Phá hoại gia cang là gì

Nhiều người quan tâm, có chế tài nào xử phạt hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác hay không?

Phá hoại gia đình người khác hiện không có một định nghĩa chính xác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, "phá hoại gia đình người khác" thường được hiểu là hành vi chen chân vào một mối quan hệ hôn nhân giữa hai người đã đăng ký kết hôn. Hành vi này thường kèm theo hành vi phá hoại, chia rẽ tình cảm vợ chồng; uy hiếp, đe dọa người vợ; ép người vợ phải ly hôn;…

Xử lý hành chính đối với hành vi phá hoại gia đình người khác

Luật gia Nguyễn Văn Nghĩa, Công ty Luật TNHH LSX cho biết, theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi phá hoại gia đình người khác có thể đối mặt với những mức phạt sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp: chưa có vợ, hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ hoặc đang có chồng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp người thứ 3 có hành vi sử dụng hình ảnh, tin nhắn; ép buộc người vợ hoặc người chồng của người mà mình đang có hành vi ngoại tình cùng ly hôn.

Hình ảnh cắt từ đoạn clip vụ nghi là đánh ghen ở phố Lý Nam Đế được lan truyền trên mạng.

Có thể xử lý hình sự đối với hành vi phá hoại gia đình người khác không? 

Hành vi phá hoại gia đình người khác không bị xử lý hình sự. Việc xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thường được đặt ra với người đang tham gia quan hệ hôn nhân đó.

Khó khăn trong việc xử lý hành vi phá hoại gia đình người khác

Quy định đặt ra là như vậy nhưng có thể thấy, những quy định này hiện chưa thể được thực thi trên thực tế bởi nhiều lý do:

Thứ nhất, những vụ việc liên quan đến ngoại tình thường dẫn đến 2 trường hợp: người đang có hành vi ngoại tình chủ động chấm dứt, hoặc ly hôn và hai người đang có hành vi ngoại tình đến với nhau bằng hôn nhân hợp pháp. Có thể thấy, dù như thế nào, việc lựa chọn đưa vụ việc ra ngoài pháp luật là rất ít bởi việc này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của người ngoại tình mà còn ảnh hưởng đến người vợ/chồng, con cái của người đó. Quan niệm của người Việt Nam lại là phải đến mức không thể còn cách nào giải quyết mới nhờ đến pháp luật.

Thứ hai, khi phát hiện người vợ hoặc người chồng của mình ngoại tình, thường người bị phản bội không còn khả năng suy nghĩ một cách cẩn thận. Những vụ đánh ghen từ đó xảy ra, mà người bị phạt thường là người có hành vi đánh ghen, do cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Thứ ba, chứng cứ để chứng minh cho hành vi này thường rất ít. Khó có thể được sử dụng để chứng minh.

Vậy nên theo Luật gia Nghĩa, cho đến thời điểm hiện tại, hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác gần như không bị xử lý theo pháp luật.

Khả Vân

Vấn đề ngoại tình là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, vậy hành vi ngoại tình bị xử lý như thế nào? Để được giải đáp vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

1. Luật sư tư vấn về hành vi ngoại tình

Ngoại tình là một thuật ngữ nói chung về vấn đề vi phạm nghĩa vụ của một bên vợ hoặc chồng, tuy nhiên pháp luật hiện hành chỉ xử lý hành vi sống chung như vợ chồng. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả mà hành vi trên có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, nếu bạn chưa nắm được quy định pháp luật về vấn đề này và muốn tư vấn cụ thể thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được tư vấn cụ thể.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về xử lý hành vi ngoại tình

Câu hỏi: Em muốn hỏi người như thế nào bị ghép vào tội quấy rối hanh phuc gia đình người khác Vì gia đình của một người bạn thân em xảy ra như thế này,ba bạn ấy ngoại tình với một cô gái, mà cô gái ấy lại ngang nhiên gọi điện thoại quấy rối, gọi mà mẹ bạn ấy nhấc máy là để im không nói gì hết ah, và đêm khuya cung gọi, chẳng sợ gì mẹ của bạn. Mà ba bạn ấy thì sợ mẹ bạn nên nói không quen với người phụ nữ đó.

Giờ gia đình bạn ấy muốn nhờ luật pháp vì có cách nào để ghép tội là quấy rối hạnh phúc gia đình và xử lý những người phụ nữ vô liêm sỉ như thế. Vì gia đình bạn ấy khá đàng hoàng nên không muốn làm lớn chuyện, vì thế cô gái này biết là lâu nay gia đình này không giám làm gì nên càng lúc càng làm tới, ảnh hưởng đến mẹ bạn rất nhiều, mẹ bạn nay vì vấn đề này đã có vấn đề sức khỏe.

Mong anh/chị luật sư tư vấn giúp em, em xin chân thành cảm ơn

Người gửi:

Họ tên: K...; Email: …; Điện thoại: 0949xx…

Tiêu đề: HỎI VỀ PHÁ HOẠI HẠNH PHÚC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Lưu ý: Để đảm bảo quyền riêng tư cho người đề nghị tư vấn, chúng tôi đã thay đổi thông tin cá nhân trong nội dung câu hỏi:

Tư vấn quy định về chế độ hôn nhân gia đình, gọi: 1900.6169

Thông tin trả lời: Đối với trường hợp nêu trên, đề nghị của người yêu cầu đã được luật sư Công ty Luật Minh Gia tư vấn, trả lời chi tiết qua Email, đề nghị người gửi câu hỏi tham khảo và đối chiếu vào trường hợp của mình.

---

- Xử phạt hành vi phá hạnh phúc gia đình quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Mong luật sư tư vấn giúp tôi một việc. Cha tôi có quan hệ với người phụ nữ khác bên ngoài. Thường xuyên đi chơi qua lại . Làm ảnh hưởng tình cảm gia đình thường xuyên cải vả. Thậm trí mẹ tôi và người phụ nữ đó nhiều lần tranh cải và đánh nhau. Mối quan hệ trái pháp luật đó mọi người xung quanh , bên nội , ngoại tôi đều biết . Nhiều lần ngăn cản khuyên nhũ nhưng họ vẫn qua lại. Nếu mẹ tôi muốn kiện cô ta phá hạnh phúc gia đình có được không? Chúng tôi cần bằng chứng gì? Cô ta sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong luật xư trả lời giúp tôi . Trân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn các quy định về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Pháp luật không có tội phá hạnh phúc gia đình như bạn vừa mô tả mà chỉ xử phạt về hành vi chung sống như vợ chồng với người khác. Nếu bố bạn và cô gái kia có chung sống thì bạn có báo cơ quan công an nơi 2 người đó chung sống để xử phạt. Nếu cả 2 chưa có hành vi này thì pháp luật chưa có chế định để xử phạt.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

---

- Tư vấn xử lý hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng

Câu hỏi: Chào luật sư, vợ chồng mình kết hôn được 15 năm.hiện mình đang qua lại với người phụ nữ đã có chồng đi nước ngoài, nhưng mọi người chỉ biết chứ không ai có bằng chứng.Con gái của người phụ nữ này biết chuyện nên đã tự tử nhưng không sao vì có người phát hiện. Bây giờ gia đình họ đang kiện mình. Vậy luật sư cho mình hỏi trong trường hợp này thì tội của mình là như thế nào và nếu họ chỉ đọc được tin nhắn của mình và người phụ nữ kia nói chuyện tình cảm với nhau thì có được gọi là bằng chứng ngoại tình không. Cám ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Chào anh! đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo quy định pháp luật?

>>  Vợ đi ngoại tình và có con riêng xử lý thế nào?

Anh tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh.

Trân trọng.

Ông Howard đã đâm đơn kiện người tình của vợ ra tòa [Chụp từ clip]

Đài CNN ngày 3.10 đưa tin Kevin Howard đã được tòa xử thắng kiện và buộc "tình địch" phải bồi thường 750.000 USD [17 tỉ đồng].

Theo hồ sơ tòa án, ông Howard đã kết hôn với vợ mình được 12 năm thì người vợ bỗng nhiên đòi ly thân.

Linh cảm có điều gì đó không ổn Howard đã thuê thám tử điều tra và phát hiện ra rằng vợ ông đang ngoại tình.

“Ông ta là đồng nghiệp của vợ tôi. Ông ấy cũng ăn tối với chúng tôi nhiều lần. Tôi từng xem ông ta như người bạn thân thiết”, Howard chua chát kể lại.

Tòa án đưa ra phán quyết trên dựa theo luật gia đình tại Bắc California. Theo luật này, vợ hoặc chồng có thể đâm đơn kiện người thứ ba phá vỡ hạnh phúc gia đình mình.

Theo luật, người thứ ba ở đây không chỉ là người tình của vợ hoặc chồng mà còn có thể là cha/mẹ hoặc giáo sĩ.

Danh Toại

Theo Thanh niên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý như thế nào? là vấn đề được nhiều người có gia đình quan tâm. Thực tế hiện nay trong xã hội tình trạng này đã và đang diễn ra ngày càng nhiều, đe dọa hạnh phúc của nhiều gia đình. Vậy pháp luật quy định vấn đề này như thế nào? Các hành vi nào được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác và bị xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ vấn đề.

Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

>> Xem thêm: Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào Về Bạo Hành Gia Đình ?

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là gì?

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là hành vi của cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có các hành vi làm cho gia đình bị tan vỡ, dẫn đến ly hôn hoặc có một trong các thành viên trong gia đình phải tự tử.

Các hành vi được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

Các hành vi được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bao gồm các hành vi sau:

  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người cùng trực thuộc dòng họ; cha mẹ nuôi, con nuôi…

Sống chung như vợ chồng với người đã có vợ/chồng

Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có cấu thành tội phạm?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là như thế nào, nên không có tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác trong luật. Tuy nhiên trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có một chương riêng là Chương XVII quy định về các loại tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

Trong đó có tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, các yếu tố cấu thành tội phạm của loại tội phạm này như sau:

Về khách thể: Người phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có hành vi xâm hại, ảnh hưởng đến nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Về chủ thể: Căn cứ Điều 181, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 theo đó người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc.

Như vậy, bất cứ người nào là có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà thực hiện các hành vi được mô tả lại Điều 181, Bộ luật này thì có khả năng là chủ thể của loại tội phạm này.

Về mặt khách quan: Người phạm tội phải thực hiện một trong các hành vi được quy định, mô tả tại Điều 181 bao gồm:

  • Đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc.

Và hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có đối với loại tội phạm này bao gồm:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn còn vi phạm
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó

Về mặt chủ quan: Người phạm tội này biết và buộc phải biết rằng hành vi của mình sẽ tác động, gây ảnh hưởng đến gia đình người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện, gây ra hậu quả.

Quy định tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 48, Nghị định 82/2020/NĐ-CP người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hoặc vi phạm ly hôn, kết hôn sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà có các mức phạt tiền khác nhau bao gồm:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được quy định tại Khoản 1, Điều 59, Nghị định này;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được quy định tại Khoản 2, Điều 59, Nghị định này.

Xử phạt hình sự

Căn cứ Điều 181, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó tùy vào tính chất, với độ mà người phạm tội có các hình phạt khác nhau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Hướng dẫn xử lý khi phát hiện hành vi phá hoại gia đình người khác

Tố giác tội phạm

Cũng như các loại tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự, theo đó nếu phát hiện ra cá nhân có hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, người phát hiện có thể thực hiện việc tố giác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 144, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Trình tự tố giác tội phạm lợi dụng quyền hạn trong thi hành công vụ như sau:

Bước 01: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm;

Bước 02: Người phát hiện hành vi phạm tội tiến hành tố giác về tội phạm;

Bước 03: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác về tội phạm.

Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Trên đây là bài viết liên quan đến tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác xử lý như thế nào? Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần tư vấn Luật Hình sự. Vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Lê Minh Phúc – Chuyên viên pháp lý tại #chuyentuvanluat tư vấn giỏi, chuyên lĩnh vực pháp luật: dân sự, đất đai, hình sự, HNGĐ, tư vấn thành công nhiều trường hợp khó, đạt được sự tin tưởng của khách hàng giúp khách hàng giải quyết vấn đề, tranh chấp một cách nhanh mà đúng luật

Video liên quan

Chủ Đề