Nội dung môn tin học phát triển các mạch kiến thức nào

Thay vì là môn học tự chọn như chương trình hiện hành, ở chương trình phổ thông mới, Tin học là môn bắt buộc có sự phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9. Đối với cấp học THPT, Tin học là môn học được chọn lựa theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Vai trò của môn Tin học

Nói về vai trò của môn Tin học, những chuyên gia giáo dục của trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho rằng:  môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận và mở rộng tri thức cũng như sáng tạo trong thời đại thông tin, hỗ trợ đắc lực trong quá trình học tập và tự học của học sinh. Đồng thời, Tin học cũng tạo cơ sở vững chắc trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại.

Tin học có sứ mạng là giúp học sinh có được năng lực tin học với những kỹ năng cơ bản như sử dụng và quản lý phương tiện, công cụ và những hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông. Hiểu biết và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa..trong môi trường số hóa cũng như nhận biết và giải quyết những vấn đề trong nền kinh tế tri thức. Đặc biệt giúp học sinh học tập và tự học với sự hỗ trợ của ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông.

Vai trò của môn Tin học trong chương trình phổ thông mới có sự thay đổi

So với chương trình Tin học hiện hành, vị trí và vai trò của môn Tin có sự thay đổi. Với chương trình phổ thông mới, Tin là môn học bắt buộc có sự phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9. Tuy nhiên, với cấp học THPT, Tin học vẫn là môn học được chọn lựa theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, được phân hóa theo 2 định hướng là Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.

Tập trung 3 mạch tri thức

Theo những tin tức giáo dục, chương trình môn Tin học đảm bảo tính cơ bản, khoa học và sư phạm. Chương trình học chọn lọc những nội dung cơ bản của 3 mạch tri thức: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ dụng.

Nắm bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chương trình giúp học sinh định hướng và phổ rộng những ngành nghề cho những đối tượng học sinh khác nhau, gồm cả ngành chuyên sâu và những ngành ứng dụng. Đặc biệt, việc học và ứng dụng môn tin học không bị đóng khung trong nhà trường phổ thông mà được triển khai trong và ngoài nhà trường, khai thác đặc tính của giáo  dục định hướng STEM. Chương tình gồm 4 yếu tố của giáo dục STEM: khoa học, công nghệ kỹ nghệ và toán học, khai thác ưu thế về tích hợp liên môn bằng cách yêu cầu học sinh làm ra những sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm để thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục hàn lâm và thực tiễn.

Trọng tâm là khả năng vận dụng của học sinh

Tin học trong chương trình giáo dục mới sẽ đặt trọng tâm vào việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tin học của học sinh trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Điều này tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh.

Chương trình khuyến khích áp dụng những giải pháp đánh giá kết quả học tập tin học bằng khảo sát, kiểm tra kiến thức thông qua câu hỏi, bài tập,bài thực hành và sản phẩm của học sinh. Đánh  giá kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNGMÔN TIN HỌC[Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐTngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]Hà Nội, 2018MỤC LỤCTrangI. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC................................................................................................................................................................................................................ 3II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH............................................................................................................................................................ 4III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH............................................................................................................................................................................................. 6IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT................................................................................................................................................................................................................. 8V. NỘI DUNG GIÁO DỤC........................................................................................................................................................................................................... 14LỚP 3.............................................................................................................................................................................................................................................. 18LỚP 4.............................................................................................................................................................................................................................................. 22LỚP 5.............................................................................................................................................................................................................................................. 25LỚP 6.............................................................................................................................................................................................................................................. 29LỚP 7.............................................................................................................................................................................................................................................. 32LỚP 8.............................................................................................................................................................................................................................................. 34LỚP 9.............................................................................................................................................................................................................................................. 37LỚP 10........................................................................................................................................................................................................................................... 42LỚP 11............................................................................................................................................................................................................................................ 46LỚP 12........................................................................................................................................................................................................................................... 51VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC............................................................................................................................................................................................. 63VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC.............................................................................................................................................................................. 65VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.......................................................................................................... 662I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌCGiáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thứcvà sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cáchsuy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời.Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho học sinh nănglực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Nội dung môn Tin học phát triển ba mạch kiến thức hoà quyện: Học vấn số hoá phổ thông [DL], Công nghệ thông tinvà truyền thông [ICT], Khoa học máy tính [CS] và được phân chia theo hai giai đoạn:– Giai đoạn giáo dục cơ bản:Môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sử dụng công cụ kĩ thuật số, làm quen và sử dụngInternet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu vàtuân theo các nguyên tắc cơ bản trong trao đổi và chia sẻ thông tin.Ở cấp tiểu học, chủ yếu học sinh học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị tin học tuântheo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ,đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máytính.Ở cấp trung học cơ sở, học sinh học cách sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng để làm ra sản phẩm số phục vụhọc tập và đời sống; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tựđộng hoá của công nghệ kĩ thuật số; học cách tổ chức lưu trữ, quản lí, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọnthông tin.– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:Môn Tin học có sự phân hoá sâu. Tuỳ theo sở thích và dự định về nghề nghiệp trong tương lai, học sinh lựa chọn mộttrong hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.3Hai định hướng có chung một số chủ đề con và mỗi định hướng này còn có những chủ đề con riêng.Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính như một công cụ của công nghệ kĩ thuật số trongcuộc sống, học tập và làm việc, đem lại sự thích ứng và khả năng phát triển dịch vụ trong xã hội số.Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống máy tính, pháttriển tư duy máy tính, khả năng tìm tòi, khám phá các hệ thống tin học, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính.Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, học sinh có thể chọn một số chuyên đề học tập tuỳ theo sở thích, nhu cầu và địnhhướng nghề nghiệp. Những chuyên đề thuộc định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực hành ứng dụng, giúp họcsinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần mềm thiết yếu, làm ra sản phẩm số thiết thực cho học tập và cuộc sống. Nhữngchuyên đề thuộc định hướng Khoa học máy tính nhằm giới thiệu lập trình điều khiển robot giáo dục, kĩ thuật thiết kế thuậttoán, một số cấu trúc dữ liệu và một số nguyên tắc thiết kế mạng máy tính.II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNHChương trình môn Tin học cụ thể hoá các quan điểm của Chương trình tổng thể, chú trọng các yêu cầu sau đây:1. Tính kế thừa và phát triểna] Kế thừa chương trình môn Tin học hiện hànhChương trình môn Tin học kế thừa và phát triển những ưu điểm cơ bản của chương trình hiện hành là tính hệ thống vàtính khoa học, đồng thời tránh thiên về lí thuyết trong một số nội dung và sự trùng lặp giữa các cấp học, gây quá tải.b] Khai thác chương trình môn Tin học phổ thông của các nước tiên tiếnTrong bối cảnh nhiều nước coi trọng phát triển chương trình giáo dục tin học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình môn Tin học khai thác, chọn lọc vận dụng chương trình môn Tin học củacác nước tiên tiến nhằm hội nhập, hướng tới trình độ quốc tế.42. Tính khoa học, hiện đại và sư phạmChương trình môn Tin học chọn lọc các nội dung cơ bản, phổ thông và hiện đại của ba mạch kiến thức DL, ICT,CS,đồng thời quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, pháp luật, văn hoá và ảnh hưởng của tin học đến xã hội, bảo đảmnguyên lí “vừa dạy chữ vừa dạy người” và coi trọng tính nhân văn trong thời đại có sự kết nối cao của thế giới thực và thếgiới số.Chương trình được thiết kế với các nguyên tắc sư phạm: bảo đảm tính vừa sức, phát triển mạch kiến thức vừa theođường thẳng vừa đồng tâm, xây dựng hệ thống khái niệm cốt lõi. Chương trình chọn lọc nội dung và yêu cầu phù hợp lứatuổi, xen kẽ những nội dung lí thuyết với thực hành, trừu tượng với trực quan. Các chủ đề lớn xuyên suốt các cấp học vớiyêu cầu cần đạt nâng cao dần. Các khái niệm cốt lõi được bắt đầu hình thành ở cấp tiểu học và được phát triển hoàn chỉnhdần ở các cấp học cao hơn.3. Tính thiết thựca] Phục vụ định hướng nghề nghiệpTrong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có nhiều ngành nghề và việc làm mới xuất hiện đòi hỏi kiếnthức, kĩ năng tin học chuyên sâu, Chương trình môn Tin học thể hiện khả năng kết nối và lan toả sâu rộng của tin học đến tấtcả các lĩnh vực khác nhau của đời sống, xác lập cho các đối tượng học sinh khác nhau một phổ rộng các ngành nghề chuyênsâu và các ngành nghề ứng dụng tin học.b]Thực hiện giáo dục STEMĐịnh hướng giáo dục STEM đang được triển khai như một hướng đi quan trọng trong giáo dục và đào tạo tại nhiềunước trên thế giới. Với tư cách là công nghệ nền tảng, hội tụ đủ tất cả bốn yếu tố giáo dục STEM [Khoa học [S], Công nghệ[T], Kĩ thuật [E] và Toán học [M]], môn Tin học có vai trò trung tâm kết nối các môn học khác, đẩy mạnh giáo dục STEM,phát huy sáng tạo của học sinh nhằm tạo ra sản phẩm số có hàm lượng ICT cao. Chương trình môn Tin học khai thác ưu thếvề tích hợp liên môn bằng cách yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm học tập để thu hẹp khoảngcách giữa giáo dục hàn lâm và thực tiễn.54. Tính mởa] Nội dung chương trình mởChương trình môn Tin học có các chủ đề bắt buộc, đồng thời có các chủ đề lựachọn. Các chủ đề nội dung không phụthuộc vào thiết bị phần cứng và phần mềm cụ thể, không phân biệt phần mềm và học liệu mở hay đóng, tạo thuận lợi choviệc vận dụng phù hợp với khả năng các địa phương và các đối tượng học sinh khác nhau. Do đặc thù riêng, Chương trìnhmôn Tin học cần được cập nhật và điều chỉnh theo định kì ngắn hạn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm bảođảm tính hiện đại và thời sự, đáp ứng sự phát triển rất nhanh của công nghệ kĩ thuật số, phù hợp với điều kiện kinh tế – xãhội của đất nước.b]Hình thức giáo dục đa dạngChương trình môn Tin học chọn lọc các chủ đề thiết thực và hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và ứng dụngtin học không chỉ trong phạm vi môn Tin học mà cả trong các môn học khác, không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà ởcả các môi trường ngoài khuôn viên trường học [ở nhà, qua mạng máy tính, trong câu lạc bộ và trong thực tế].III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH1. Mục tiêu chungChương trình môn Tin học góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xácđịnh trong Chương trình tổng thể, đồng thời góp phần chủ yếu hình thành, phát triển năng lực tin học cho học sinh. Môn Tinhọc trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tin học phổ thông gồm ba mạch kiến thức hoà quyện:– Học vấn số hoá phổ thông nhằm giúp học sinh hoà nhập với xã hội hiện đại, sử dụng được các thiết bị số và phầnmềm cơ bản thông dụng một cách có đạo đức, văn hoá và tuân thủ pháp luật.– Công nghệ thông tin và truyền thông nhằm giúp học sinh sử dụng và áp dụng hệ thống máy tính giải quyết vấn đềthực tế một cách hiệu quả và sáng tạo.– Khoa học máy tính nhằm giúp học sinh hiểu biết các nguyên tắc cơ bản và thực tiễn của tư duy máy tính, tạo cơ sởcho việc thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính.62. Mục tiêu cấp tiểu họcChương trình môn Tin học ở cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với công nghệ kĩ thuật số, bắt đầu hìnhthành năng lực tin học và chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học môn Tin học ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là:– Bước đầu hình thành cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Hình thành nhu cầu thu thập, sửdụng thông tin, ý tưởng điều khiển máy tính thông qua việc tạo chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình trực quan.– Giúp học sinh sử dụng phần mềm tạo ra được những sản phẩm số đơn giản như một văn bản ngắn, thiệp chúc mừng,đoạn hoạt hình vui,...– Giúp học sinh bước đầu quen với công nghệ kĩ thuật số thông qua việc sử dụng máy tính để vui chơi, học tập, xem vàtìm kiếm thông tin trên Internet; rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản trong sử dụng máy tính; biết bảo vệ sức khoẻkhi sử dụng máy tính, bước đầu có ý thức phòng tránh những tác hại khi sử dụng Internet và ý thức tôn trọng bản quyền.3. Mục tiêu cấp trung học cơ sởChương trình môn Tin học ở cấp trung học cơ sở giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực tin học đã hình thành ở cấptiểu học và hoàn thiện năng lực đó ở mức cơ bản, cụ thể là:– Giúp học sinh phát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề; biết chọn dữ liệu và thông tin phù hợp, hữu ích; biếtchia một vấn đề lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn; bước đầu có tư duy mô hình hoá một bài toán qua việc hiểu và sử dụngkhái niệm thuật toán và lập trình trực quan; biết sử dụng mẫu trong quá trình thiết kế và tạo ra các sản phẩm số; biết đánhgiá kết quả sản phẩm số cũng như biết điều chỉnh, sửa lỗi các sản phẩm đó.– Giúp học sinh có khả năng sử dụng các phương tiện, thiết bị và phần mềm; biết tổ chức lưu trữ, khai thác nguồn tàinguyên đa phương tiện; tạo ra và chia sẻ sản phẩm số đơn giản phục vụ học tập, cuộc sống; có ý thức và khả năng ứng dụngICT phục vụ cá nhân và cộng đồng.– Giúp học sinh quen thuộc với dịch vụ số và phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, học và tự học, giao tiếp vàhợp tác trong cộng đồng; có hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin vàgiao tiếp trên mạng; bước đầu nhận biết được một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.74. Mục tiêu cấp trung học phổ thôngChương trình môn Tin học ở cấp trung học phổ thông giúp học sinh củng cố và nâng cao năng lực tin học đã được hìnhthành, phát triển ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời cung cấp cho học sinh tri thức mang tính định hướng nghề nghiệpthuộc lĩnh vực tin học hoặc ứng dụng tin học, cụ thể là:– Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về hệ thống máy tính, một số kĩ thuật thiết kế thuật toán, tổ chức dữ liệu vàlập trình; củng cố và phát triển hơn nữa cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề, khả năng đưa ra ý tưởng và chuyển giaonhiệm vụ cho máy tính thực hiện.– Giúp học sinh có khả năng ứng dụng tin học, tạo ra sản phẩm số phục vụ cộng đồng và nâng cao hiệu quả công việc;có khả năng lựa chọn, sử dụng, kết nối các thiết bị số, dịch vụ mạng và truyền thông, phần mềm và các tài nguyên số khác.– Giúp học sinh có khả năng hoà nhập và thích ứng được với sự phát triển của xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tinvà truyền thông trong học và tự học; tìm kiếm và trao đổi thông tin theo cách phù hợp, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, ứngxử văn hoá và có trách nhiệm; có hiểu biết thêm một số ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học, chủ động và tự tin trong việcđịnh hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân.IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1.Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chungMôn Tin học góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợpvới môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thùHọc sinh hình thành, phát triển được năng lực tin học với năm thành phần năng lực sau đây:– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;8– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;– NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;– NLe: Hợp tác trong môi trường số.Các bảng dưới đây quy định yêu cầu cần đạt đối với mỗi thành phần nêu trên của năng lực tin học ở mỗi cấp học.2.1. Ở cấp tiểu họcHọc sinh sử dụng được máy tính hỗ trợ vui chơi, giải trí và học tập, thông qua đó biết được một số lợi ích mà thiết bịkĩthuật số có thể đem lại cho con người, trước hết cho cá nhân học sinh. Đồng thời học sinh có được những khả năng ban đầuvề tư duy và nền nếp thích ứng với việc sử dụng máy tính và thiết bị số thông minh, với yêu cầu cụ thể sau đây:Thành phầnnăng lựcBiểu hiệnNLaNhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng; thực hiệnđược một số thao tác cơ bản với phần mềm hỗ trợ học tập, vui chơi, giải trí trên một số thiết bị kĩ thuậtsố quen thuộc.NLbNêu được sơ lược lí do cần bảo vệ và biết bảo vệ thông tin số hoá của cá nhân, biết và thực hiện đượcquyền sở hữu trí tuệ ở mức đơn giản. Ví dụ: Biết sản phẩm số [bài làm, tranh vẽ, bài thơ, video, chươngtrình máy tính,...] của mỗi người thuộc quyền sở hữu của người đó, không được sao chép khi khôngđược phép. Biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng thiết bị kĩ thuật số [thao tác đúng cách, bố trí thời gian vậnđộng và nghỉ xen kẽ,...].NLcNhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc, tìmđược thông tin trong máy tính và trên Internet theo hướng dẫn; biết sử dụng tài nguyên thông tin và kĩthuật của ICT để giải quyết một số vấn đề phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ: tạo một album ảnh đẹp giới thiệumột danh lam thắng cảnh, tìm nghĩa và tra cứu cách đọc một từ tiếng Anh,...; diễn đạt được các bước9Thành phầnnăng lựcBiểu hiệngiải quyết vấn đề theo kiểu thuật toán [quy trình gồm các bước có thứ tự để giải quyết được vấn đề].NLdSử dụng được một số phần mềm trò chơi hỗ trợ học tập, phần mềm học tập; tạo được các sản phẩm sốđơn giản để phục vụ học tập và vui chơi. Ví dụ bài trình chiếu đơn giản, bưu thiệp, bức vẽ hay mộtchương trình trò chơi đơn giản,...NLeSử dụng được các công cụ kĩ thuật số thông dụng theo hướng dẫn để chia sẻ, trao đổi thông tin với bạnbè và người thân.2.2. Ở cấp trung học cơ sởHọc sinh có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản để hoà nhập, thích ứng với xã hội số; tạo được sản phẩm số phục vụbản thân và cộng đồng; bước đầu có tư duy điều khiển các thiết bị số. Năng lực tin học đạt được ở cuối cấp trung học cơ sởgóp phần chuẩn bị cho học sinh học tiếp giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học trường nghề hoặc tham gia laođộng với yêu cầu cụ thể sau đây:Thành phầnnăng lựcBiểu hiệnNLaSử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy tính phục vụ cuộc sống và họctập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra đượcsản phẩm số phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng. Ví dụ bức ảnh đẹp, bản quảng cáo,bản thiết kế thời trang, đoạn video phục vụ một chủ đề nào đó,...NLbBiết và nêu được một số quy định cơ bản liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên số, tôntrọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của người khác; hiểu và ứng xử có văn hoá trong thế giới10Thành phầnnăng lựcBiểu hiệnảo; sử dụng được cách thông dụng bảo vệ thông tin cá nhân và cộng đồng, tránh tác động tiêu cực tớibản thân và cộng đồng; có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ trong khai thác và ứng dụng ICT.NLcHiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lí thông tin trong xã hội hiện đại; tìm kiếm được thông tintừ nhiều nguồn với các chức năng đơn giản của công cụ tìm kiếm, đánh giá được sự phù hợp của thôngtin và dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; thao tác được với phần mềm và môi trường lập trình trựcquan để bước đầu có tư duy thiết kế và điều khiển hệ thống.NLdSử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thuthập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗtrợ tự học.NLeBiết lựa chọn và sử dụng được các công cụ, các dịch vụ ICT thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin vàhợp tác một cách an toàn; giao lưu được trong xã hội số một cách văn hoá; có khả năng làm việc nhóm,hợp tác được trong việc tạo ra, trình bày và giới thiệu được sản phẩm số; nhận biết được sơ lược một sốngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.2.3. Ở cấp trung học phổ thôngChương trình môn Tin học ở cấp trung học phổ thông thể hiện sự phân hoá sâu hơn về định hướng nghề nghiệp. Do vậy,chương trình có các yêu cầu cần đạt chung về năng lực tin học bắt buộc đối với mọi học sinh và có các yêu cầu bổ sungriêng tương ứng với học sinh chọn định hướng Tin học ứng dụng hoặc Khoa học máy tính.a]Yêu cầu chung11Thành phầnnăng lựcBiểu hiệnNLaPhối hợp và sử dụng được đúng cách các hệ thống kĩ thuật số thông dụng; mô tả được chức năng các bộphận chính bên trong máy tính, những thông số cơ bản của các thiết bị số; bước đầu tuỳ chỉnh được chếđộ hoạt động cho máy tính; trình bày được khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành vàchương trình ứng dụng; biết sử dụng một số chức năng chủ yếu trong hệ điều hành để nâng cao hiệu quảsử dụng máy tính; so sánh được mạng LAN và Internet, biết được khái niệm IoT; giới thiệu được chứcnăng cơ bản của một số thiết bị và giao thức mạng thông dụng, sử dụng được một số ứng dụng thiết thựctrên mạng; nhận biết được vai trò quan trọng của các hệ thống tự động hoá xử lí và truyền thông tintrong xã hội tri thức.NLbTrình bày và nêu được ví dụ minh họa một số quy định về quyền thông tin và bản quyền, tránh đượcnhững vi phạm khi sử dụng thông tin, tài nguyên số; hiểu khái niệm, cơ chế phá hoại, lây lan của phầnmềm độc hại và cách phòng chống; biết cách tự bảo vệ thông tin, dữ liệu và tài khoản cá nhân; hiểuđược rõ ràng hơn những mặt trái của Internet, nhận diện được những hành vi lừa đảo, thông tin mangnội dung xấu và biết cách xử lí phù hợp; thể hiện tính nhân văn khi tham gia thế giới ảo; có hiểu biếttổng quan về nhu cầu nhân lực, tính chất công việc của các ngành nghề trong lĩnh vực tin học cũng nhưcác ngành nghề khác có sử dụng ICT; sẵn sàng, tự tin, có tinh thần trách nhiệm và sáng tạo khi tham giacác hoạt động tin học.NLcBiết được các cấu trúc dữ liệu cơ bản, các thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản, viết được chươngtrình, tạo được trang web đơn giản; biết khái niệm hệ cơ sở dữ liệu, biết kiến trúc hệ cơ sở dữ liệu tậptrung và phân tán; sử dụng được máy tìm kiếm để khai thác thông tin một cách hiệu quả, an toàn và hợppháp; tìm kiếm, lựa chọn được thông tin phù hợp và tin cậy; sử dụng được các công cụ kĩ thuật số để tổchức, chia sẻ dữ liệu và thông tin trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề; có những hiểu biết và12Thành phầnnăng lựcNLdNLeBiểu hiệnhình dung ban đầu về trí tuệ nhân tạo và nêu được một số ứng dụng điển hình của trí tuệ nhân tạo.Khai thác được các dịch vụ tra cứu và trao đổi thông tin, các nguồn học liệu mở để cập nhật kiến thức,hỗ trợ học tập và tự học; sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ học tập, tự tin, sẵn sàng tìm hiểu nhữngphần mềm tương tự, qua đó có ý thức và khả năng tìm kiếm tri thức mới, tìm hiểu về nghề mình quantâm.Biết cách hợp tác trong công việc; sử dụng được phần mềm để lập kế hoạch, phân chia và quản lí côngviệc; lựa chọn và sử dụng được những kênh phù hợp để trao đổi thông tin, thảo luận, hợp tác và mởmang tri thức; giao tiếp, hoà nhập được một cách an toàn trong môi trường số, biết tránh các tác độngxấu thông qua một số biện pháp phòng tránh cơ bản.b]Yêu cầu bổ sung theo định hướng ICT và CSThànhphần nănglựcNLa vàNLcBiểu hiệnĐịnh hướng ICTĐịnh hướng CS– Kết nối được PC với các thiết bị số thông dụng– Biết tổ chức lưu trữ, khai thác được dữ liệu phụcvụ bài toán quản lí đơn giản trong thực tế.– Sử dụng được một số chức năng cơ bản của phầnmềm quản lí dự án.– Biết bảo vệ dữ liệu, cài đặt hay gỡ bỏ được phần13– Hiểu biết được nguyên lí hoạt động của hệ thốngthông tin bao gồm máy tính và các thiết bị số khác.– Hiểu được các phép toán nhị phân cơ bản và ứngdụng hệ nhị phân trong tin học.– Trình bày được sơ lược việc thiết kế mạng.– Hiểu và vận dụng được các phương pháp làm mịnThànhBiểu hiệnphần nănglựcĐịnh hướng ICTĐịnh hướng CSmềm trên máy tính và thiết bị di động khi cần thiết.dần, thiết kế mô đun trong lập trình.– Sử dụng được các phần mềm thiết kế đồ hoạ,chỉnh sửa ảnh và làm phim hoạt hình để tạo ra sảnphẩm số phục vụ học tập và đáp ứng sở thích của cánhân.– Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học vănphòng, tạo được sản phẩm số có chất lượng thôngqua các dự án giải quyết vấn đề thực tế.–Phân tích được dữ liệu với phần mềm bảng tính.– Xác định được cấu trúc dữ liệu thích hợp để biểu diễnthông tin, lựa chọn và xây dựng được thuật toán hiệuquả để giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ lậptrình bậc cao, qua đó phát triển tư duy điều khiển và tựđộng hoá; tạo được những sản phẩm số thiết thực nhưchương trình điều khiển robot giáo dục.– Biết được mục tiêu và một số thành tựu của Khoa họcdữ liệu và Học máy.– Biết được vai trò của phần mềm mô phỏng.V. NỘI DUNG GIÁO DỤC1. Nội dung khái quát1.1. Nội dung cốt lõiChủ đề A. Máy tính và xã hội tri thứcChủ đề B. Mạng máy tính và InternetChủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tinChủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường sốChủ đề E. Ứng dụng tin học14Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tínhChủ đề G. Hướng nghiệp với tin học 1.2. Chuyên đề họctậpa] Định hướng Tin học ứng dụngLớp10Chuyên đềThực hành làm việc với các tệp văn bảnThực hành sử dụng phần mềm trình chiếuMục tiêuGiúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng các phầnmềm soạn thảo văn bản, trình chiếu, bảng tính.Thực hành sử dụng phần mềm bảng tính11Thực hành sử dụng phần mềm vẽ trang tríThực hành sử dụng phần mềm làm phim hoạt hìnhGiúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm vẽtrang trí, làm phim hoạt hình và chỉnh sửa ảnh.Giúp học sinh:rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm quảnlí dự án; biết các giải pháp thông dụng để bảo vệ dữ liệu;Thực hành sử dụng phần mềm quản lí dự áncó khả năng cài đặt, gỡ bỏ phần mềm; phân tích được dữThực hành bảo vệ dữ liệu, cài đặt và gỡ bỏ phần liệu với phần mềm bảng tính.mềm Thực hành phân tích dữ liệu với phần mềmbảng tínhThực hành sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh12b] Định hướng Khoa học máy tínhLớp10Chuyên đềMục tiêuThực hành với các bộ phận của robot giáo dụcGiúp học sinh có kĩ năng lắp ráp robot giáo dục.Kết nối robot giáo dục với máy tínhGiúp học sinh có kĩ năng kết nối máy tính với robot giáodục và cài đặt phần mềm hỗ trợ.15Lớp1112Chuyên đềMục tiêuLập trình điều khiển robot giáo dụcGiúp học sinh hình thành khả năng lập trình điều khiểnrobot giáo dục.Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Đệ quyGiúp học sinh có khả năng thiết kế thuật toán theo kĩthuật Đệ quy.Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Chia để trịGiúp học sinh có khả năng thiết kế thuật toán theo kĩthuật Chia để trị.Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật DuyệtGiúp học sinh có khả năng thiết kế thuật toán theo kĩthuậtDuyệt.Tìm hiểu một vài kiểu dữ liệu tuyến tínhGiúp học sinh hiểu một số khái niệm cơ bản và ứng dụngmột số kiểu dữ liệu tuyến tính.Tìm hiểu Cây tìm kiếm nhị phân trong sắp xếp và tìmkiếmGiúp học sinh hiểu một số khái niệm cơ bản và ứng dụngCây tìm kiếm nhị phân trong sắp xếp và tìm kiếm.Giúp học sinh hiểu kĩ thuật duyệt Đồ thị theo chiều rộng,Tìm hiểu kĩ thuật duyệt Đồ thị và ứng dụngchiều sâu và một vài ứng dụng.2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớpa] Nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt ở cấp tiểu học16NỘI DUNG GIÁO DỤC TOÀN CẤP HỌCChủ đềChủ đề A. Máytính và emChủ đề B. Mạngmáy tính và InternetLớp 3Thông tin và xử lí thông tinLớp 4Phần cứng và phần mềmKhám phá máy tínhLàm quen với cách gõ bàn phímLớp 5Lợi ích của việc gõ bàn phímđúng cáchNhững việc em có thể làm đượcnhờ máy tínhXem tin và giải trí trên trang web Thông tin trên trang webTìm kiếm thông tin trên websiteChủ đề C. Tổ chứclưu trữ, tìm kiếm vàtrao đổi thông tinSắp xếp để dễ tìmBước đầu tìm kiếm thông tintrên InternetTìm kiếm thông tin trong giảiquyết vấn đềLàm quen với thư mục lưu trữthông tin trong máy tínhTổ chức cây thư mục lưu trữthông tin trong máy tínhCây thư mục và tìm tệp trênmáy tínhChủ đề D. Đạođức, pháp luật vàvăn hoá trongSử dụng thông tin cá nhân trongBản quyền sử dụng phần mềm Bản quyền nội dung thông tinmôi trường số một cách phù hợpmôi trường sốChủ đề E. ỨngLàm quen với bài trình chiếudụng tin họcđơn giảnChọn ít nhất 1 trong 2 chủ đềcon sau đây:Tạo bài trình chiếuTập soạn thảo văn bảnThực hành soạn thảo văn bảnChọn ít nhất 1 trong 2 chủ đềcon sau đây:Chọn ít nhất 1 trong 2 chủ đềcon sau đây:17Chủ đềChủ đề F. Giải quyếtvấn đề với sự trợgiúp của máy tínhLớp 3Lớp 4– Sử dụng công cụ đa phươngtiện để tìm hiểu thế giới tự nhiên– Sử dụng phần mềm luyện tậpLớp 5– Sử dụng công cụ đa phương – Sử dụng phần mềm đồ hoạ tạotiện để tìm hiểu lịch sử, văn hoá sản phẩm số đơn giản– Sử dụng phần mềm luyện– Sử dụng công cụ đa phươngthao tác với chuột máy tínhtập gõ bàn phímThực hiện công việc theo các bước Làm quen với môi trường lậpNhiệm vụ của em và sự trợ giúp trình trực quantiện hỗ trợ tạo sản phẩm đơn giảnChơi và khám phá trong môitrường lập trình trực quancủa máy tínhYÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC Ở CÁC LỚPLỚP 3Yêu cầu cần đạtNội dungChủ đề A. Máy tính và em– Nêu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hàng ngày đối vớiviệc ra quyết định của con người. Nhận biết được trong ví dụ của giáo viên, cái gì là thông tin và đâu làquyết định.– Nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra được trong ví dụ củaThông tin và xử lígiáo viên: Thông tin thu nhận và được xử lí là gì, kết quả của xử lí là hành động hay ý nghĩ gì. Nêuthông tinđược ví dụ minh hoạcho nhận xét: Bộ óc của con người là một bộ phận xử lí thông tin.– Nêu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyếtđịnh hành động. Nhận ra được trong ví dụ của giáo viên, máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.18Yêu cầu cần đạtNội dung– Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng như máy tính đểbàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng[màn hình, thân máy, bàn phím, chuột].– Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hìnhcảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,... cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.– Cầm được chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển, nháy, nháy đúp, kéo thảchuột.Khám phá máy– Khởi động được máy tính. Kích hoạt được một phần mềm ứng dụng. Ra khỏi được hệ thống đang tínhchạy theo đúng cách. Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiếtbị khi sử dụng.– Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình [với mắt, vớinguồn sáng trong phòng,...]. Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thờigian quy định cho lứa tuổi. Nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính.– Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.– Chỉ ra được khu vực chính của bàn phím và nêu được tên các hàng phím.Làm quen với– Biết vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở và thực hiện được thao tác gõ các phím ở hàng cơ sở,cách gõ bàn phímhàng trên, hàng dưới đúng quy định của cách gõ bàn phím.Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet– Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet [như xem tindự báo thời tiết, nghe ca nhạc,...].– Nêu được ví dụ thông tin nào đó không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấytrên Internet.19Xem tin và giải trítrên trang webYêu cầu cần đạt– Biết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi.Nội dungChủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin– Giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn.– Sắp xếp được đồ vật hay dữ liệu hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể. Ví dụ: xếp một số mảnh bìa có ghichữ cái theo thứ tự abc; xếp sách vở vào một ngăn tủ, xếp ảnh vào một ngăn tủ khác, quần áo vào ngănkhác nữa, trong ngăn tủ lớn xếp sách có thể chia làm các ngăn nhỏ hơn [ngăn chứa sách, ngăn chứa vở, Sắp xếp để dễ tìmngăn chứa truyện,...].– Nêu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp.– Biết được có thể biểu diễn một sắp xếp, phân loại cụ thể bằng sơ đồ hình cây.– Nhận biết được tệp, thư mục và ổ đĩa.– Mô tả sơ lược được vai trò của cấu trúc cây thư mục trong việc lưu các tệp và các thư mục.– Tìm hiểu được cấu trúc cây của một thư mục để biết nó chứa những thư mục con nào, những tệp nào.– Thực hiện được việc tạo, xoá, đổi tên thư mục.Làm quen với thưmục lưu trữ thôngtin trong máy tính– Tìm được tệp ở thư mục cho trước theo yêu cầu.Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số– Biết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính.– Có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính; biết được việc người xấucó thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình.Sử dụng thông tincá nhân trong môitrườngsốmộtcáchphùhợpChủ đề E. Ứng dụng tin học– Nhận biết được biểu tượng của phần mềm trình chiếu và kích hoạt được bằng cách nháy chuột vào20Làm quen với bàiYêu cầu cần đạtNội dungtrình chiếu đơn giảnbiểu tượng.– Tạo được tệp trình chiếu, gõ được một vài dòng văn bản đơn giản không dấu, đưa được ảnh vào mộttrang chiếu, lưu và đặt được tên cho tệp trình chiếu.Chủ đề con [lựa– Nhận thấy nhờ sử dụng máy tính mà con người quan sát được và biết thêm về thế giới tự nhiên một chọn]:cách sinh động và trực quan. Ví dụ: Máy tính giúp quan sát về loài vật, về Trái Đất quay quanh Mặt Sử dụng công cụTrời.đa phương tiện để– Kể lại được những gì quan sát đã đem lại thêm hiểu biết mới.tìm hiểu thế giớitự nhiên– Cầm chuột đúng cách.– Thực hiện được các thao tác với chuột: di chuyển con trỏ chuột, kéo thả chuột, nháy nút chuột, nháyđúp, sử dụng nút cuộn của chuột.– Nhận thấy phần mềm đã hướng dẫn thao tác đúng với chuột máy tính.Chủ đềcon [lựachọn]:Sử dụng phần mềmluyện tập thao tácvới chuột máy tínhChủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính– Nêu được một số công việc hàng ngày được thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn,các bước phải được sắp xếp thứ tự.– Nhận biết được việc chia một nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn là để dễ hiểu và dễ thựcThực hiện cônghiện hơn.việc theo các bước– Nêu được ví dụ về một việc thường làm có thể chia thành những việc nhỏ hơn, chẳng hạn làm mộtphép tính hay chuẩn bị cặp sách trước khi đi học có thể gồm một số bước.– Sử dụng được cách nói “Nếu...Thì...” thể hiện quyết định thực hiện một việc hay không tuỳ thuộc vào21Yêu cầu cần đạtNội dungmột điều kiện có được thoả mãn hay không.– Phát biểu được nhiệm vụ đặt ra bằng cách xác định những gì đã cho trước, cần làm gì hay cần tạo rasản phẩm số nào.– Chia được một công việc cụ thể thành những việc nhỏ hơn, trong đó có những việc có thể thực hiệnvới trợ giúp của máy tính.– Thực hiện được nhiệm vụ do giáo viên đặt ra, có sử dụng máy tính.Nhiệm vụ của emvà sự trợ giúp củamáy tínhLỚP 4Yêu cầu cần đạtNội dungChủ đề A. Máy tính và em– Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.– Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Phần cứng và phần chúng.mềm– Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềmtrong quá trình sử dụng máy tính.– Giải thích được lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách.– Biết vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím số và thực hiện được thao tác gõ đúng cách.– Gõ được đúng cách một đoạn văn bản ngắn khoảng 50 từ.Lợi ích của việc gõbàn phím đúng cáchChủ đề B. Mạng máy tính và Internet– Nhận biết và phân biệt được các loại thông tin chính trên trang web: văn bản, hình ảnh, âm thanh, Thông tin trên trang22Yêu cầu cần đạtNội dungsiêu văn bản.– Giải thích được sơ lược tác hại khi trẻ em cố tình truy cập vào những trang web không phù hợp lứatuổi và không nên xem.Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin– Xác định được chủ đề [từ khoá] của thông tin cần tìm.– Biết cách dùng máy tìm kiếm để tìm thông tin theo chủ đề [từ khoá].– Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet có sự trợ giúp của giáo viên hoặc phụ huynh.webBước đầu tìm kiếmthôngtintrênInternet– Thực hiện được các thao tác cơ bản với thư mục và tệp: tạo và xoá thư mục, xoá tệp, di chuyển một Tổ chức cây thư mụcthư mục hay một tệp vào trong thư mục khác, sao chép thư mục và tệp, đổi tên tệp.lưu trữ thông tin– Nêu được tác hại khi thao tác nhầm, từ đó có ý thức cẩn thận khi thực hiện những thao tác nêu trên. trong máy tínhChủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số– Nêu được một vài ví dụ cụ thể về phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí.– Biết rằng chỉ được sử dụng phần mềm có bản quyền khi được phép.Bản quyền sử dụngphần mềmChủ đề E. Ứng dụng tin học– Thực hiện được thành thạo việc kích hoạt và ra khỏi phần mềm trình chiếu.– Tạo được tệp trình chiếu đơn giản [khoảng 4 trang] có chữ hoa và chữ thường, có ảnh, có sử dụngcông cụ gạch đầu dòng. Biết lưu tệp sản phẩm vào đúng thư mục theo yêu cầu.– Định dạng được kiểu, màu, kích thước chữ cho văn bản trên trang chiếu.– Sử dụng được một vài hiệu ứng chuyển trang đơn giản.– Nhận biết được biểu tượng của phần mềm soạn thảo văn bản và kích hoạt được bằng chuột.23Tạo bài trình chiếuTập soạn thảo vănYêu cầu cần đạtNội dung– Soạn thảo được văn bản tiếng Việt có chữ hoa, có dấu và lưu trữ được vào thư mục theo yêu cầu.Mở được tệp có sẵn, đặt và đổi được tên tệp.– Đưa được hình ảnh vào văn bản.bản– Chỉnh sửa được văn bản với các thao tác chọn, xoá, sao chép, di chuyển một đoạn văn bản.– Nêu được ví dụ minh hoạ việc sử dụng phần mềm máy tính hoặc video giúp biết thêm những thôngtin sinh động về lịch sử, văn hoá.– Kể lại được điều quan sát và biết thêm qua sử dụng công cụ đa phương tiện.Chủ đề con [lựachọn]:Sử dụng công cụ đaphương tiện để tìmhiểu lịch sử, văn hoá– Nhận thấy được phần mềm có thể giúp tập gõ đúng cách, có thể “hướng dẫn” luyện gõ bằng hệthống bảng chọn và các thông báo.– Quen được với giao diện của phần mềm luyện gõ và tập gõ được theo yêu cầu thấp nhất, ví dụ nhưtập gõ phím Shift tạo chữ hoa, các dấu và các số.Chủ đề con [lựachọn]:Sử dụng phần mềmluyện tập gõ bànphímChủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính– Nhận ra được chương trình máy tính qua các trò chơi.– Nêu được ví dụ cụ thể về sử dụng chương trình máy tính để diễn tả ý tưởng, câu chuyện theo từngbước.– Tự thiết lập và tạo được chương trình đơn giản, ví dụ điều khiển một nhân vật chuyển động trênmàn hình.24Làm quen với môitrường lập trình trựcquan

Video liên quan

Chủ Đề