Tổ đồng thuận là gì

Chiều 8/9, HĐXX TAND TP Hà Nội đành thời gian để các luật sư bào chữa cho các bị cáo tham gia xét hỏi nhằm làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến vụ án đổ xăng thiêu sống ba đồng chí Công an đang thi hành nhiệm vụ ở xã Đồng Tâm.

Trong số 29 bị cáo hầu toà, 25 bị cáo bị truy tố về tội giết người [Điều 123 BLHS năm 2015], 4 bị cáo bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ [Điều 330 BLHS năm 2015].

Tại phiên tòa xét xử 29 bị cáo trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm [huyện Mỹ Đức, Hà Nội], các luật sư đã tham gia xét hỏi các bị cáo, tập trung thẩm vấn xoay quanh việc bàn bạc, chuẩn bị hung khí và thực hiện hành vi ném bom xăng, lựu đạn, dao bầu gắn tuýp sắt... nhằm sát hại lực lượng làm nhiệm vụ. Trả lời câu hỏi của các luật sư, nhiều bị cáo khai bất nhất với lời khai trước đó và mâu thuẫn với lời khai của mình tại cơ quan điều tra.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu.

Khai về việc ở cùng phòng với Lê Đình Kình vào đêm 8/1, rạng sáng 9/1/2020, lúc đầu bị cáo Bùi Viết Hiểu khai trong phòng rất tối, không thể nhìn rõ. Nhưng về sau, bị cáo Hiểu lại khai lúc đó đã nhìn thấy Lê Đình Kình 2 tay cầm đinh xiên cá dài 1,7 m, có 4 mũi xiên, Kình đứng dựa lưng vào tường. 

Bị cáo Bùi Văn Tiến khai đêm 8/1, bị cáo ném “bom” xăng xuống trước cửa nhà Lê Đình Kình, các chai bom xăng khác Tiến không đưa tiếp cho ai. Bị cáo Tiến còn khai, bị cáo không vận chuyển vũ khí lên trần nhà Lê Đình Kình, không tham gia “Tổ đồng thuận”, chỉ là người dân bình thường. 

Bị cáo Tiến cho rằng, mình cũng không tham gia, chuẩn bị cho việc chống đối lực lượng làm nhiệm vụ mà việc chống đối lực lượng làm nhiệm vụ chỉ là tình thế bất ngờ. Tiến cho rằng, việc vợ bị cáo là Trần Thị Phượng [cũng là bị cáo trong vụ án] đóng góp 1 triệu đồng để mua lựu đạn không liên quan đến mình.

Bị cáo Lê Đình Công.

Cáo trạng khẳng định, đêm 8/1, Bùi Viết Tiến đã cùng các bị cáo khác có mặt tại nhà Lê Đình Kình để bàn bạc cách thức tấn công lực lượng Công an làm nhiệm vụ. Nhóm này đã bê “bom” xăng, gạch đá, pháo, tuýp sắt gắn dao bầu lên mái tầng 1 nhà Lê Đình Chức, Lê Đình Kình và lên mái nhà tầng 2 nhà kề sát nhà Lê Đình Chức. Trước đó, bản thân Tiến cũng góp 1 triệu đồng để mua lựu đạn.

Bị cáo Đào Thị Kim khai việc bị cáo đưa cho chồng là Nguyễn Quốc Tiến [cũng là bị cáo trong vụ án] vay 1 triệu đồng, nhưng không biết là để chồng mua lựu đạn, không biết và không liên quan đến việc này. Dù khai bất nhất như vậy, nhưng bị cáo Quốc Tiến lại thừa nhận đã chuẩn bị xăng, trực tiếp làm “bom” xăng, chuẩn bị dây thép để làm bùi nhùi... nhằm tấn công lực lượng làm nhiệm vụ. Bị cáo Quốc Tiến thừa nhận hành vi của mình là sai và xin lỗi gia đình 3 đồng Công an đã hy sinh.

Trước đó, trả lời thẩm vấn của đại diện Viện kiểm sát, bị cáo Bùi Thị Đục khai rằng, bị cáo Lê Đình Công, Nguyễn Quốc Tiến bảo làm “bom” xăng, bùi nhùi, nhưng không biết để làm gì. Đại diện Viện kiểm sát đặt câu hỏi “bom” xăng, bùi nhùi không phải là đồ chơi nên không thể làm mà không có động cơ, mục đích, thì bị cáo Bùi Thị Đục không trả lời được.

Liên quan đến việc tấn công lực lượng làm nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát, bị cáo Nguyễn Văn Quân cho biết, khi bị cáo ném “bom” xăng và gạch đá từ trên cao xuống thì lực lượng làm nhiệm vụ vừa về đến cổng làng, chưa có hành động gì. Bị cáo Quân cho biết, bị cáo được dặn là “Ném dọa Công an để không bắt được ông Kình.”

Bị cáo Lê Đình Chức.

Đặc biệt, trong chiều 8/9, bị cáo Bùi Viết Hiểu [SN 1943], tham gia “Tổ đồng thuận” cùng Lê Đình Kình chủ động xin được trình bày thêm. Bị cáo Hiểu xin lỗi HĐXX vì trong ngày xét xử đầu tiên, bị cáo khai nguồn đất đất từ năm 1981 là quá lạc hậu, vì từ đó đến năm 1990, Luật Đất đai thay đổi nhiều nhưng bị cáo không biết, cũng không kịp cập nhật tình hình về đất đai nên đến thời điểm này, bị cáo đã nhận thấy mọi hành vi, lời nói mình sai, nguyên nhân chính là do bị cáo không nắm bắt kịp pháp luật mới. 

Bị cáo Hiểu khẳng định “Nhận thức của bị cáo và một số người dân ở xã Đồng Tâm khi xác định đất đồng Sênh của người dân là sai”. Do đó bị cáo Hiểu mong muốn HĐXX “đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh người chạy lại”. Từ đó xem xét, cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, đồng thời giảm nhẹ hình phạt cho những người đã nhận thức rõ sai phạm như bị cáo.

Bị cáo Bùi Thị Đục.

Trả lời câu hỏi của các luật sư, các bị cáo khác trong gia đình họ Lê như: Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Lê Đình Quân... đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình liên quan đến việc sát hại ba đồng chí Công an trong lúc làm nhiệm vụ. Các bị cáo lý giải cho hành vi phạm tội của mình là do thiếu hiểu biết về pháp luật nên “Tổ đồng thuận”bị lôi kéo vào con đường phạm tội, do đó đã có những hành vi như: đánh kẻng báo động khi thấy lực lượng làm nhiệm vụ đến xã Đồng Tâm, cầm đá, dao, “bom” xăng tấn công lực lượng làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm. Các bị cáo này mong muốn HĐXX xem xét, cho các bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. 

Sáng mai [9/9], phiên tòa chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát sẽ trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.

Nguyễn Hưng

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội xác định, từ năm 2013, một số đối tượng tại địa bàn xã Đồng Tâm đã thành lập "Tổ Đồng thuận".

Tổ này do Lê Đình Kình [84 tuổi, đã chết, thôn Hoành, xã Đồng Tâm], Lê Đình Công [56 tuổi, con trai ông Kình, nhà liền kề ới nhà bố đẻ], Bùi Viết Hiểu [77 tuổi, thôn Hoành] cầm đầu.

Do có ý định chiếm đoạt đất ở cánh đồng Sênh thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, các đối tượng này thường xuyên lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp về công tác quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm.

Cơ quan chức năng xác định, bản thân ông Lê Đình Kình nguyên là Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm; Hiểu nguyên là Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp xã Đồng Tâm giai đoạn 1981 – 1982, đã tham gia chứng kiến việc giao, nhận đất giữa đại diện UBND xã Đồng Tâm và Bộ Tư lệnh Công binh, nên biết rõ nguồn gốc đất ở cánh đồng Sênh đã được bàn giao, là đất Quốc phòng.

Tuy nhiên, ông Kình cùng ông Hiểu và đồng bọn vẫn tuyên truyền đất đồng Sênh là của xã Đồng Tâm.

Các đối tượng trong "Tổ Đồng thuận" đã xuyên tạc về nguồn gốc đất đồng Sênh, kích động người dân đấu tranh.

Các đối tượng còn kêu gọi người dân thôn Hoành đấu tranh để giữ đất, hứa nếu lấy lại được đất thì sẽ chia cho những người tham gia đòi đất và đi theo "Tổ Đồng thuận".

Quá trình Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel triển khai thi công dự án Quốc phòng, các đối tượng trong "Tổ Đồng thuận" do Lê Đình Kình đứng đầu thường xuyên tập trung tại khu đất 32,57ha;

Tự ý đo đạc, phân lô, thuê máy cày, máy xúc để san lấp đất, canh tác, gieo trồng ngô trên khu vực này.

Ngày 28/2/2017, UBND xã Đồng Tâm đã ban hành thông báo số 07, yêu cầu các công dân trong xã không tự ý vào khu vực Sân bay Miếu Môn, không được thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ, công việc của đơn vị Quân đội, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, các đối tượng vẫn tiếp tục hoạt động gây cản trở đến hoạt động xây dựng dự án của Tập đoàn Viễn thông quân đội.

Ôn Lê Đình Kình còn hứa nếu lấy lại được đất thì sẽ chia cho người đấu tranh và đi theo "Tổ Đồng thuận".

Trước tình hình này, vào các ngày 1/3, 7/3/2017, Huyện uỷ và UBND huyện Mỹ Đức cử hai đoàn công tác đến làm việc với Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND xã Đồng Tâm để giải quyết tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

Khi cuộc họp diễn ra, các đối tượng do Lê Đình Công cầm đầu đã kéo đến trụ sở UBND xã Đồng Tâm, xông vào phòng họp chửi bởi, lăng mạ các thành viên trong đoàn công tác và cán bộ xã Đồng Tâm, làm cuộc họp phải dừng lại.

Đến ngày 15/4/2017, lực lượng Công an TP.Hà Nội về xã Đồng Tâm thi hành nhiệm vụ đã bị các đối tượng chống đối quyết liệt, bắt giữ người trái pháp luật và đập phá xe ô tô.

Cáo trạng nêu rõ, ngày 19/7/2017, Thanh tra TP.Hà Nội đã ban hành kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu Sân bay Miếu Môn.

Kết luận khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất Quốc phòng.

Biết rõ đất đồng Sênh là đất Quốc phòng nhưng các đối tượng vẫn kích động người dân, xuyên tạc nguồn gốc đất này.

Sau khi được thông báo về kết luận, các đối tượng trong "Tổ Đồng thuận" không đồng ý với nội dung trên.

Một mặt, Lê Đình Kình đứng đầu gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ; mặc khác, các đối tượng thực hiện hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc về nguồn gốc đất đồng Sênh.

Các đối tượng đã kích động, gây rối tại trụ sở chính quyền thôn, xã; đe doạ, uy hiếp tinh thần, xâm phạm sức khoẻ của cán bộ và công dân xã Đồng Tâm.

Điển hình là các vụ việc như vụ gây rối ngày 28/6/2018 tại Kỳ họp thứ 8, Hội đồng nhân dân xã Đồng Tâm, khoá XIX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 làm cuộc họp phải dừng lại.

Tiếp theo là vụ gây rối ngày 15/4/2018 tại Nhà văn hoá thôn Hoành khi UBNd xã Đồng Tâm tổ chức Chương trình khám bệnh, phát thuốc cho hộ nghèo, hộ khó khăn, người cao tuổi và người khuyết tật.

Các đối tượng còn gây rối ngày 3/12/2018 tại hội trường UBND xã Đồng Tâm diễn ra Hội nghị đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Mỹ Đức tiếp xúc cử tri.

Lăng mạ, chửi bới, đe doạ ông Trịnh Văn Hoà [thôn Hoành] ngày 1/4/2018, lý do ông Hoà nhận tiền hỗ trợ di dời khỏi đồng Sênh; vụ gây rối ngày 26/11/2019 tại phòng tiếp dân UBND xã Đồng Tâm.

Hoạt động trên của các đối tượng trong "Tổ Đồng thuận" và các đối tượng khác diễn ra trong thời gian dài, đã gây hoang mang, lo sợ trong dư luận nhân dân tại địa phương;

ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cán bộ, quần chúng nhân dân và của chính quyền cơ sở; cản trở nghiêm trọng việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xã Đồng Tâm.

CLIP: Lời khai nghi phạm vụ việc ở Đồng Tâm khiến 3 công an hy sinh

Video liên quan

Chủ Đề