Phiếu đi siêu thị lấy ở đâu

Phiếu đi chợ được phát theo ngày chẵn - lẻ, mua sắm theo khung giờ quy định và mỗi phiếu chỉ dành cho một người ra ngoài, sử dụng một lần vào chợ... đang được Hà Nội áp dụng để phòng chống dịch bệnh.

Tại một chợ dân sinh ở khu đô thị HH Linh Đàm, quận Hoàng Mai, người dân được phát phiếu đi chợ theo khung giờ nếu đi quá khung giờ phải chấp nhận quay về, không được vào chợ. [Ảnh: Minh Thư]

Không có phiếu không vào chợ, đi không đúng khung giờ chấp nhận quay về

Nhiều quận, huyện, phường, xã trên địa bàn TP Hà Nội vừa đồng loạt phát phiếu cho người dân đi mua thực phẩm để hạn chế tần suất đi lại, đảm bảo giãn cách, phòng chống dịch bệnh. Theo đó, phiếu đi chợ được phát theo ngày chẵn - lẻ, mua sắm theo khung giờ quy định và mỗi phiếu chỉ dành cho một người ra ngoài, sử dụng một lần vào chợ.

Bà Nguyễn Thị Thúy ở xã Tứ Hiệp [huyện Thanh Trì] chia sẻ, gia đình bà được phát phiếu đi chợ theo ngày lẻ vào thứ 3, 5, 7 và chủ Nhật trong tuần. Theo đó, chỉ mình bà sử dụng phiếu này để đi chợ, còn lại tất cả các thành viên trong nhà đều tuân thủ không ra khỏi nhà. 

Trước đây khi chưa có dịch bệnh, bà Thúy thường đi chợ đều đặn mỗi ngày, thậm chí có ngày đi 2-3 lần vì con cháu về chơi đông nên bà phải bổ sung thêm thức ăn cho các bữa. Thế nhưng, kể từ thời điểm TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, bà Thúy cũng hạn chế đi chợ hơn để phòng dịch, cả tuần chỉ đi vài lần để mua đủ nhu yếu phẩm cần thiết. 

“Tôi thấy việc phát phiếu đi chợ theo các khung giờ quy định và giới hạn theo các ngày được đi với 4 lần/tuần ở thời điểm này để phòng chống dịch là rất tốt, bản thân tôi đi lại thấy yên tâm hơn khi chợ không quá đông. Tôi thường lên danh sách các thứ cần mua để khi ra tới chợ sẽ tiết kiệm được thời gian, đi chợ đúng khung giờ quy định trong vòng 1 giờ đồng hồ”, bà Thúy cho hay.

Việc có phiếu mới được vào mua sắm tại chợ cũng là quy định bắt buộc đối với những người dân ở khu vực xã Tân Triều [huyện Thanh Trì].

Chị Thu Nguyệt, một người dân ở xã Tân Triều cho biết, việc đi chợ theo các khung giờ sáng hoặc chiều, một tuần 3-4 lần đi chợ tôi thấy hợp lý và không thấy có điều gì bất tiện. Khi đến chợ, tất cả người dân đều được kiểm tra đo nhiệt độ, trình phiếu là được vào mua sắm bình thường.

Mọi lối vào chợ trên địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai đều được rào quanh và và có lực lượng quản lý túc trực. [Ảnh: Minh Thư]

Tại phường Đại Kim [quận Hoàng Mai] cũng đã triển khai phát phiếu đi chợ đến từng hộ dân. chị Kim Hà cho biết: “Ngày đầu tiên đi chợ theo phiếu phát, khi tôi cầm phiếu ra chợ dân sinh ở gần nhà thì thấy cả chục người xếp hàng chờ kiểm tra phiếu mới được vào mua sắm. Ngõ vào chợ hẹp nhưng chỉ có duy nhất một lối để người dân ra vào gây ách tắc. Hơn nữa, phiếu không quy định khung giờ đi chợ nên ngay từ sáng sớm, những người có phiếu đã đổ xô đi nên chợ vẫn rất đông người”.

Chị Hà cũng cho biết, một số người dân đi chợ nhưng không có phiếu, khi được ban quản lý chợ hỏi mới “ớ” người ra hỏi “phiếu này lấy ở đâu?”. Những trường hợp không có phiếu, bảo vệ chợ đều yêu cầu họ quay về gặp tổ dân phố để được phát phiếu đi chợ.

Tại phường Hoàng Liệt [quận Hoàng Mai], ở 1 khu chợ dân sinh ở sát khu đô thị HH Linh Đàm, hết giờ đi chợ theo quy định, lối vào chợ sẽ chăng dây, treo biển “hết giờ vào chợ”... người dân nếu đi chợ không đúng khung giờ quy định thì chấp nhận phải quay về.

Tuy nhiên, có một số người dân lại không có nhu cầu sử dụng phiếu đi chợ, bởi lẽ họ thường đi mua sắm tại các siêu thị hay cửa hàng tiện ích, chứ không đi chợ truyền thống, chợ dân sinh.

Siêu thị thu hút khá đông người dân đến mua sắm dù vào buổi trưa. [Ảnh: Minh Thư].

Theo khảo sát của PV Infonet, dù đã gần 11h trưa tại siêu thị Vinmart ở khu đô thị Tây Nam Linh Đàm [quận Hoàng Mai] vẫn khá đông người dân đến mua sắm. Khi vào siêu thị không cần phải có phiếu đi chợ, chỉ cần đo nhiệt độ là có thể vào mua sắm.

Tương tự, các cửa hàng tiện ích như Vinmart+, Circle K... cũng không cần phải sử dụng phiếu đi chợ.

“Phiếu đi chợ” có cần thống nhất mẫu chung?

Qua khảo sát về phiếu đi chợ tại một số quận, huyện thì về hình thức đã không giống nhau, mỗi nơi một màu, trong cùng địa bàn một quận, có phường thì in cả mã QR trên phiếu, nhưng có phường lại không in. Hay việc quy định khung giờ mỗi nơi lại quy định riêng, khác nhau, không thống nhất.

Đơn cử, tại xã Tứ Hiệp, Tân Triều [huyện Thanh Trì] mỗi hộ dân được phát phiếu theo ngày chẵn hoặc ngày lẻ và chỉ được đi chợ 4 lần/tuần. Mỗi lần đi chợ chỉ được đi trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Phiếu đi chợ mỗi quận huyện, phường xã lại có quy định khác nhau.

Thế nhưng, tại phường Hoàng Liệt [quận Hoàng Mai], người dân cũng được phát phiếu theo ngày chẵn, ngày lẻ, người dân có thể lựa chọn ngày để đi chợ và sau đó tự điền ngày. Cùng với đó, khung giờ đi chợ lại thoải mái hơn khi người dân được đi chợ trong vòng 4 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, ở một số nơi như phường Đại Kim [quận Hoàng Mai], phường Cống Vị [quận Ba Đình]..., mặc dù phiếu được in cứng ngày sử dụng nhưng lại không quy định về khung giờ đi chợ, người dân muốn đi lúc nào cũng được, miễn là đi trong ngày đó.

Còn tại phường Cầu Diễn [quận Nam Từ Liêm], phiếu đi chợ cũng được phát cho từng hộ gia đình theo ngày chẵn, hoặc ngày lẻ và không có khung giờ đi chợ. Nếu người dân đến chợ vào khung giờ nào thì tự điền vào phiếu.

Minh Thư

Nhắn gọi khách quen, mời giao hàng tận nhà, đăng thông tin rao bán thực phẩm trên các nhóm chợ online khu dân cư…. là cách mà nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống ở Hà Nội đang làm để bán hàng mùa dịch.

Nhiều người dân cầm phiếu đi chợ nhưng phải đợi 3-4 giờ vẫn chưa đến lượt, lúc được vào thì hàng hóa muốn mua hết nhẵn.

Sau khi áp dụng phiếu mua hàng theo ngày và khung giờ, người dân TP.HCM vẫn gặp khó trong việc mua thức ăn, nhu yếu phẩm cho gia đình.

Ở nhiều nơi, tình trạng hàng hóa hết sớm, người dân chờ đợi thời gian dài đến lượt nhưng vẫn không mua đủ đồ dùng thiết yếu trong nhiều ngày.

Chờ đợi lâu

Gia đình chị Tú Thư [28 tuổi, quận Phú Nhuận] được phát 2 phiếu đi chợ mỗi tuần, sử dụng vào những ngày chẵn. Để mua sắm đầy đủ đồ cho gia đình 4 người, chị Thư phải lên sẵn danh sách đồ cần mua, tính toán dành cả một ngày để đi chợ.

"Có phiếu đi chợ nhưng đâu phải muốn là mua được đồ, siêu thị Coop Mart Rạch Miễu thì phát phiếu vào siêu thị lúc sáng sớm, 6h đã phải xếp hàng đợi lấy phiếu, trễ một chút là người ta phát hết. Phiếu ghi 12h thì tôi lại về nhà đợi đến trưa mới được vào mua", chị Thư nói.

Nhiều người phải xếp hàng dài, chờ đợi nhiều giờ liền để mua thực phẩm. Ảnh: Phương Lâm.

Chưa kể, đã có phiếu mua hàng lẫn phiếu vào siêu thị, nhưng vì khung giờ chị Thư được mua đồ tại Coop Mart Rạch Miễu khá muộn, đến khi vào thì quầy thịt đã hết nhẵn. Rau củ có được bổ sung nhưng vẫn không đáng kể.

Chia sẻ với Zing, chị Thư cho biết: "Tôi tính toán mua đồ ở siêu thị lớn vì hàng hóa nhiều, đợi lâu chút cũng được. Ai mà ngờ đến khi vào mua thì thịt hết sạch sẽ, rau củ cũng không còn mấy loại. Đến thực phẩm đông lạnh cũng không đầy đủ. Bỏ cả ngày để đi chợ mà cũng không đủ đồ ăn".

Vì mỗi phiếu mua hàng chỉ được áp dụng tại 1 điểm mua hàng, nên thường người dân sẽ chọn các điểm bán có phong phú hàng hóa như siêu thị lớn.

Song, theo phản ánh của nhiều người thì cả các điểm bán hàng tiện lợi hay các cửa hàng thực phẩm vừa và nhỏ cũng thường xuyên hết hàng.

Anh Nguyễn Quốc Vũ [32 tuổi, Bình Thạnh] cho biết phiếu đi chợ của khu vực nhà anh chỉ được mua vào buổi sáng thứ ba và thứ sáu hàng tuần.

Phiếu mua hàng giới hạn thời gian và ngày mua. Ảnh: NVCC.

Theo anh Vũ vì chia ngày và khung giờ đi chợ nên trong một khoảng thời gian nhất định lại có rất nhiều người tập trung đổ về mua đồ.

Các cửa hàng thực phẩm gần nhà anh đều phải xếp hàng đợi từ 1-2 giờ đồng hồ, nhưng lúc vào được bên trong thì đồ tươi sống gần như hết sạch.

"Tôi muốn di chuyển qua một vài cửa hàng khác để mua cho đủ đồ ăn mấy ngày nhưng trên phiếu thì chỉ hạn chế mua tại 1 phường của mình, đi gặp chốt kiểm soát thì lực lượng chức năng cũng yêu cầu mua đồ tại các cửa hàng gần nhất", anh Vũ nói thêm.

Về vấn đề này, Sở Công Thương cho biết việc hàng hóa rất dồi dào, khó khăn ở chỗ hàng loạt chợ truyền thống bị ngưng hoạt động khiến thiếu các kênh phân phối.

Hiện toàn TP.HCM chỉ có 29/237 chợ truyền thống hoạt động, 2.763 cửa hàng tiện lợi, hơn 130 điểm bán hàng lưu động.

Ngoài ra, thành phố đang triển khai thêm 41 điểm bán lưu động với 71 đầu xe để phần nào giảm bớt áp lực phân phối cho các siêu thị, cửa hàng.

Sống chung với thời dịch

Việc đi chợ gặp nhiều khó khăn và muốn hạn chế tiếp xúc, nhiều người đã chọn cách "đi chợ online" nhằm giải quyết vấn đề thực phẩm. Tuy nhiên, việc mua sắm này không phải lúc nào cũng suôn sẻ.

Nói với Zing, anh Thanh Hiếu [25 tuổi, Bình Thạnh] chia sẻ: "Xung quanh khu tôi ở có khá nhiều ca nhiễm, nên việc đi chợ khiến tôi lo lắng. Lúc trước, khi shipper còn hoạt động liên quận, ba mẹ tôi ở Tân Phú có đi chợ mua đồ rồi gửi qua. Tuy nhiên gần đây thì tôi chỉ có thể đặt thực phẩm qua ứng dụng".

Việc đặt thực phẩm trong gia đoạn này gặp nhiều khó khăn. Ảnh: NVCC.

Anh Hiếu cho biết trải nghiệm mua online cũng nhiều "chông gai" căng thẳng. Vì các shipper chỉ được hoạt động trong phạm vi 1 quận, huyện nên khi đặt đồ qua ứng dụng, anh cũng chỉ tìm được loanh quanh trong khu vực.

Chưa kể, các cửa hàng thường xuyên thiếu hoặc hết đồ, nên anh Hiếu phải chia nhỏ thành nhiều đơn hàng, phí ship vì vậy mà cũng tăng theo.

"Muốn ăn được một nồi canh trọn vẹn mà tôi phải đặt ở 4 cửa hàng mới đủ nguyên liệu để nấu, chỗ thì có thịt nhưng không có rau, nơi thì shipper đến mới nhận tin hết hàng", anh Hiếu kể lại.

Mua được thực phẩm tươi sống như thịt cá, rau củ trong thời điểm này khá khó khăn. Vì các quá tải, nhiều siêu thị hiện vẫn nhận đơn hàng nhưng lịch giao thì hẹn đến 2 tuần mới có.

Chị Trà My [27 tuổi, TP Thủ Đức] cho biết chị đặt đơn hàng mua thịt trên app siêu thị Big C vào ngày 31/7, tuy nhiên nơi đây lại hẹn giao cho chị vào ngày 17/8.

"Cứ nghĩ đặt app thuận tiện, nào ngờ đặt lúc này mà đến hết phong tỏa mới giao hàng thì từ đây tới đó không biết sống kiểu gì. Đặt đồ ở cửa hàng tiện lợi thì phải cầu mong shipper đến nơi mà vẫn còn hàng, như kiểu trò chơi may rủi, rất hú họa", chị My nói.

Gần khu My ở có ca nhiễm nên chị muốn hạn chế ra ngoài, song việc đặt thực phẩm khó khăn khiến chị thường xuyên phải ăn mì gói, bánh ngọt hoặc uống sữa bù cơm.

"Mấy hôm nay, anh chủ nhà trọ có nhắn sẽ gom đi siêu thị mua đồ một tuần hai lần, nên tôi định nhờ anh mua giúp một số thực phẩm thiết yếu. Trước mắt chỉ có cách này là giải quyết phần nào vấn đề thực phẩm thôi", chị My nói thêm.

Bạn đọc ở TP.HCM có câu chuyện muốn chia sẻ hay vấn đề cần phản ánh có thể gửi thông tin về hộp mail .

Video liên quan

Chủ Đề