Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật một cách trực tiếp

1MỞ ĐẦUTrong xã hội hiện đại mọi việc không ngừng vẫn động và phát triển, mỗiquốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng nhằm khẳng địnhchủ quyền cũng như bảo vệ quyền lợi cho công dân nước mình. Tuy nhiên, dưới tácđộng của quá trình toàn cầu hóa, đã tạo ra các mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhaugiữa các nền kinh tế, sự gia tăng của lưu thông hàng hóa và di chuyển dân cư…khiến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa công dân, pháp nhân của các quốc gia ngàycàng nhiều và đa dạng trong mọi lĩnh vực. Sự đan xen đa chiều của các quan hệpháp lý không còn bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, mà còn liên quanđến nhiều hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và có thể một quan hệpháp lý chịu sự chi phối điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.Tư pháp quốc tế gọi vấn đề này là quan hệ có “xung đột pháp luật”.Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, ít hay nhiều các quốc gia sẽ xích lạigần nhau để cùng hợp tác và phát triển. Ở đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai haynhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng đề điều chỉnh một quan hệpháp luật nào đó. Do vậy, sẽ có những cách thức để giải quyết các xung đột phápluật nói trên như: phương pháp xung đột, phương pháp thực chất. I. Khái quát chung về xung đột pháp luật1.1. Khái niệm về xung đột pháp luậtSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương2Thuật ngữ “Xung đột pháp luật” (conflic of law)(1) là thuật ngữ riêng thuộcchuyên ngành tư pháp quốc tế được sử dụng ở một số quốc gia để chỉ các quy địnhpháp lý giải quyết các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế.Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khácnhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ của Tư pháp quốc tế. Vấnđề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật đó để áp dụng giảiquyết các quan hệ pháp luật.(2)Khái niệm xung đột pháp luật có thể được hiểu trên hai phương diện:Trong hệ thống nội luật, xung đột pháp luật có thể được hiểu là sự mâu thuẫn,không thống nhất giữa các quy định của các văn bản luật khác nhau trong việc giảiquyết một vấn đề.Trong tư pháp quốc tế, xung đột pháp luật được hiểu là một quan hệ pháp lýcó liên quan đến hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, một vấn đề pháp lýkhi phát sinh có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khácnhau.Ví dụ: Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nữ công dân Anh.Lúc này, những vấn đề cần giải quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệhôn nhân này hay nói chính xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luậtnước nào. Câu trả lời là hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, hai côngdân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam. Lúcđó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng bởi vì luật nào thì họ cũngđược phép kết hôn. Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nữ côngdân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam,1 Theo từ điển Tiếng Việt, “xung đột” là sự mâu thuẫn, đối kháng giữa các sự vật hiện tượng và chúng luôn có xu hướngkhông thể cùng tồn tại và phát triển trong một thể thống nhất. Nhưng dưới góc độ pháp lý, xung đột pháp luật là sự “cạnhtranh” giữa hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật trong việc tham gia điều chỉnh một quan hệ pháp lý.2 Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011, Giáo trình tư pháp quốc tế, nhà xuất bản Công an Nhân dân Hà Nội, Hà Nội.SVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương3cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn. (3) Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quyđịnh độ tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, đều về độtuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều có quy định khácnhau. Đây chính là xung đột pháp luật.1.2 . Nguyên nhân phát sinh của xung đột pháp luậtXung đột pháp luật phát sinh do các nguyên nhân chính sau đây:Thứ nhất, xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do Tư phápquốc tế điều chỉnh là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do đó trong rấtnhiều trường hợp khi một quan hệ của Tư pháp quốc tế phát sinh đã làm phát sinhtình trạng pháp luật của các nước liên quan đều có thể được áp dụng và làm nảy sinhvấn đề chọn luật của một nước cụ thể để áp dụng. Từ đó làm phát sinh hiện tượngxung đột pháp luật. Trong khi đó, đối với các quan hệ hình sự, hành chính, tố tụng…là các quan hệ mang tính lãnh thổ, các nhà nước không thừa nhận khả năng áp dụngpháp luật nước ngoài, do đó không thừa nhận xung đột pháp luật. Như vậy, xung độtpháp luật chỉ có thể phát sinh trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuynhiên, một số quan hệ dân sự là các quan hệ mang tính chất lãnh thổ ví dụ quan hệsở hữu trí tuệ chịu sự điều chỉnh của pháp luật, hình sự, hành chính, do đó khôngphải các nhà nước không chấp nhận áp dụng pháp luật nước ngoài trong tất cả cácquan hệ sở hữu trí tuệ.Thứ hai, có sự quy định khác nhau trong pháp luật các nước khi điều chỉnhmột quan hệ dân sự cụ thể. Vì nếu chúng ta giả định là pháp luật các nước qui địnhgiống nhau khi giải quyết các quan hệ dân sự cụ thể thì hiện tượng xung đột phápluật sẽ không xảy ra vì trong trường hợp này việc áp dụng pháp luật nước nào cũngmang lại hệ quả pháp lý như nhau, do đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ không phảiđứng trước việc lựa chọn pháp luật áp dụng. Nhưng xuất phát từ điều kiện phát triển3 Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn với nam – 20 tuổi, nữ - 18 tuổi).SVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương4kinh tế xã hội, từ quan điểm chính trị, từ phong tục tập quán, từ đặc điểm của hệthống pháp luật nên pháp luật các nước kể cả các nước có cùng một hình thái kinh tếxã hội cũng không thể giống nhau hoàn toàn.Ví dụ: một cuộc hôn nhân có thể được thừa nhận có hiệu lực theo pháp luậtnước A, nhưng chưa chắc đã được thừa nhận tại nước B; hay một hành vi bị cấmtheo pháp luật nước A, nhưng lại không vi phạm pháp luật nước B (như hành viđánh bạc, sở hữu một loại tài sản đặc thù…) và đây là nguyên nhân dẫn đến hiệntượng xung đột pháp luật.Tuy nhiên, cần chú ý hiện tượng này xuất phát do cả hai nguyên nhân nóitrên. Xung đột pháp luật là “xung đột” xảy ra giữa các hệ thống pháp luật cạnh tranhnhau, chứ không phải khi hệ thống pháp luật các nước khác nhau có quy định khácnhau về cùng một vấn đề thì phát sinh xung đột pháp luật. Ngay cả khi các nước đãxây dựng được một hệ thống pháp luật chung thống nhất như mô hình các nướcthuộc Liên minh châu Âu (EU) để điều chỉnh các quan hệ tư của các nước này thìcũng không có nghĩa là không có vấn đề xung đột pháp luật đặt ra.Vì vậy, hainguyên nhân này cần phải gắn bó chặt chẽ với nhau vì nếu quan hệ có yếu tố nướcngoài phát sinh cần được điều chỉnh nếu quan hệ đó không phải là quan hệ dân sựthì xung đột pháp luật không phát sinh cho dù pháp luật các nước có khác nhau. Vớilại nếu cần giải quyết một tranh chấp dân sự nhưng nội dung pháp luật các nước quyđịnh giống nhau thì cũng không làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật.1.3. Phạm vi xung đột pháp luậtXác định phạm vi các vấn đề có xung đột pháp luật là cần thiết bởi chỉ trongtrường hợp có xung đột pháp luật thì khi giải quyết, cơ quan có thẩm quyền có thểphải áp dụng pháp luật nước ngoài – điều không bao giờ xảy ra khi giải quyết cácquan hệ pháp lý trong nước khác.SVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương5Hiện nay, các quan điểm đều thống nhất rằng, xung đột pháp luật chỉ phátsinh trong các quan hệ “luật tư” như các quan hệ dân sự, thương mại, hay hôn nhângia đình… có yếu tố nước ngoài, mà không có xung đột pháp luật trong lĩnh vực luậtcông (lĩnh vực hình sự, hành chính…). Trong trường hợp này, mặc dù các quan hệ“có yếu tố nước ngoài” nhưng cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ chỉ áp dụngpháp luật Việt Nam mà không có lựa chọn khác.Xung đột pháp luật không xuất hiện trong các quan hệ thuộc lĩnh vực “luậtcông” (4), bởi luật công có mục đích bảo vệ “trật tự công” của chính mỗi quốc giakhông có sự “lựa chọn”, hay “cạnh tranh” giữa hai hay nhiều hệ thống pháp luậtkhác nhau trong việc giải quyết quan hệ đó. Mỗi quốc gia có lợi ích công và trật tựcông khác nhau cần bảo vệ.Tính chất các quy phạm thuộc lĩnh vực luật công luôn thể hiện tính lãnh thổtuyệt đối, nên có tính chất mệnh lệnh, áp dụng bắt buộc đối với mọi đối tượng, mộthành vi vi phạm luật công của một quốc gia luôn áo dụng quy phạm luật công củachính quốc gia đó để điều chỉnh.Trong khi đó, các quan hệ luật tư, sở dĩ có xung đột là bởi vì các quan hệ nàydựa trên sự bình đẳng giữa các bên trong quan hệ pháp lý nên các hệ thống pháp luậtliên quan cũng bình đẳng trong “khả năng” được đưa ra áp dụng giải quyết các vấnđề, nhằm thuận lợi và đảm bảo lợi ích cho các bên trong quan hệ pháp lý đó. Trìnhđộ phát triển, mức độ hoàn thiện của các hệ thống pháp luật của các quốc gia khácnhau không phải là điều kiện để lựa chọn áp dụng chúng.1.4. Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luậtTư pháp quốc tế là một ngành luật có chức năng giải quyết các vấn đề pháp lýcó xung đột pháp luật. Mục đích của việc giải quyết xung đột pháp luật là chọn ra4 Chương I, Th.S Bùi Thị Thu, Giáo trình Luật tư pháp quốc tế, nhà xuất bản giáo dục Việt NamSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương6(hoặc xác định) được một hệ thống pháp luật phù hợp nhất trong hai hay nhiều hệthống pháp luật có liên quan trong một tình huống cụ thể. Vì vậy, để giải quyết xungđột pháp luật trước hết được thực hiện ở giai đoạn lập pháp thông qua việc xây dựngcác quy phạm của tư pháp quốc tế. Giai đoạn tiếp theo, việc giải quyết xung độtpháp luật chủ yếu được thực hiện tại các cơ quan áp dụng và thực thi pháp luật, chủyếu là tại hệ thống tòa án công của quốc gia. Như vậy, đối với một quốc gia có haicách tiếp cận để giải quyết xung đột pháp luật: Thứ nhất là xây dựng các quy phạmluật nội dung hoặc xây dựng các quy phạm xung đột; Thứ hai là giai đoạn áp dụngcác quy phạm nội dung hoặc các quy phạm xung đột để giải quyết xung đột phápluật. Giai đoạn xây dựng các quy phạm thực chất hoặc quy phạm xung đột thuộcthẩm quyền cơ quan lập pháp và phương pháp này tương tự như phương pháp điềuchỉnh của tư pháp quốc tế. Nội dung dưới đây là cách tiếp cận dưới góc độ của cơquan thi hành, áp dụng pháp luật, thì có hai phương pháp giải quyết xung đột phápluật chính sau:+ Phương pháp thực chất+ Phương pháp xung độtNhìn chung, mỗi phương pháp lại có những ưu thế và hạn chế nhất định tácđộng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do đó, việc phối hợp các phương pháp này một cáchmềm dẻo, linh hoạt vào việc giải quyết các quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ mang lạinhững tác động tích cực không chỉ đối với quan hệ đó nói riêng mà lớn hơn là tìnhhữu hảo, giao lưu, phát triển lâu dài giữa các quốc gia với nhau nói chung.1.4.1. Phương pháp thực chấtSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương7Phương pháp thực chất(5) là phương pháp mà nhà nước xây dựng hoặc côngnhận các quy phạm luật nội dung, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của tư phápquốc tế.Phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trựctiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phânđịnh quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia quan hệ.Các quy phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điều ước quốc tếngười ta gọi là các quy phạm thực chất thống nhất, còn các quy phạm thực chất xâydựng trong các văn bản pháp quy của mỗi nhà nước được gọi là quy phạm thực chấttrong nước.1.4.1.1. Các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tếTrong quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế của các quốc gia trên thế giới,nhất là sự liên kết kinh tế cũng như nhất thể hóa nền kinh tế trên cùng khu vực vànhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu thì vai trò và vị trí của tư pháp quốc tế ngày càngquan trọng. Quá trình này luôn được tiến hành song song đồng thời với việc nângcao vị trí, vai trò của các quy phạm thực chất được hình thành và xây dựng trong cácđiều ước quốc tế (kể cả song phương và đa phương).Việc xây dựng và hình thành các quy phạm thực chất thống nhất trong cácđiều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ thương mại, sản xuất, dịch vụ, khoa học kỉthuật, giao thông…và các quan hệ khác giữa các công dân, pháp nhân của các quốcgia khác nhau là điều rất cần thiết, nó làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu sự khác biệttrong luật pháp của các quốc gia và có tính chất đơn giản hóa và hữu hiệu hóa trongđiều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế.Khi đã có các điều ước quốc tế mà trong đó có các quy phạm thực chất thốngnhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp5 Th.S Bùi Thị Thu, Giáo trình Luật tư pháp quốc tế, nhà xuất bản giáo dục Việt NamSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương8quốc tế sẽ chiếu theo đó để xem xét và giải quyết thực chất vấn đề trên cơ sở ápdụng ngay các quy phạm đó. Nó cũng loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng luậtnước ngoài nữa, mà áp dụng ngay các quy phạm điều ước đó.Từ những năm 20 của thế kỷ XX này của chúng ta đã có rất nhiều điều ướcloại trên đây được ký kết và thực hiện, trước đó cũng có nhưng không phải nhiều, cóthể dẫn ra đây một số điều ước quan trọng như Công ước Pari 1883 về bảo hộ quyềnsở hữu công nghiệp; Công ước Bécnơ 1886 về bảo hộ quyền tác giả; Công ước Lahay về mua bán quốc tế về động sản 1955… Rất nhiều vấn đề được đề cập trong cáccông ước này, được giải quyết trực tiếp thực chất một cách chóng vánh và dứt điểm.Đây cũng chính là mục đích chính của các công ước này.Các quy phạm thực chất thống nhất còn được ghi nhận trong các tập quánquốc tế. Có thể lấy các quy tắc tập quán trong Incoterms (International commercialterms) 1990 làm ví dụ, đó là các điều kiện mua bán, vận chuyển, bảo hiểm và cácphương thức giao hàng như FOB (free on broad) giao hàng trên tàu, CIF (cost andfreight) tiền hàng và cước phí…Hệ thống các quy phạm thực chất thống nhất dù là trong điều ước quốc tế haytrong tập quán quốc tế không phải là “luật pháp” đứng trên luật quốc gia xây dựnghoặc chấp nhận các quy phạm đó và chúng tỏ rõ khả năng thuận tiện và hữu hiệutrong việc điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế.Ngoài ra có thể nói trong một chừng mực nào đó các quy phạm thực chấtthống nhất được hình thành trên cơ sở các quyết định của trọng tài thương mại quốctế. Luật pháp của các nước đều thừa nhận trọng tài là công cụ giải quyết hữu hiệucác tranh chấp thương mại quốc tế và các nước cũng ban hành văn bản pháp quy đểcông nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài, thậm chí các quyếtđịnh đó là quyết định hòa giải.1.4.1.2. Các quy phạm thực chất trong luật của quốc giaSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương9Đã từ lâu trong luật pháp của không ít quốc gia cũng như ở nước ta quy chếpháp lý của người nước ngoài được nhà nước ban hành trong các quy phạm phápquy trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ người nước ngoài. Các quy phạm này làquy phạm thực chất của Tư pháp quốc tế, chúng trực tiếp điều chỉnh các quan hệ đãđược ấn định và tất nhiên xung đột pháp luật không tồn tại trong việc giải quyết cácvấn đề này. Điều này cũng có nghĩa là các quy phạm thực chất của luật quốc nộihoàn toàn được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.Trong giai đoạn hiện nay, ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta quyphạm thực chất thường được quy định trong Luật đầu tư, Luật về chuyển giao côngnghệ… Trong Luật đầu tư hầu như hoàn toàn là các quy phạm thực chất điều chỉnhcác quan hệ đầu tư có yếu tố nước ngoài. Trong rất ít trường hợp còn quy định cácquy phạm xung đột như là cho phép các bên tham gia hợp đồng cụ thể nào đó đượcphép thỏa thuận chọn luật áp dụng, cũng như thỏa thuận chọn trọng tài giải quyết.1.4.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thực chất* Ưu điểm:Nhìn chung việc sử dụng phương pháp thực chất chính là việc các cơ quan cóthẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ chiếutheo các quy phạm thực chất đã được quy định sẵn trong các điều ước quốc tế hoặcđã được quy định trong luật quốc gia để chiếu xem xét và giải quyết các xung đột.Điều này có nghĩa là sẽ trực tiếp áp dụng quy phạm đó để giải quyết mà loại trừ việcphải chọn luật và áp dụng luật nước ngoài.  Phương pháp điều chỉnh thực chất là giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ ápdụng trong các quan hệ, lĩnh vực cụ thể. Do đó, mà phương pháp này sẽ giúp choviệc giải quyết các xung đột được nhanh chóng hơn, do không phải qua giai đoạnchọn hệ thống luật và các quy phạm của hệ thống luật đó để giải quyết. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp thực chất chỉ sử dụng đối với các bên tham giaquan hệ cụ thể trong các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng với các chủ thểSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương10cụ thể. Hơn thế, các chủ thể đó lại thường biết trước các điều kiện pháp lý đó, đểhợp tác với nhau trong các quan hệ, tránh được các xung đột xảy ra. Phương pháp này còn điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia kí kết điều ướcquốc tế mà trong các điều ước quốc tế đó tồn tại các quy phạm thực chất thống nhất,vì vậy nó đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp, tính khả thi caohơn, loại bỏ được sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn trong luật pháp giữa các nướcvới nhau.* Nhược điểm: Các quy phạm thực chất, do tính cụ thể và trực tiếp của phương pháp mà đôi khi nókhông thể trù liệu được hết các lĩnh vực cũng như quan hệ phát sinh.  Không những thế, phần lớn giữa các quốc gia có điều kiện kinh tế-chính trị-xã hộikhác nhau do đó việc xây dựng một quy phạm thực chất thống nhất chung giữa cácquốc gia là điều không hề đơn giản. Vì để đi đến thống nhất ý chí giữa các bên cònphải tốn rất nhiều thời gian và công sức.1.4.1.4. Lĩnh vực áp dụngTrong điều kiện gia tăng các liên kết kinh tế quốc tế và giao lưu dân sự quốctế và giao lưu dân sự quốc tế giữa công dân, pháp nhân các nước ngày càng pháttriển thì việc kí kết điều ước quốc tế có nội dung trực tiếp điều chỉnh các quan hệpháp lý trong nhiều lĩnh vực trở nên tất yếu. Nhìn chung, phương pháp thực chấtthường được sử dụng trong các lĩnh vực mà các quốc gia có thể dễ dàng đạt được sựthống nhất, đạt được lợi ích chung. Cụ thể, phương pháp thực chất được sử dụngtrong các điều ước quốc tế và trong pháp luật quốc gia, chủ yếu trong các lĩnh vựcsau:Phương pháp thực chất trong điều ước quốc tế Lĩnh vực thương mại quốc tế: Dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,các quốc gia đã đồng thuận xây dựng nhiều điều ước quốc tế lớn trong lĩnh vựcthương mại(6) . Đây là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất sự thống nhất hóa các quy phạm6 Cho đến năm 2010, Việt Nam đã ký kết hàng trăm Hiệp định thương mại song phương (BTA) với các quốc gia và vùnglãnh thổ…Các Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư, là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế lớn như APEC, SVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương11pháp luật nội dung trên phạm vi quốc tế. Là thành viên của các tổ chức quốc tế lớn,Việt Nam đương nhiên phải tuân thủ các quy phạm pháp luật quốc tế trong lĩnh vựcthương mại như: Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp địnhchung về thương mại dịch vụ (GATS)… Lĩnh vực sở hữu trí tuệ: Hiện nay, có thể kế đến ba trụ pháp lý chính trong lĩnh vựcnày là Công ước Bener 1886 về bảo hộ quốc tế quyền tác giả, Công ước Paris 1883về bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp định về các khía cạnh liên quanđến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPS năm 1995 của Tổ chức thương mạithế giới. Lĩnh vực hợp đồng quốc tế: Hiện nay, các quy phạm này vẫn giữ vai trò quan trọngkhông thể thay thế như các nguyên tắc về luật hợp đồng thương mại quốc tế (PICC)của UNIDROIT, hoặc bộ quy tắc các điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS)2000, 2008… có tính chất là các quy phạm thực chất thống nhất. Đặc biệt, sự ra đờicủa các điều ước quốc tế đã trở thành công cụ hữu hiệu để các quốc gia thực hiệnviệc pháp điển hóa các quy phạm luật thực chất, như Công ước Viên 1980 về muabán hàng hóa quốc tế, Công ước Lahaye 1955 về mua bán quốc tế các động sản hữuhình…Phương pháp thực chất trong pháp luật quốc giaCó thể tìm thấy phương pháp này được sử dụng khá phổ biến tại các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam. Cần chú ý là các quy định của pháp luật trong nước trướchết được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong nước. Tuy nhiên, cácquy phạm luật thực chất trong nước cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh cácquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Bộ luậtDân sự về hiệu lực áp dụng Bộ luật quy định:“Bộ luật Dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác”.1.4.2. Phương pháp xung độtASEAN, WTO… SVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương12Phương pháp xung đột(7) là phương pháp mà nhà nước xây dựng các quyphạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật cụ thể sẽ được áp dụng điều chỉnhcác quan hệ của tư pháp quốc tế.Phương pháp xung đột được hình thành khá sớm và được xây dựng trên nềntảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia. Điều này có nghĩa là cơ quan cóthẩm quyền giải quyết phải chọn pháp luật của nước này hay nước kia liên đới tớicác yếu tố nước ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Côngviệc tiến hành lựa chọn hệ thống pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyếtphải dựa trên cơ sơ qui định của các quy phạm xung đột.Phương pháp này được áp dụng chủ yếu và rộng rãi hiện nay trong tư phápquốc tế của các nước trên thế giới. Nó cũng là công cụ chủ yếu để thiết lập và bảođảm một trật tự pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế.1.4.2.1. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xung đột* Ưu điểm:  Bản chất của việc dùng phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh gián tiếp,theo nghĩa không trực tiếp đưa ra giải pháp về nội dung, chỉ xác định hệ thống phápluật được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này thể hiện tính khách quan, trunglập trong việc chọn luật áp dụng đối với quan hệ pháp lý nảy sinh. Cụ thể, các quyphạm xung đột chủ yếu dựa trên tính chất của các quan hệ pháp lý cụ thể để lựcchọn hệ thống pháp luật áp dụng. Thông thường, đây thường là các hệ thống phápluật có mối quan hệ gần nhất với các quan hệ pháp lý nhất định. Cụ thể, đối với cácvấn đề liên quan đến quy chế pháp lý tài sản sẽ dựa trên hệ thống pháp luật nước“Luật nơi có tài sản” như tại Điều 766, Bộ luật Dân sự: “Tài sản là bất động sản chịusự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có bất động sản”.7 Th.S Bùi Thị Thu, Giáo trình Luật tư pháp quốc tế, nhà xuất bản giáo dục Việt NamSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương13 Phương pháp xung đột giúp cho việc giải quyết các vấn đề dân sự có yếu tố nướcngoài một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. Qua đó, tránh được những tranh chấp giữacác quốc gia, gây bất ổn đến quan hệ giữa các nước với nhau, quan trọng nhất làđiều hòa được lợi ích giữa các quốc gia. *Nhược điểm:Bên cạnh những ưu điểm của phương pháp này, còn phải nói đến những hạnchế nhất định không thể tránh khỏi.  Pháp luật của các nước có những quy định khác nhau, việc sử dụng quy phạm xungđột để giải quyết xem ra là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù vàriêng biệt của quy phạm xung đột mà vẫn có những trường hợp Tòa án không chọnđược luật thực chất để áp dụng bởi chưa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó.Lúc này Tòa án cần xem xét hệ thống luật pháp của nước mình để tìm ra các quyđịnh cần thiết để giải quyết vụ việc. Phương pháp xung đột được áp dụng trong hệ thống luật Anh – Mỹ còn phức tạphơn nhiều. Ở đây, Tòa án có thẩm quyền rất rộng, còn các quy phạm xung đột lạiđược hình thành trên cơ sở án lệ (thực tiễn tòa án và trọng tài). Điều này dẫn đến rấtnhiều khả năng xảy ra trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại trong quan hệhợp đồng mà các bên khi tham gia các quan hệ đó không thể lường trước được. Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại, người ta thường áp dụng loại hệ thuộcxung đột mới là tự do lựa chọn luật áp dụng. Chính sự tự do này đôi khi khiến chocác bên đương sự lạm dụng khi tránh không phải áp dụng một hệ thống pháp luật màđáng lẽ nó phải được áp dụng. Do đó, phải xem xét yếu tố trung lập. Khách quan, cócòn tồn tại không, hay vi phạm pháp luật xung đột, như chính quy phạm pháp luật,cũng chỉ là sản phẩm của con người trong quá trình hoạt động nhận thức hiện thựcquanh mình, từ đó hình thành nên quy tắc ứng xử cho hành vi.1.4.2.2. Lĩnh vực áp dụngSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương14Phương pháp xung đột được áp dụng khá phổ biến trong tư pháp quốc tế vàđược coi là phương pháp cơ bản, truyền thống của ngành luật này. Những lĩnh vựckhó xây dựng quy phạm thực chất thống nhất, vì vậy cần tìm ra một giải pháp kháchquan và dung hòa được lợi ích của các bên trong quan hệ quốc tế. Hiện nay, trong tưpháp quốc tế Việt Nam, phương pháp xung đột cũng được sử dụng như trong cácHiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam ký kết với các nước và trong các văn bảnluật tư trong nước như Phần VII, Bộ luật Dân sự, một số quy định tại Luật Hôn nhângia đình… Nhìn chung các nguyên tắc trong Hiệp định này thống nhất với các quyđịnh của pháp luật trong nước. Các lĩnh vực sử dụng phương pháp xung đột phổ biếnlà các quan hệ về dân sự, hôn nhân gia đình, cụ thể như: Lĩnh vực quy chế pháp lý nhân thân: Để xác định năng lực chủ thể trong quan hệ dânsự có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế, chủ yếu xây dựng các quy phạm xung độtđể lựa chọn luật áp dụng (từ Điều 761 đến Điều 765, Bộ luật Dân sự 2005; Điều 6 đếnĐiều 10, Nghị định 138 NĐ/CP năm 2006 quy định chi tiết thi hành phần thứ bảy củaBộ luật Dân sự). Lĩnh vực quy chế pháp lý tài sản: Điều 766, Bộ luật Dân sự; Điều 11, Nghị định 138NĐ/CP năm 2006 về quyền sở hữu. Đây là lĩnh vực mà mỗi quốc gia có quan niệm vềchế độ sở hữu khác nhau nên khó có thể xây dựng được các quy định về sở hữu chungthống nhất trên phạm vi quốc tế. Hiện có hai nhóm: các nước tư bản chủ nghĩa và cácnước thuộc hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cần dựa trên phương phápxung đột để xác định hệ thống pháp luật về sở hữu phù hợp nhất, trong từng tìnhhuống cụ thể. Lĩnh vực hôn nhân gia đình, thừa kế…: Đây cũng là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng vàtác động của phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa… của các nước khác nhaunên quy định pháp luật các nước trong lĩnh vực này cũng rất khác nhau. Do vậy,không thể xây dựng các quy định thống nhất về điều kiện kết hôn, phân chia di sảnthừa kế cho công dân các nước khác nhau. Ví dụ: các quy phạm xung đột trong Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam –Lào (Điều 36 đến Điều 38 về thừa kế; Điều 25 đến Điều 32 về hôn nhân gia đình);Điều 103 đến Điều 105, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000…II. Thực tiễn áp dụng phương pháp giải quyết xung đột pháp luật tạiViệt Nam2.1. Thực tiễn áp dụng phương pháp xung độtSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương15Để thấy rõ hơn việc áp dụng phương pháp xung đột ở Việt Nam như thế nào,ta xem xét trên những vấn đề sau: Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của quốc gia chưa được công nhận: Quan điểmcủa Việt Nam được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1992 cũng như trong các vănbản pháp quy của nhà nước và cả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham giakí kết đều nhất quán không có sự phân biệt, kì thị nào giữa các quốc gia chưa đượccông nhận với các quốc gia khác. Theo đó, trong trường hợp phải áp dụng pháp luậtcủa những quốc gia này để giải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh thì Việt Namvẫn chấp nhận. Vấn đề bảo lưu trật tự công: Các quy định về “bảo lưu trật tự công” được Việt Namthừa nhận thể hiện thông qua các văn bản pháp lý quan trọng như: Hiến pháp 1992,Bộ luật dân sự 2005, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000… Ví dụ: khoản 4Điều 759 BLDS, Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình… Bên cạnh đó, vấn đề nàycòn được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế như: Công ước NewYork 1958(Điều 5), Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ba Lan 1993 (Điều 12)…Việc áp dụng bảo lưu trật tự công thể hiện tính chất chủ quyền của quốc giatrong việc bảo đảm, giữ gìn an ninh, kinh tế, đạo đức, lối sống… của nước mình.Tuy nhiên, cần phải hiểu đó không phải là việc phủ nhận các hệ thống luật nướcngoài trên thế giới mà chỉ là không áp dụng các quy định liên quan không phù hợp.  Vấn đề lẩn tránh pháp luật: Đây là hiện tượng đương sự dùng những biện pháp, thủđoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh cácquan hệ của họ và thay bằng một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình(VD:thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú…). Về vấn đề này, Việt Nam nghiêmkhắc phản đối, không chấp nhận các hành vi lẩn tránh pháp luật.  Vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu pháp luật của nước thứ ba: Hiện nay có haiquan điểm: một là không xảy ra dẫn chiếu ngược và luật thực chất của nước đượcdẫn chiếu sẽ được áp dụng và quan điểm ngược lại là chấp nhận dẫn chiếu ngược trởlại, cũng như dẫn chiếu đến luật pháp của nước thứ ba. Quan điểm rõ ràng của ViệtNam về vấn đề này là chấp nhận việc dẫn chiếu ngược trở lại. Cụ thể: Theo điều 103SVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương16Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 quy định: “Trong việc kết hôn giữa côngdân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nướcmình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước cóthẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định củaLuật này về điều kiện kết hôn”. Như vậy, công dân nước nào sẽ tuân thủ pháp luậtcủa nước đó.Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luậtViệt Nam mà xảy ra xung đột (VD: tuổi kết hôn của Việt Nam là 18, 20 còn tuổi kếthôn ở Anh là 16) thì căn cứ vào khoản 3 Điều 759 BLDSVN 2005: “…trường hợppháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.2.2. Thực tiễn áp dụng phương pháp thực chấtCác quy phạm thực chất luôn thế hiện những ưu thế hơn của nó so với quyphạm xung đột. Tuy nhiên, việc khó xây dựng các quy phạm thực chất giải thích tạisao lại không nhiều các quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật của các quốcgia hoặc các điều ước quốc tế. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiệnnay, Việt Nam nên xây dựng thêm các quy phạm thực chất là điều cần thiết, nó làmgiảm hoặc thậm chí triệt tiêu sự khác biệt trong luật pháp của các quốc gia và có tínhchất đơn gian hóa và hữu hiệu hóa trong điều chỉnh các quan hệ TPQT. Pháp luật Việt Nam đã chỉ rõ các phương thức giải quyết tranh chấp mà khôngcần phải dẫn chiếu áp dụng luật của quốc gia nào. Ví dụ: khoản 1 Điều 4 của Luật vềchuyển giao công nghệ quy định: “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tạiViệt Nam được giải quyết qua thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án”. Bên cạnh đó, Việt Nam còn áp dụng các quy phạm thực chất từ nguồn quốctế. Ví dụ: Việt Nam đã gia nhập Công ước Becner 1886 về bảo hộ quyền tác giả;Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980)…SVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương17KẾT LUẬNSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương18Có thể thấy, phương pháp xung đột và việc áp dụng các quy phạm xung độtlà phương pháp chủ yếu được sử dụng hiện nay bởi nó xuất phát từ thực tiễn ápdụng trong TPQT, khả năng dễ xây dựng cũng như ít tốn kém vể chi phí vì chỉ thôngqua thỏa thuận giữa hai bên mà thôi. Mặc dù, đi sâu vào nghiên cứu hai phươngpháp trên, ta thấy phương pháp thực chất thể hiện được tính ưu việt hơn hẳn so vớiphương pháp xung đột bởi sự nhanh chóng, cụ thể trong việc áp dụng luật điềuchỉnh một quan hệ pháp luật nào đó. Tuy nhiên, phương pháp thực chất khó có thểxây dựng và đi đến thống nhất giữa các bên bởi hầu hết các quốc gia không có sựtương đồng về lịch sử, dân tộc, trình độ phát triển và lợi ích… Do đó, việc xây dựngđược một quy phạm thực chất quả rất khó khăn.Việt Nam, một quốc gia đang trên đà phát triển cũng không nằm ngoài xuhướng đó. Xét về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, TPQT ở các quốc gia khác nhaucòn có nhiều sự khác biệt, điều này tạo ra những rào cản, hạn chế sự giao lưu, hợptác giữa các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các quốc gia là hiện thựctất yếu khách quan trong mọi thời đại, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu hóahiện nay. Do đó, TPQT Việt Nam phải không ngừng củng cố và hoàn thiện hơn nữa,nhất là với việc xây dựng ra một phương pháp giải quyết XĐPL khách quan, hợp lý.Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong nước cũngnhư nước ngoài tham gia vào các quan hệ pháp luật tư pháp, góp phần thúc đẩy nềnkinh tế – xã hội đất nước ngày càng phát triển.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO* Sách tham khảoSVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương191. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nhà xuất bảnCông an Nhân dân Hà Nội, Hà Nội.2. Ths.Lê Thị Nam Giang,Tư pháp quốc tế,NXB Đại Học Quốc gia Hồ ChíMinh.3. TS. Đỗ Văn Đại, Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luậttrong Tư pháp quốc tế Việt Nam .4. Th.S Bùi Thị Thu, Giáo trình Luật tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản giáo dụcViệt Nam* Tài liệu từ Website1. Th.S Phan Trung Hoài, Tản mạn về xung đột pháp luật http://www.wattpad.com/115399-t%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A1n-xung-%C4%91%E1%BB%99t-ph%C3%A1p-lu%E1%BA%ADt SVTH: Trần Nguyên Phương Khánh | GVHD: Th.s Trần Thị Ngọc Sương