Nhận biết cách vẽ tranh và sắp xếp theo đúng các bước vẽ tranh

Quan sát và cho biết:

- Cách sắp xếp hình, màu của vật mẫu trong tranh: Hình, màu của các bức tranh thể hiện sự hài hòa, cân xứng về màu sắc, bố cục.

- Hòa sắc và cách diễn tả trong mỗi bức tranh có gam màu chính và màu phụ. Màu phụ bổ sung cho gam màu chính, màu phụ có tông màu bổ trợ cho gam màu chính.

2. Cách vẽ tranh tĩnh vật màu

Quan sát và chỉ ra các bước vẽ tranh tĩnh vật màu

a. Bố cục, tỉ lệ, vị trí hình các vật mẫu và vẽ phác hình: có sự sắp đặt cân xứng, đối xứng với nhau. Không có mẫu vật nào bị che khuất.

b. Học sinh vẽ màu khái quát tạo hòa sắc chung của bức tranh và vẽ thêm nét, màu thể hiện cảm xúc và đặc điểm của vật mẫu.  Lưu ý, hòa sắc phải cân đối.

3. Vẽ tranh tĩnh vật màu

- Thực hiện vẽ theo ý thích, lựa chọn vị trí quan sát để có bố cục hợp lý cho bài vẽ 

4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

Học sinh trình bày và nêu cảm nhận về bài vẽ trên những phương diện sau:

  • Hòa sắc trong bài vẽ
  • Cách diễn tả trong bài vẽ [bố cục, nét, hình, màu đậm nhạt]

5. Ứng dụng với tranh tĩnh vật hoa quả

Bức tranh tĩnh vật em vừa vẽ có thể sử dụng để trang trí phòng khách, góc học tập, phòng bếp,...

Câu 2: Trình tự đúng của các bước vẽ tranh đề tài:

a. Tìm chọn nội dung đề tài, phác mảng tìm bố cục, vẽ nét chính, vẽ chi tiết, vẽ màu.

b. Phác mảng tìm bố cục, tìm chọn nội dung đề tài, vẽ nét chính, vẽ chi tiết, vẽ màu.

c. Tìm chọn nội dung đề tài, , vẽ nét chính, vẽ chi tiết, vẽ màu, phác mảng tìm bố cục.

d. Vẽ nét chính, vẽ chi tiết, tìm chọn nội dung đề tài, phác mảng tìm bố cục, vẽ màu.

Câu 3: Các bước tiến hành khi tô màu cho bài vẽ:

a. Chọn màu, thử màu

b. Dánh dấu màu

c. Tô màu [mảng lớn và màu nền trước, mảng nhỏ và màu họa tiết sau].

d. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 4: Các yếu tố của ngôn ngữ hội họa gồm :

a. Dựng hình

b. Dựng hình; Đường nét; Màu sắc; Bố cục

c. Bố cục

d. Đường nét, màu sắc

Câu 5: Phân môn mĩ thuật THCS gồm:

a. Thường thức mĩ thuật, vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu.

b. Thường thức mĩ thuật, vẽ tranh, tập nặn, tạo dáng.

c. Cả a và b đều đúng

d. Cả a và b đều sai

Bài:       Tiết:                                         Vẽ tranh

Tuần dạy:                         CÁCH VẼ TRANH. ĐỀ TÀI HỌC TẬP [T1]

1.MỤC TIÊU

1.1 Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là vẽ tranh đề tài.

-Bước đầu nhận thức được thế nào là nội dung đề tài của bức tranh.

- Bước đầu hiểu khái niệm về bố cục tranh.

-Hiểu một số hình thức bố cục tranh.

-Biết tiến hành sắp xếp bố cục.

-Nhận thức được vai trò hình mảng trong tranh.

-HS hiểu cách sắp xế hình mảng.

- HS hiểu vai trò, đường nét trong tranh, màu sắc trong tranh.

- HS hiểu được các bước tiến hành bài vẽ trong tranh.

1.2 Kĩ năng

- HS tiến hành bài vẽ theo yêu cầu cơ bản trong các bước vẽ tranh đề tài.

- Sử dụng màu vẽ phù hợp với từng nội dung bài.

- Pha được những màu đơn giản theo ý muốn.

- Biết cách sắp xếp hình mảng hợp lí theo nội dung đề tài.

-HS biết lựa chọn đúng đề tài khi vẽ theo y/c bài học.

1.3 Thái độ

-HS yêu thích tìm hiểu về cách vẽ tranh đề tài và vẽ tranh.

2. TRỌNG TÂM

- HS tiến hành bài vẽ theo yêu cầu cơ bản trong các bước vẽ tranh đề tài.

- Sử dụng màu vẽ phù hợp với từng nội dung bài.

-HS biết lựa chọn đúng đề tài khi vẽ theo y/c bài học.

3. CHUẨN BỊ

3.1 GV:  Một số tranh của hoạ sĩ[ phiên bản] và học sinh, hình minh hoạ cách vẽ tranh

3.2 HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ.

4.TIẾN TRÌNH

4.1 Ổn định tổ chức và KTSS

4.2 Kiểm tra miệng

Câu 1: Nêu cách vẽ theo mẫu ?

Câu 2: Thế nào là vẽ tranh đề tài ?

4.3 Giảng bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

*Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Cuộc sống phong phú sinh động luôn gợi cho chúng ta nhiều đề tài để vẽ tranh. Để thể hiện cảm súc của mình với thế giới xung quanh qua tranh vẽ. Giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu bài….

* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tranh đề tài.

Giáo viên cho học sinh xem tranh của học sinh và hoạ sĩ vẽ về các đề tài khác nhau

- Nội dung các bức tranh vẽ những gì?

[Vẽ cảnh sinh hoạt, học tập, vui chơi...]

- Thế nào là vẽ tranh đề tài?

GV: Cho học sinh xem tranh cùng một đề tài nhưng có nhiều cách thể hiện nội dung khác nhau

GV phân tích cho học sinh rõ cách thể hiện nội dung đề tài

GV: Cho học sinh xem tranh dân gian

- Hãy so sánh giữa tranh dân gian và tranh đề tài?

[Tranh dân gian là thể loại tranh trang trí các mảng hình, mảng màu đều là mảng bẹt hình mảng không gian vẽ theo lối ước lệ]

* Bố cục trong tranh được sắp xếp như thế nào ?

GV:Cho học sinh xem tranh và chỉ ra hình ảnh chính, hình ảnh phụ.

Giáo viên cho học sinh rõ các hình vẽ trong tranh phải hài hòa sinh động, không dời rạc, không lặp lại đơn điệu, tẻ nhạt

*Màu sắc trong tranh được sử dụng như thế nào ?

- Cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước chưa đạt yêu cầu để học sinh nhận xét về: bố cục, màu sắc, hình vẽ ?

*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách vẽ

GV: Vẽ tranh đề tài tiến hành theo mấy bước ?

 -Tại sao phải tìm và chọn nội dung đề tài?

GV: Hướng dẫn học sinh chọn đề tài thể hiện. Ví dụ: đề tài học tập, đề tài bộ đội.

-GV:Treo đồ dùng giới thiệu với học sinh một số cách sắp xếp bố cục thông thường

GVLưu ý học sinh xác định mảng chính, mảng phụ sao cho bố cục hợp lí không chật quá, không trống trải quá, không dàn trải… phải có mảng to, mảng nhỏ, xa gần, cao thấp.

+ Hình dáng trong tranh phải có dáng tĩnh, dáng động phù hợp với nội dung tranh

- Màu sắc trong tranh phải như thế nào ?

[ Màu sắc phải phù hợp với nội dung tranh. Vẽ màu ở phần chính trước sau đó vẽ màu ở các phần khác sao cho kín mặt tranh ]

GV minh họa theo đề tài học tập.

I] Tranh đề tài

1. Nội dung

- Tranh vẽ về hoạt động của con người hình thành từ nhiều hoạt động cụ thể khác nhau

2. Bố cục

- Bố cục là sắp xếp các hình vẽ sao cho hợp lí có mảng chính mảng phụ

4. Màu sắc

- Màu sắc trong tranh hài hòa thống nhất có thể rực rỡ hay êm dịu thùy thuộc vào nội dung đề tài

II- Cách vẽ tranh

1 Tìm và chọn nội dung đề tài

- Sao cho sát, sao cho rõ đề tài

2. Phác hình và vẽ hình

- Trên cơ sở những hình ảnh đã chọn tìm bố cục và phác các mảng hình, sau đó vẽ hình dạng cụ thể

3. Vẽ màu

- Màu sắc phải phù hợp với nội dung tranh

- Vẽ màu ở phần chính trước sau đó vẽ màu ở các phần khác sao cho kín mặt tranh

- Cần chú ý đến độ tương phản và đậm nhạt của màu.

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố.

Câu 1: Tại sao khi vẽ tranh cần phải xây dựng bố cục tranh?

Đáp án câu 1: Xây dựng bố cục tranh nhằm giúp cho bài vẽ có chính, có phụ, nổi bật trọng tâm bức tranh, bài vẽ trở nên đẹp hơn.

Câu 2: Em hãy vẽ một bố cục tranh về đề tài học tập.

Đáp án câu 2: HS vẽ được bố cục hợp lí, có chính có phụ.

4.5 Hướng dẫn học sinh tự học.

- Yêu cầu học sinh về nhà tập vẽ tranh về đề tài học tập.

- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh đề tài học tập- KIỂM TRA 1 TIẾT [ Giấy, chì, màu]

5. RÚT KINH NGHIỆM

*Nộidung

……………………………………………………………………………………………………………

*Phương pháp:

……………………………………………………………………………………………………………

*Sử dụng đồ dùng-TB dạy học:…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Video liên quan

Chủ Đề