Nhân vật ta trong văn bản là ai

26/11/2020 48

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Nhân vật trong tác phẩm văn học là tất cả các đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.

Hoàng Việt [Tổng hợp]

Lời giải chính xác cho câu hỏi miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự là gì sẽ có trong bài viết sau. Có thể thấy trong quá trình phát triển của Văn học, việc thể hiện nhân vật thông qua nội tâm ngày càng có vai trọng quan trọng. Nội tâm đó là tâm trạng, suy nghĩ và những phản ánh tâm lý… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời. Bởi vậy khi hiểu về miêu tả nội tâm nhân vật, ta sẽ biết được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện mà tác giả đề cập trong tác phẩm một cách rõ ràng nhất. 

Trước khi tìm hiểu miêu tả nội tâm nhân vật, ta sẽ tìm hiểu khái niệm về văn tự sự là gì, nội tâm có nghĩa gì? 

Miêu tả nội tâm nhân vật là một trong các yếu tố làm nên thành công tác phẩm

Văn tự sự [văn kể chuyện] là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, hiện tượng, từ sự việc này đến hiện tượng kia, cứ thế nối tiếp nhau và đi đến kết quả cuối cùng thể hiện một thông điệp ý nghĩa nhất định. 

  • Đối với văn bản tự sự kể chuyện đời thường: trình bày văn bản có bố cục 3 phần, các sự việc sắp xếp với nhau thành chuỗi có ý nghĩa, lời văn mạch lạc. Tuỳ thuộc vào từng nội dung, đối tượng để người viết lựa chọn tình huống hợp lý có ý nghĩa. 

  • Đối với văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng, hư cấu: mang yếu tố không có thật nhưng các sự việc vẫn phải được sắp xếp hợp lý, câu chuyện phải có bố cục đầy đủ, đặc biệt là thể hiện được ý nghĩa rõ ràng. 

Nội tâm được miêu tả như thế nào? 

Nội tâm có nghĩa chỉ những điều bên trong - “nội”; còn “tâm” có nghĩa chỉ mặt tình cảm, suy nghĩ, ý chí của con người. Như vậy, đơn giản “nội tâm” là khái niệm chỉ tâm tư, tình cảm của con người, đây được xem như một phần tính cách của con người. Những người sống nội tâm thường rất hiếm khi chia sẻ về cuộc sống, tâm trạng, cảm xúc của mình với người khác, khi giao tiếp tạo cảm giác hơi khó để bắt chuyện, làm quen. 

Miêu tả nội tâm đi sâu diễn tả những điều ẩn ý bên trong nhân vật

Nội tâm nhân vật nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lý… của nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.

Miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩa, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật trở nên sinh động. Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Bên cạnh đó, nội tâm nhân vật còn có thể miêu tả gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật. 

Trong văn bản tự sự, đặc tả nội tâm nhân vật là bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhân vật một cách khác biệt độc đáo, nổi bật, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật rõ ràng. 

Tâm lý, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân, nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lý phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật là thước đo tài năng của người nghệ sĩ, tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật để tạo nên phong cách nhà văn. Một nhà văn tài ba là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ và khả năng miêu tả tâm lí nhân vật một cách tài tình. 

Quá trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, việc miêu tả nhân vật qua nội tâm được các nhà văn đặc biệt quan tâm. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ, chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, cảm xúc thầm kín của nhân vật và diễn tả một cách trọn vẹn và sinh động nhất. Ta cũng bắt gặp cách miêu tả nội tâm nhân vật Chí Phèo đầy cảm xúc, giằng xé của Nam Cao, hay nỗi đau tận cùng của chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Nam Cao - tất cả tạo nên những tác phẩm tiêu biểu và bất hủ trong nền văn học.

Nền văn học Việt Nam rất nhiều tác giả thành công với việc miêu tả nội tâm nhân vật

Việc biểu hiện hợp lý và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật, nói như L.Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật. 

Hi vọng câu hỏi miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự là gì đã có lời giải đáp. Trong văn học yếu tố nội tâm luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

100 điểm

tam nguyen

Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang làm công việc gì? Qua công việc đó, nhân vật đã bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất nào? Đọc đoạn văn sau vá thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng ỉành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” [Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê]

Tổng hợp câu trả lời [1]

Công vỉệc và phẩm chất của nhân vật “tôi” trong đoạn văn: - Nhân vật “tôi” là Phương Định - Tác giả miêu tả nhân vật đang chuẩn bị và phá bom trên cao điểm. - Vẻ đẹp phẩm chất: gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • phương thức biểu đạt của chuyện người con gái nam xương là gì ?
  • Xác định thành phần tình thái trong đoạn thơ trên? Giải nghĩa từ “chùng chình”. Mở đầu bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.”
  • Trong buổi thảo luận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, một bạn học sinh cho rằng: Bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về một đề tài thi vị, quen thuộc. Một bạn khác lại đưa ý kiến: Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng. Em hãy bàn luận về các ý kiến trên.
  • Biện pháp tu từ trong bài Nói với con?
  • Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. Nêu giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
  • Đoạn trích trên nằm ờ phần nào của “Truyện Kiều”? Tại sao dân gian lại quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều”? Trong đoạn trích ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du viết: “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ”
  • Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn [khoảng 6 câu] suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật. Dưới đây là một đoạn trong “Chuyện người con gái Nam Xương” [Nguyễn Dữ] ...“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này thân phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đầu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” [Theo Ngữ văn 9, tập một]
  • “ – Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” [Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn - Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, Tập một, NXB GD. H. 2009. tr 67] Câu 1. Đoạn văn bản trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Câu nói đó xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Câu “Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” là kiểu câu nào xét theo mục đích nói? Dụng ý của người nói là gì? Câu 3. “Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy.” Xác định những từ ngữ phủ định có trong câu trên. Qua những từ ngữ đó, con hiểu gì về tấm lòng của vua Quang Trung? Câu 4. Dựa vào nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết về hồi 14 tác phẩm, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp [gạch chân, chỉ rõ]. Câu 5. Nêu tên một bài thơ trung đại đã học trong chương trình THCS nói về niềm vui chiến thắng ngoại xâm và ước vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Chỉ rõ tên tác giả.
  • Bốn câu đầu bài thơ “Nói với con" của nhà thơ Y phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Coi câu đã cho là câu mở đầu của một đoạn văn, hãy viết tiếp thành đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp. Trong đoạn, sử dụng một câu có thành phần phụ chú và phép nối liên kết câu.
  • Nội dung đoạn văn trên là gì? Dưới đây là một phần trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long: “Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thể đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy... ”

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề