Phân bố dân cư nước ta chưa hợp lý được thể hiện như thế nào

Cho bảng số liệu:

TRỊ GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

TRỊ GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

Năm

2015

2017

2018

2019

Ô tô

2990.2

2261.9

1834.8

3168.8

Xăng, dầu

5522.7

7105.6

7875.9

6344.0

[Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021]

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng trị giá một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2015 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

* Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý. - Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng : + Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng S tự nhiện ở đồng = chỉ chiếm 20% S cả nước, cho nên mật độ dân số trung bình ở vùng đồng = rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 [1993]; ĐBSCL là 393 người/km2 [1993]. + Miền núi trung du nước ta có S tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 [riêng Lai Châu là 29 người/km2]; Tây Nguyên là 50 người/km2 [riêng Kontum là 25 người/km2]. Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng =, thưa thớt ở miền núi trung du. - Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị. + ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 [riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2]; Còn ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2. + ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là1172 người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, NĐịnh, NBình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; HDương, HYên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn. - Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình = phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của N2. - Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng = với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên… Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ nói chung ở cả nước. * Nguyên nhân: - Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác. - Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng. - Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - N2 mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc. - Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu = sức lao động của cả nước. - Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là HPhòng, HNội, NĐịnh và 10 thị xã. - Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của N2 về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng: Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 → nay N2 đã đưa hàng vạn lao động từ đồng = vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới. Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân nêu trên. * Hậu quả: - Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng =: trong khi đồng = dân số tập trung rất đông nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn → việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng = và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt. - Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh → nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm. * Biện pháp giải quyết: - Cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH để giảm tỉ lệ gia tăng dân số, giảm tỉ lệ gia tăng nguồn lao động sao cho cân đối với tiềm năng tài nguyên và khả năng phát triển kinh tế ở cả nước. - Cần phải tiến hành phân bố lại, điều chỉnh lại hợp lý dân số trên địa bàn ở cả nước và giữa các ngành kinh tế = cách di dân từ các vùng đồng = đông dân mà trước hết từ ĐBSH, DHMT…đi Tây Nguyên, Tây Bắc vào ĐBSCL khai hoang phát triển kinh tế mới. - N2 ta cần phải vạch ra được những chính sách thật hợp lý, ưu tiên với hộ di dân về mặt kinh tế để họ có đủ điều kiện về vật chất đi khai hoang định cư trên những vùng đất mới. - N2 ta cần phải đầu tư nhiều vốn để xây dựng các CSVCKTHT ở miền núi, trung du: như xây thuỷ điện, lâm trường, nông trường…để tạo ra sức hút các nguồn lao động dư thừa từ các vùng đồng =, đô thị lên định cư và khai hoang các vùng kinh tế mới ở miền núi và trung du.

_______________________________

3/ Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua: a] Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do: - Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2 [2006], nhưng phân bố không đều. - Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi: + Đồng bằng: 1/ 4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à ĐBSH cao nhất, 1. 225 người/km2, gấp 5 lần cả nước. + Miền núi: 3/4 diện tích- chiếm 1/ 4 dân số à Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu TNTN. - Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị: + Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm. + Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng. - Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng alo động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết. b] Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua: - Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả. - Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng. - Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp. - Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

--------Môn khác----------

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:

Toán học: toanhoc.HLT.vn

Sinh học: sinhhoc.HLT.vn


Câu 1: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau

A. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

B. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

D. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Đáp án: Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Dân số nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Đáp án: Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonexia và Philippin.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc ít người nào có số dân lớn nhất?

A. Tày.

B. Thái

C. Mường.

D. Khơ –me.

Đáp án: Căn cứ vào bảng số liệu: Các dân tộc Việt Nam [Atlat ĐLVN trang 16]:

Trừ dân tộc Việt [Kinh] ra thì các dân tộc còn lại đều thuộc nhóm dân tộc ít người.

⇒ Dân tộc ít người có số dân lớn nhất là Tày [1 626 392 người]

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Căn cứ vào Atlat trang 16, dân tộc ít người có dân số đứng thứ 3 ở Việt Nam là

A. Tày.

B. Thái.

C. Mường.

D. Hmong.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat trang 16, dân tộc ít người có dân số đông nhất là Tày [1,63 triệu người], tiếp theo là dân tộc Thái [1,55 triệu người], Mường [1,27 triệu người],…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta: 1225 người/km2.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Đặc điểm nổi bật về dân cư của Đồng bằng sông Hồng là

A. mật độ dân số cao nhất nước ta.

B. mật độ dân số thấp nhất nước ta.

C. dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn

D. tỉ lệ dân số thành thị cao hơn dân nông thôn.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước với mật độ dân số cao nhất 1225 người/km2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Vùng có mật đô dân số thấp nhất hiện nay của nước ta là:

A. Tây Bắc.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: Tây Bắc có mật độ thấp nhất 69 người/km2.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất tại các quốc gia và khu vực nào sau đây?

A. Trung Á, châu Âu, Ôxtrâylia.

B. Bắc Mĩ, châu Âu, Nam Á.

C. Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Đông Á.

D. Bắc Mĩ, châu Âu, Ôxtrâylia.

Đáp án: Có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh đang sinh sống ở nước  ngoài; số người này tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì [Bắc Mĩ], Ôxtrâylia và một số nước châu Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?

A. đáy tháp và đỉnh tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng.

B. đáy tháp mở rộng , thân tháp thu hẹp.

C. đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh tù.

D. đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh nhọn hơn.

Đáp án: Quan sát hai tháp tuổi năm 1999 và năm 2007 [Atlat ĐLVN trang 15]:

So với năm 1999,hình dạng tháp tuổi năm 2007 có xu hướng:

- thu hẹp đáy tháp.

- thân tháp mở rộng

- đỉnh tù hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?

A. Đáy tháp thu hẹp.

B. Đáy tháp mở rộng.

C. Đỉnh tháp nhọn.

D. Thân tháp thu hẹp.

Đáp án: Quan sát hai tháp tuổi năm 1999 và năm 2007 [Atlat ĐLVN trang 15]: So với năm 1999, hình dạng tháp tuổi năm 2007 có xu hướng là thu hẹp đáy tháp, thân tháp mở rộng và đỉnh tháp tù hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ dân số dưới 50 người/km2?

A. Nam Định.

B. Lai Châu.

C. Hà Tĩnh.

D. Thái Bình.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 15:
B1. Đọc bảng chú giải để nhận biết kí hiệu mật độ dân số dưới 50 người/km2

B2. Xác định tỉnh có mật độ dân số dưới 50 người/km2 là Lai Châu [nền chủ yếu màu trắng].

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2?

A. Lai Châu.

B. Kon Tum.

C. Sơn La.

D. Thái Nguyên.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 15:

B1. Đọc bảng chú giải để nhận biết kí hiệu mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

B2. Xác định tỉnh có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2 là Sơn La [nền chủ yếu màu nhạt]. Lai Châu và Kon Tum nền vàng nhạt [dưới 50 người/km2] còn Thái Nguyên nền vàng đậm [từ 101 – 200 người/km2].

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Hậu quả của dân số tăng nhanh về mặt môi trường là

A. làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.

B. chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện.

C. tăng sức ép lên tài nguyên nước.

D. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

Đáp án: - Đáp án A: hậu quả về kinh tế ⇒ Loại

- Đáp án B: hậu quả về chất lượng cuộc sông ⇒ Loại

- Đáp án C: ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ⇒ là sự phát triển đảm bảo cả 3 mặt: kinh tế - xã hội – môi trường.

⇒ Đúng

- Đáp án D: hậu quả về dân cư - xã hội ⇒  Loại

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hậu quả của gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là:

A. làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.

B. hạn chế sự phát triển bền vững.

C. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

D. chất lượng cuộc sống thấp

Đáp án: Hậu quả của gia tăng dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, gây sức ép về mặt môi trường, sức ép về khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường,…Như vậy, về mặt môi trường dân số tăng nhanh sẽ không đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Những biểu hiện của dân số nước ta đang ngày càng già đi:

A. Nhóm tuổi 0 -14 và 15 – 59 giảm nhanh, trên 60 tuổi tăng khá nhanh.

B. Nhóm tuổi 0 – 14 và 15 – 59 tăng nhanh, trên 60 tuổi tăng chậm.

C. Nhóm tuổi 0 – 14 giảm, nhóm tuổi 15 – 59 và trên 60 tuổi tăng.

D. Nhóm tuổi 0 -14 và trên 60 tăng lên, nhóm tuổi 15 – 59 giảm.

Đáp án: Biểu hiện của già hóa dân số là:
- Giảm tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động [0 – 14 tuổi]

- Tăng tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động [15 – 59 tuổi] và trên độ tuổi lao động [trên 64 tuổi].

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Hiện nay, dân số nước ta thuộc nhóm

A. cơ cấu dân số rất trẻ

B. cơ cấu dân số vàng.

C. cơ cấu dân số già.

D. cơ cấu dân số ổn định.

Đáp án: Nước ta đang có cơ cấu dân số vàng với dân số từ độ tuổi lao động [từ 15 – 59 tuổi chiếm khoảng 70% dân số]. Cơ cấu dân số vàng ở nước ta đang có sự già hóa, vì vậy nếu chúng ta không biết sử dụng nguồn lao động trẻ hiện tại để phát triển kinh tế thì đó là một lãng phí cực kì lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do

A. các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.

B. một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quí báu.

C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.

D. trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.

Đáp án: Từ khóa câu hỏi :“vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc”

⇒ Vậy nguyên nhân cần xác định phải liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các dân tộc

⇒ Nguyên nhân phù hợp nhất là C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Đặc điểm nào không đúng với dân cư, dân tộc ở nước ta?

A. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống sản xuất.

B. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau.

C. Chất lượng đời sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao.

D. Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch.

Đáp án: Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu vùng xa nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Mặc dù cuộc sống ngày càng được nâng cao, cải thiện nhưng mức sống vẫn rất thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Gia tăng dân số giảm nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người, nguyên nhân là do

A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ.

B. mức chết xuống thấp và ổn định.

C. sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số.

D. đời sống nhân dân được nâng cao.

Đáp án: Dân số nước ta đông và cơ cấu dân sô trẻ ⇒ số người trong độ tuổi sinh đẻ cao

⇒  mức sinh cao

⇒ dân số tăng lên nhanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn thêm khoảng 1 triệu người là do:

A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ.

B. y tế phát triển nên tỉ lệ tử thấp

C. sự phát triển kinh tế - xã hội.

D. chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên.

Đáp án: Dân số nước ta đông và cơ cấu dân sô trẻ ⇒ số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên mặt dù gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn thêm khoảng 1 triệu người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do

A. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.

B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

C. đời sống nhân dân khó khăn.

D. xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.

Đáp án: Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình [mỗi gia đình chỉ nên có 1 – 2 con, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn…]

⇒ Góp phần làm giảm tỉ lệ sinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

A. phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

D. mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đáp án: Dân số tăng nhanh ⇒ nhu cầu tiêu dùng tăng lên ⇒ mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Phát biểu nào không đúng với ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

A. Sử dụng ít lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

B. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

C. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

D. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Đáp án: Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa cần rất nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật, có trình độ và thích ứng được với sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh.

⇒ Như vậy, nhận định đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển sẽ sử dụng ít lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật trong sản xuất là không đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là vì

A. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.

B. lịch sử định cư sớm hơn.

C. nguồn lao động ít hơn.

D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.

Đáp án: Vùng trung du và miền núi có điều kiện sống khó khăn: địa hình hiểm trở, giao thông qua lại không thuận lợi ⇒ dân cư phân bố thưa thớt

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc là vùng có

A. Ngành du lịch phát triển nhất.

B. Nền kinh tế phát triển nhất.

C. Mật độ dân số thấp nhất.

D. Ngành chăn nuôi phát triển nhất.

Đáp án: Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc có dân cư thưa thớt, vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước [69 người/km2].

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta:

A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Đáp án: → phương thức canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động

Cùng với lịch sử nghìn năm văn hiến

⇒ Vùng thu hút mạnh mẽ dân cư sinh sống. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng chuyên canh lúa nước nhưng lịch sử khai thác lãnh thổ còn trẻ. Vùng có dân số ít hơn Đồng bằng sông Hồng.

⇒ Vậy lịch sử khai thác lãnh thổ kết hợp với phương thức canh tác sẽ thu hút phần lớn dân cư vê đây sinh sống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Nhân tố đóng vai trò quyết định đến phân bố nước ta hiện nay là

A. các điều kiện tự nhiên.

B. lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. chuyển cư, nhập cư.

Đáp án: Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,... Ví dụ: Đông Nam Bộ có lực lượng sản xuất có chuyên môn, kĩ thuật, có nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ phát triển nên tập trung nhiều dân cư. Còn các vùng miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp lạc hậu, máy móc thô sơ,… dân cư tập trung ít, thưa dân,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Nguyên nhân cơ bản khiến đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.

B. khí hậu thuận lợi hơn.

C. giao thông thuận tiện hơn.   

D. lịch sử định cư sớm hơn.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, giao thông thuận lợi…

⇒ Loại trừ đáp án A, B, C

⇒ Lịch sử định cư: đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn [hàng ngàn năm]

⇒ dân cư tập trung đông đúc hơn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước là

A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.

B. có khí hậu thuận lợi, ôn hòa.

C. có nền kinh tế rất phát triển.

D. có lực lượng sản xuất có trình độ, chuyên môn cao.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có nền văn minh lúa nước lâu đời ở nước ta. Là vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nên dân cư tập trung đông đúc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015 [Đơn vị: nghìn người]

[Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016]

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015 theo bảng số liệu là:

A. Cột chồng.

B. Cột ghép.

C. Đường.

D. Kết hợp cột với đường.

Đáp án: Biểu đồ cột thường thể hiện số lượng của đối tượng, trong thời gian từ 4 năm trở lên.

- Đề bài yêu cầu thể hiện tình hình phát triển dân số của 3 đối tượng [tổng số dân, dân số thành thị và nông thôn], giá trị tuyệt đối- nghìn người.

⇒ Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015 theo bảng số liệu là biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối [Mỗi cột thể hiện 3 đối tượng: tổng số dân, dân số thành thị, dân số nông thôn].

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

BẢNG DÂN SỐ NƯỚC TA THỜI KÌ 1901 – 2005. [Đơn vị: triệu người] 

Nhận định đúng nhất là:

A. Dân số nước ta ngày càng giảm.

B. Dân số nước ta tăng nhanh nhưng còn nhiều biến động

C. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất.

D. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.

Đáp án: - Dân số nước ta, giai đoạn 1901 – 2005 tăng liên tục và tăng thêm 70 triệu người.

- Giai đoạn 1960 – 1985, dân số tăng hằng năm cao nhất [tăng 30 triệu dân]. Giai đoạn 1989 và giai đoạn 1921 – 1956 đều tăng 11,9 triệu người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến

A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.

B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.

C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.

D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.

Đáp án: Vùng đồng bằng đất chật người đông, tài nguyên cạn kiệt.

⇒ người lao động di cư lên vùng núi và trung du để khai phá đất đai, phát triển sản xuất.

⇒ tình trạng di dân tự phát, khai phá mở rộng đất sản xuất ồ ạt + trình độ canh tác lạc hậu ⇒ làm cho tài nguyên rừng, đất đai bị tàn phá nghiêm trọng, môi trường ô nhiễm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm:

A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở khu vực này.

B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

C. Tăng tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.

D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Đáp án: Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi, đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác, khai khoáng, công nghiệp chế biến...đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi ⇒ điều này góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, miền ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Video liên quan

Chủ Đề