Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao là gì

Về thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Huy Chú nhận xét: Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời. Lời nhận xét trên rất xác đáng, đặc biệt là đôi với Nhàn, một bài thơ tiêu biểu cho triết lí nhân sinh, tâm tư và sở thích cá nhân của tác giả:

Một mai, một cuốc, một cần câu,


Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, 
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. [Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II [thế kỉ X - thế kỉ XVII], NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962] Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, cũng là những vần thơ nói ra là thành không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị. Bài thơ thể hiện rõ quan niệm sống nhàn của tác giả: nhàn là biết sống hòa hợp với tự nhiên, biết phủ nhận danh lợi để giữ cốt cách mình được thanh cao. Nhịp điệu của bài thơ biến hóa, bộc lộ cái cốt cách tư tại, ung dung, điềm tĩnh của tác giả. Hai câu đề mở đầu bài thơ là công việc nhàn hạ và cuộc sống thuần hậu của thi nhân:

Một mai, một cuốc, một cần câu


Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Cáo quan về ẩn cư ở quê, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống như một lão nông tri điền điềm tĩnh và tự tại khi làm vườn, khi đi câu thơ thẩn giữa tạo vật đất trời với những công cụ lao động rất đỗi thông thường là mai, cuốc, cần câu. Phép liệt kê với cách dùng số đếm Một, một....., một.... rõ ràng rành rọt cho người đọc cái cảm giác như thể mọi thứ đều đã đủ đầy, sẵn sàng và chu đáo.

Hai chữ thơ thẩn thể hiện trạng thái thảnh thơi của con người “vô sự”, “vô ưu”, lòng luôn thanh thản. Cụm từ dầu ai vui thú nào cho thấy ý thức lối sông mình đã lựa chọn.

Hai câu đề diễn tả được cái phong thái thanh thản ung dung của bậc ẩn cư nhàn dật. Ai là đại từ phiếm chỉ để nói về người sử dụng ở đây ngầm ý chỉ mình đọc lên nghe sao mà thú vị. Tiếp nối là hai câu thực đôi chiếu hai cách sống:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ


Người khôn người đến chốn lao xao. Đối lập với nơi vắng vẻ là chốn lao xao. Đối lập với ta là người. Nơi vắng vẻ chính là cảnh nhàn, nơi thuần hậu nước biếc non xanh, không chen chúc cầu cạnh lợi danh, cũng là nơi tâm trí lâng lâng thanh thản. Chốn lao xao là chốn ngựa xe tấp nập, đủ đầy yến tiệc, kẻ hạ người hầu nhưng cũng lắm bon chen thủ đoạn, luồn cúi và sát phạt nhau. Ta ở đây là tác giả. Người là đám vua chúa quan chức khi đó.

Tự nhận mình là dại, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất tự tại, đối lập với lợi danh, lấy cuộc nhàn du giữa nước biếc non xanh làm vui thú. Tâm tình đó đã thót nên lời ngay từ đầu bài thơ Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Niềm vui thú vừa nói hiện lên không chỉ trong bước thơ thẩn mà còn lan tỏa chi phối đến cả âm điệu của toàn thể bài thơ.

Hai câu luận tiếp theo nói đến sinh hoạt của tác giả:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá


Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Trong cảnh nhàn, về với thiên nhiên, sống thuận hòa cùng tự nhiên, sinh hoạt hằng ngày hằng năm của Tuyết Giang Phu Tử bao giờ cũng bình dị đơn sơ mùa nào thức đó. Măng trúc, những thức ăn quê mùa dân dã, đạm bạc mà thanh cao vì đây là cây nhà lá vườn do chính tự công sức mình làm nên. Ăn là vậy, còn ở, còn sinh hoạt? Thì cũng tắm hồ, tắm ao như bao kẻ mộc mạc chân quê khác, chẳng hề bận rộn những đòi hỏi, phiền toái cầu kì. Tùy mùa, tùy thời, mùa nào thức ấy, cuộc sống thi nhân tuy đạm bạc mà không khổ hạnh, tuy bình dị mà thanh cao. Hai câu luận làm thành một bộ tranh tứ bình có đủ cả bốn mùa xuân hạ thu đông với các cảnh sinh hoạt thụ hưởng gồm đủ mùi vị sắc hương mà lại hết sức thanh thoát, nhẹ nhàng, thanh cao mà đạm bạc.

Rượu, đến cội cây ta sẽ uống


Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao 

Ngày xưa, Thuần Vu Phần uống rượu say nằm mộng dưới gốc cây, bừng giấc mộng, tỉnh dậy hiểu ra phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Còn Nguyễn Bỉnh khiêm, rượu đến gốc cây, Người sẽ uống. Người chẳng cần say, không cần vào mộng, tỉnh thức mà vẫn xem phú quý tựa chiêm bao. Đủ thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng là một bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo, với nhãn quan tỏ tường, cách nhìn thông tuệ. Ông đã lựa chọn thái độ từ bỏ "chốn lao xao” quyền quý để đến với “nơi vắng vẻ” sống đạm bạc mà thanh cao.

Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống hòa hợp với tự nhiên, đối lập với danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. Tuy có nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm. Tuy nhàn nhưng vẫn một lòng ưu ái với đời khác hẳn với lối sống nhàn độc thiện kì thân [làm tốt cho riêng mình]. Chữ nhàn trong thơ Tuyết Giang phu Tử cũng là chữ nhàn của Chu Văn An, của Nguyễn Trãi...ngày nào. Như thế, Nhàn là một bài thơ điêu luyện. Từ ngữ rất mực bình dị vì phần lớn là thuần Việt. Giọng điệu bài thơ khoan thai, hình ảnh cô đọng, đối ngẫm chặt chẽ. Đây là tác phẩm đánh dấu một bước tiến của thơ Nôm Đường luật nước ta ở thế kỉ XVI.

Qua bài thơ này ta cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Cuộc sống đạm bạc hòa hợp với tự nhiên, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt và uyên thâm rất mực.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh [chị] cảm nhận như thế nào về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Bạn đang xem: Bài 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Gợi ý trả lời 4 tập trang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Hai câu cuối thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả uyên thâm, cũng đã từng vào ra chốn quan trường, đã tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du, do đó đã phủi tay với vòng danh lợi, tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên:

“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Tác giả bộc lộ thái độ xem thường phú quý, coi chốn quyền danh phú quý chỉ là giấc chiêm bao, không có thực, qua đó khẳng định thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của riêng mình.

Cách trình bày 2

– Điển tích: Thuần Vu Phần uống rượu nằm dưới gốc cây hòe để thức tỉnh, nhận ra chân lý cuộc sống: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, ảo mộng.

=> Thái độ coi thường, phú quý, danh lợi.

– Tác giả khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người. Phủ nhân danh lợi, vật chất đều là hư vô.

=> Quan niệm sống cao cả của một bậc đại nhân, đại chí.

Cách trình bày 3

– Với điển tích Thuần Vu, ta thấy hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lí của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch: với “phú quý” [sự giàu sang] nhà nho chỉ thấy “tựa chiêm bao” [như trong giấc mộng] nghĩa là có mà cũng như không, rất phù phiếm, không có gì quan trọng…

– Đây là triết lí của đạo Nho: sự thịnh hay suy là quy luật của vũ trụ, đất nước, triều đại có lúc hưng, lúc vong. Nhà nho là người “hiểu được ý Trời” nên khi nào ra làm quan, khi nào về ở ẩn, tất thảy đều tuân theo “mệnh Trời” [với tư cách là hình ảnh của quy luật tự nhiên và xã hội]. Trong cả hai trường hợp, nhà nho chân chính đều tự coi mình là cao quý, họ phải giữ cho tâm hồn, cốt cách trong sạch, không bị thói đòi làm hoen ố.

=> Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ là một kẻ sĩ thanh cao và trong sạch.

Cách trình bày 4

Điển tích vua Thuần Vu, thể hiện quan điểm sống mang tính triết lý của tác giả- bậc trí giả uyên thâm, từng ra vào chốn quan trường hiểm ác.

– Tác giả muốn giữ sự thanh cao, trong sạch trong tâm hồn: xem phú quý tựa chêm bao, phù phiếm…

– Sự suy thịnh thuộc về quy luật của vũ trụ, triều đại, đất nước, vì vậy nhà Nho chân chính đều tự ý thức được sự cao quý của bản thân, vì vật cần giữ tâm hồn thanh sạch, không bị thói đời đua chen làm hoen ố.

– Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kẻ sĩ thanh cao, liêm khiết.

Cách trình bày 5

Hai câu cuối thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” 

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người học bác uyên thâm, đã từng lăn lộn chốn quan trường, đã hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi là phù du, do đó ông đã tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên xem phú quý như một giấc chiêm bao, một giấc mộng phù du hư ảo. Đó mới chính là cuộc sống của một nhân cách lớn, một nhà trí tuệ lớn.

Tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 130  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề