Nhà nước Việt Nam là nhà nước kiểu mới

Do  xã hội loài người đã phát triển qua các hình thái kinh tế từ: Cộng sản nguyên thủy [xã hội chưa có giai cấp] đến Chiếm hữu nô lệ; Phong Kiến, Tư bản chủ nghĩa, XHCN. Mỗi hình thái kinh tế xã hội sau là sự phát triển cao hơn của hình thái trước.

Riêng với Xã hội XHCN được coi là hình thức Nhà nước kiểu mới là Nhà nước của dân, do dân và vì dân bởi không có bóc lột. Mọi mục tiêu của Nhà nước XHCN là nhằm hướng đến mang lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân. Nếu so với các xã hội trước như chiếm hữu nô lệ thì giai cấp nô lệ bị bóc lột dã man, nhất là nô lệ trong thời kỳ chiếm hữu Hy-La còn không được coi là một con người, họ bị coi là hàng hóa để trao đổi, mua bán…thời phong kiến giai cấp nông dân cũng bị địa chủ PK bóc lột thậm tệ, đặc biệt giai đoạn đầu khi CNTB tự do chuyển sang giai đoạn CNĐQ hay tư bản độc quyền đã bóc lột công nhân, vô sản thậm tệ…

Sau CM tháng Mười Nga, một hình thức Nhà nước kiểu mới của dân, do dân ra đời…vì thế so với các hình thức Nhà nước khác thì XH XHCN là Nhà nước kiểu mới.

Tôi nói vậy chắc bạn sẽ thắc mắc vậy thì tại sao ngày nay CNTB đã có những điều chỉnh và tiếp tục phát triển? Đúng vậy với xu thế toàn cầu hóa thì các quốc gia dân tộc phải vừa biết nắm lấy cơ hội cũng như biết vượt qua thách thức mới mong tồn tại. CNTB cũng vậy thôi, bản chất là bóc lột và giá trị thặng dư vẫn không thay đổi nhưng họ điều chỉnh để phù hợp…

Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đây là tư tưởng độc đáo, sáng tạo của Bác Hồ và của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã được minh chứng và kiểm nghiệm trong lịch sử đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân; đó là tư tưởng, ý chí nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó Người cũng đưa ra quan điểm về làm chủ trong nhà nước kiểu mới đó.

Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề “Phân tích sự lựa chọn mô hình Nhà nước và quan điểm về “làm chủ” trong Nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh”

Danh mục tài liệu tham khảo 

  • Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003.
  • Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục & đào tạo, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009, 2011.
  • Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001.

Sự lựa chọn mô hình Nhà nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát các mô hình Nhà nước trong lịch sử nhân loại, Người thấy rằng:

Mô hình Nhà nước tư sản [Pháp, Mĩ]: theo Người, Nhà nước tư sản được dựng lên từ những cuộc cách mạng không đến nơi. Vì nó chưa xóa bỏ được mâu thuẩn giai cấp, chưa xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người, thực chất chỉ phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản; quyền lực vẫn tập chung vào những kẻ giàu có [số ít trong xã hội], còn những người dân lao động nghèo [số đông trong xã hội] vẫn phải chịu áp bức, lầm than.

Phân tích sự lựa chọn mô hình Nhà nước và quan điểm về “làm chủ” trong Nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn của những Nhà nước tư sản chỉ là những lời hoa mỹ, đằng sau đó là thực trạng xã hội bất công, tàn bạo và vô nhân đạo. Người nhận thấy trong Bản tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp những giá trị chân chính, những yếu tố tích cực, tiến bộ như:

Tư tưởng bình đẳng, tự do, bác ái, giải phóng con người khỏi sự thống trị của sản xuất phong kiến; Tuyên ngôn độc lập của Mỹ cho Người thấy quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, trên thực tế thì trong những đất nước này vẫn tồn tại chế độ người bóc lột người, đại bộ phận người lao động không có cuộc sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc.

Bản chất của chế độ đó là: “…trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Tại các nước Pháp, Mỹ được coi là những nước dân chủ bậc nhất, nhưng đằng sau những ngôn từ tự do, bình đẳng, bác ái là sự lừa bịp, phản bội nhân dân của chính quyền tư sản và sự đau khổ tột cùng của những người nhân dân lao động bị áp bức.

Nhà nước vô sản [Xô Viết]: là thành quả của cuộc cách mạng đến nơi, một cuộc cách mạng thành công triệt để. Vì cách mạng rồi, quyền lực giao cho dân chúng số nhiều để dân chúng tự mình tổ chức và xây dựng chế độ mới. Mô hình nhà nước đó đã gợi ý cho Người về một kiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai.

Quá trình lựa chọn một mô hình Nhà nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam của Hồ Chí Minh:

  • Năm 1919, trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi đến hội nghị Véc xây đã thể hiện ý tưởng về Nhà nước pháp quyền – một nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân; dùng pháp luật để quản lý đời sống, xã hội. Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên của nước ta đặt vấn đề kết hợp quyền tự quyết của dân tộc với các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, tức là kết hợp chặt chẽ quyền dân tộc và quyền con người.
  • Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là pháp viên của Quốc tế Cộng sản đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong nước thành một chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Trong Chính cương vắn tắt, Người đã nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam về phương diện chính trị: “Dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông”.
  • Năm 1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Bam Chấp hành Trung ương, hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược, đề ra “Chương trình Việt Minh”, trong đó ghi rõ: “sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… Chính phủ ấy do quốc dân đại hội bầu ra”. Như vậy, có thể thấy Người luôn nhấn mạnh chúng ta cần lập ra chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Năm 1944, trong “Thư gửi đồng bào toàn quốc”, Hồ Chí Minh cũng nói rõ: trước hết cần có một chính phủ đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân, gồm tất cả cách đảng phái cách mệnh, các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Đến giai đoạn này, từ mô hình nhà nước công nông binh, Người đã chuyển sang mô hình nhà nước đại biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân. Điều này phù hợp với sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
  • Năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đến đây, mô hình nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên ở Đông Nam Á đã ra đời.

Trong gần một phần tư thế kỉ, trên cương vị là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công đầu trong việc đặt nền móng xây dựng một nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc: nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Quan điểm về “làm chủ” trong Nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh

Quan niệm về dân chủ của Hồ Chí Minh

Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, dân chủ là khát vọng muôn đời của con người, là chìa khóa bằng vàng để giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội, “ở đâu có dân chủ ở đó có thắng lợi”. Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ là “dân là chủ” và “dân làm chủ”.

  • Dân là chủ: điều này nói nên vị thế, vai trò của nhân dân trong xã hội. Vị thế của nhân dân chính là chủ nhân của đất nước, chủ thể của xã hội. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền hành và lực lượng là ở nơi dân, dân có quyền thành lập ra chính quyền và đồng thời cũng có quyền giải tán chính quyền.
  • Dân làm chủ: điều này nói đến quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân dân. Quyền lực trực tiếp, cao nhất thuộc về nhân dân, từ đó nhân dân cũng có nghĩa vụ đóng góp, xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển. Nhân dân phải làm sao cho xứng đáng với vị thế làm chủ của mình.

Mối quan hệ giữa nhân dân và cán bộ nhà nước: nhân dân là chủ nhân của đất nước, chủ thể của xã hội; cán bộ là người thừa hành sự ủy quyền của nhân dân, do o nhân dân bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Do đó, cán bộ nhà nước có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ.

Cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, phải biết đem sức dân, tài dân làm lợi cho dân. Đây là mối quan hệ khăng khít, gắn bó mật thiết bởi nếu không có nhân dân thì chính phủ không có đủ lực lượng, nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường.

Dân chủ trong các lĩnh vực đời sống

Theo Hồ Chí Minh, nền dân chủ của nước ta phải là một nền dân chủ thực sự, dân chủ trong tất cả những lĩnh vực quan trọng của đời sống: chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

Trong lĩnh vực chính trị: dân chủ trong lĩnh vực này tập chung chủ yếu trong hoạt động của Nhà nước. Bởi quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của bộ máy nhà nước với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao.

Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử. Đây là quyền chính trị cơ bản của công dân, thông qua đó nhân dần bầu ra đại biểu mà mình tín nhiệm, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình vào hoạt động trong các cơ quan nhà nước; hoặc dân nhân có thể tự mình ứng cử vào những vị trí trong bộ máy nhà nước. Với quyền bầu cử và ứng cử, nhân dân đã góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành quản lí xã hội.

Có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã cảnh báo tình trạng vượt quyền, lạm dụng quyền lực được giao để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Vì thế, cùng với việc trao quyền cho các chủ thể nắm giữ thì đồng thời phải có cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực.

Đây là nguyên tắc quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhân dân là người trao quyền lực cho các cơ quan nhà nước thì nhân dân cũng được phép giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Có quyền bãi nhiệm những đại biểu do mình bầu ra khi họ tỏ ra không xứng đáng với ự tín nhiệm của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân là chủ thì Chính phủ là đầy tớ, nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ đi”. Như vậy, nhân dân có thể trao quyền lực cho các đại biểu thì cũng có thể tước đi quyền lực đó nếu đại biểu ấy không còn xứng đáng mới sự tín nhiệm của nhân dân.

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chế độ kinh tế xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế XHCN ngày càng phát triển, cách bóc lột tư bản chủ nghĩa được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, nhân dân ta có điều kiện thực sự tham gia quản lý nhà nước”.

Và như thế, nhân dân ta, “từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động”

Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng: Theo Người, dân chủ trong văn hóa có nghĩa là người dân phải được hưởng những giá trị văn hóa, thành quả văn hóa và dân cũng là chủ thể tạo ra văn hóa. “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, dùng văn hóa để sửa chữa lối sống phù hoa, xa xỉ.

Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh là giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa kinh tế chính trị văn hóa, xã hội. Khi trình độ văn hóa được nâng cao sẽ giúp đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ, xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Dân chủ trong văn hóa là nâng cao dân trí, ai cũng phải biết đọc, biết viết, ai cũng được học hành.

Vận dụng quan điểm về “làm chủ” trong Nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng Nhà nước trong thời đại ngày nay.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đặc biêt, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, cần phát huy tối đa quan điểm về “làm chủ” của Hồ Chí Minh, theo đó, chúng ta cần làm tốt những điều sau:

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước phải luôn luôn chú trọng kết hợp thực hiện tốt các chức năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách đó; phải luôn luôn gắn bó chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải dựa vào lực lượng nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích của nhân dân và dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng lời dạy của Người: “dễ muôn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, theo đó, nhân dân phải được làm chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, tư tưởng.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong các hoạt động của nhà nước. Đảng lãnh đạo chính quyền là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng khi đất nước chưa giành được chính quyền cũng như khi có chính quyền dân chủ nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các tổ chức đảng và đảng viên: Đảng cầm quyền chứ không phải đảng trị, mọi cán bộ đảng viên của Đảng phải biết tôn trọng nhà nước dân chủ nhân dân, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật của nhà nước.

Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh. Nhà nước thực hiện ba quyền thống nhất có sự phân công rành mạch, trong đó, đề cao trách nhiệm, tính chủ động và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;

Thực hiện sự phân cấp hợp lý quyền lực nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Năm tháng sẽ qua đi, song tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước kiểu mới và “làm chủ” trong Nhà nước kiểu mới vẫn còn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và lâu dài.

Hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, trước sự thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước âm mưu chống phá của kẻ thù nhằm chia rẽ Đảng với dân, với Nhà nước hòng làm biến chất nhà nước, tiến tới thủ tiêu và xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa,

Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trên đất nước ta, chúng ta cần tiếp tục học tập, tìm hiểu thêm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước kiểu mới, nhất là việc vận dụng vào thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Đánh giá tác động của việc ly hôn đối với con cái ở nước ta hiện nay. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề