Phật phổ hiền bồ tát là ai

Nói đến Phổ Hiền Bồ Tát chắc hẳn ai trong giới Phật đều biết, ngài có vai trò rất quan trọng trong phật giáo. Để giúp các bạn có thể hiểu thêm về vị Bồ Tát Phổ Hiền được mọi người ngưỡng mộ và yêu mến. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về Phổ Hiền Bồ Tát nhé.

Phổ Hiền Bồ Tát là ai

Phật Phổ Hiền Bồ Tát được biết đến là vì Bồ Tát đại diện cho niềm vui, sự tự do và cộng đồng. Từ “Phổ” mang ý nghĩa là phổ quát, còn “hiền” nói đến đức hạnh vĩ đại của vị Bồ Tát này. Bồ Tát Phổ Hiền luôn mở rộng lòng từ bi của mình đến với tất cả các chúng sinh.

Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Bồ Tát Phổ Hiền được miêu tả là hiện thân của tất cả những công đức và thực hành tâm linh. Đây là một trong những điều không thể thiếu trong việc đạt được Phật quả. Ngài là một trong Bát Đại Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa. Bồ Tát Phổ HiềnBồ Tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ Tát Phổ Hiền sẽ cưỡi voi trắng đứng thị giả phía bên phải, còn Bồ Tát Văn Thù sẽ cưỡi sử tử đứng thị giả ở phía bên trái.

Theo như kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Phổ Hiền cũng là một trong những người bảo trợ cho văn bản cổ xưa này. Đối với Phật Giáo Kim Cương Thừa, có một đồng thể khác tên với Phổ Hiền Bồ Tát đó là Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát. Những vị thần kim cương này đều là những  hiện thân của Bồ Tát Phổ Hiền.

Biểu tượng của Bồ Tát Phổ Hiền chính là ngọc như ý hoa sen. Ngài thường được miêu tả ngôi trên lưng voi trắng có đến 6 chiếc ngà và xuất hiện. Những chiếc ngà này tượng trưng cho sức mạnh chiến thắng của sáu giác quan. Ngoài ra, đây cũng là 6 hoàn thiện để đạt được đến sự giác ngộ đầy đủ, để đem lại những lợi ích đến cho chúng sinh.

Biểu tượng của Bồ Tát Phổ Hiền là ngọc như ý hoa sen

Tùy khí của ngài chính là viên bảo châu mà ngài thường cần ở tay trái. Hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu. Khi bắt ấn giáo hóa, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác.

Xem thêm: Bồ Tát Văn Phù Sư Lợi là ai? Sự lợi hại trong thần chú của Ngài như thế nào tìm hiểu ngay!

Sự tích về Bồ Tát Phổ Hiền

Phổ Hiền Bồ Tát chính là thái tử thứ tư của vua Vô Chánh Niệm. Tên thật của ngài là Năng Đà Nô, thái tử cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong suốt 3 tháng theo lời khuyên bảo của vua cha. Sau đó thái tử đến đến thưa với Phật Bảo Tạng và xinh thành tâm hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác và nguyện phát tâm, tu hành để giáo hóa chúng sinh thành các phật đạo.

Sau khi được Bảo Tạng Như ký thọ cho thái tử, thì chợt xuất hiện rất nhiều thiên tử mang theo vô số các loại hoa có mùi rất thơm đến để cúng dường. Thái tử đã thưa với Đức Phật nguyện làm sao để mang mùi thơm này lan tỏa đi khắp cõi nhân gian, những ai đang mắc phải nghiệp nếu có thể ngửi được mùi thơm nay sẽ thoát được những khổ ải và hưởng sự an vui.

Sự tích về Bồ Tát Phổ Hiền

Bởi vì thái tử một long tu hành nên sau này đã trở thành Phật ở cõi bất huyền. Ngày nay, ngài đã hóa thân ở vô số trên khắp thế gian để giáo hóa chúng sinh.

Hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát

Hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho những phương tiện lớn lao và vĩ đại. Người ta thường có câu nếu thấy Phổ Hiền Bồ Tát sẽ thấy được chân lý. Vì vậy nên những ảo tưởng, ảo vọng là không có thật, chúng ta cần tránh xa để trở về với chân lý. Hãy dùng trí tuệ để nhìn vào chân lý mới có thể giác ngộ được như Đức Phật, hãy gạt bỏ mọi vô minh. Việc của chúng ta cần noi theo các hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát để diệt những ích kỷ hẹp hòi trong con người của mình.

Hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát

Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát có 10 đại nguyện, bao gồm:

  1. Lễ kính chư Phật.
  2. Xưng tán Như Lai.
  3. Quảng tu cúng dường.
  4. Sám hối nghiệp chướng.
  5. Tùy hỷ công đức
  6. Thỉnh chuyển pháp luân
  7. Thỉnh phật trụ thế:
  8. Thường tùy phật học
  9. Hằng thuận chúng sinh
  10. Phổ giai hồi hướng

Ở Việt Nam, Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát cho những người tuổi Tỵ và tuổi Thìn.

Nói đến thần chú Phổ Hiền Bồ Tát là thần chú của vị Phật nguyên thủy rất thiêng liêng. Trong đó thể hiện được những khát vọng rất mạnh mẽ, với mong muốn tỉnh thức và hiểu rõ được bản chất của mọi sự. Đối với thần chú này được diễn ra dưới rất nhiều các hình thức khác nhau, nhằm giúp chúng ta có thể hiểu ra rằng. Sự hiểu biết của mỗi chúng ta sẽ bị che mờ bởi những đám mây, làm cho mọi thứ xuất hiện sẽ rất khác so với thực tế.

Cùng xem thêm các vị Bồ Tát khác: Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Sự tích Phật Hư Không Tạng ra đời

Ý nghĩa sự xuất hiện của Phổ Hiền Bồ Tát trong Tây Du Ký

Trong Tây Du Ký chúng ta thấy Phổ Hiền Bồ Tát chỉ xuất hiện có một vài hồi mà thôi. Hồi đó là hồi 24, Tứ thành thử lòng thiền. Ở đây ngài đã đã hóa phép mình vào vai một trong ba giai nhân, nhằm mục đích thể thử lòng thầy trò Đường Tam Tạng.

Ý nghĩa sự xuất hiện của Phổ Hiền Bồ Tát trong Tây Du Ký

Ngoài ra, trong Phong thần diễn nghĩa Phổ Hiền Bồ Tát cũng chính là Phổ Hiền Chân Nhân.

Trên đây, là những chia sẻ của chúng tôi về sự tích của Bồ Tát Phổ Hiền đến với các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin cần thiết và hiểu thêm về vị Phổ Hiền Bồ Tát luôn nguyện một lòng cứu độ chúng sinh.

Thờ cúng Phật Phổ Hiền tại nhà đang trở nên phổ biến ở mọi gia đình. Quý khách có nhu cầu mua bàn thờ Phật để phụng sự thờ cúng hãy ấn xem toàn bộ các mẫu ở đây!

Phật Phổ Hiền Bồ Tát hợp tuổi nào trong 12 con giáp?

Phổ Hiền Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Ngài được mệnh danh và vị Bồ Tát tượng trưng cho sự chiến thắng của 6 giác quan. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về vi Bồ Tát này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Phổ Hiền Bồ Tát là một vị Bồ Tát thuộc Phật giáo đại thừa. Theo dịch nghĩa chi tiết, “Phổ” có ý nghĩa phổ biến, “Hiền” có nghĩa là đẳng giác. Phổ Hiền Bồ Tát được dịch là một vị Bồ Tát với năng lực hiện thân khắp 10 phương pháp giới và tùy thuộc vào sự minh cầu của chúng sinh mà Bồ Tát sẽ hiện thân để độ hóa cho chúng sinh.

Ngài được miêu tả chính là sự hiện thân của những công đức và mọi thực hành tâm linh. Đây chính là những điều không thể nào có thể thiếu được để có thể đạt tới Phật quả. Phổ Hiền Bồ Tát cùng với Văn Thù Bồ Tát chính là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nếu như Văn Thù Bồ Tát đại diện cho trí tuệ thì Phổ Hiền Bồ Tát lại là đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ được lý đức và định hạnh, hạnh đức của đức Phật. Pháp khí của Phổ Hiền Bồ Tát chính là biểu tượng của sự chiến thắng 6 giác quan.

Hình ảnh của Phổ Hiền Bồ Tát

2. Sự tích cuộc đời của Phổ Hiền Bồ Tát

Khi chưa được xuất gia học đạo, Phổ Hiền Bồ Tát chính là một người con thứ 4 của nhà vua Vô Tránh Niệm. Ngài có tên là Năng - đà - nô. Sau khi được phụ vương khuyên bảo, Ngài mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong suốt 3 tháng liền.

Đại thần Bảo Hải thấy vậy đã khuyên hoàng tử hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề để được cầu và thành Phật thay vì cầu sự phước báu hữu lậu ở những nơi cõi Nhơn, Thiên bởi cõi ấy vẫn thuộc trong vòng sanh tử.

Sau khi được đại thần Bảo Hải khuyên bảo, Thái tử cũng đã thưa với Phật Bảo Tạng xin được hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác. Đức Bảo Tạng Như Lai khi nghe được hoàng tử phát nguyện vậy cũng đã thọ ký cho Ngài.

Lúc này chợt có xuất hiện với thiên tử mang theo rất nhiều các loại hoa mâng hương thơm rất lạ để cúng dường. Thái tử cũng đã thưa lại với Đức Phật làm sao để có thể mang được hương thơm này đi lan tỏa khắp nhân gian. Mong rằng với những người đang vướng phải nghiệp chướng khi ngửi được mùi thơm này cũng sẽ thoát được khổ ai và để hưởng được sự an vui.

Trong khi Thái tử đang cúi đầu lễ Phật thì trong giới 10 phương đã xuất hiện hương thơm tỏa khắp. Khi chúng sanh ngửi được mùi hương này thì cảm thấy luôn vui vẻ, những muộn phiền đầu đã được tiêu trừ. Thái tử khi được đức Phật thọ ký như vậy trong thân tâm cảm thấy vô cùng vui mừng và đã đảnh lễ Phật rồi ngồi xuống để nghe Ngài thuyết pháp.

Nhờ vào tấm lòng tu hành tinh tấn do đó Thái tử Năng - đà - nô đã được trở thành Bồ Tát và ngài mang danh hiệu là Phổ Hiền. Ngài đã hóa thân vào nhiều cảnh giới khác nhau nhằm cứu độ cho chúng sinh.

Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân vào nhiều cảnh giới khác nhau với mục đích cứu độ chúng sinh

3. Hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tát

Bồ Tát Phổ Hiền thường được miêu tả với thân hình có màu xanh đậm hoặc màu sáng nhằm biểu thị cho tính không của hình dáng. Ngài thường xuất hiện với hình tượng cưỡi trên con voi trắng với 6 ngà. Đây là biểu tượng cho sức mạnh có thể vượt qua mọi khó khăn nhờ vào 6 giác quan. Đồng thời 6 ngà voi cũng đại diện cho 6 hoàn thiện để có thể giác ngộ và mang lại nhiều lợi ích cho chúng sanh.

Tại Trung Quốc, Phổ Hiền Bồ Tát lại thường được miêu tả với những đặc tính của nữ, có mặc trang phục và mang những đức tính như một số hình ảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát. Trú xứ của vị Bồ Tát này đã chính là tại vùng núi Nga Mi, nơi mà Ngài đã lưu trú lại sau khi đã cưỡi voi 6 răng đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Với 6 chiếc răng của voi này sẽ ngụ ý cho 6 độ - 6 phương pháp tu hành để có thể đạt được cõi Niết Bàn và 4 chân sẽ biểu thị cho 4 loại thiền định.

Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi trên voi trắng 6 ngà

4. Phổ Hiền Bồ Tát là nam hay nữ?

Có nhiều Phật tử thường thắc mắc không biết Phổ Hiền Bồ Tát là nam hay nữ. Có một số ý kiến cho rằng rất khó phân biệt được Phổ Hiền Bồ Tát là nam hay nữ. Bởi Ngài đã phải trải qua hằng hà sa kiếp thì mới có thể trở thành Phật. Điều mà nhiều người biết đến đó chính là vị Bồ Tát này dù là nam hay nữ đều dùng trí tuệ để có thể chiếu khắp muôn loài và độ trì cho tất cả chúng sinh.

Theo Phật Giáo, nếu nhìn từ bên ngoài thì hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tát lại mang vẻ của nữ tính và rất phù hợp với danh hiệu của Ngài. Người mang đầy tấm lòng từ bi và sự trí tuệ.

Bồ Tát Phổ Hiền dù là nam hay nữ đều mang trí tuệ để giúp chiếu sáng muôn loài và độ trì cho tất cả chúng sanh

5. 10 hạnh nguyện lớn của Phổ Hiền Bồ Tát

Để chú giải cụ thể về Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm thì tương đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên tóm lược lại hàm nghĩa thì 10 hạnh nguyện chủ yếu của Phổ Hiền Bồ Tát được diễn đạt như sau:

● Lễ Kính Chư Phật: Hạnh nguyện này của Bồ Tát Phổ Hiền muốn nói về việc tin sâu vào mười phương chư Phật và tự thanh tịnh về 3 nghiệp đó là thân - khẩu - ý của bản thân để có thể tự lễ kính chư Phật.

● Xưng Tán Như Lai: Đây là hạnh nguyện muốn chỉ sử dụng các loại âm thanh cũng như ngôn từ để có thể xưng tán được công đức vô cùng sâu dày của các Như Lai.

● Quảng Tu Cúng Dường: Có thể sử dụng thêm pháp để cúng dường, chẳng hạn như pháp tu hành, lợi ích của chúng sinh, chịu khổ thay cho chúng sinh, không xả hạnh Bồ Tát… Trong các loại cúng dường như hoa man, âm nhạc, y phục hây các loại hương hoa, thì dùng Pháp để cúng dường được xem là thù thắng nhất.

● Sám Hối Nghiệp Chướng: Đây là hạnh nguyện để thanh tịnh cho 3 nghiệp mà chúng sinh đã gây ra đó là Tham - Sân - Si có từ vô thủy kiếp quá khứ và xuất hiện cho tới nay. Nhờ vào hạnh nguyện này để xin phát lồ sám hối hết thảy và nguyện sẽ không tái phạm lại những ác nghiệm trên.

● Tùy Hỷ Công Đức: Hạnh nguyện thứ 5 này có nội dung là hoan hỷ và tán thán thiện pháp cùng các công đức của hết thảy chư Phật. Nó bao gồm có hết thảy pháp thế gian và hết thảy xuất thế gian. Cùng với đó chính là hết thảy của công đức các vị Bồ Tát, Thanh Văn và Bích Chi Phật hay công đức của những dạng loài có trong tứ sinh…

● Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Ý muốn nói đến việc ân cần, và lòng thành kính trong sử dụng những lời nói, hành động và ý nghĩ. Kèm theo đó là sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể thỉnh mời được Chư Phật tuyên thuyết diệu pháp.

● Thỉnh Phật Trụ Thế: Hạnh nguyện này muốn khuyên bảo tất cả các vị Phật, các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cùng với những vị Thiện tri thức hãy vì lợi ích của mị chúng sanh và dừng nhập Niết Bàn.

● Thường Tùy Phật Học: Hạnh nguyện này muốn nói rằng đạo Phật không phải là đạo để thuyết giảng và cũng không phải đạo của các nghi thức thờ phượng. Không phải tối ngày chúng ta tụng niệm những gì mà Phật dạy mà thay vào đó cần phải thể hiện ngay trên bản thân thông qua từng lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, hành động lúc nào cũng cần phải tự tại, an nhiên, uy nghiêm nhưng phải có sự từ bi.

● Hằng thuận chúng sinh: Từ vô thủy chúng sinh đã sống trong tham dục. Vì vậy hàng Bồ Tát tu theo Phật cũng phải dựa vào tham dục mà chúng sinh đáng sống cùng để giáo hóa được chúng sinh. Bồ Tát cũng dựa vào đây để giảng về lòng tham và giúp chúng sinh tu phước.

● Phổ giai hồi hướng: Ý nghĩa của hạnh nguyện này là chuyển sự thành công của bản thân với lòng biết ơn tới tất cả mọi người. Đồng thời đây là sự khiêm tốn, là sự chia sẻ niềm vui với mọi người.

10 hạnh nguyện to lớn của Phổ Hiền Bồ Tát

Theo như 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, với những người tu hành không thể trở thành Phật, thành các vị Bồ Tát và không thể thành chứng quả nếu như không phát nguyện ở đời đời, kiếp kiếp và không coi chúng sinh như cha mẹ của mình. Do đó với hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền rất phù hợp cho cuộc sống thời đại ngày nay.

6. Thần chú Phổ Hiền Bồ Tát là gì?

Đối với các vị Phật nguyên thủy, thần chú của Phổ Hiền Bồ Tát được xem là một trong những câu thần chú mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Câu thần chú này sẽ có ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng rất mạnh mẽ trên con đường thức tỉnh để hiểu rõ hơn về bản chất của mọi sự vật, sự việc.

Câu thần chú sẽ diễn tả được hầu hết các hình thức khác nhau, đồng thời sẽ giúp con người ta nhận ra rằng nếu như những hiểu biết của chúng ta đã bị che mờ bởi yếu tố nào đó thì sẽ làm cho mọi thứ xuất hiện sẽ có sự khác biệt so với thực tế.

Thần chú Phổ Hiền Bồ Tát phiên bản ngắn: Samaya Sapayo.

Phổ Hiền bồ tát

7. Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật bản mệnh của người tuổi nào?

Theo các chuyên gia phân tích phong thủy, Phổ Hiền Bồ Tát là một vị Phật phù hợp với bản mệnh của người tuổi Thìn và tuổi Tỵ. Ngài sẽ giúp cho mọi người có thể nhìn thấy được lý tưởng, chân lý, giúp mọi người tránh xa được sự ảo mộng, vô vọng để có thể nhìn thẳng vào sự thật và biết cách giác ngộ bản thân.

Đặc biệt người tuổi Thìn, tuổi Tỵ khi thỉnh Bồ Tát Phổ Hiền sẽ gặp được thuận lợi trong công việc, làm ăn, giúp cuộc sống được hạnh phúc hơn và có thể tránh xa được bệnh tật.

Bồ Tát Phổ Hiền là vị phật bản mệnh của người tuổi Thìn và tuổi Tỵ

Với những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Phổ Hiền Bồ Tát. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích và hữu rõ nhất về vị Bồ Tát này.

Nếu bạn đang có ý định thờ cúng Phổ Hiền Bồ Tát tại nhà hoặc có nhu cầu mua tượng Phật thì hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong. Đội ngũ nhân viên sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn.

Video liên quan

Chủ Đề