bệnh.

Tất cả bệnh nhân đều cần phải phẫu thuật với độ tuổi và phân độ phù hợp cho các điều trị tiếp theo. Phẫu thuật được thực hiện trên tất cả bệnh nhân để có chẩn đoán mô bệnh học và để phẫu thuật tối đa khối u trong giới hạn an toàn nhằm giúp cho phần tồn dư có kích thước 1,5cm2 [diện tích mặt cắt lớn nhất]. Việc giảm bớt sự lưu thông dịch não tủy ở não thất có thể có hoặc không giảm hiện tượng não úng thủy. Cần giám sát bệnh nhân sớm và chặt chẽ sau phẫu thuật về tình trạng lưu thông dịch não tủy.

Xạ trị và hóa trị: Mục đích của việc dùng hóa chất và xạ trị là để loại trừ bệnh lý đại thể và/hoặc vi thể còn tồn dư.

• U nguyên bào tủy rất nhạy với hóa trị.

• Cần có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân [individual basis] có tính đến các yếu tố tiên lượng.

• Phụ thuộc vào phác đồ nói trên, hóa trị có thể được thực hiện đồng thời hoặc sau khi xạ trị..


 Xạ trị:

• U nguyên bào tủy rất nhạy với xạ trị. Xạ toàn não tủy được coi là điều trị bổ trợ tốt nhất đối với bệnh lý này.

• Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ có thể xảy ra về phát triển nhận thức của trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì các hiệu ứng tẩy não càng mạnh hơn. Không nên xạ toàn não cho trẻ em < 3 tuổi.

• Điều trị hóa chất đơn thuần cũng được nhiều cơ sở điều trị cân nhắc đối với trẻ em từ 3-6 tuổi bởi vì các ảnh hưởng đến nhận thức trong nhóm này vẫn khá lớn, tuy nhiên với tỉ lệ kiểm soát bệnh có thể thấp hơn, do đó cần được trao đổi cẩn thận với cha mẹ của trẻ

• Nếu xạ trị được sử dụng, thường bắt đầu điều trị từ tuần thứ 4-6 sau phẫu thuật đối với các bệnh nhân nhiều tuổi hơn.

Hình 4. Phân bố liều xạ trị theo các kỹ thuật khác nhau: dùng chùm electron, photon, proton, điều biến liều proton [Camilla H. Stokkevåg, Estimated risk of radiation-induced cancer following paediatric cranio-spinal irradiation with electron, photon and proton therapy, Acta Oncologica, 53:8, 1048-1057]


Xạ toàn não tủy [CSI] với liều 54Gy vào hố sọ sau, 36Gy vào trục thần kinh là phác đồ điều trị chuẩn đối với bệnh lý nguy cơ cao, kèm theo nâng liều vào các khu vực có ổ di căn từ 39,6Gy lên 50,4Gy. Với các khối u giai đoạn cao cần điều trị hóa chất bổ trợ sau khi xạ trị theo phác đồ chuẩn.Trong khi các bệnh nhân quá nhỏ tuổi không đáp ứng điều trị hóa chất hoặc xạ đơn thuần vào hố sọ sau thì xạ toàn não tủy CSI thể hiện hiệu quả tốt với các bệnh nhân nhi lớn tuổi hơn.

Phác đồ kết hợp POG và CCG cho các bệnh lý giai đoạn thấp [POG 8631] cũng so sánh xạ trị theo phác đồ chuẩn với phác đồ liều thấp hơn [54Gy hố sọ sau, 23,4Gy trục thần kinh]. Tuy nhiên kết quả khá thất vọng với phác đồ liều thấp có tỉ lệ tái phát cao hơn đáng kể trên trục thần kinh và tỉ lệ sống thêm không tái phát sau 4 năm thấp hơn.

Điều trị hóa chất liều cao và sau đó xạ trị liều thấp đang dần trở thành tiêu chuẩn điều trị với kết quả cải thiện hơn. Kích thước vùng điều trị bổ trợ ở hố sọ sau hiện đang được nghiên cứu trên thử nghiệm lâm sàng của St. Jude SJMB96 và SJMB03 và trên thử nghiệm lâm sàng COG ACNS0331. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhắc đến ở cuối đang nghiên cứu giảm liều xạ toàn não tủy từ 23,4 đến 18Gy.

Xạ trị bằng chùm hạt nặng proton cho phép giảm đáng kể liều có hại tới các cơ quan phía trước tủy sống. Xạ trị điều biến liều [IMRT] được cho là giảm các độc tính xạ tương tự trong trường hợp nâng liều. Cả hai kỹ thuật này vẫn còn chưa đủ số liệu theo dõi đủ dài bởi vì mới được áp dụng nhưng chúng có rất nhiều khả năng sẽ được đưa vào tất cả các phác đồ điều trị trong tương lai. Một số hệ thống lập kế hoạch điều trị có thể sử dụng xạ trị electron như một giải pháp thay thế cho xạ trị proton vì đặc tính về phân bố liều của loại chùm tia này. 

Theo: Khan, Faiz M., Treatment Planning in Radiation Oncology, 2nd Edition Copyright ©2007 Lippincott Williams & Wilkins

Đỗ Đức Chí – Khoa Xạ trị - Xạ phẫu – Bệnh viện TƯQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề