Nôn và đi ngoài là bệnh gì năm 2024

Buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? Các biểu hiện kèm theo như đau bụng, chóng mặt, sốt... có nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải thích nguyên nhân và cách xử lý khi gặp phải tình trạng này.

Buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì?

Đau bụng buồn nôn đi ngoài, chóng mặt gặp phải ở cả trẻ nhỏ, người lớn, người già. Đa số các trường hợp này do những nguyên nhân sau đây.

Đau bụng buồn nôn đi ngoài do ngộ độc thức ăn

Những thức ăn chứa nhiều độc tố cho ruột như thức ăn thiu, thối, hỏng, tồn dư nhiều hóa chất, chất bảo vệ thực vật. Những độc tố sinh ra từ vi khuẩn, nấm trong thực phẩm làm tổn thương niêm mạc ruột kích thích phản xạ đi ngoài đào thải độc tố.

Trường hợp này, đau bụng thường dữ dội, đau thắt bụng, “miệng nôn trôn tháo” tức là vừa nôn vừa tiêu chảy. Nếu tống hết chất độc thì các triệu chứng cũng giảm.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_buon_non_tieu_chay_la_benh_gi_1_2206eb62f2.jpg)

Triệu chứng buồn nôn tiêu chảy do ngộ độc thức ăn.

Tiêu chảy buồn nôn chóng mặt do dị ứng thức ăn

Có nhiều trường hợp cơ địa dị ứng loại thức ăn nào có thể bị nôn, tiêu chảy. Các món ăn dễ gây dị ứng là thức ăn giàu protein như hải sản, lạc... Dị ứng nặng có thể gây khó thở, tim đập nhanh, choáng, chóng mặt và cần cấp cứu kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng sữa gây tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể đổi sang loại sữa khác cho con nếu thấy con có biểu hiện không tiêu hóa được, tiêu chảy.

Đau bụng buồn nôn tiêu chảy do bệnh đại tràng

Viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích cũng là nguyên nhân thường gặp khi bị tiêu chảy. Đau bụng thường đau quặn dọc theo khung đại tràng. Tiêu chảy trong bệnh đại tràng thường có phân nhày đôi khi có máu. Những người bệnh đại tràng có khi cũng bị táo, lỏng xen kẽ, chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu.

Tiêu chảy cấp tính

Bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả, E.coli, vi rút Rota, Norovirut... Các loại vi khuẩn này lây lan qua đường tiêu hóa gây nên các cơn tiêu chảy cấp tính. Các triệu chứng nhiễm khuẩn có thể xảy ra kèm theo như sốt cao, nôn ói nhiều. Cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước, mệt mỏi, mê man rất nguy hiểm.

Tiêu chảy cấp hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_buon_non_tieu_chay_la_benh_gi_2_e6c7cc34a5.jpg)

Đau bụng, nôn và tiêu chảy cấp tính do vi rút.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày cũng gây nên những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Kèm theo triệu chứng này là thường xuyên đau vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi, chán ăn, sút cân.

Đau bụng buồn nôn tiêu chảy phải làm sao?

Đánh giá sơ bộ về nguyên nhân khiến bạn gặp phải những triệu chứng nôn, tiêu chảy để có biện pháp chữa trị.

Bù nước, bù dịch khi tiêu chảy

Quan trọng trước hết là phải bù nước, chất điện giải bị mất đi khi tiêu chảy, nôn quá nhiều. Đa số các trường hợp nhẹ có thể bù nước, dịch bằng đường uống với dung dịch oresol. Chú ý nên pha đúng nồng độ theo hướng dẫn và uống từ từ từng chút một để không kích thích nhu động ruột tăng phản xạ đi ngoài.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_buon_non_tieu_chay_la_benh_gi_3_1_eef0d8e0ba.jpg)

Bù dịch là biện pháp xử lý đầu tiên khi bị tiêu chảy.

Nếu không uống được hoặc mất nước nhiều thì có thể tiêm truyền tĩnh mạch điện giải tại cơ sở y tế.

Chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy

Nên ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa vì lúc này niêm mạc ruột đang bị tổn thương chưa tiêu hóa tốt được thức ăn. Ban đầu có thể cho ăn vừa cháo loãng, ít thức ăn sau đó bồi dưỡng cơ thể với thức ăn giàu dưỡng chất để cơ thể nhanh hồi phục.

Tạm thời chưa uống sữa nhất là sữa tươi. Đa phần người lớn không còn enzym tiêu hóa được đường lactose trong sữa nên hay bị tiêu chảy khi uống sữa.

Bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Đa phần các triệu chứng tiêu chảy sẽ giảm nhẹ khi được bù dịch kịp thời mà không cần dùng thuốc. Để giảm nhanh, bạn có thể bổ sung các loại thuốc:

  • Men vi sinh: tiêu chảy làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp giảm triệu chứng đi ngoài nhanh hơn.
  • Kẽm: Kẽm có vai trò làm nhanh lành tổn thương niêm mạc ruột khi bị tiêu chảy.
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Trừ trường hợp tiêu chảy do ngộ độc cần tăng thải độc tố nếu tiêu chảy quá nhiều gây mất nước có thể sử dụng các thuốc giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy kịp thời.

Hy vọng với bài viết trên bạn đã biết buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? Cũng như cách xử lý khi gặp phải trường hợp này rồi. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!

Sáng bữa nào em cũng bị nôn muốn ói và thường xuyên bị tiêu chảy, thường xuyên đau bụng nữa. Vậy bác sĩ cho em hỏi nôn ói kèm tiêu chảy thường xuyên là bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nôn ói kèm tiêu chảy thường xuyên là bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nôn ói có rất nhiều nguyên nhân thường gặp: Viêm dạ dày ruột hoặc ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn, các nhiễm khuẩn khác như viêm màng não, viêm gan, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn niệu cũng có thể gây nôn ói như là một triệu chứng trong bệnh cảnh chung, tác dụng phụ của thuốc. và các nguyên nhân ngoại khoa: Viêm tụy, viêm túi mật, viêm ruột thừa, tắc ruột non, nhiễm toan ceton tiểu đường, bệnh Addison, tăng áp lực trong sọ (thường có các triệu chứng thần kinh khác), các loại thuốc thường gây nôn ói: Hóa trị ung thư, tthuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống loạn nhịp, Digoxin, thuốc tiểu đường dạng uống (Metformin), kháng sinh( Erythromycin, co Trimoxazole), Sulfasalazine, miếng dán Nicotin, thuốc ngủ, thuốc chữa bệnh Parkinson, thuốc chống động kinh, Vitamin liều cao....

Bạn cần đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về nôn ói kèm tiêu chảy thường xuyên, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bị nôn và đi ngoài phải làm sao?

Khi bị tiêu chảy buồn nôn bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời để làm rõ nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Ví dụ tiêu chảy buồn nôn do nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng cách uống thuốc chống viêm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung nước, điện giải giúp ngăn ngừa rối loạn điện giải.

Bị đau bụng đi ngoài buồn nôn nên ăn gì?

Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo... Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức.

Đau bụng đi ngoài buồn nôn nên uống thuốc gì?

3.1. Thuốc tiêu chảy Berberin. ... .

3.2. Thuốc tiêu chảy Diphenoxylate. ... .

3.3. Thuốc tiêu chảy Loperamid. ... .

3.4. Thuốc tiêu chảy Codein. ... .

3.5. Thuốc tiêu chảy Pepto Bismol. ... .

3.6. Thuốc tiêu chảy Racecadotril. ... .

3.7. Thuốc Smecta. ... .

3.8. Kẽm..

Buồn nôn đi ngoài là bệnh gì?

Đau bụng, buồn nôn, đại tiện phân lỏng là những triệu chứng hay gặp của nhóm bệnh lý viêm dạ dày ruột đại tràng. Nhóm bệnh lý này cũng có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng hoặc nguy hiểm đến tính mạng, những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi và không phải can thiệp gì.