Nhà thầu vừa thi công vừa giám sát

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng quy định “Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:

a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;

b) Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;”

Mặt khác, việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, hiện nay theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Vì vậy, tổ chức giám sát thi công xây dựng được làm thí nghiệm chuyên ngành xây dựng kiểm tra vật liệu trong quá trình thi công xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp thí nghiệm phục vụ công tác kiểm định chất lượng đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách.

Cục Giám định

Nguồn: moc.gov.vn

DIỄN ĐÀN KIỂM TOÁN XÂY DỰNG

Ban biên tâp & Tư vấn:
Trung tâm đào tạo:
Hotline: 098765.6161


Khoản 1 Điều 121 Luật xây dựng 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

Trong khi đó giám sát thi công là một ngành nghề hoạt động có điều kiện của pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền (Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng) cấp giấy phép hành nghề tương ứng với từng loại cấp công trình. Cụ thể tại Điều 91 Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng:

Điều 96. Điều kiệu năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Hạng I: a) Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; b) Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình; c) Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình. 2. Hạng II: a) Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; b) Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình; c) Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình. 3. Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Theo ĐIều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì Chủ đầu tư có thể tự quản lý dự án được khi có các điều kiện sau:

Điều 23. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án 1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này để tham gia quản lý dự án. 2. Giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này, trừ trường hợp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

3. Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.

Theo khoản 16 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì Chủ đầu tư có thể đồng thời là nhà thầu thi công khi đáp ứng yêu cầu sau:

16. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định từ khoản 3 đến khoản 7 Điều này; có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu này theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, qua tìm hiểu các quy định nêu trên chúng ta thất chủ đầu tư hoàn toàn có thể làm tư vấn giám sát, chủ đầu tư có thể đồng thời làm tư vấn quản lý dự án và chủ đầu tư có thể là nhà thầu thi công cho chính công trình của mình được khi đáp ứng các điều kiện về năng lực kinh nghiệm theo quy định của pháp luật.


Trên đây là bài viết của DauThau.Info phân tích để trả lời câu hỏi Chủ đầu tư có thể đồng thời làm tư vấn giám sát, làm tư vấn quản lý dự án, là nhà thầu thi công hay không?, trong quá trình khai thác các thông tin đấu thầu, thông tin liên quan đến chủ đầu tư và nhà thầu hãy sử dụng phần mềm DauThau.info với các gói VIP chuyên sâu hoặc nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với DauThau.info qua:

  • Kênh chat: m.me/dauthau.info
  • Hotline: 0904.634.288
  • Email: [email protected]

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Nhà thầu vừa thi công vừa giám sát

Một bạn đọc có câu hỏi sau:

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) tôi có tình huống như sau:


1. Nhà thầu Công ty Tư vấn giám sát (TVGS) đã tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của cả dự án A, đồng thời là nhà thầu phụ của 2 nhà thầu xây lắp (XL) của 2 gói thầu (là các nhà thầu XL được đề nghị trúng thầu). Nhà thầu TVGS đã lập hợp đồng nguyên tắc với các nhà thầu XL trên tại các gói thầu XL với nhiệm vụ thí nghiệm kiểm định chất lượng công trình cho các gói thầu XL.


2. Trong HSDT của Công ty TVGS có bố trí ông B là kỹ sư TVGS hiện trường của gói thầu TVGS; đồng thời ông B vừa là Giám đốc Trung tâm Khảo sát thí nghiệm kiểm định thuộc Công ty TVGS - nhà thầu phụ của cả 2 nhà thầu XL bố trí hiện trường để thí nghiệm kiểm định chất lượng công trình trong các gói thầu XL của dự án A.


Theo đó, về mặt nhân sự, trong cùng một thời gian và cùng một dự án, ông B vừa làm nhiệm vụ giám sát công trình cho chủ đầu tư; đồng thời vừa làm nhiệm vụ thí nghiệm kiểm định chất lượng công trình cho nhà thầu XL.


Về mặt nhà thầu, Công ty TVGS vừa làm nhiệm vụ giám sát chất lượng công trình cho chủ đầu tư; đồng thời cùng với nhà thầu XL thực hiện kiểm định chất lượng công trình các gói thầu XL.


Hỏi: Nhà thầu - Công ty TVGS đã vi phạm những quy định hiện hành nào của Nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản?


Trả lời: Tình huống của Bạn là 1 trường hợp hy hữu. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, căn cứ vào hiện trạng và các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.


Điều 70 Luật Đấu thầu quy định: Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu là “Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”. Còn theo Khoản 20 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung số 38/2009/QH12 thì chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.


Bên cạnh đó, tại Điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định cách xử lý đối với 14 tình huống cơ bản và ghi rõ ngoài 14 tình huống đã nêu “khi phát sinh tình huống thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định”.


Trở lại tình huống của Bạn, thấy như sau:


1. Liên quan tới Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình


Tại Khoản 7 Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP quy định, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép thì:


a) Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công không được ký hợp đồng TVGS thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế.

b) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình đối với công trình do mình giám sát.


Tình huống của Bạn tuy xảy ra trong quá trình đánh giá HSDT nhưng lại liên quan tới Điểm b Khoản 7 Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP vì nhà thầu TVGS (trong đó ông B đảm nhiệm vị trí kỹ sư TVGS hiện trường”, đồng thời ông B lại là Giám đốc Trung tâm Khảo sát thí nghiệm kiểm định thuộc Công ty TVGS). Theo thông tin của Bạn, Trung tâm Khảo sát thí nghiệm kiểm định lại làm thầu phụ cho 2 nhà thầu XL đối với 2 gói thầu thuộc trách nhiệm giám sát của Công ty TVGS. Nhưng cần hiểu rằng Trung tâm trên không thể tự ký hợp đồng với các nhà thầu XL vì là đơn vị trực thuộc Công ty TVGS mà hợp đồng phải được ký giữa Công ty TVGS và nhà thầu XL.


Với hiện trạng như vậy, các phân tích của Bạn là hoàn toàn đúng đắn, nghĩa là:


Thứ nhất, ông B thực hiện việc giám sát công trình do nhà thầu XL thi công (với tư cách là nhân viên của Công ty TVGS) nhưng lại làm nhiệm vụ đưa ra kết quả kiểm định chất lượng công trình do nhà thầu XL thực hiện (với tư cách là Giám đốc Trung tâm Khảo sát thí nghiệm kiểm định thuộc Công ty TVGS).


Thứ hai, Công ty TVGS thực hiện chức năng giám sát chất lượng công trình cho chủ đầu tư (thông qua hợp đồng ký với chủ đầu tư); đồng thời lại “làm thuê” (nhà thầu phụ) cho nhà thầu XL thông qua hợp đồng về việc kiểm định chất lượng công trình các gói thầu XL. Mặc dù việc kiểm định được thực hiện bởi Trung tâm Khảo sát thí nghiệm kiểm định nhưng vì là đơn vị trực thuộc, không phải là 1 pháp nhân nên việc ký hợp đồng với các nhà thầu XL phải là Công ty TVGS (đơn vị có đủ tư cách pháp nhân).


Việc làm này của Công ty TVGS sẽ tạo nên sự mâu thuẫn về lợi ích là tự mình thực hiện việc kiểm định chất lượng công trình do chính mình chịu trách nhiệm giám sát thi công. Mặt khác, việc Công ty XL (nhà thầu thi công xây dựng) ký hợp đồng về kiểm định chất lượng công trình với nhà thầu TVGS (đối với cùng 1 công trình) là không phù hợp với quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.


2. Liên quan tới Luật Đấu thầu


Tại Khoản 8 Điều 12 Luật Đấu thầu quy định, cấm “nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, XL cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC”. Do vậy, tình huống của Bạn không liên quan tới quy định này.


Tóm lại, trong tình huống của Bạn, căn cứ các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và về đấu thầu thì không thể chấp nhận 1 Công ty TVGS có 1 Trung tâm thuộc Công ty TVGS làm nhiệm vụ khảo sát thí nghiệm kiểm định chất lượng công trình mà mình có trách nhiệm giám sát chất lượng thi công của các nhà thầu XL đối với công trình đó. Điều này là đi ngược lại với mục tiêu công bằng, minh bạch, không đáp ứng quy định tại Điều 70 Luật Đấu thầu và không phù hợp với quy định tại Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.


TS. Nguyễn Việt Hùng

Nguồn: http://muasamcong.vn

Tin mới hơn

Các bài đã đăng:

<< Previous pageXem tiếp