Những người đi du học về lại Việt Nam cống hiến là ai

4758 Lượt xem

- Trên thực tế tấm bằng danh giá ở nước ngoài nhiều khi lại không có độ “hot” ở trong nước như nhiều du học sinh tưởng tượng. Vì vậy khi đi xin việc họ cũng khá vất vả, hoặc mức lương và chế độ đãi ngộ không như mong muốn. Thậm chí nhiều người đã về nước rồi lại đành “đắng lòng” cầm bằng quay lại môi trường cũ vì “miếng cơm manh áo”. Những ưu đãi hiện hành với “người tài” mới chỉ mang tính nhỏ lẻ, do các địa phương, các cơ quan đặt ra, tùy theo tình hình mà thực hiện, không phải một cơ chế ở tầm vĩ mô có khả năng khuyến khích những người có năng lực phấn đấu trong học tập và cống hiến theo yêu cầu ở các lĩnh vực kinh tế xã hội. 

- Trước tiên là chính sách quan liêu cùng kiểu làm việc “con ông cháu cha” khiến du học sinh rất khó khi xin việc. Họ không được cạnh tranh công bằng khi muốn nộp hồ sơ vào những vị trí tốt. Họ còn có một thực tế phải đối mặt khi về nước, đó là phải chạy chọt xin việc, phải va đập vào những thủ tục phức tạp, phải lo lót "đầu tiên" mà nhiều khi vẫn thất nghiệp.

- Thêm nữa chúng ta vẫn phải công nhận rằng hiện nay chính sách đãi ngộ người tài trong nước chưa được cao nên nếu về nước du học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính. Vậy chẳng có lý do gì cùng một bằng cấp như thế, tại sao họ lại không chọn một con đường mà có thể có được một đời sống cao hơn. Tóm lại, do không có một sự đảm bảo cho cuộc sống gia đình chính bản thân của những du học sinh, họ không mặn mà với chuyện quay về Việt Nam làm việc.

 

2. Không có môi trường làm việc tốt

- Một du học sinh chuyên ngành Công nghệ tại Nhật, 28 tuổi, sắp lấy bằng tiến sĩ cho biết: “Em không biết khi về có một môi trường tốt để làm việc không? Vấn đề không chỉ là thu nhập cao, mà là sự rút ngắn thời gian trưởng thành và cơ hội sáng tạo”.

- Rõ ràng những kiến thức mà các du học sinh được trang bị ở nước ngoài lại rất khó ứng dụng khi làm việc tại Việt Nam. Sự thiếu thốn các điều kiện thực hiện, thiếu môi trường khoa học lại bị chèn ép, kèn cựa và hàng loạt những vấn đề tế nhị khác về thủ tục hành chính, về kinh phí, về con người, sự nhìn nhận thiếu công bằng đối với những trí thức trẻ… đã khiến những sinh viên giỏi không muốn trở lại môi trường làm việc ở VN sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn du học về lại thất nghiệp . Hoặc trong khi chờ việc lại làm thêm tại các công ty bảo vệ tại Hà Nội.

- Du học sinh còn e ngại vấn đề gặp các sếp thiếu tri thức sử dụng vào những việc chẳng cần đến những điều đã học. Rồi sống mòn với nếp sống sáng cắp cặp đi, tối cắp về... Họ e ngại tất cả những mơ ước, hoài bão đều dần bị thui chột.

- Bên cạnh đó, gần đây, giáo sư Ngô Bảo Châu còn chỉ ra thực tế là giáo dục đại học ở nước ta không có tính thực tiễn và chỉ áp dụng lý thuyết là nhiều và từ đó tạo ra lớp cử nhân chỉ biết lý thuyết, không biết thực hành. Điều đó tạo nên “độ vênh” so với những người được đào tạo ở nước ngoài. Khi du học sinh về nước làm việc sẽ có một sự mâu thuẫn giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên du học nên chắc chắn hai bên sẽ khó làm việc được với nhau.

3. Điều kiện sống ở nước ngoài tốt hơn

- Một lý do quan trọng nữa khiến đa số du học sinh ở lại nước ngoài sau khi du học là điều kiện và môi trường sống ở nước ngoài tự do, văn minh hơn, điều kiện tự nhiên cũng dễ chịu hơn.

- Nếu so sánh giữa môi trường Việt Nam với các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nhật thì rõ ràng các nước đó tốt hơn rất nhiều: từ khí hậu thời tiết, giao thông, an sinh xã hội... Chẳng hạn như việc mua bảo hiểm gần như là đương nhiên ở các nước này vì nếu bị bệnh hay bất cứ tai nạn nào, công dân sẽ yên tâm được chi trả đầy đủ; còn ở Việt Nam các công ty bảo hiểm khó lòng thuyết phục khách hàng khi họ thường xuyên bị lừa đảo ‘tiền mất tật mang”, bệnh nhân dùng bảo hiểm cũng bị đối xử khác với khám chữa bệnh dịch vụ. Hoặc những chi phí công như trường học, bệnh viện… đều được miễn phí, trong khi ở Việt Nam ngoài những khoản phí phải đóng, để được dạy tốt, chữa bệnh tốt, người dân còn phải tìm cách “lót tay” cho thầy giáo, thầy thuốc…

- Thêm một điều nữa là vấn đề tự do ngôn luận: Ở nước ngoài người dân được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng.

- Trên thực tế đến nay, chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường ĐH nước ngoài trở về. Đây rõ ràng là vấn đề lớn, nhưng nhiều năm qua chưa được đặt ra một cách nghiêm túc. Với những lý do nói trên, chúng ta không thể trách cứ các bạn thủ khoa Olympia hay những du học sinh không trở về cống hiến cho đất nước, áp đặt cho là họ không yêu nước, không thực hiện trách nhiệm với đất nước. Ngay cả các học sinh sinh viên tỉnh lẻ, hay miền núi sau khi tốt nghiệp tại sao lại không về "phục vụ quê hương" mà tìm mọi các trụ lại ở các thành phố lớn, trong khi đó, phải vận động trí thức lên xây dựng miền núi, vùng sâu vùng xa. Vấn đề là chúng ta phải đề ra những phương án cụ thể để giữ chân người tài, và đó là trách nhiệm của những nhà lãnh đạo, nhà quản lý đất nước phải có tầm nhìn cao hơn.

--------------


NTTC WORKS - TỔ CHỨC TƯ VẤN DU HỌC, LÀM VIỆC, ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

VIETNAM OFFICE
●Address: Tầng 3, số 8 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
●Hotline: 1900 56 1278
●Email:
●Website: //nttcworks.vn

CANADA OFFICE
●Address: 200-375 Water Street, Vancouver, British Columbia
●Email:

Sau hơn 3 năm học tập tại Australia, Phan Minh Đức cho rằng việc ở lại hay về nước sau du học đều có thể đóng góp cho đất nước.

Năm 2010, Phan Minh Đức [cựu học sinh THPT chuyên Hà Nội Amsterdam] đã trở thành chủ nhân vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 với 295 điểm.

Hiện tại, Minh Đức đã hoàn thành chương trình học ngành Tài chính Kế toán của ĐH Swinburne [Australia]. Với kết quả xếp loại xuất sắc, Phan Minh Đức tiếp tục nhận được lời mời nghiên cứu sau đại học của ĐH Swinburne.

Ở lại cũng cống hiến cho đất nước

Minh Đức chia sẻ bản thân "không phải là mẫu người đặt ra kế hoạch bao nhiêu tuổi phải kiếm được bao nhiêu tiền" nên tâm lý cũng rất thoải mái và dễ dàng thích nghi với công việc và học tập.

Chàng trai này có quan niệm rất đơn giản, việc đóng góp cho quê hương tốt nhất chính là việc hoàn thành tốt những gì mình đang làm.

Phan Minh Đức ngày càng trưởng thành sau cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Từng là nhà vô địch Olympia nhưng Minh Đức cho rằng có rất nhiều các bạn trẻ tài năng nhưng không tham dự chương trình. "Có nhiều bạn vẫn đi du học hàng ngày, vẫn đạt được học bổng 100% vào Yale, Harvard. Đó chính là những người sẽ trở thành tương lai của đất nước và đóng góp rất nhiều. Đó cũng là những tấm gương để mình phấn đấu nhiều hơn", Minh Đức tâm sự.

Khi được hỏi về tương lai liệu có trở về nước làm việc, Minh Đức thẳng thắn chia sẻ: "Theo mình cả hai con đường trên đều có thể đóng góp cho đất nước. Dù bạn ở đâu, những thành tựu nghiên cứu của bạn sẽ đều trở thành tri thức chung của nhân loại. Hơn nữa, trong một thế giới mở như hiện nay việc bạn đang ở đâu không ảnh hưởng đến mong muốn đóng góp cho quê hương".

Phan Minh Đức cùng các thí sinh đã tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Sau cuộc thi này các bạn vẫn rất gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống nơi đất khách.

Để khẳng định cho quan điểm của mình, chàng trai này đưa ra dẫn chứng: "Hiện nay, nhiều bạn sinh ra tại các tỉnh lẻ, vùng quê nhưng sau khi lên Hà Nội học, tiếp tục ở lại thủ đô để làm việc. Phải chăng, những người này phải trở về quê hương mới có thể cống hiến?

Quan điểm

  Hiện nay, nhiều bạn sinh ra tại các tỉnh lẻ, vùng quê nhưng sau khi lên Hà Nội học, tiếp tục ở lại thủ đô để làm việc. Phải chăng, những người này phải trở về quê hương mới có thể cống hiến..  

Mình nghĩ rằng khi bạn được giao lưu với những người giỏi, được làm việc trong môi trường tiên tiến hơn thì những kiến thức, ý tưởng mà bạn thu được chắc chắn sẽ có giá trị với quê hương, đất nước mình".

Từng gặp khó khăn với Ngoại ngữ

Nhớ lại khoảng thời gian đầu tiên đến nước Australia, Phan Minh Đức cũng gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt về ngôn ngữ. "Dù khá tự tin với khả năng tiếng Anh, nhưng nhiều khi mình vẫn không hiểu các bạn cùng lớp nói gì vì hay sử dụng tiếng lóng", Đức chia sẻ.

Với sự năng động của bản thân, ngay khi mới là sinh viên năm thứ 2, Đức đã được tuyển làm trợ giảng của trường. Ngoài công việc trợ giảng, Đức còn đăng tuyển để dạy cho các sinh viên khác về luật, kinh tế vĩ mô, kế toán... nên vốn ngoại ngữ cải thiện đáng kể.

Đức cũng cho biết, môi trường học tập tại Australia cũng có nhiều khác biệt so với ở Việt Nam. Các bạn sinh viên ĐH Swinburne chỉ lên lớp 12h/tuần nhưng phải học ở nhà lên đến 40h/tuần. Mặc dù vậy, cách học tập chủ động này cũng khiến Đức cảm thấy rất thú vị.

Phan Minh Đức ở đất nước "Chuột túi".

Dù công việc học tập, làm thêm bận rộn nhưng khi có thời gian, nhà vô địch Olympia 2010 lại tranh thủ về thăm gia đình. Mỗi lần về nước, chàng trai này thường dành phần lớn thời gian cho gia đình, bạn bè. "Mình thích một Hà Nội với những nét đẹp cổ xưa, với mùa lá rụng cuối thu. Hạnh phúc khi được quây quân bên mâm cơm gia đình hay đi ăn vặt cùng bạn bè”, Đức tâm sự.

Chia sẻ kỷ niệm về chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2010, chàng trai này vẫn nhớ như in lần đầu được tới trường quay và cảm giác được đứng trên sân khấu trả lời câu hỏi khác hẳn với việc xem qua ti vi.

Minh Đức nhớ lại: "Mình đã rất xúc động khi các bạn trong lớp, trong trường đã đội mưa đạp xe sang đài truyền hình cổ vũ cho mình trong vòng thi quý. Đó chính là kỷ niệm khiến mình không thể nào quên".

Sau khi sang Australia du học, Đức cùng những quán quân Olympia vẫn thường xuyên giữ liên lạc và trò chuyện, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Trong cộng đồng, Đức chơi thân nhất với Hồ Ngọc Hân [vô địch năm thứ 9]. Hai anh em  thường đi bơi, đá bóng, hay ăn uống cùng nhau.

[Theo VTC]

Video liên quan

Chủ Đề