Phương pháp dạy học môn Sinh học THPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH−−−  −−−BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊNMÔN SINH HỌCHà Tĩnh, ngày 16-17 tháng 8 năm 2018BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH−−−  −−−Chuyên đề 1:PPDH MÔN SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌCGV: Trần Thái ToànĐT: 0915.416.469Email: áng 8 năm 2018CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁOPHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNGPHẦN II. ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌCPHẦN III. VÍ DỤ CỤ THỂ TRONG DẠY HỌCSINH HỌC CẤP THPTChúng ta cùng nhau chia sẽ 3 vấn đề sau:1. Tổ chức dạy học theo định hướng pháttriển năng lực người học có những thuậnlợi, khó khăn gì?2. Tổ chức dạy học như thế nào để pháttriển năng lực người học?3. Môn Sinh học tập trung phát triển cácnăng lực nào?2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEOHƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌCCó 4 đặc trưng sau:Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạtđộng học tậpGV: là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành cáchoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụngsáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tậphoặc tình huống thực tiễn…Học sinh: tự khám phá những điều chưa biết chứkhông thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặtsẵn. Giáo viên2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEOHƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌCCó 4 đặc trưng sau:Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khaithác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cáchtự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòivà phát hiện kiến thức mới...GV: Định hướng cho học sinh cách tư duy như phântích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự,quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềmnăng sáng tạo.HS: chủ động tiếp cận tri thức, khái quát hóa, vậndụng, sáng tạo …2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEOHƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌCCó 4 đặc trưng sau:Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với họctập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giaotiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểubiết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thểtrong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEOHƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌCCó 4 đặc trưng sau:Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mụctiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông quahệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học).Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giálẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lờigiải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêuchí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêucách sửa chữa các sai sót.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC3.1. Đổi mới PPDH+ Cải tiến các PPDH truyền thống, kết hợp đa dạng cácPPDH+ Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, giải quyết tìnhhuống+ Vận dụng dạy học định hướng hành động, sử dụngphương pháp “seeding”+ Chú trọng dạy học vận dụng kiến thức vào thực tiễn+ Dạy học qua các hoạt động trải nghiệm+ Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và côngnghệ thông tin3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC3.2. Mục tiêu hướng tới :+ HS chú ý học, yêu thích môn học+ HS biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn+ Phát triển toàn diện, đào tạo thông minh “đa trítuệ” cho HS+ Hướng tới sự phát triển năng lực, phẩm chấtngười học3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC3.3. Một số biện pháp tổ chức dạy học tích cực1)Dạy học giải quyết vấn đề-Làm sao để tạo được vấn đề cho HS trong dạyhọc?-Tổ chức HS giải quyết vấn đề như thế nào?-Làm sao để HS tự tạo ra vấn đề mới, tự giảiquyết?3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC3.3. Một số biện pháp tổ chức dạy học tích cực2) Dạy học định hướng hành động theo mô hìnhVAKCon người chúng ta học hỏi và tiếp nhận thông tinqua 05 giác quan gồm: thị giác (look), thính giác(hear), xúc giác (action, touch), vị giác (taste) vàkhứu giác (smell). Trong đó 5 giác quan đó, có 3cách tiếp nhận thông tin chính:3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC3.3. Một số biện pháp tổ chức dạy học tích cực2) Dạy học định hướng hành động theo mô hình VAKV (Visual): Hình ảnh      A (Auditory): Âm thanhK (Kinesthetic): Vận độngConfucius (450 BC) “I hear and I forget, I see and Iremember, I do and I understand”Benjamin Franklin (1750) “Tell me and I forget, teachme and I remember, Involve me and I will learn”3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC3.3. Một số biện pháp tổ chức dạy học tích cực3) Tổ chức dạy học theo chủ đề4) Dạy học phát triển kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn cho HS5) Dạy học qua các hoạt động trải nghiệm6) Dạy học dự án…4) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC4.1. Các năng lựcchung Năng lực tự chủ và tự họcTự lựcNăng lực giao tiếp và hợp tácNăng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạoXác định mục đích, nội dung,phương tiện và thái độ giao tiếpNhận ra ý tưởng mớiTự khẳng định và bảo vệquyền, nhu cầu chính đángThiết lập, phát triển các quan hệxã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâuthuẫnPhát hiện và làm rõ vấn đềTự kiểm soát tình cảm, thái độ,hành vi của mìnhXác định mục đích và phươngthức hợp tácTự định hướng nghề nghiệpTự học,Xác định trách nhiệm và hoạtđộng của bản thântự hoàn thiệnTổ chức và thuyết phục ngườikhácHình thành và triển khai ýtưởng mớiĐề xuất, lựa chọn giải phápThực hiện và đánh giá giải phápgiải quyết vấn đề Đánh giá hoạt động hợp tácTư duy độc lập Hội nhập quốc tế 4) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC4.2. Năng lực chuyên môn: Tìm hiểu tựnhiênNhận thức kiến thứckhoa học tự nhiên– Hiểu biết kiến thứcphổ thông cốt lõi vềthành phần cấu trúc, sựđa dạng, tính hệ thống,quy luật vận động,tương tác và biến đổicủa thế giới tự nhiên;với các chủ đề khoahọc về vật chất, vậtsống, năng lượng và sựbiến đổi vật chất.– Trái Đất và bầu trời;vai trò và cách ứng xửphù hợp của con ngườivới môi trường tựnhiên.Tìm tòi và khám phá thế giớitự nhiên– Bước đầu thực hiện được một sốkĩ năng cơ bản trong tìm tòi, khámphá một số sự vật, hiện tượng trongthế giới tự nhiên và đời sống.– Thực hiện được một số thínghiệm, thực hành; kĩ năng tìm tòi,khám phá.– Bước đầu biết cách phân tích, sosánh, rút ra những dấu hiệu chungvà riêng của một số sự vật, hiệntượng đơn giản trong tự nhiên.– Tích cực, khách quan, trung thực,cẩn thận để đảm bảo an toàn, biếthợp tác trong học tập và trong tìmtòi, khám phá khoa học.Vận dụng kiếnthức vào thực tiễnBước đầu vận dụng kiếnthức khoa học vào mộtvài tình huống đơn giản,mô tả, dự đoán, giải thíchđược một vài hiện tượngkhoa học đơn giản.– Ứng xử thích hợp trongmột số tình huống có liênquan đến vấn đề sứckhoẻ của bản thân, giađình và cộng đồng.– Trình bày được ý kiếncá nhân nhằm vận dụngkiến thức đã học vào bảovệ môi trường, bảo tồnthiên nhiên và phát triểnbền vững xã hội.4) MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ4.1. Dạy học phát triển năng lực vận dụngkiến thức vào thực tiễnVấn đề thực tiễn là gi?Làm sao để HS nhận ra, phát hiện ra vấn đề thựctiễn?Trong dạy học cần chú ý giải quyết các vấn đề thựctiễn nào?Phương pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn?Làm sao để đo được năng lực giải quyết vấn đề thựctiễn của HS?4.1. Dạy học phát triển năng lực vận dụngkiến thức vào thực tiễnVấn đề thực tiễn là gi?- Vấn đề thực tiễn là một hiện tượng của tự nhiên, xã hộihoặc một sự kiện, tình huống đã, đang hoặc có thể diễnra trong thực tiễn cuộc sống chứa đựng những điều cầnđược giải thích, chứng minh, giải quyết.- Vấn đề thực tiễn đưa vào dạy học là những vấn đề thựctiễn cần được tổ chức cho học sinh giải thích, chứngminh, giải quyết.- VĐTT trong dạy học được biểu hiện bằng nhiều hìnhthức khác nhau như: tình huống thực tiễn, bài tập thựctiễn, dự án học tập giải quyết các vấn đề thực tiễn, đề tàinghiên cứu khoa học …PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHOHỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP THPT•2.1.Phân tích chương trình Sinh học THPT xác định các vấn đề thựctiễn liên quan•2.1.1.Khái quát chương trình Sinh học THPT•2.1.2.Một số vấn đề thực tiễn gắn với nội dung Sinh học cấp THPTMạch nộidungSinh học vàsự phát triểnbền vữngCác chủ đềVấn đề thực tiễn liênVấn đề thực tiễn tại địa phươngquan- Quản lí và sử dụng - Ô nhiễm môi trường - “Hồ nước Bộc Nguyên ở Thạch Hà (tỉnh Hàbền vững tài nguyên (đất, nước, không khí, Tĩnh) cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 20.000 hộdân TP.Hà Tĩnh và vùng phụ cận. Thế nhưng, hơnthiên nhiêntiếng ồn ...)một trăm hộ dân đang sinh sống ở thượng nguồn- Rừng bị tàn phá vẫn hàng ngày xả thải, chăn trả trâu bò, vứt chailọ thuốc trừ sâu, diệt cỏ… gây ô nhiễm môinghiêm trọngtrường”- Cạn kiệt nguồn tàiTrích “Nhức nhối” hồ nước ăn cho hơn 20.000 hộnguyên: khoáng sản, dânởHàTĩnhbịônhiễmhttp://hatinh24h.com.vn/78631-a2626.htmldầu mỏ ... 194) MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ4.2. Dạy học phát triển năng lực tìm tòikhám phá tự nhiên4.3. Dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tựnhiênXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝTHẦY CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNGNGHE!

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC  (2 tín chỉ: 1,5 LT + 0,5 TH) * Mục tiêu:  ­ Xác định được vị trí của môn học trong hệ thống các môn học của lý luận   dạy học ­ Xác định được đối tượng, nhiệm vụ của môn học ­ Tiếp cận và bước đầu vận dụng được các phương pháp nghiên cứu của  LLDH. ­ Trình bày được các nhiệm vụ  dạy học Sinh học  ở trường Phổ thông, nêu   mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ. ­ Phân tích cấu trúc nội dung chương trình môn Sinh học ở THPT. ­ Phân tích các PPDH, cách sử dụng các PP trong dạy học Sinh học. ­ Nêu được sự  hình thành và phát triển các loại khái niệm trong chương   trình Sinh học THPT. ­ Phân biệt được các hình thức tổ  chức dạy học Sinh học  ở  trường phổ  thông. * Chuẩn bị: ­ Vật chất: Máy tính, máy chiếu; các phương tiện dạy học cần thiết. ­ Người học: Tài liệu, các phương tiện, dụng cụ học tập. ­ Địa điểm: Giảng đường (giờ  học lý thuyết); Phòng thí nghiệm (giờ  học   thực hành). * Phương pháp dạy học:  ­ Lý thuyết: Giáo viên (GV) giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên (SV) hoạt   động theo nhóm (hoặc cá nhân) tùy theo nội dung học tập; SV nghiên cứu tài liệu,  thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ  được giao; GV tổ  chức thảo luận, tổng   kết vấn đề. ­ Thực hành: SV được giao nhiệm vụ  chuẩn bị  nội dung thực hành  ở  nhà   hoặc trên lớp, sau đó vận dụng vào từng chương cụ  thể, từng bài cụ  thể  trong  1
  2. SGK Sinh học THPT để phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu, lựa chọn   PPDH. * Sản phẩm người học phải nộp: Báo cáo thực hành (3 ­ 4 trang). * Nội dung: Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC Mục tiêu:  1. Xác định được vị  trí của môn học trong hệ  thống các môn học của Lí  luận dạy học 2. Xác định được đối tượng của PPDHSH 3. Trình bày nhiệm vụ tổng quát và các nhiệm vụ cụ thể của PPDHSH 4. Nêu được mối quan hệ giữa PPDHSH với các khoa học khác 5. Vận dụng được các PPNC PPDHSH Nội dung (2 tiết LT)  1.1. Đối tượng 1.1.1. Tên gọi và vị  trí của môn học  “Tham khảo tài liệu số  [1], [3] trong  chương”. 1.1.2. Đối tượng của PPDH Sinh học Đối tượng nghiên cứu của LLDH: Là các quy luật của QTDH. Các quy  luật này phản ánh những mối quan hệ tất yếu, bản chất giữa hoạt động dạy và  hoạt động học giữa các thành tố của QTDH.  Đối tượng nghiên cứu của PPDH: Các quy luật của QTDH phù hợp với  những đặc điểm của việc dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông.  2
  3.  1.2. Nhiệm vụ của bộ môn LLDH Sinh học Nhiệm vụ  tổng quát:   Nghiên cứu phát triển lý thuyết (Hoàn thiện nội   dung dạy học SH  ở  trường phổ  thông) và tổng kết kinh nghiệm (ĐM PPDH)   phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả và chất lượng D & H bộ môn Sinh học, góp   phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông của nước ta. Nhiệm vụ cụ thể:   * Phát triển nội dung dạy học: Phải thường xuyên cập nhật, chỉnh lý,  hoàn thiện nội dung, chương trình các môn học ở trường phổ thông cho phù hợp   với sự phát triển của xã hội hiện đại. Vận dụng các thành tựu của LLDH hiện đại, các thành tựu của các ngành  khoa học trong các lĩnh vực khác để  phát triển, đổi mới nội dung chương trình  sinh học, xác định khối lượng, chiều sâu, trình tự hệ thống các kiến thức để đưa  vào SGK một cách hợp lý với từng lớp học, cấp học. Song song với việc phát triển chương trình là việc phát triển lí luận về  cấu trúc nội dung và phương pháp trình bày các bài trong sách giáo khoa theo   hướng giảm bớt chức năng thông tin, tăng cường các hoạt động độc lập của HS  với SGK.  3
  4. * Phát triển phương pháp dạy:  Tổng kết kinh nghiệm tiên tiến về PP dạy của đội ngũ giáo viên Sinh học   nước ta, vận dụng có chọn lọc các PPHD mới của thế  giới phù hợp với hoàn  cảnh Việt Nam, đưa vào thực nghiệm, thí điểm trước khi áp dụng đại trà, nhằm   phát triển các PPDH tích cực trong nhà trường phổ thông.  Đồng thời với đổi mới PP dạy là việc nghiên cứu mở  rộng các hình thức  tổ  chức dạy học và cải tiến bổ  sung các phương tiện dạy học, cải tiến các PP  kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến khích người học, kích thích sự phát triển tư  duy. Ngoài ra người GV cần đi sâu vào PP dạy từng phân môn SH, từng thành  phần kiến thức trong chương trình SH.  * Phát triển PP học: Việc học chỉ đạt hiệu quả khi người dạy biết khơi  dậy và phát huy tiềm năng vốn có của mỗi người học. Để  phát triển PP học tập  cho HS, đặc biệt là PP tự  học thì người GV cần phải tổ  chức các HĐHT theo  một trình tự  logic, phù hợp với năng lực của từng loại HS. Trong việc tổ  chức   các HĐHT người GV có vai trò là người cố vấn, hướng dẫn, định hướng cho HS   tranh luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề, qua đó họ  tự  lực chiếm lĩnh  tri thức, đồng thời sẽ  rèn luyện, phát triển kĩ năng tự  đánh giá kết quả  học tập   của bản thân hay của các thành viên trong nhóm.  1.3. Mối quan hệ giữa PPDH Sinh học với các môn khoa học khác 1.3.1. Quan hệ với các khoa học giáo dục Phát triển LLDH tạo những cơ sở lí luận vững chắc cho PPDHSH, ngược   lại sự phát triển của LLDHSH bổ sung những minh chứng thực tế phong phú cho  LLDH.  Hiện nay LLDH đang quan tâm chú ý nghiên cứu sâu về quy luật của quá  trình học tập để  thiết kế các HĐHT phù hợp, trên cơ  sở đó thiết kế  các HĐDH   của thầy. Chứ  không phải như  cách làm lâu nay là chỉ  thiết kế  hoạt động dạy  của thầy mà không chú ý đến HĐH của trò.  1.3.2. Quan hệ với khoa học Sinh học 4
  5. Sự  phát triển của các khoa học Sinh học giúp cho việc lựa chọn, hoàn   thiện nội dung chương trình SH ở trường phổ thông. Các kiến thức SH của các nhà khoa học được sự  gia công của nhà sư  phạm nó trở  thành kiến thức cơ bản phổ thông phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi   và hoàn cảnh của nước ta. Sau đó chúng được sắp xếp thành hệ thống, kết hợp  lôgic phát triển SH và logic sư phạm. PPDH ở  trường phổ thông phải dựa trên quan sát, thực nghiệm với suy lí   quy nạp đồng thời phải vận dụng tư duy suy diễn lí thuyết. PPDH không chỉ giới  hạn các bài học trên lớp mà còn phải được bổ  sung bằng các hoạt động ngoại  khóa, tham quan, gắn liền với thiên nhiên và lao động sản xuất.  1.3.3. Quan hệ với Logic học và Triết học Dạy học, thực chất là tổ  chức quá trình nhận thức cho HS, phải tuân theo  những quy luật tư duy, từ thực tiễn đến lí thuyết, từ thấp đến cao, đơn giản đến   phức tạp, từ ngoài vào trong,... Vì vậy nó có mối quan hệ qua lại với Logic học.  Đối tượng của SH là nghiên cứu bản chất và các quy luật của sự sống, mà   sự sống là một hình thức vận động của vật chất, do đó nó cũng tuân theo các quy  luật chung của vật chất mà Triết học đã vạch ra. Mặt khác, trong quá trình phát  triển của khoa học SH, vẫn còn nhiều vấn đề  chưa được làm sáng tỏ, vẫn tồn   tại mâu thuẫn và sự  đấu tranh găy gắt giữa chủ  nghĩa duy tâm siêu hình và duy   vật biện chứng. Vì thế  lĩnh vực nghiên cứu của KHSH cũng như  PPDHSH cần  sự chỉ đạo của Triết học biện chứng duy vật để có quan điểm, phương pháp, tư  tưởng đúng đắn trong việc nhận thức các hiện tượng, quá trình của tự nhiên cũng  như của QTDH SH.   1.4. Các phương pháp nghiên cứu của PPDH SH    (Tham khảo từ  các tài liệu  số [1], [2], [3] trong chương này) F Tài liệu học tập [1] Đinh Quang Báo,  Nguyễn  Đức  Thành (1996),  “Lí luận dạy học Sinh học   (Phần Đại cương)”, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5
  6. [2] Nguyễn Phúc Chỉnh (Chủ  biên), Phạm Đức Hậu (2007),  Ứng dụng tin học  trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà  Nội. [3] Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007), Đại cương PPDH Sinh học, Nxb  Giáo dục, Hà Nội. F Câu hỏi thảo luận 1. Phân biệt đối tượng của LLDH và của PPDHSH? Nêu vài ví dụ về đối tượng  của PPDHSH? 2. Hãy xác định vị trí của môn PPDHSH trong hệ thống các LLDH nói chung? 3. Phân tích mối quan hệ với các thành tố trong quá trình dạy học? 4. Anh chị có đánh giá gì về nhiệm vụ phát triển NDDH, PP dạy, PP học của LL   DHSH hiện nay? 5. Anh chị  hãy phân tích mối quan hệ  giữa Khoa học Sinh học với PPDHSH?   Trên cơ sở đó anh chị  hãy vạch ra kế hoạch học tập để  chuẩn bị  cho nghề  dạy   học sau khi ra trường. Chương 2  NHIỆM VỤ DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT F Mục tiêu     Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:  1. Hiểu rõ đối tượng, nhiệm vụ của môn khoa học Sinh học, đặc điểm của SH   hiện đại 2. Xác định đúng vị trí của môn Sinh học ở trường THCS 3. Xác định được nội dung của các nhiệm vụ  dạy học, mối liên hệ  giữa  các nhiệm vụ 6
  7. 4. Vận dụng để xác định nhiệm vụ dạy học cho 1 chương, 1 bài. 5. Nắm vững các kĩ thuật xác định mục tiêu theo hướng đổi mới F Nội dung (2 tiết LT) 2.1. Các nhiệm vụ dạy học SH ở trường THPT 2.1.1. Nhiệm vụ trí dục phổ thông và kỹ thuật tổng hợp *Nhiệm vụ trí dục phổ thông Quá trình dạy học môn Sinh học ở bậc THPT có nhiệm vụ trang bị cho HS   hệ  thống các kiến thức sinh học cơ  bản, phổ  thông, hiện đại và gắn liền với   thực tiễn Việt Nam. Kiến thức phổ  thông là những kiến thức cần thiết cho mọi người trong   cuộc sống lâu dài, cho mọi thanh thiếu niên trong lứa tuổi học đường.  Kiến thức cơ bản là những kiến thức phản ánh bản chất và quy luật của  các sự  vật, hiện tượng, quá trình trong thực tại khách quan, giúp con người làm   chủ thực tại và hành động hợp lí Trong trường phổ  thông các kiến thức này đã được các nhà sư  phạm từ  các ngành khoa học và trình bày thành các môn học khác nhau, phù hợp với sự  phát triển của khoa học hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong chương trình SH THCS, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các kiến   thức các khái niệm Sinh học, các quy luật Sinh học được phát triển theo một   trình tự  logic chặt chẽ. Các kiến thức này đặt nền móng cho việc tiếp tục học   lên THPT hoặc vào các trường trung học chuyên nghiệp ­ dạy nghề có liên quan   với Sinh học hoặc ra đời, hoà nhập với cộng đồng, tham gia lao động sản xuất và   các công việc trong các ngành nghề khác. Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại, lượng thông tin ngày một tăng lên   nhanh chóng vì vậy, những kiến thức phổ  thông cũng cần phải cập nhật, đổi  mới. Ngoài việc cải cách thay SGK theo chu kì từng giai đoạn, thì người GV cũng  cần phải thường xuyên cập nhật tri thức, tìm kiếm, tích luỹ  thông tin khoa học  SH.  7
  8. Qua quá trình dạy học HS phải hiểu, nhớ và vận dụng được. Theo nguyên  lí giáo dục đi đôi với thực hành, lí luận kết hợp với thực tiễn, giáo dục kết hợp   với lao động sản xuất, việc giảng dạy môn sinh học phải quán triệt tinh thần   giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Thông qua môn Sinh học giúp HS nắm vững cơ  sở  khoa học của những công cụ  kĩ thuật, quy trình sản xuất cơ  bản, có liên quan   đến các đối tượng sống hoặc các sản phẩm sinh học.  Nguồn tri thức cung cấp cho HS thông qua con đường giáo dục là nguồn tri   thức   có   mục   đích,   đã   được   chọn   lọc,   sắp   xếp   có   hệ   thống,   quy   định   trong   chương trình, SGK và được GV thể hiện trong quá trình hướng dẫn HS học tập   theo kế hoạch hợp lí.  *Nhiệm vụ trí dục kỹ thuật tổng hợp Thực hiện nguyên tắc học đi đôi vối hành, lý luận gắn với thực tiễn, học   tập gắn liền với sản xuất, việc giảng dạy Sinh học phải làm cho học sinh hiểu   biết các nguyên lí cơ bản của các ngành sản xuất có sử dụng cơ thể sống. Trang   bị cho các em các kỹ năng và kỹ  xảo vận dụng các quy luật sinh học trong hoạt   động thực tiễn. 2.1.2. Nhiệm vụ phát triển các năng lực nhận thức và năng lực hành động  Trong dạy học SH, GV phải tạo cơ  hội thuận lợi để  HS tập dượt, phát  triển các kĩ năng và phẩm chất trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức, để HS   rèn luyện các thao tác, kĩ năng, kĩ xảo, xây dựng thói quen vận dụng kiến thức đã  học vào thực tiễn cuộc sống. Việc phát triển các kĩ năng cần tuân theo quy luật tâm lí của quá trình   nhận thức đó là đi từ  nhận thức cảm tính (Quan sát, chú ý, ghi nhớ) đến nhận   thức lí tính (So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cá biệt hóa, trừu tượng  hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa) Trong QTDH, nhiệm vụ phát triển bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ với  nhau: Phát triển năng lực nhận thức và phát triển năng lực hành động.  2.1.2.1. Phát triển năng lực nhận thức: Bao gồm phát triển các thao tác tư duy (so  sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…) và biện pháp logic   8
  9. (quy nạp, diễn dịch) từ  đó hình thành các phẩm chất tư  duy (tính tích cực, tính  độc lập, tính sáng tạo). 2.1.2.2. Phát triển các năng lực hành động  a. Kĩ năng quan sát Rèn luyện cho HS biết quan sát tinh tường, đi sâu vào từng chi tiết, tập   trung vào nhữug chi tiết quan trọng nhất của đối tượng. Từ  quan sát bằng mắt,  đến quan bằng kính lúp, kính hiển vi. Từ  quan sát mẫu vật sống đến các vật   tượng hình. Cùng với quan sát là rèn luyện cho HS kĩ năng mô tả  sự  vật, hiện   tượng quan sát được, từ  việc mô tả  bằng ngôn ngữ  thông thường đến việc sử  dụng các thuật ngữ SH ngày càng chính xác.  Đồng thời tập dượt cho HS các kĩ năng thu lượm mẫu vật, nhận dạng,  phân loại, cố định các mẫu vật sống, làm các bộ  sưu tập mẫu vật về các nhóm  TV, ĐV, hay thu thập tranh ảnh về TV, ĐV.  b. Kĩ năng làm thí nghiệm Để  rèn luyện kĩ năng này cho SH, GV cần phải thực hiện các thí nghiệm  ở trên lớp bằng cách biểu diễn, làm mẫu, từ đó HS bắt chước, làm theo. Việc rèn  luyện kĩ năng làm thí nghiệm cần phải có thời gian, và nên phát huy thế  mạnh   của các nhóm HS. Song song với việc làm thí nghiệm là rèn luyện các kĩ năng liên   quan: đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm, thay đổi đối tượng và điều kiện thí   nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm bằng cách so sánh với đối chứng, kiểm tra   giả thuyết và cuối cùng là rút ra kết luận.  c. Kĩ năng suy luận quy nạp Các kiến thức thu được nhờ quan sát và thí nghiệm chỉ là những kiến thức   sự  kiện, cụ  thể, riêng lẻ, chúng cần phải được khái quát hóa, trừu tượng hóa  thành những kiến thức lí thuyết (khái niệm, quy luật). Việc này có thể được thực   hiện bằng cách rèn luyện cho HS kĩ năng suy luận quy nạp.  Quy nạp có thể hiểu đơn giản là đi từ những cái cụ thể, riêng lẻ thành cái   mang tính khái quát, chung cho tất cả những cái cụ thể, riêng lẻ đó.  9
  10. Quy nạp là suy lí bắt đầu từ  việc so sánh các nhóm đối tượng cùng loại   để  tách ra các dấu hiệu chung, các thuộc tính bản chất của chúng, đây chính là  con đường hình thành các khái niệm, quy luật.  Ví dụ: Khi dạy về tính hướng sáng của cây (SGK) Kết luận rút ra từ suy lí quy nạp chỉ có giá trị khái quát khi đã dựa trên một   số  lượng đủ  lớn các sự  kiện. Tuy nhiên trong dạy học người ta cho phép dùng  quy nạp đơn cử, nghĩa là chỉ  dựa trên một vài hiện tượng, thí nghiệm để  rút ra   kết luận. Đó là vì các kiến thức này đã được các nhà khoa học kiểm chứng nhiều  lần, mặt khác trong 1 tiết học thời gian có hạn không thể  tái hiện lại quá trình   phát hiện của các nhà khoa học được. Khi sử dụng quy nạp đơn cử, GV tránh để  HS hiểu sai là các kiến thức này được rút ra một cách đơn giản như vậy. Mendel   làm thí nghiệm trong 8 năm liền, với 7 cặp tính trạng, đã phân tích trên 1 vạn cây   lai mới rút ra được các định luật, nhưng trong mấy tiết học chúng ta chỉ  đơn cử  một vài thí nghiệm để rút ra các định luật của ông! Khi vận dụng các khái niệm, quy luật vào các trường hợp cụ  thể  thì lại   cần đến kĩ năng suy lí diễn dịch, tức là đi từ  cái chung, khái quát đến cái cụ thể,   riêng lẻ. Trong dạy học 2 kĩ năng này luôn bổ sung cho nhau và đều cần cho quá  trình vận động của tư  duy. Tuy nhiên do đặc điểm của quá trình nhận thức của   HS THCS, GV cần chú trọng phát triển tư  duy thực nghiệm quy nạp trên cơ  sở  rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm.  2.1.3. Nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất nhân cách (Giáo dục) a. Giáo dục thế giới quan khoa học Thế  giới quan là quan điểm về  thế  giới của một chủ  thể  nhất định. Hạt  nhân của thế  giới quan khoa học là Triết học Mác – Lênin, bao gồm chủ  nghĩa  duy vật biện chứng và chủ  nghĩa duy vật lịch sử. Đối tượng của SH là các quy   luật phát triển của sự  sống – là một hình thức vận động của vật chất trong tự  nhiên. Do đó, Triết học và SH có mối quan hệ tác động qua lại bổ sung cho nhau,   cùng nhau phát triển.  Trong dạy học SH, nhiệm vụ giáo dục TGQKH bao gồm:  10
  11. ­ Giáo dục quan điểm duy vật:  GV cần vạch rõ cho HS rằng: Mọi sự  vật, hiện tượng trong tự  nhiên nói chung và thế  giới hữu cơ  nói riêng đều là  những hình thức vận động của vật chất. Khi ta đã hiểu rõ CSVC và cơ  chế vận  động của các quá trình diễn ra trong sự vật hiện tượng thì ắt sẽ nhận thức được  nó trên cơ sở DVBC, mà không cần một sự giải thích duy tâm thần bí nào!  ­ Giáo dục PP biện chứng: Mối liên hệ phổ  biến, tất nhiên của mọi sự  vật hiện tượng trong thế  giới. Các QL SH có sắc thái riêng của chúng nhưng  cũng phản ánh quy luật chung nhất của phép biện chứng duy vật: Thống nhất và  đấu tranh giữa các mặt đối lập (Đồng hóa ­ Dị  hóa); Chuyển hóa giữa lượng và  chất; phủ định của phủ định (Hình thành các đặc điểm thích nghi)  b. Giáo dục tình cảm đạo đức Giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nước Việt Nam từ  đó GD các em có ý   thức gìn giữ môi trường, phát triển bền vững,… HS  ở  độ  tuổi cho THCS rất hiếu động, dễ  có những hành động xâm hại   môi trường. Vì vậy, cần phải tình cảm đạo đức cho các em, làm cho các em yêu  thích và có thái độ tốt với thiên nhiên, hơn nữa còn có các hành động bảo vệ môi  trường.  Chương trình SH THCS nghiên cứu TV, ĐV và cả cơ thể con người. Khoa  học SH ngày càng phát triển thì ngày càng đặt ra nhiều vấn đề  “Đạo đức sinh   học”, là mối lo của toàn xã hội, như nhân bản vô tính trên đối tượng con người,  mua bán các nội quan để  cấy ghép, chửa đẻ  thuê,… Vì vậy, GV cần phải giáo   dục tình cảm đạo đức cho HS để họ có thái độ đúng đắn và vận dụng các thành  tựu khoa học phù hợp với đạo lí, đạo đức xã hội.  c. Giáo dục thẩm mĩ GD cho HS biết cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên để  không chỉ  thưởng   thức mà còn xây dựng ý thức, tình cảm, thái độ đối với tự nhiên. Giáo dục thẩm mĩ thông qua các bài lên lớp như mẫu vật, tranh ảnh, phim   về thiên nhiên. Ngoài ra thông qua các hoạt động ngoại khóa ở vườn trường, góc  11
  12. sinh giới, hoặc tham quan ngoài thiên nhiên. Càng yêu thích thiên nhiên, các em  càng yêu thích môn học và có hứng thú trong học tập.  d. Giáo dục lao động kĩ thuật KHKT và hướng nghiệp (Tham khảo tài liệu số  [1], [2] trong chương) 2.2. Mối liên hệ giữa ba nhiệm vụ  Trong QTDH, ba nhiệm vụ  này phải được thực hiện trong mối quan hệ  thống nhất, có sự tác động qua lại lẫn nhau. ­ Trí dục là cơ  sở  để  thực hiện hai nhiệm vụ  sau. Giáo dục trong nhà   trường khác với các hình thức giáo dục khác  ở  điểm căn bản là nó được thực   hiện trên nền của việc trang bị kiến thức có hệ  thống được chọn lọc trong tinh   hoa di sản văn hóa của loài người và của dân tộc. Tri thức là nội dung, là thức ăn   của tư  duy, là chất liệu để  hình thành niềm tin thế  giới quan và phẩm chất tốt  đẹp của nhân cách. ­ Phát triển năng lực nhận thức và hành động là hệ  quả  của quá trình   chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực và chủ động sáng tạo và ngược lại, đó cũng   là điều kiện để  HS tiếp tục chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc và hiệu quả  hơn. Suy nghĩ tích cực độc lập, sâu sắc trong tự  học, tự  rèn luyện cũng là điều  kiện để người học cải biến chính mình về tư tưởng, tác phong, thái độ, niềm tin. ­ GD các phẩm chất nhân cách vừa là hệ  quả  của hai nhiệm vụ  trên, là  mục đích cuối cùng của việc dạy học, vừa là yếu tố  kích thích, động lực thúc   đẩy quá trình chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức, phát triển năng lực nhận thức và  năng lực hành động đến trình độ sáng tạo. F Tài liệu học tập [1] Đinh Quang Báo,  Nguyễn  Đức  Thành (1996),  “Lí luận dạy học Sinh học   (Phần Đại cương)”, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007), Đại cương PPDH Sinh học, Nxb  Giáo dục, Hà Nội. 12
  13. [3] Trần Bá Hoành (2007),  Đổi mới phương pháp dạy học và sách giáo khoa,  NXB ĐHSP, Hà Nội. [4] Trần Bá Hoành (1996), “Kỹ thuật dạy học Sinh học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.  [5] Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học lớp 6 đến lớp 10. F Câu hỏi thảo luận 1. Trình bày nội dung cơ bản của nhiệm vụ phát triển trong dạy học Sinh  học? Vì sao nói trọng tâm của NV phát triển năng lực nhận thức trong DHSH là  phát triển tư duy thực nghiệm ­ quy nạp trên cơ sở rèn luyện kĩ năng quan sát và   thí nghiệm. 2 Trình bày nội dung cơ bản của nhiệm vụ  giáo dục trong dạy học Sinh   học?  Vì sao nói việc giảng dạy các kiến thức sinh học thống nhất với việc giáo  dục thế giới quan duy vật biện chứng? 3. Phân tích mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ dạy học Sinh học? 4. Quan niệm mới về việc xác định mục tiêu? Các thành phần mục tiêu?  Để viết mục tiêu theo hướng đổi mới, cần tuân thủ  các quy tắc nào? Vận dụng  xác định mục tiêu cho 1 chương, 1 bài?  Chương 3  NỘI DUNG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG F Mục tiêu 1. Phân tích được khái niệm học vấn phổ thông, hiểu được sự  vận động   và phát triển của HVPT hiện nay là một tất yếu. 2. Nêu được những nguyên tắc xác định nội dung dạy học ở trường phổ thông 3. Phân tích được cấu trúc nội dung chương trình SH THPT ban hành năm  2006.  13
  14. 4. Nắm vững các thành phần kiến thức cơ  bản trong chương trình SH  ở  THPT. 5. Vận dụng để phân tích thành phần kiến thức cơ bản của 1 bài học F Nội dung (6 tiết LT + 2 tiết TH) 3.1. Những nguyên tắc xây dựng NDDH phổ thông Việc xây dựng nội dung dạy học dựa theo những nguyên tắc chủ yếu sau: + NDDH phải bám sát mục tiêu dạy học (MT GDPT, MT chương trình bậc   học, cấp học, môn học, MT riêng đối với địa phương, đối từng đối tượng HS) + NDDH phải thể hiện tính định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội, sự  phát triển toàn diện nhân cách của HS. + NDDH phải phản ánh được trình độ  phát triển của khoa học hiện đại,  phản ánh thực tiễn thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. + NDDH phải phù hợp với khả năng trình độ  tiếp thu của HSvới điều kiện   dạy và học trong nhà trường. 3.2. Cấu trúc nội dung môn Sinh học  ở  trường THPT theo chương trình  mới 3.2.1. Định hướng chỉ đạo việc xây dựng chương trình mới  Theo NQTW 2 khóa VIII, CT mới được xây dựng theo phương hướng sau: ­ Loại bỏ  những kiến thức không thiết thực, bổ  sung những nội dung   cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản. ­ Cập nhật với sự  tiến bộ của KH & CN, tăng nội dung khoa học công  nghệ ứng dụng. ­ Tăng cường giáo dục KTTH và năng lực thực hành ở trường phổ thông. ­ Tăng cường GD công dân, đạo đức, tư  tưởng, lòng yêu nước, CN Mác  Lênin, đưa nội dung GD TT HCM vào trong nhà trường phù hợp với từng lứa   tuổi, bậc học. ­ Coi trọng hơn nữa các môn KHXH & NV, nhất là Tiếng việt, Lịch sử  dân tộc, Địa lí và Văn hóa Việt Nam…  14
  15. Với tư  tưởng chỉ  đạo trên, chương trình SH THPT mới quán triệt một số  quan điểm sau: •         Kế thừa những ưu điểm của CT cũ •         Góp phần thực hiện mục tiêu GD  •         Bảo đảm tính kế thừa và tính liên môn •         Bảo đảm tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn •         Quán triệt quan điểm giáo dục KTTH – HN •         Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa •         Phản ánh những PP đặc thù của bộ môn •         Quán triệt tư tưởng tích hợp 3.2.2. Phân phối chương trình SH THPT Lớp HK 1 HK 2 Cả năm Lớp 10 cơ bản 19 tiết 16 tiết 35 tiết Lớp 10 nâng cao 27 tiết 25 tiết 52 tiết Lớp 11 cơ bản 27 tiết 25 tiết 52 tiết Lớp 11 nâng cao 27 tiết 25 tiết 52 tiết Lớp 12 cơ bản 27 tiết 25 tiết 52 tiết Lơp 12 nâng cao 36 tiết 34 tiết 70 tiết 3.2.3. Phân tích cấu trúc nội dung chương trình SH THPT (Nguồn: “Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình và SGK Sinh học”). 3.2.4. Thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình Sinh học THPT * Sự kiện Sinh học Là những kiến thức mô tả về  sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Chúng có  vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng vốn biểu tượng phong phú cho SH, từ  đó các em tư duy để hình thành khái niệm. * Khái niệm Sinh học Là kiến thức phản ánh bản chất của các sự  kiện thông qua quá trình khái   quát hoá, trừu tượng hoá, được cô đọng dưới dạng một định nghĩa. Mỗi khái  15
  16. niệm được gọi tên bằng một hoặc vài thuật ngữ SH. Số lượng và chất lượng các   thuật ngữ khái niệm sinh học là tiêu chí đánh giá vốn hiểu biết của HS.  Ví dụ: Khái niệm mô, thụ phấn, thụ tinh, ...  * Quá trình Sinh học Kiến thức về  quá trình cũng là loại kiến thức khái niệm. Loại khái niệm  này không phản ánh một sự kiện hiện tượng riêng lẻ, mà nó phản ánh một chuỗi  các sự kiện liên tiếp sảy ra theo một trình tự chặt chẽ có tính định hướng rõ rệt. Ví dụ: Quá trình sao mã, quá trình dịch mã… * Quy luật Sinh học Quy luật SH là những kiến thức phản ánh mối liên hệ bản chất, bền vững,   tất yếu và phổ  biến giữa các sự  vật, hiện tượng khác nhau hoặc phản ánh xu  hướng phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng. Như sự phù hợp giữa cấu tạo   và chức năng của mỗi cơ  quan trong cơ  thể, sự  thích nghi của cơ  thể  với môi  trường,...   Định luật là lời phát biểu bằng ngôn ngữ khoa học phản ánh từng bộ phận  của các quy luật khách quan, được phát hiện bằng thực nghiệm. (Các định luật   của Mendel).  Khoa học ngày càng phát triển, do đó tính quy luật cũng mang tính phát  triển, ngày một hoàn thiện hơn.  * Một số học thuyết SH Các học thuyết SH phản ánh những vấn đề lí thuyết khái quát trong các lĩnh  vực của SH. Đây là kiến thức khó, nên HS THCS mới chỉ bước đầu làm quen với   một vài học thuyết. Ví dụ: Học thuyết tiến hoá của Đacuyn, học thuyết của Pavlov về phản xạ  có điều kiện, học thuyết di truyền NST của Menđen và Mocgan F Tài liệu học tập [1] Đinh Quang Báo,  Nguyễn  Đức  Thành (1996),  “Lí luận dạy học Sinh học   (Phần Đại cương)”, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16
  17. [2] Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết (2006), “ Tài liệu   bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ  thông”, NXB ĐHSP, Hà  Nội.  [3] Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007), Đại cương PPDH Sinh học, Nxb  Giáo dục, Hà Nội. [4] Trần Bá Hoành (2007),  Đổi mới phương pháp dạy học và sách giáo khoa,  NXB ĐHSP, Hà Nội. [5] Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học lớp 6 đến lớp 10. [6] Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa sinh học   10, 11, 12. F Câu hỏi thảo luận 1. Nội dung dạy học được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào? Tìm   ví dụ minh họa cho mỗi nguyên tắc đó? 2. Trình bày cơ  sở  lí luận để  phân tích các thành phần kiến thức trong  chương trình sinh học? Vì sao nói kiến thức khái niệm và quy luật Sinh học là   kiến thức cơ bản nhất? 3. Phân biệt thuật ngữ  với khái niệm? Vì sao nói số  lượng và chất lượng  khái niệm về 1 lĩnh vực khoa học phản ánh trình độ hiểu biết của một người về  lĩnh vực khoa học đó? Lấy 5 ví dụ  về  mỗi loại khái niệm: Sự  vật; hiện tượng;   quá trình; mối quan hệ trong CT SH THCS? 4. Phân biệt quy luật với định luật? Tìm 3 ví dụ  về loại quy luật, 3 ví dụ  về loại định luật trong CT SH THCS? Chương 4  PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC F Mục tiêu 1. Phân tích được khái niệm phương pháp dạy học 17
  18. 2. Phân tích được mối quan hệ giữa HĐ dạy và HĐ học; hai mặt của PPDH; giữa  PPDH với các thành tố của quá trình dạy học. 3. Nắm được hệ thống các PPDHSH; các biện pháp DHSH. 4. Phân tích bản chất và cách thức tiến hành, ưu nhược điểm của mỗi PP thuộc 3  nhóm (Dùng lời, Trực quan và Thực hành) và biết sử  dụng chúng trong sự  phối  hợp lẫn nhau. 5. Tìm hiểu, cập nhật và phát triển các PPDH tích cực trong DHSH 6. Biết cách lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung, đối tượng và phương tiện  dạy học, bước đầu thể  hiện hiểu biết về  PPDH trong việc soạn giáo án, tập  giảng, phân tích giờ dạy. F Mục tiêu (6 tiết LT + 12 tiết TH) 4.1. Khái niệm "Phương pháp dạy học" 4.1.1. Phương pháp Phương pháp (tiếng Hy lạp: methodos) thường được hiểu là con đường, cách  thức đạt tới một mục đích nhất định, giải quyết một nhiệm vụ  xác đinh trong   hoạt động nhận thức hay thực tiễn.  Phương pháp có quan hệ qua lại với mục đích, phương tiện thực hiện và đối  tượng tác động. Có nhiều khái niệm về PPDH, như: ­ N.M. Veczilin và V.M. Coocxunskaia:  “Phương pháp dạy học là cách   thức thầy truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách thức lĩnh hội của trò”. ­ Nguyễn Ngọc Quang (1970):  “PPDH là cách thức làm việc của thầy và   của trò trong sự  phối hợp thống nhất và dưới sự  chỉ  đạo của thầy, nhằm làm   cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”. ­ Đặng Vũ Hoạt (1971):  “PPDH là tổ  hợp các cách thức hoạt động của   thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ  đạo của   thầy, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”.  ­ Đinh Quang Báo (2000): “PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo ra   mối liên hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt mục đích dạy học” 18
  19. ­ Trần Bá Hoành (2002): “PPDH là con đường, cách thức GV hướng dẫn,   tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạt các   mục tiêu dạy học”. Từ các định nghĩa trên có thể nêu ra mấy nhận xét sau:     PPDH gồm hoạt động của thầy và hoạt động của trò     Hai hoạt động này có sự tác đông qua lại lẫn nhau     Trong đó thầy có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động  học tập của trò.     Trên cơ sở đó trò tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức cần thiết     Kết quả tương tác giữa hoạt động của thầy và của trò trong QTDH   là đạt được các mục tiêu dạy học đề ra.  => Đó chính là bản chất của PPDH Vậy có thể nên lên một cách khái quát về khái niệm PPDH? PPDH là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối liên hệ  qua lại,   thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động   học tập của trò một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề   ra. a. Quan hệ giữa dạy và học Trên tinh thần đổi mới PPDH hiện nay, mối quan hệ  giữa Dạy và Học   được quan niệm như thế nào? Là 2 hoạt động: Dạy ­ Học (Trước đây chỉ quan niệm là hoạt động dạy) Hai HĐ này có sự tương tác qua lại với nhau, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo,   nhưng HĐ học được đặt ở vị trí trung tâm (vai trò tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo  của HS) b. Mặt bên ngoài và mặt bên trong của PP 19
  20. Mặt bên ngoài (Hình thức): Các thao tác hành động của GV và HS có thể dễ  dàng nhận thấy được trong tiết học. Ví dụ: GV thuyết trình, nêu câu hỏi, biểu  diễn thí nghiệm,… HS lắng nghe, trả lời câu hỏi,  Mặt bên trong (Nội dung bản chất của PP): Con đường tổ chức hoạt động   nhận thức của HS, cách GV tổ  chức, dẫn dắt HS lĩnh hội tri thức. Ví dụ: HS  nghe giảng và tái hiện lại kiến thức đã học, HS tìm tòi và khám phá để phát hiện  và giải quyết vấn đề. Ví dụ:  c. Quan hệ giữa PPDH với các thành tố của QTDH QTDH gồm 6 thành tố  cơ  bản nhưng ta chỉ  xét 3 thành tố  chủ  yếu: MĐ,  ND, PP. 3 thành tố  này quan hệ biện chứng với nhau, được gọi là “Tam giác sư  phạm”   PP chịu sự chi phối của MĐ và ND, đồng thời nó cũng tác động trở lại làm  cho MĐ đề ra là khả thi và ND ngày một hoàn thiện hơn. QHDH luôn luôn vận động phát triển không ngừng để ngày càng hoàn thiện, phù   hợp với thời đại. Do đó, MĐ, ND, PP cũng luôn thay đổi, trong đó PP là linh hoạt  nhất. Nói đến PP là nói đến tính linh động của nó, PP không thể  đứng yên mà   luôn vận động, thay đổi, có như  vậy nó mới tồn tại và phát triển ngày một hoàn  thiện hơn. 20


Page 2

YOMEDIA

Với kết cấu nội dung gồm 6 chương, tài liệu "Đại cương phương pháp dạy học Sinh học" giới thiệu đến các bạn những nội dung về những vấn đề chung của lý luận dạy học Sinh học, nhiệm vụ dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, các hình thức tổ chức dạy học Sinh học ở trường phổ thông,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

22-09-2015 261 35

Download

Phương pháp dạy học môn Sinh học THPT

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.