Ông chủ lazada là ai

Ngoài những con số ấn tượng về doanh thu, lượt truy cập, lượng đơn hàng kỷ lục và tỷ lệ nhà bán hàng mới lên sàn, năm 2021 còn là năm ý nghĩa với Lazada với nhiều bước tiến vững mạnh, ấn tượng, từng bước chinh phục người tiêu dùng, đối tác và nhà bán hàng trên cả nước.

Sau một năm bứt phá với hàng loạt sáng kiến nổi bật, ban lãnh đạo Lazada đã có những chia sẻ về hành trình giúp cùng nhau chèo lái con thuyền này "vượt bão" đại dịch, từ đó liên tục kiến tạo nhiều giá trị cho người dùng cũng như các đối tác kinh doanh.

Làn sóng "di cư số"

Đại dịch mang lại nhiều thử thách, trở ngại song lại là cú hích thúc đẩy nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số để thích nghi trong năm vừa qua. Vị CEO đã dùng cụm từ "đáng kinh ngạc" để hình dung làn sóng "di cư số" này của doanh nghiệp Việt.

Từ tháng 10/2021 đến nay, số lượng nhà bán hàng mới tham gia nền tảng này tăng khoảng 30% mỗi tháng. Theo thống kê mới nhất trong báo cáo "Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19" phối hợp cùng các chuyên gia phân tích, chỉ trong 11 tháng đầu năm, Lazada ghi nhận 40% nhà bán hàng mới đến từ khu vực phi thành thị.

Tỷ lệ nhà bán hàng mới từ Hà Nội và TP HCM cũng tăng trưởng lần lượt 29% và 31%. Trong đó, mức tăng cao nhất thuộc về ngành hàng tiêu dùng nhanh [FMCG], tiếp đến là thời trang, nhà cửa - đời sống và điện tử. Ông James Dong cho rằng đây là tín hiệu tích cực cho thấy thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

Ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan nhấn mạnh rằng hỗ trợ cộng đồng, duy trì việc làm và đóng góp chung cho sự phục hồi kinh tế là những ưu tiên hàng đầu của Lazada trong năm qua. Ảnh: Lazada Việt Nam

Để hỗ trợ nhà bán hàng, Lazada rút ngắn quy trình lên sàn, tích hợp giải pháp quản lý kinh doanh bằng biểu đồ thời gian thực. Sàn còn marketing, đẩy mạnh hoạt động vận chuyển, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, không tiếp xúc, hạn chế rủi ro cho người mua và bán.

Ông James Dong cho biết trong giai đoạn đỉnh dịch tại TP HCM, Lazada rút ngắn quy trình đăng ký bán hàng còn 3h với các nhà cung cấp thực phẩm tươi sống, rút ngắn thời gian giao hàng. Các giải pháp của sàn trong thời điểm đó góp phần giảm rủi ro lây lan dịch bệnh, bình ổn giá lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cấp thiết của người dân.

Bên cạnh đó, chiến lược "3 dễ dàng" với "dễ dàng mua sắm - dễ dàng kinh doanh - dễ dàng vận chuyển" của Lazada đã chứng minh hiệu quả bằng những thành tích sàn đạt được. Vị CEO khẳng định lợi ích và an toàn của khách hàng, đối tác kinh doanh luôn là ưu tiên hàng đầu của nền tảng.

"Phép thử" cho chuỗi cung ứng

Ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc Logistics Lazada Việt Nam đã diễn tả tình trạng chuỗi cung ứng trong thời dịch bằng từ "khủng khiếp". Trong hơn 4 tháng liên tục, hoạt động vận chuyển, kinh doanh, mua bán gần như "đóng băng". Các mắt xích nguyên vật liệu, sản xuất hàng hóa, phân phối và vận chuyển đến tay người dùng đều gián đoạn.

"Thiếu hàng, người bán không thể kinh doanh. Có hàng nhưng không có băng keo, nhà bán hàng cũng chẳng thể đóng gói. Thậm chí khi đã vượt qua những khó khăn đó mà đơn vị vận chuyển đóng cửa, người mua cũng không nhận được hàng hóa", ông Thịnh diễn giải về tình hình cấp bách khi làn sóng Covid-19 thứ tư ập đến.

Vượt qua trở ngại, ông Thịnh cùng đội ngũ logistics của Lazada Việt Nam đã thích ứng, bằng mọi cách duy trì hoạt động, đảm bảo vận hành, giữ hàng hóa thông suốt. Các giải pháp phòng chống dịch tại điểm công tác nhanh chóng triển khai, xử lý, đảm bảo an toàn cho nhân viên lẫn khách hàng.

"Tất cả chúng tôi làm việc liên tục từ 5h-23h mỗi ngày. Ban ngày làm việc, tối tranh thủ đánh giá hiệu quả và phương pháp khắc phục cho hôm sau", ông Vũ Đức Thịnh cho biết. Ảnh: Lazada Việt Nam

Nhìn lại năm 2021, ông Thịnh tự hào khi Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử hiếm hoi tại Việt Nam đảm bảo chuỗi cung ứng thời dịch. Hệ thống logistics hoàn thành chỉ tiêu từ đầu năm. Một số chỉ tiêu vượt mong đợi. Nỗ lực vận hành thông suốt không chỉ giúp nhà bán hàng hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng. Điều đó còn góp phần duy trì tăng trưởng cho Lazada, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho toàn bộ nhân viên.

"Khả năng thích ứng cùng tầm nhìn dài hạn phát triển bền vững là thế mạnh của Lazada. Lazada định hướng tập trung vào công nghệ, logistics ngay từ những ngày đầu phát triển và đến hiện tại, giá trị của chiến lược này được thể hiện rõ", ông Thịnh nhấn mạnh.

Thấu hiểu và đồng hành

Song song với logistics, Lazada có nhiều hoạt động marketing đồng hành cộng đồng vượt thách thức trong năm qua.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Giám đốc Marketing Lazada Việt Nam cho biết bà cùng đội ngũ marketing luôn đặt KPI là sự an tâm, lạc quan, thoải mái của người dùng và cộng đồng. Theo đó, thời gian qua Lazada đã linh hoạt đổi mới nhiều hình thức tiếp cận, triển khai hoạt động, tương tác với khách hàng.

Ngoài ra, Lazada triển khai nhiều giá trị cộng thêm như voucher giảm giá, khích lệ hành vi mua sắm. Với nhóm khách quen, sàn áp dụng gói "Voucher club", tối ưu quyền lợi, giúp khách thu thập voucher với tổng giá trị ưu đãi đến 850.000 đồng, 50.000 đồng một tháng.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Giám đốc Marketing Lazada Việt Nam khẳng định sàn không ngừng đổi mới, sáng tạo cả trong bối cảnh dịch căng thẳng. Ảnh: Lazada Việt Nam

"Ưu đãi giúp giải quyết bài toán chi tiêu. Nhưng sẽ cần thêm những yếu tố khác để thực sự sẻ chia với cộng đồng", bà Hằng chia sẻ. Đó là lý do trong năm 2021, các hoạt động shoppertainment [mua sắm kết hợp giải trí] của Lazada được đầu tư mạnh mẽ. Hàng trăm tập livestream được thực hiện mỗi ngày với các nội dung đa dạng, đáp ứng nhu cầu giải trí như LazCook, LazMusic, LazGetfit, LazLearn, LazHome, LazPlay...

Theo thống kê từ Lazada Việt Nam, trong những ngày cao điểm lễ hội mua sắm, nền tảng này tạo ra hơn 400 tập livestream mỗi ngày, thu hút lượng người xem tăng 5-6 lần so với ngày thường. Hoạt động SuperShow - Đại nhạc hội cũng đạt hàng chục triệu lượt xem trên các nền tảng.

Với các nỗ lực đó, tổng đơn đặt hàng tại lễ hội mua sắm 11/11 tăng gần gấp đôi. Khách hàng tham gia tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đợt 12/12, doanh số bán hàng từ LazLive tăng 7 lần. Supershow chạm mốc 26 triệu lượt xem, góp phần tăng 20 lần doanh số.

"Công nghệ dự kiến tiếp tục là chìa khóa nâng cao trải nghiệm người dùng. Trong năm nay, chúng tôi sẽ khai thác và ứng dụng thêm nhiều công nghệ hiện đại, đồng hành cùng người dùng trong quá trình mua sắm - trải nghiệm trên nền tảng Lazada", bà Hằng chia sẻ chiến lược sắp tới.

"Người giỏi nhất chưa chắc phù hợp nhất"

Đây cũng là quan điểm tuyển chọn và đào tạo nhân lực của bà Văn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Nhân sự Lazada Việt Nam. Bà cho biết một trong những yếu tố giúp Lazada "vượt bão" thành công năm qua là nhờ đội ngũ nhân sự trẻ trung, giỏi thích ứng, chủ động và sáng tạo.

Nền tảng này đặt ra khung năng lực chung gồm 7 tiêu chí, làm tiền đề cho các quyết định, kế hoạch về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Các tiêu chí gồm: khả năng giải quyết vấn đề; sáng tạo và ứng biến; giao tiếp - điều phối; hiểu biết kiến thức kinh doanh; năng lực quản lý - lãnh đạo nhóm; tạo lập văn hóa doanh nghiệp; nhận biết - quản trị thay đổi.

Bà Văn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc nhân sự Lazada Việt Nam cho biết tự hào khi tất cả thành viên Lazada thích ứng nhanh, quyết tâm cao. Ảnh: Lazada Việt Nam

Trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp, Lazada đã triển khai chương trình "Covid Care 2.0", đảm bảo sức khỏe cho cả nhân viên và cộng đồng. Chính sách làm việc tại nhà, tiêm vaccine, trang bị kit bảo vệ, hỗ trợ người nhiễm Covid-19 nhanh chóng triển khai. Sàn cũng triển khai nhiều chương trình tiếp thêm động lực, gắn kết và tôn vinh cá nhân, tập thể ưu tú.

Nhân sự Lazada trong năm 2021 vẫn tăng 20% so với năm 2020. Loạt chính sách và hoạt động với chiến lược đặt con người làm trọng tâm đã đưa Lazada trở thành "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" trong ba năm liền do tạp chí HR Asia bình chọn. Bên cạnh đó, sàn còn được vinh danh "Nền tảng thương mại điện tử của năm" tại Best Choice Awards 2021, góp phần khẳng định vị thế của Lazada tại thị trường Việt.

"Điểm khác biệt của Lazada là không phân tâm bởi các mục tiêu tài chính ngắn hạn hay con số thống kê nhất thời. Thay vào đó, chúng tôi hướng đến dài hạn, bền vững hơn, không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng, đối tác thương hiệu và nhà bán hàng", ông James Dong khẳng định.

Nguyệt Di

Thương mại điện tử nói chung và Lazada nói riêng trải qua một năm chuyển biến nhanh chưa từng có. Nhiều chỉ số tăng trưởng kỷ lục, nhiều chỉ báo lạc quan về thói quen mua sắm online của người dùng. Điển hình với Lazada, số lượng nhà bán hàng trong năm qua tăng gấp đôi so với năm 2019. LazMall - hệ thống gian hàng chính hãng của nền tảng này cũng ghi nhận mức tăng trưởng về số lượng đơn hàng và khách hàng đến hơn ba lần trong các lễ hội mua sắm và hơn hai lần trong các ngày thường.

Đại diện Lazada Việt Nam, CEO James Dong chia sẻ câu chuyện một năm thành công của nền tảng này và những định hướng trong năm 2021.

Ông James Dong - Tổng giám đốc Lazada Việt Nam. Ảnh: Lazada Việt Nam.

- Ông nhìn nhận thế nào về quan điểm "đốt tiền" cho khuyến mãi, giảm giá để tranh thị phần, tạo tăng trưởng?

- Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có nhiều bước phát triển nhảy vọt trong những năm gần đây và vẫn còn rất nhiều dư địa để tiếp tục mở rộng trong nhiều năm sắp tới. Với tiềm năng lớn như vậy, Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bán, nhãn hàng, nhà cung cấp dịch vụ và cả các nhà đầu tư. Hệ quả là sẽ có nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào cho các doanh nghiệp để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Đó cũng là lý do Việt Nam có đến 4 nền tảng thương mại điện tử lớn, chưa kể các sàn quy mô nhỏ hơn hoặc đặc thù cho từng lĩnh vực.

Đối với Lazada, chúng tôi không tin vào cái gọi là "đốt tiền". Nếu cần thiết, đó sẽ là một chiến lược cho dài hạn, chứ nếu chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn thì rất dễ gặp tình trạng người mua, người bán, nhãn hàng... quay lưng khi doanh nghiệp ngừng "đốt". Tình trạng này đã xảy ra tại những thị trường trước đây tôi làm việc, với những hậu quả rất nặng nề. Đó là lý do chúng tôi luôn tự hỏi trong bất cứ kế hoạch nào: Lazada có muốn thực hiện điều đó trong những năm tới và cả thập kỷ tới hay không?

- Nếu không "đốt tiền", thế mạnh nào của Lazada giúp giữ chân người tiêu dùng?

Tôi tin rằng đó là sự phát triển bền vững và lành mạnh. Thứ nhất, Lazada và Tập đoàn Alibaba xây dựng mô hình kinh doanh và tăng trưởng không phụ thuộc vào bất cứ một nhà đầu tư bên ngoài nào. Chúng tôi chưa niêm yết và cũng chưa gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm nên không bị áp lực về chỉ tiêu cho các vòng gọi vốn. Chúng tôi cũng không sợ cạn vốn. Kế đến, chúng tôi kế thừa các kỹ năng vận hành, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến nhất về thương mại điện tử từ những thị trường khác và Tập đoàn Alibaba. Tập đoàn đã phát triển 20 năm qua trên khắp 40 thị trường. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tự tin về kiến thức, công nghệ và bí quyết kinh doanh.

Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự am hiểu sâu sắc về thị trường Việt Nam, người mua, người bán, nhãn hàng, nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam... và lựa chọn chiến lược để mang lại hiệu quả tối ưu cho các khách hàng. Ví dụ người dùng Việt thích giao hàng miễn phí. Chúng tôi cung cấp giao hàng miễn phí nhiều hơn các thị trường khác. Tương tự, người dùng Việt Nam hứng thú với các chương trình livestream nên chúng tôi đầu tư sản xuất livestream ngày càng nhiều nhằm nâng cao trải nghiệm "Mua sắm kết hợp giải trí - Shoppertainment". Trong năm 2020, số chương trình livestream trên Lazada tăng hơn 10 lần, số lượt xem livestream hàng ngày trên ứng dụng tăng gần 25 lần. Trong đó, đại nhạc hội trước các lễ hội mua sắm thu hút đến 15 triệu lượt xem... Nhìn chung, đó là chiến lược của Lazada để cạnh tranh dài hạn chứ không chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Hiện giờ, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai những kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong năm nay và những năm tới. Và đó là sự tăng trưởng lành mạnh.

- Ông đánh giá thế nào về vai trò của lượng truy cập sau một năm thị trường thương mại điện tử được cho là bùng nổ?

- Thực tế, việc tạo ra lượt truy cập không tốn kém nhiều, nhưng để đạt sự chuyển đổi từ lượt truy cập thành giao dịch hay người mua thì lại là một câu chuyện khác. Hiện tỷ lệ chuyển đổi trên điện thoại hiện đã cao hơn 8 lần so với trên máy tính.

Chúng tôi đang phát triển một cách lành mạnh, không buộc phải làm hài lòng nhà đầu tư bên ngoài nào cả nên không đặt trọng tâm vào lượt truy cập website. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng là chuyển thành người mua. Người mua là mục tiêu, không chỉ mua một lần mà còn gắn bó lâu dài. Hiện 95% lượng người mua của Lazada đến từ ứng dụng trên điện thoại. Vì thế, mức đầu tư, tỷ lệ tâp trung của KPI sẽ cần những mô hình kinh doanh, chiến thuật, chi tiêu... khác biệt so với trước.

- Nếu để khái quát tình hình cạnh tranh của thị trường thương mại điện tử trong năm 2020, ông sẽ dùng hình ảnh nào?

- Tôi cho rằng cạnh tranh trong thương mại điện tử giống như một cuộc chạy đua marathon. Trong marathon, kiểm soát tốc độ rất quan trọng. Đặc biệt là khi mới bắt đầu, nếu chạy quá nhanh, bạn sẽ khiến bản thân nhanh chóng kiệt sức. Ví dụ bạn thường chạy với tốc độ là 6 phút một km nhưng nếu ngay từ ban đầu bạn đã chạy 5 phút một km thì chắc chắn việc hoàn tất 40 km còn lại sẽ rất khó khăn. Nếu biết kiểm soát tốc độ trong suốt quãng đường, bạn có thể làm tốt dần lên chứ không bị đuối đi trong một chặng đường dài. Chúng ta cần phân phối sức lực, tiếp thêm năng lượng... để có thể duy trì tốc độ chạy đua trên mỗi chặng marathon.

Vấn đề là trong những cuộc đua marathon, hầu hết mọi người đều chạy nhanh hơn mức cần thiết lúc ban đầu, nhưng càng về cuối thì dễ dẫn đến mệt mỏi, đau đớn, rất khó khăn để về đích. Điều này cũng tương tự với thương mại điện tử. Đó không chỉ đơn giản là marathon, đó là chiến lược của chúng tôi và cũng là triết lý của cuộc sống. Lazada đã "chạy marathon" trong lĩnh vực này hơn 8 năm và Tập đoàn Alibaba thì đã 20 năm rồi. Rất hiếm có đối thủ thương mại điện tử nào trong khu vực ở trong lĩnh vực này lâu đến thế.

Lazada triển khai nhiều sáng kiến giao hàng không tiếp xúc đảm bảo an toàn cho nhân viên và người mua trong năm 2020. Ảnh: Lazada Việt Nam.

- Vậy Lazada duy trì tốc độ như thế nào trong khi thị trường chuyển động rất nhanh?

- Tôi không quá lo lắng về các doanh nghiệp khác. Chúng tôi đã ở trong ngành này đủ lâu. Mô hình kinh doanh này được Alibaba tạo ra 20 năm trước và đã chinh phục nhiều thị trường. Chúng tôi cũng liên tục biến đổi và nâng cấp trong nhiều khía cạnh. Ở Việt Nam, Lazada là nền tảng tiên phong phát triển mạnh livestream và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng logistics, cơ sở kho vận, trung tâm chia chọn...

Công ty tự tin về mô hình kinh doanh cũng như ý tưởng sáng tạo để phát triển. Cũng vì thế, chúng tôi cũng không quá lo sợ về một bước ngoặt trên thị trường đến từ các đơn vị khác. Cũng như một cuộc chạy đua marathon, chúng tôi quan tâm đến tốc độ của chính mình và khi mọi thứ đang tăng trưởng tốt và liên tục, hiệu quả kinh doanh không ngừng được cải thiện theo từng quý... thì tốc độ của Lazada vẫn đang rất ổn định.

Việc phụ thuộc vào vốn đầu tư từ bên ngoài đôi khi sẽ thiếu ổn định. Thị trường có lúc nhiều vốn được rót vào, có lúc lại ít và khi đó thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Nhưng Lazada không đối mặt với vấn đề đó. Vốn đầu tư năm này qua năm khác sẽ vẫn tiếp tục tăng nếu như hiệu quả kinh doanh của chúng tôi tiếp tục được cải thiện.

- Vậy quan điểm của Lazada về cạnh tranh là gì?

- Chúng tôi thích cạnh tranh. Sự canh tranh giữa các bên với những điểm mạnh yếu khác nhau sẽ giúp chúng ta tiến bộ ở những khía cạnh trước đây ta không nghĩ đến. Cạnh tranh tạo động lực giúp chúng tôi vận hành hiệu quả hơn, đạt mục tiêu nhanh hơn và tồn tại bền vững.

Khi nhắc đến cách thức cạnh tranh, tôi muốn trở lại với hình ảnh về cuộc đua marathon. Một số người rất giỏi trong việc chạy cự ly ngắn, và có thể chạy rất nhanh nhưng nếu không phân bố tốc độ hợp lý trên đường đua marathon, vận động viên sẽ dễ kiệt sức trước khi chạm đích.

- Ông quan niệm như thế nào là lợi thế cạnh tranh bền vững?

- Lazada không đầu tư ít hơn các bên khác, nhưng ở góc độ người tiêu dùng, mọi người khó có thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Đó là vì chúng tôi tập trung phần lớn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và logistics. Chúng tôi đã xây nhà kho từ 7-8 năm trước đây và hiện sở hữu hệ thống hạ tầng logistics lớn hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á. Mục tiêu của chúng tôi trong vòng ba năm nữa là sẽ rút ngắn thời gian giao hàng trong nước xuống một ngày, còn xuyên biên giới là ba ngày.

Lazada chọn xây dựng hệ thống logistics riêng từ con số 0 để giải quyết một vấn đề nhức nhối của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Chúng tôi cũng kết hợp với các nhà cung cấp khác có thế mạnh riêng để tăng cường sức mạnh cho hệ sinh thái logistics.

Vài năm nữa, người Việt có thể tận hưởng chất lượng dịch vụ như người Mỹ hay Trung Quốc. Bạn có thể có dịch vụ chuyển hàng 30 phút cho thực phẩm tươi sống, thậm chí cả những ly latte nóng... Tất cả những điều đó cần nhiều năm đầu tư chứ không thể có trong một sớm một chiều.

Mua lượt truy cập website sẽ dễ dàng và nhanh, chúng tôi hiểu điều đó. Nhưng nếu muốn xây dựng một hệ thống nhà kho và hạ tầng logistics tốt, bạn không thể làm nhanh được kể cả khi bạn đi mua một công ty logistics. Chúng tôi luôn nhìn thị trường ở góc nhìn dài hạn. Thời gian là bạn của chúng tôi.

Logistics là một trong những thế mạnh của Lazada trong việc cung cấp dịch vụ tối ưu cho nhà bán hàng và người mua. Ảnh: Lazada Việt Nam.

- Kế hoạch của Lazada trong năm nay sẽ được triển khai như thế nào?

- Tôi không nghĩ là chúng tôi phải táo bạo hơn hay nên lùi bớt lại. Chúng tôi vẫn tiếp tục tăng đầu tư vào Việt Nam nhưng việc này cần được tính toán cẩn thận. Mức đầu tư của Lazada được bổ sung dựa trên các đánh giá riêng của chúng tôi về thị trường chứ không chỉ dựa vào các đơn vị khác.

Xuyên suốt năm 2021, Lazada vẫn sẽ tiếp tục là nền tảng kinh doanh cho hàng trăm nghìn thương hiệu và nhà bán hàng tăng trưởng, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thành công. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn liên tục đẩy mạnh tiềm lực công nghệ với nhiều sáng kiến hơn nữa nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất đến khách hàng. Đơn cử là việc tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo vào chức năng tìm kiếm trên ứng dụng, cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng và thuận tiện nhất với tính năng tìm kiếm bằng giọng nói [Voice-search] và hình ảnh [Image-search]. Cuối cùng, Lazada không ngừng nâng cao vào đầu tư vào sức mạnh logistics, hướng đến giao hàng trong ngày với chi phí giao hàng thấp nhất nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tóm lại, chúng tôi có niềm tin vững vàng vào lối đi riêng của mình. Về dài hạn, chúng tôi tin tưởng rằng Lazada có thể duy trì vị trí số một, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác nữa.

Nam Anh

Video liên quan

Chủ Đề