Phật giảng vì sao vợ chồng ly dị

Giáo lý nhà Phật đề cao cuộc sống chung thủy một vợ một chồng nhưng cũng không cấm đoán chuyện ly hôn. Ly hôn là giải pháp tốt và công bằng nhất để 2 người không còn ràng buộc với về mặt pháp lý, có cơ hội đi tìm hạnh phúc khác.

Việc ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án quyết định theo nguyện vọng của vợ hay chồng hay của cả hai.

Từ việc ly hôn sẽ có quyết định hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác của 2 người nam nữ. 

Thông thường những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn là do cuộc sống gia đình của 2 vợ chồng không hạnh phúc. Tình trạng hôn nhân xấu trầm trọng không thể kéo dài, hai bên không tìm được tiếng nói chung và muốn chấm dứt tình trạng gò bó căng thẳng của đời sống vợ chồng. 

Hiện nay trong xã hội, tỷ lệ ly hôn hiện đang ở mức rất cao, sự việc này sẽ dẫn đến những vấn đề nan giải, hệ lụy không tốt diễn ra trong xã hội.

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án quyết định

Đứng về quan điểm của đạo Phật, việc ly hôn không phải là vấn đề bị cấm đoán. Nam và nữ phải có quyền tự do chia tay nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau. Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh những hoàn cảnh khổ đau do việc sống không hạnh phúc gây ra.

Thời đức Phật đã từng khuyên những người đàn ông quá lớn tuổi không nên lấy vợ trẻ, bởi người già và người trẻ khó hòa hợp về nhiều phương diện sẽ dẫn đến những hệ quả không hay.

Để tránh ly hôn, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị thật tốt cho một đời sống hôn nhân của 2 người xa lạ khi về sống bên nhau. Đôi khi phim ảnh cho chúng ta thấy những hình ảnh không thực tế về các mối quan hệ lãng mạn, dễ dẫn ta đến việc có những đòi hỏi hay mong đợi vô lý. 

Tốt hơn nên coi hôn nhân như là một sự kết hợp với bổn phận và trách nhiệm chứ không phải là sự lãng mạn. Hãy tìm hiểu về đối tượng thật kỹ - quan sát người đó ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ở những thời điểm khác nhau trước khi kết hôn và bắt đầu đời sống gia đình. 

Để tránh ly hôn, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị thật tốt cho một đời sống hôn nhân

Trong Phật giáo, đức Phật chỉ dạy có bốn yếu tố dẫn đến hạnh phúc hôn nhân bền vững, đó là: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí. Đồng tín đó là cùng một niềm tin hay đức tin tôn giáo, đồng quan điểm về sự sống, về nhân sinh quan, vũ trụ quan. Đồng đức là cùng giữ gìn các phẩm hạnh đạo đức. Đồng trí là có nhận thức tương đồng. Đồng thí là cùng có tâm rộng lượng san sẻ yêu thương với mọi người. 

Sắc đẹp và tiền tài không có trong bốn yếu tố tạo nên hạnh phúc bền vững. Dĩ nhiên không phải đạo Phật phủ nhận sắc đẹp và tiền tài, mà khi đã có bốn yếu tố kể trên thì mọi thứ đều có. 

Đức Phật dạy khi hai vợ chồng đều có: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí thì không những thiết lập được hạnh phúc trong hiện tại mà còn mang lại hạnh phúc trong những kiếp sống tương lai và mai sau.

 "Nhân" của tài lộc chính là bố thí, chỉ khi có thiện niệm bố thí cho người thì mới đắc được phúc báo

GN - Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

Nguyên nhân ly hôn là do hôn nhân không hạnh phúc, tình trạng hôn nhân xấu trầm trọng không thể kéo dài, hai bên không tìm được tiếng nói chung và muốn chấm dứt tình trạng gò bó này. Hiện nay, tỷ lệ ly hôn đang ở mức rất cao, sự việc này sẽ dẫn đến những vấn đề nan giải, hệ lụy diễn ra trong xã hội.

Theo quan điểm của đạo Phật, việc ly hôn không phải là vấn đề bị cấm đoán. Nam và nữ phải có quyền tự do chia tay nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau. Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.

Đức Phật từng khuyên những người đàn ông quá lớn tuổi không nên lấy vợ trẻ, bởi người già và người trẻ khó hòa hợp về nhiều phương diện sẽ dẫn đến những hệ quả không hay.

Để tránh ly hôn, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị thật tốt cho cuộc hôn nhân. Đôi khi phim ảnh cho chúng ta thấy những hình ảnh không thực tế về các mối quan hệ lãng mạn, dễ dẫn ta đến việc có những đòi hỏi hay mong đợi vô lý. Tốt hơn nên coi hôn nhân như là một sự kết hợp với bổn phận và trách nhiệm chứ không phải là sự lãng mạn. Hãy tìm hiểu về đối tượng thật kỹ - quan sát người đó ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ở những thời điểm khác nhau trước khi kết hôn và bắt đầu đời sống gia đình. Sự xung đột là tự nhiên, vì thế hãy phát triển thói quen trao đổi, tạo sự truyền thông tốt và các kỹ thuật để cùng nhau giải quyết những khác biệt. Hãy xem người bạn đời của mình là quý báu và nuôi dưỡng những đức tính tốt ở nơi họ.

Hãy lắng nghe tiếng nói từ nỗi lòng của người đối diện để thấu hiểu nhau hơn. Đạo Phật khuyên hàn gắn hơn là sự chia rẽ. Vì hôn nhân là hệ trọng trong đời nên cần phải giữ gìn và trân quý nó.

Ly hôn là nỗi đau cho tất cả mọi người liên quan, và nó cần có thời gian để lắng đọng. Thông thường có người sẵn sàng làm lại cuộc đời, còn người kia thì không, vì thế sự kiên nhẫn và chịu đựng là rất cần thiết. Nếu hai vợ chồng có con cái, điều quan trọng là không nên nói xấu về người vợ/chồng trước đó của mình, vì điều đó ảnh hưởng không tốt đến con cái. Có thể bạn không cần có sự liên hệ lâu dài với người đã chia tay, nhưng con cái của bạn cần có sự liên hệ cả đời với cả hai cha mẹ. Đừng đem con cái vào cuộc, khiến con cái phải đứng về phía người này để chống lại người kia. Thay vào đó hãy hợp tác với người phối ngẫu, người đã chia tay để tạo ảnh hưởng tốt cho con cái.

Ly hôn là chuyện bất đắc dĩ, và làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, tạo nên sự mặc cảm tự ti trong cuộc sống.

Tóm lại, hôn nhân và tình yêu là vấn đề hệ trọng đối với đời người. Do vậy, nên chín chắn và kỹ càng trong việc tìm hiểu người bạn đời và tiến tới hôn nhân bền vững. Một gia đình hạnh phúc đó là niềm mơ ước của mọi người. Khi có gia đình hạnh phúc thì mình có tất cả. Tiền tài danh vọng, địa vị, sự thăng tiến đều bắt đầu từ hạnh phúc gia đình. Thành ra, việc xây dựng hạnh phúc gia đình cần phải có đủ các kiến thức, kỹ năng sống và nhất là khả năng thấu hiểu, cảm thông, tha thứ cùng bao dung.

Theo Phật giáo, có bốn yếu tố dẫn đến hạnh phúc hôn nhân bền vững, đó là: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí. Đồng tín là cùng một niềm tin tôn giáo, đồng quan điểm về sự sống, về nhân sinh quan, vũ trụ quan. Đồng đức là cùng giữ gìn các phẩm hạnh đạo đức. Đồng trí là có nhận thức tương đồng. Đồng thí là cùng có tâm rộng lượng san sẻ yêu thương với mọi người. Sắc đẹp và tiền tài không có trong bốn yếu tố tạo nên hạnh phúc bền vững. Dĩ nhiên không phải đạo Phật phủ nhận sắc đẹp và tiền tài, mà khi đã có bốn yếu tố kể trên thì mọi thứ đều có. Đức Phật dạy khi hai vợ chồng đều có: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí thì không những thiết lập được hạnh phúc trong hiện tại mà còn mang lại hạnh phúc trong những kiếp sống tương lai.

Thích Trung Định/Báo Giác Ngộ

Đối với Phật giáo, hôn nhân và ly dị là những vấn đề của thế tục, thế gian. Nếu người tại gia muốn lập gia đình, đó là sự lựa chọn của họ. Nếu họ muốn ly dị, đó cũng là lựa chọn của họ. “Tự giác” có nghĩa là tự mình giác ngộ, biết rõ hoặc thấy đúng, không phải nhờ người khác hay nhờ Kinh, Sách… cho nên Phật giáo luôn đề cao tinh thần giác ngộ của mỗi cá nhân lên hàng đầu. Hãy cùng tìm hiểu quan điểm của Phật giáo về việc ly hôn.

  • Quan điểm của Phật giáo về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân

Đạo Phật đề cao đời sống chung thủy một vợ một chồng bằng việc khuyên người Phật tử tại gia giữ giới “không tà dâm”, Việc ly hôn hay ly dị không phải bị cấm đoán trong đạo Phật. Phạm vi của giới “không tà dâm” rất rộng, cho nên không đề cập chi tiết trong bài này. Hiểu một cách ngắn gọn là: Người Phật tử đã có gia đình thì không quan hệ tình ái với người khác ngoài vợ hoặc chồng của mình [kể cả các loài phi nhân và súc sanh], Ngay trong quan hệ vợ chồng cần phải dựa trên tinh thần tự nguyện, dâng hiến, có chừng mực, hợp thời [nói chung là thời điểm mà không ảnh hưởng đến người khác], phải chỗ [ví dụ như nơi riêng tư, kín đáo]; ngay cả sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, buông thả phóng dật, cũng bị xem là tà dâm [Nếu quan hệ với vợ mình mà nghĩ tưởng đến vợ người khác, hoặc quan hệ với vợ người khác mà nghĩ tưởng xem như vợ mình, đó cũng là tà dâm]

Người cư sĩ được khuyến nghị tiết dục chứ không bị ngăn cấm hành dục. Nên Phật tử lập gia đình, nguyện giữ giới không tà dâm cốt để giữ thủy chung với người bạn đời của mình nhằm xây dựng đời sống hôn nhân hạnh phúc.

Đạo Phật không hề can thiệp hay đưa ra những điều gì quy định về việc tại sao và thế nào của việc ly hôn. Đó hoàn toàn là việc riêng tư của cá nhân vợ chồng và việc ly hôn là hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh và sự thỏa thuận của họ

Hai người vợ chồng đều có quyền tự do thực hiện việc ly hôn, nếu đời sống quan hệ vợ chồng của hai người đã và đang không mang lại hạnh phúc mà chỉ làm cho hai người càng thêm bất hạnh. Ly hôn là giải pháp tốt nhất và công bằng nhất để hai người không còn ràng buộc với nhau về mặt pháp lý, danh phận và những nghĩa vụ khác, và để họ có cơ hội mới tạo ra những sự an tâm và hạnh phúc khác.

Ly dị là điều đau khổ cho tất cả mọi người liên quan, và nó cần có thời gian để lắng đọng. Thông thường có người sẵn sàng làm lại cuộc đời, còn người kia thì không, vì thế sự kiên nhẫn và chịu đựng là rất cần thiết. Nếu hai vợ chồng có con cái, điều quan trọng là không nên nói xấu về người vợ/chồng trước đó của mình, vì điều đó ảnh hưởng xấu đến con cái. Có thể bạn không cần có sự liên hệ lâu dài với người đã chia tay, nhưng con cái của bạn cần có sự liên hệ cả đời với cả hai cha mẹ. Đừng đem con cái vào cuộc, khiến chúng phải đứng về phía người này để chống lại người kia. Thay vào đó hãy hợp tác với người phối ngẫu, người đã chia tay để tạo nên một không khí tốt cho con cái.

Có Phật tử đã nói với tôi rằng việc giữ được năm giới [ngũ giới] dành cho người cư sĩ và chánh niệm để tránh mười điều ác đã giúp cô rất nhiều trong thời kỳ ly dị. Thay vì uống rượu để làm chai đi nỗi đau, cô đã đối mặt với hoàn cảnh. Thay vì lừa dối và nói quá về những gì người chồng trước của mình đã làm, cô thành thật và công bằng. Chánh niệm để tránh chỉ trích chồng cô với người khác, cô đã gìn giữ ngôn ngữ của mình. Cô thực sự hàm ân và dựa vào sự thực hành giáo lý để đối mặt với những thăng trầm trong giai đoạn ly dị.

  • Ngũ giới – HT. Thích Thanh Từ giảng

Tuy nhiên, để tránh ly dị, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị thật tốt cho cuộc hôn nhân. Đôi khi các phim ảnh cho chúng ta thấy những hình ảnh không thực tế về những mối quan hệ lãng mạn, dễ dẫn người ta đến việc có những đòi hỏi hay mong đợi vô lý. Tốt hơn hết nên coi hôn nhân như là một sự hợp doanh chứ không phải là sự lãng mạn có thể trường tồn mãi mãi. Hãy bỏ thời gian để tìm hiểu về đối tượng thật kỹ – quan sát người đó ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và ở những thời điểm khác nhau – trước khi kết hôn và bắt đầu đời sống gia đình. Sự xung đột là tự nhiên thôi, vì thế hãy phát triển thói quen trao đổi, tạo sự truyền thông tốt và các kỹ thuật để giải quyết những khác biệt cùng nhau. Nếu nhìn vào những đức tính hoặc thói quen xấu thì cũng đừng quên đi những đức tính tốt ở nơi người đó.

Mỗi người vợ hay chồng phải nên hy sinh cho nhau, quan trọng nhất là “nhường nhịn” lẫn nhau trong nhiều vấn đề, cho đến từng lời ăn tiếng nói.  Đức tính “nhường nhịn” trong hôn nhân rất quan trọng để gìn giữ hôn nhân hạnh phúc.

Nếu mọi người cũng cùng lúc giữ gìn những giới hạnh khác [như giữ chánh ngữ, ái ngữ, không nói dối, không nói lời nhục mạ, không nói lời gây gổ khích bác lẫn nhau, không uống rượu bia say xỉn, không cờ bạc, không làm nghề bất chính, bất lương, không sống trong môi trường văn hóa xấu ác lạc hậu và không giao lưu với bạn bè bất hảo, bất thiện….] thì cũng góp phần lớn trong từng hành động để bảo vệ hôn nhân và hạnh phúc gia đình.

Nếu một người chồng làm nghề giết mổ hung hăng trong môi trường làm việc ở lò mổ hay một người nghiện rượu luôn say xỉn trước khi về nhà thì khó mà có được tính tình và lời nói nhường nhịn dịu dàng đối với vợ con và mọi người, một người vợ luôn luôn hỗn láo, không tôn trọng chồng và cha mẹ người thân của chồng; hoặc luôn luôn tụ tập cờ bạc, đua đòi chạy theo bè bạn, hoặc làm nghề cho vay nặng lãi .v.v… luôn tiếp xúc với bạn bè bất thiện, thì không thể nào nói mình là người vợ có đức hạnh để có một hôn nhân hạnh phúc và trong sạch.

Việc giữ giới là vô cùng quan trọng đối với phật tử tại gia để giữ những giá trị đạo đức khác cũng như hôn nhân gia đình. Chuyện ly hôn là ngoài vấn đề của đạo, tuy nhiên hôn nhân hoàn toàn có thể gìn giữ nếu mọi người đều có ý thức sống tuân theo những giới hạnh đạo đức của đạo Phật vốn rất phù hợp, hữu tình, hữu lý và hữu ích với đời sống và văn minh của loài người. Còn vấn đề phải đi đến ly hôn thì đã là vấn đề đường cùng, nhưng là điều thiết thực nên làm [dù cho có thể một trong hai người phải đau lòng sụp đổ khi phải ly hôn], bởi vì nếu còn tiếp tục quan hệ với nhau chỉ mang lại đau khổ và bất hạnh nhiều hơn cho nhau. Còn những vấn đề phân chia con cái, tài sản .v.v..là vấn đề của những luật lệ địa phương của đời sống thế tục quy định, không phải của đạo Phật.

giới “không tà dâm” nói trên là nói riêng về Phật tử tại gia, với người xuất gia thì phải hoàn toàn đoạn tuyệt dâm dục thì mới mong có thể Giác ngộ giải thoát nên không đề cập. Những luận điệu cho rằng ai cũng xuất gia hết thì lấy đâu ra người duy trì nòi giống cho gia đình, nhân loại .v.v. là của những người không hiểu biết hoặc cố tình xuyên tạc về Phật giáo bởi đâu phải ai cũng có ý định xuất gia tu hành giải thoát, Phật tử tại gia thì rất nhiều, nhưng có rất ít người có đủ dũng cảm của bậc đại trượng phu để xuất gia, thậm chí ngay ở tại các quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo số lượng tu sĩ tính trên tổng số dân vẫn rất ít ỏi, một số người khi nghèo khó thà đi ăn xin chứ không xuất gia.

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề