Ở gia định em việc bón thúc cho cây ăn quả được thực hiện như thế nào

Bón thúc là một trong hai kỹ thuật bón quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trang bị cho bản thân mình đầy đủ kiến thức nhà nông, biết bón thúc đúng cách, lựa chọn đúng thời điểm và sử dụng loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp sẽ cung cấp đủ chất giúp cây trồng khỏe mạnh, cho năng suất và chất lượng cao.

Bón thúc là gì?

Bón thúc là gì?

Trước khi tiến hành bón phân thì bạn cần phải trả lời được câu hỏi phân bón là gì? – Tham khảo bài viết sau để có kiến thức toàn diện hơn về phân bón bạn nhé: //phanbonhalan.com/phan-bon/

Bón thúc là kỹ thuật sử dụng phân bón với mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển và sinh trưởng của cây trồng. Khi cây được trồng ở nơi có môi trường phát triển thuận lợi, năng suất và chất lượng đều sẽ được nâng cao.

Kỹ thuật bón phân này thường được áp dụng vào một số giai đoạn nhất định, phân bón được dùng khi nhu cầu hấp thu chất dinh dưỡng của cây gia tăng, chứ không phải sử dụng trong toàn bộ quá trình trồng trọt và chăm sóc cây. Do đó, việc nắm chắc thời gian và cách thức thực hiện kỹ thuật bón thúc là cực kỳ quan trọng.

Nếu bạn bỏ lỡ việc bón phân cho cây vào những giai đoạn quan trọng, cây sẽ có xu hướng kém phát triển, dễ bị bệnh, năng suất và chất lượng suy giảm.

Vai trò của bón thúc và các loại phân bón nên sử dụng ở từng giai đoạn phát triển

Bón thúc thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng

Thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng là giai đoạn cây trồng bắt đầu lớn nhanh, phân cành, ra lá, vươn lóng. Việc bón thúc vào thời điểm này sẽ gia tăng tốc độ phát triển, giúp cây mau lớn và khỏe mạnh.

Giai đoạn này nên tiến hành bón bằng phân đạm, lân, kali hoặc sử dụng hỗn hợp phân bón NPK với hàm lượng lân và kali vừa phải, hàm lượng đạm cao. Một số loại phân bón thích hợp: Đạm SA, Đạm Urê, NPK 30-10-10, NPK 25-10-10, NPK 19-9-19,….

Bón thúc quả

Bón cho cây ăn quả

Sau khi đậu quả, bón thúc sẽ được thực hiện thêm một lần nữa để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng quan trọng để nuôi quả, gia tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Bạn cần lưu ý rằng thời gian bón phân cho quả ở từng loại cây không giống nhau. Với các loại cây rau lấy quả [mướp, su hào, bí, dưa chuột, cà chua,…] thời gian bón thúc vào khoảng 45 ngày từ thời điểm trồng cây. Với các loại cây thân gỗ ăn quả, thời gian bón thúc được tính từ sau khi đậu quả, vào khoảng 30 – 45 ngày.

Trong giai đoạn nuôi củ, cây cần tích lũy đường nên việc bón phân nên sử dụng các loại phân bón có hàm lượng kali và đạm cao như Kali Sunphat, NPK 15.5.25, NPK 15.5.30,…Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp bổ sung bón phân trung lượng, vi lượng tùy theo đặc điểm của từng loại cây để đảm bảo sự phát triển hài hòa, đầy đủ cho cây trồng.

Bón thúc nụ, thúc hoa

Bón thúc nụ, thúc hoa thường được tiến hành trước thời điểm nở hoa khoảng 25 – 30 ngày, tùy thuộc từng loại cây. Vào thời điểm này, bón thúc sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, tác động đến quá trình phân hóa mầm hoa, tạo điều kiện thuận lợi để hoa của cây khỏe, ra nhiều và đồng loạt.

Ở các loại cây ăn quả, cây lấy hạt, cây trồng ra càng nhiều hoa sẽ càng gia tăng tỷ lệ đậu quả. Và theo đó, năng suất cây trồng cũng gia tăng.

Cách bón thúc cho cây trồng

Cách bón thúc cho cây trồng

Các cách bón thúc phổ biến

Khi bón theo hốc, chúng ta cần đào xung quanh từng gốc, bón phân và lấp đất lên trên. Phương pháp được thực hiện khá đơn giản đồng thời đảm bảo các cây được cung cấp một lượng phân bón đồng đều, đủ lượng.

Tuy nhiên, phân bón sau khi được tiếp xúc với đất sẽ dễ bị chuyển hóa thành hợp chất khó tan nên cây khó có thể hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng mà phân bón cung cấp.

Cũng tương tự như bón theo hốc nhưng ở bón theo hàng, bạn sẽ chỉ cần đào thành các rãnh dọc theo từng hàng cây trồng. Mỗi rãnh có độ sâu khoảng 10cm và chiều rộng 20cm. Sau khi rải đều phân bón đầy vào các rãnh thì lấy thêm đất để lấp thêm lên phía trên.

So với phương pháp bón theo hốc thì cách bón theo hàng thuận tiện hơn và ít tốn công sức hơn. Thế nhưng, phương pháp này cũng có những hạn chế tương tự như bón theo hóc chính là phân bón dễ bị chuyển thành hợp chất khó hòa tan, làm cây trồng khó khăn trong hấp thụ hoặc hoàn toàn không thể hấp thụ được.

Bước chuẩn bị đầu tiên cho bón vãi là bạn phải làm ẩm mặt đất trước khi tiến hành để có hiệu quả tốt nhất. Cách thức bón vãi không có gì phức tạp, chỉ cần rải lớp phân bón đều lên mặt đất, đặc biệt là những khu vực gần gốc cây.

Đây là phương pháp thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên điểm hạn chế của bón vãi là trong trường hợp bạn chưa quen với thao tác, phân bón có thể bị phân bố không đều hoặc không đúng vị trí bộ rễ của cây, khiến cây không thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng.

Cách bón thúc cho những loại cây trồng khác nhau

Cách bón thúc cho những loại cây trồng khác nhau

Các loại cây rau

Các loại cây rau như cải xanh, cà chua, cải bắp,… hầu hết là các loại cây ngắn ngày.

Với những loại rau, thông thường sẽ tiến hành bón thúc 3 lần:

  • Lần 1 sau khi cây bắt đầu hình thành 2-3 cặp lá thật, sau khi trồng từ 8 – 10 ngày, tiến hành bón để tăng tốc độ phát triển của cây, giúp cây khỏe mạnh;
  • Lần 2 sau khi trồng từ 22 – 25 ngày tiến hành bón lúc cây ra hoa;
  • Lần 3 sau khi trồng từ 40 – 45 ngày tiến hành bón lúc cây đang nuôi quả.

Các loại cây ăn quả

Với các loại cây thuộc họ ăn quả, bạn sẽ phải bón thúc 2-3 lần mỗi năm, tùy theo chu kỳ phát triển ra hoa, kết quảở các loại cây trồng khác nhau.

Thời gian tiến hành bón thúc nên được phân bổ theo kế hoạch sau:

  • Giai đoạn sau khi thu hoạch quả: vào thời điểm này, tình trạng cây sẽ rơi vào trạng thái khá kiệt quệ, bón thúc sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, kích thích cây phát triển thêm các bộ phận rễ, cành mới nhằm thay thế cho những bộ phận cũ, yếu, không còn khả năng phát triển.
  • Trước khi cây ra hoa: Cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ để tăng thêm số lượng hoa, đảm bảo hoa ra nhiều và đồng đều.
  • Sau khi đậu quả: Bổ sung thêm loại chất phù hợp cho giai đoạn nuôi quả.

Các loại cây trồng công nghiệp lâu năm

Với các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, ca cao, hồ tiêu,… có thể tiến hành bón thúc 2 lần mỗi năm vào thời điểm đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa, hoặc 3 lần chia đều cho đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Bón phân được chia ra làm 2 kiểu: Bón lót và bón thúc cho cây trồng. Bài viết dưới đây TTP GLOBAL sẽ cùng bà con nông dân tìm hiểu những thông tin liên quan: Bón thúc là gì? Tác dụng việc bón thúc? Và cách thức bón thúc phù hợp dành cho cây và có năng suất cao.

Bón thúc là gì?

Bón thúc là kỹ thuật bón phân cho cây trồng trong các giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển. Mục đích của việc này là mang lại cho cây đủ các loại dinh dưỡng cần thiết. Qua đó, tạo điều kiện cho cây được trồng có môi trường phát triển thuận lợi, đạt năng suất và chất lượng mong muốn.

Kỹ thuật bón thúc thường được áp dụng vào những giai đoạn nhất định. Được bổ sung khi nhu cầu hấp thu chất dinh dưỡng cho cây gia tăng, chứ không phải xuyên suốt quá trình trồng trọt. Do đó, bà con nông dân cần nắm chắc thời gian và cách thức thực hiện kỹ thuật.

Nếu bà con bỏ lỡ việc bón phân cho cây vào những giai đoạn quan trọng. Cây sẽ có xu hướng kém phát triển, dễ bị bệnh, năng suất và chất lượng đều suy giảm.

Thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng chính là giai đoạn cây trồng bắt đầu lớn nhanh, phân cành và ra lá. Đây là thời điểm phù hợp bón thúc, để gia tăng tốc độ phát triển, giúp cây mau lớn và khỏe mạnh.

Giai đoạn này, bà con nông dân nên bổ sung cân bằng đạm – lân – kali hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ giàu đa – trung – vi lượng. Một số loại phân bón thích hợp: Phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân Humic nhập khẩu,…

Thông thường, vào trước thời điểm cây ra hoa khoảng 25 – 30 ngày. Tùy vào loại cây trồng, bà con sẽ cung cấp lượng phân bón phù hợp. Bổ sung phân bón thúc sẽ tác động đến quá trình phân hóa mầm hoa. Tạo điều kiện thuận lợi để cây ra hoa đều, hoa của cây khỏe, ra nhiều và đồng loạt.

Với các cây trồng: Cây ăn quả, cây lấy hạt,… ra hoa càng nhiều tỷ lệ đậu quả càng lớn. Và theo đó, năng suất cây trồng cũng gia tăng.

Sau khi đậu quả, bón thúc sẽ được thực hiện tiếp thêm một lần nữa. Để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây nuôi quả, gia tăng năng suất và chất lượng cao.

Bà con cần lưu ý rằng, thời gian bón phân cho quả ở mỗi giai đoạn đều không giống nhau.

  • Cây rau lấy quả mướp, su hào, bí, dưa chuột, cà chua: Bón thúc vào khoảng 45 ngày từ thời điểm trồng cây.
  • Các loại cây thân gỗ, ăn quả: Thời gian bón thúc được tính từ sau khi đậu quả khoảng 30 – 45 ngày.

Trường hợp cây nuôi củ, cây cần tích lũy đường nên bà con hãy chọn các loại phân bón có hàm lượng kali và đạm cao. Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp bổ sung trung – vi lượng. Tùy theo đặc điểm của từng loại cây, từ đó đảm bảo sự phát triển hài hòa và đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.

Kỹ thuật bón thúc hiệu quả

Khi bón theo hốc, bà con nông dân cần đào xung quanh từng gốc, bón phân và lấp đất lên trên. Phương pháp được thực hiện khá đơn giản, cũng là kỹ thuật đảm bảo lượng phân bón đồng đều và đủ lượng.

Tuy nhiên, lượng phân tiếp xúc với đất sẽ dễ bị chuyển hóa thành hợp chất khó tan. Nên cây khó có thể hấp thu chất dinh dưỡng tối đa.

Tương tự như bón theo hốc, khi bón theo hàng/đào rãnh, bà con chỉ cần đào các rãnh dọc theo cây trồng. Với độ sâu khoảng 10cm và chiều rộng 20cm. Phân bón đầy vào các rãnh, sẽ tiến hành lấp đất như phương pháp thúc theo hốc.

So với bón theo hốc, cách này chỉ tốn thời gian đào rãnh, tuy nhiên bón dễ và tốn ít công sức hơn. Song, phương pháp này cũng hạn chế lượng dinh dưỡng khi chuyển hóa cho cây hấp thụ.

Trước khi bón vãi, bà con cần làm ẩm mặt đất để có hiệu quả tốt nhất. Cách thức bón vãi vô cùng đơn giản, chỉ cần rải đều lớp phân bón lên mặt đất ở gần phần gốc. 

Được đánh giá là phương pháp thuận tiện, đơn giản. Nhưng nếu chưa quen cách bón này, bà con sẽ không thể phân bố đều hoặc không đúng vị trí bộ rễ cây. Cây khó có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng.

Kỹ thuật bón thúc cho từng loại cây

Cải xanh, cà chua, cải bắp,… [cây ngắn ngày]. Thông thường sẽ tiến hành bón thúc 3 lần:

  • Lần 1: Sau khi trồng từ 8 – 10 ngày, cây hình thành 2 – 3 lá. Tiến hành bón để tăng tốc độ phát triển của cây, giúp cây khỏe mạnh.
  • Lần 2: Sau khi trồng từ 22 – 25, bổ sung thúc để cây ra hoa.
  • Lần 3: Sau khi trồng từ 40 – 45 ngày, tiến hành bón thúc để cây nuôi củ/quả.

Đối với cây thuộc họ ăn quả, cần bón thúc 2-3 lần mỗi năm. Tùy vào từng thời kỳ ra hoa, đậu quả và từng giống cây khác nhau. 

Chia sẻ các giai đoạn bón thúc cho cây ăn quả:

  • Sau khi thu hoạch quả: Cây ở trạng thái khá kiệt quệ, bón thúc sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, kích thích phát triển thêm các bộ phận rễ, cành mới. Giúp thay thế cho những bộ phận của cây đã cũ, yếu, không còn khả năng phát triển.
  • Trước khi cây ra hoa lần 2: Cung cấp đầy đủ chất để cây tăng thêm số lượng hoa, đảm bảo hoa ra nhiều và đồng loạt.
  • Sau khi đậu quả: Bổ sung nhiều các loại chất dinh dưỡng phù hợp cho cây. 

Tiến hành bón thúc 2 lần/năm đối với cà phê, ca cao, hồ tiêu,… Thường vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa, có thể thêm lần 3. Hoặc chia đều cho đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Việc bón thúc không phải đơn giản, để đạt được hiệu quả đúng như mong muốn hoặc vượt qua mong đợi. Bà con nông dân cần nắm rõ nguyên tắc đúng loại phân – đúng liều lượng – đúng thời điểm – đúng phương pháp. Liên hệ TTP GLOBAL 0938 432 788 để được hỗ trợ tư vấn lựa chọn loại phân bón và chia sẻ kỹ thuật bón phân phù hợp cho cây trồng.

Tìm hiểu thêm thông tin liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề