Pháp luật do nhà nước xây dựng ban hành và

Pháp luật là gì? Các hình thức thực hiện pháp luật [Hình từ internet]

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Pháp luật là gì?

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra [hoặc thừa nhận] có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

2.1. Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình [thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép]. Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này.

2.2. Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ [tuân theo] pháp luật [xử sự thụ động] là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.

2.3. Thi hành pháp luật

Thi hành [chấp hành] pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

2.4. Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

3. Bản chất pháp luật

- Bản chất giai cấp của pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

- Bản chất xã hội của pháp luật.

+ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

4. Các đặc trưng của pháp luật

Pháp luật có 03 đặc trưng cơ bản sau:

- Tính bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết.

- Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức, văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

5. Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

[Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015]

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

Việc đảm bảo thực hiện pháp luật do Nhà nước ban hành là một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng được lồng ghép vào nội dung giảng dạy Giáo dục công dân khối trường Trung học Phổ thông. Tuy nhiên, nội dung này là khá khó và dễ nhầm lẫn cho học sinh.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng?

Câu hỏi: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng?

A. Uy tín của Nhà nước.

B. Quyền lực Nhà nước.

C. Chính sách của Nhà nước.

D. Chủ trương của Nhà nước.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án B

– Thực hiện pháp luật vừa có tính chất quá trình vừa là kết quả cuối cùng của điều chỉnh pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Bản chất của thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của chủ thể.

– Trách nhiệm Nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật của công dân được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, từ xây dựng chính sách pháp luật đến tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, kiểm tra, giám sát, dự báo và quản lý quá trình vận hành, phát triển của hệ thống pháp luật quốc gia.

– Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp lậut, đảm bảo cho các quy định, các nguyên tắc pháp luật được thực hiện hóa trong đời sống xã hội. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc và là mộ trong những đặc điểm tiêu chí nhận diện Nhà nước pháp quyền, nhận diện tính hiện thực của các quyền và lợi ích của con người.

– Quy định của pháp luật không thể tự động hóa thực hiện theo kiểu mậnh lệnh – phục tùng hay chỉ đơn thuần dựa vào sự áp chế của các chế tài pháp luật. Đối với tư cách là tổ chức thực hiện quyền lực công, Nhà nước nói chung và các cơ quan cá nhân công quyền nói riêng có trách nhiệm đảm bảo thực hiện pháp luật của công dân.

– Việc thực hiện pháp luật của mỗi công dân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, có bản thân hoạt động hàng ngày của Nhà nước. Đặc biệt đối với Nhà nước pháp quyền, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện là trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chínht rị và pháp lý của Nhà nước nói chung các cơ quan Nhà nước, cá nhân công quyền nói riêng.

Giải thích nguyên nhân không lựa chọn các đáp án khác

– Đáp án A. Uy tín của Nhà nước:

Uy tín của nhà nước được hình thành thông qua hoạt động, uy tín cá nhân của người đại diện cho các cơ quan Nhà nước xây dựng nên. Vị trí, vai trò quan trọng của những người có uy tín như trưởng thôn gương mẫu với tinh thần trách nhiệm cao không quản khó khăn. Bằng uy tín của mình sẽ góp phần nâng cao uy tín của cơ quan Nhà nước, nhận được nhiều sự ủng hộ của nhân dân.

Nhưng đây không phải là công cụ để đảm bảo thực hiện pháp luật do không có cơ chế hay bất cứ cơ sở nào để ràng buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

– Đáp án C. Chính sách của Nhà nước:

+ Chính sách của nhà nước là những hướng dẫn, phương pháp, luật lệ, thủ tục, biểu mẫu cụ thể và công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc hướng tới các mục tiêu đề.

+ Trong đó, chính sách công là chính sách có bản chất thuộc về chính trị, quá trình ra quyết định chính sách là một quá trình chính trị nhưng sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách thì dễ nhận thấy.

Do đó, chính sách của Nhà nước không phải là phương thức đảm bảo thực hiện pháp luật.

– Đáp án D. Chủ trương của Nhà nước:

Chủ trương là ý định quyết định về phương hướng hành động. Cũng có thể hiểu chủ trương là ý định, quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền về phương hướng, kế hoạch, chuong trình hành động của cả nước hay của từng ngành, từng địa phương hoặc trên từng lĩnh vực hoạt động.

Như vậy, Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời trong bài viết phía trên. Chúng tôi mong rằng với nội dung trong bài viết quý bạn đọc sẽ nắm được những khái niệm, những đặc trưng liên quan đến ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật.

Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Vậy đáp án là: Nhà nước

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề