Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tóm tắt:

Dịch bệnh Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế trong nước, làm suy giảm năng lực tài chính, một trong những nguyên nhân phải kể đến nữa là việc quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng không tốt đã làm cho nợ xấu tăng lên, kéo theo sự suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng, thậm chí là mất vốn. Việc tìm hiểu nguyên nhân của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại [NHTM] Việt Nam là vô cùng quan trọng và cấp thiết, nhằm tạo nền tảng tài chính cho các ngân hàng dần lành mạnh và phục hồi ổn định.

Từ khóa: ngân hàng thương mại, nợ xấu.

1. Đặt vấn đề

Nợ xấu từ hoạt động tín dụng là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận các NHTM cũng như là vấn đề toàn cầu. Nợ xấu gia tăng không chỉ làm tăng tính dễ tổn thương của các ngân hàng khi gặp những cú sốc, mà có thể là nguyên nhân làm hạn chế hoạt động cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phải giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2020”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu [Non Performing Loans - NPLs] của các NHTM Việt Nam và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu giai đoạn 2008-2020.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại 24 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2020. Đây là giai đoạn mà báo cáo thường niên của các ngân hàng được công bố tương đối đầy đủ. Hơn nữa, giai đoạn này là khoảng thời gian từ khủng hoảng tài chính năm 2008 đến thời điểm bắt đầu đại dịch toàn cầu Covid-19 [ca nhiễm đầu tiên trên thế giới từ ngày 17/11/2019 đến nay]. Chính vì thế sẽ nghiên cứu được đầy đủ các tác động của biến vĩ mô đến nợ xấu của các ngân hàng. Do việc thu thập dữ liệu gặp nhiều khó khăn, cũng như nguồn tiếp cận dữ liệu còn hạn chế, nghiên cứu này chỉ dừng ở phạm vi nghiên cứu 24 NHTM Việt Nam trên tổng số 31 NHTM Việt Nam [tính đến ngày 31/12/2020]. Các NHTM còn lại không tìm được dữ liệu là do không công bố và cung cấp được báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, một số ngân hàng thì công bố không đầy đủ theo giai đoạn nghiên cứu của tác giả [giai đoạn 2008-2020].

4. Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Mô hình ước lượng được sử dụng phương pháp hồi quy GMM hệ thống để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động với nợ xấu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM xử lý được vấn đề nội sinh trong mô hình. Đồng thời, sử dụng kiểm định Sargan-Hansen để cho thấy việc sử dụng các biến công cụ thỏa mãn điều kiện giới hạn nội sinh của mô hình.  

5. Kết quả nghiên cứu

Bảng 1. Tóm tắt các biến độc lập trong mô hình hồi quy

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Quy mô tổng tài sản của các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng có xu hướng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2020 và được đánh giá là đang bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng của hệ thống ngân hàng. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2020, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đã đạt trên 14.000 tỷ đồng.  

Đồ thị 1: Quy mô tổng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2020

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NHNN

Từ năm 2013 đến nay, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại nói riêng liên tục tăng nhanh, dẫn đến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có xu hướng giảm và tăng trở lại, năm 2019 là 12,95%, năm 2020 là 9,09%.  

Đồ thị 2: Tăng trưởng dư nợ hệ thống ngân hàng giai đoạn 2008-2020

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NHNN

Kết quả tăng trưởng tín dụng đạt được tương đối khả quan, tỷ lệ tăng trưởng toàn ngành năm 2015, 2016, 2017 tăng lần lượt là 24%, 21,18% và 19,48%. Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong nửa đầu năm do tác động của đại dịch, nhưng phục hồi nhanh trong nửa cuối năm 2020 sau khi dịch bệnh được kiểm soát [năm 2020 tín dụng tăng trưởng 12,17%, năm 2019 tăng 13,65%]. 

Đồ thị 3: Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2020

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các ngân hàng thương mại

Đồ thị 4: Dư nợ cho vay trên số dư huy động giai đoạn 2008-2019

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Trong giai đoạn 2008-2019, mức độ an toàn của hệ thống NHTM ở mức thấp khi có một số năm do tăng trưởng tín dụng nhanh trong điều kiện phải đối mặt với rủi ro thanh khoản rất lớn khi tỷ lệ dư nợ/huy động [LDR] toàn hệ thống luôn ở mức xấp xỉ hoặc trên 100%.

Kết quả kiểm tra VIF, cho thấy VIF

Chủ Đề