Pin chảy nước có độc không

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Kiến thức y khoa

Thứ Tư ngày 22/06/2022

  • Đây là 4 lợi ích của táo đối với sức khỏe mà ít ai biết đến
  • Lợi ích của các mối quan hệ xã hội đối với sức khỏe ít ai ngờ tới
  • Lợi ích của ngủ khỏa thân khiến nhiều người phải bất ngờ

Pin bị chảy nước không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Hiện tượng này có thể gây ra nguy hiểm đối với người dùng nếu không xử lý đúng cách.

Cùng tìm hiểu cách xử lý khi pin bị chảy nước thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao pin bị chảy nước?

Trong quá trình sử dụng pin, các phản ứng hóa học diễn ra bên trong pin thường sản sinh ra khí hidro. Lượng khí hidro này sẽ tạo ra áp suất bên trong pin. Càng ngày, áp suất càng tăng khiến cho pin không chịu nổi sức ép và gây ra hiện tượng rò rỉ nước. Ngoài nước, pin còn có thể bị rò rỉ chất bột xốp.

Một nguyên nhân khác gây nên hiện tượng này chính là bảo quản pin không đúng cách, để pin ở nơi có nhiệt độ cao khiến pin bị nóng và sinh ra chảy nước.

Những chất chảy ra ngoài pin thường chỉ xuất hiện ở điện cực âm. Đối với một số pin kiềm có chất kiềm là potassium hydroxide hay còn được gọi là kali hydroxit KOH, khi rò rỉ ra ngoài sẽ tạo thành kali cacbonat K2CO3. Chất này dạng xốp, màu trắng, là một muối của axit cacbonic, có khả năng làm mòn da, gây ngứa và dị ứng.

Pin chảy nước có độc không
Bảo quản pin không đúng cách có thể gây rò rỉ nước

Những nguy hiểm có thể xảy ra khi pin rò rỉ nước

Pin thường được làm bằng những hợp chất hóa học mà khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây nên nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng.

Đối với sức khỏe

Bỏng hóa chất

Potassium hydroxide có trong pin có thể dẫn đến bỏng khi tiếp xúc trực tiếp với da người. Tùy lượng potassium hydroxide ít hay nhiều mà mức độ của bỏng nhẹ hay nặng. Lượng nhỏ chất này chảy ra từ pin thường chỉ gây ngứa, dị ứng và sẽ hết nếu rửa tay lập tức với nước. 

Tuy nhiên, cũng không thể xem nhẹ vấn đề này. Nếu potassium hydroxide tiếp xúc với những vùng da nhạy cảm như mắt, môi, da trẻ em,... thì phản ứng bỏng có thể diễn ra mạnh hơn, gây nguy hiểm cho vùng da đó. 

Ngộ độc

Bạn sẽ bị ngộ độc nếu chẳng may hít hoặc nuốt phải potassium hydroxide từ trong pin bị rò rỉ. Các triệu chứng của ngộ độc potassium hydroxide theo như khuyến cáo của Trung tâm Y tế Quốc gia Mỹ là: Đau bụng, khó thở, tiêu chảy, hạ huyết áp.

Nếu đã nuốt phải chất này, bạn không nên cố gắng gây nôn bằng cách móc họng vì có thể làm tổn thương thêm nghiêm trọng, hãy bình tĩnh gọi cứu thương và chờ sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế.

Đối với thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử thường dễ bị hư hỏng nếu tiếp xúc với nước. Nếu pin bị rò rỉ quá nhiều nước, sẽ làm hỏng các vi mạch điện tử, làm thiết bị bị hư hỏng và không sử dụng được nữa.

Cách xử lý khi pin bị chảy nước

Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, chất lỏng rò rỉ ra từ pin có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng cũng như độ bền của thiết bị điện tử. Tham khảo cách xử lý dưới đây để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra do rò rỉ pin.

Xác định loại pin bị rò rỉ

Bước 1: Bảo hộ cơ thể

Bảo vệ mặt và tay bằng cách đeo khẩu trang và găng tay cao su. Chất bị rò rỉ ra từ pin có thể làm bỏng da khi tiếp xúc trực tiếp và gây ngộ độc nếu hít phải. Đối với những loại pin lớn hoặc những loại pin chứa chất hóa học độc hại, cần đeo mặt nạ chống độc và thực hiện ở nơi thoáng gió. Axit lỏng chảy ra từ pin ô tô hoặc các loại pin lithium nguy hiểm hơn nhiều so với pin kiềm.

Nếu cảm thấy nóng rát trên da, hoặc khó thở ở phổi, cần ngừng ngay thao tác và rửa sạch da, đi ra nơi không khí trong lành để hít thở.

Pin chảy nước có độc không
Trước khi tiến hành xử lý pin rò rỉ, cần đeo găng để bảo vệ bàn tay

Bước 2: Lấy pin ra khỏi thiết bị điện tử

Lấy pin ra khỏi thiết bị và cho vào túi nhựa. Lưu ý dùng túi nhựa trong để có thể xác định được loại pin trước khi tiến hành các bước tiếp theo. 

Đối với pin có kích thước lớn, nên sử dụng túi polyethylene có độ dày từ 6mm.

Cột kín miệng túi hoặc dán lại bằng băng dính ngay lập tức.

Bước 3: Xác định loại pin

Pin trong xe ô tô thường là pin axit chì. Các pin nhỏ gắn vào thiết bị điện tử thường rất đa dạng, cần đọc kỹ nhãn hiệu của pin để xác định chính xác. Một số loại pin phổ biến là pin kiềm, lithium, Ni-Cd (nikel cadmium) và axit chì.

Nếu nhãn mác trên pin đã mờ, bạn có thể đoán loại pin dựa trên chỉ số điện áp thông thường được kí hiệu bằng chữ V.

  • Pin kiềm thường có điện áp là bội số của 1,5V.

  • Pin lithium có nhiều chỉ số điện áp khác nhau, nhưng thường sẽ đi từ 3 - 3,7V.

  • Pin Ni-Cd sẽ có điện áp là bội số của 1,2V.

  • Pin axit chì có điện áp là bội số của 2V.

Làm sạch axit chảy ra từ pin

Những loại pin khác nhau sẽ rò rỉ ra những chất hóa học khác nhau nên cần cách xử lí khác nhau.

  • Pin axit chì hoặc pin Ni-Cd: Dùng muối nở để trung hòa. Axit rò rỉ ra từ những loại pin này rất nguy hiểm, có thể làm bỏng da, cháy quần áo và đôi khi còn ăn mòn kim loại. Vì thế cần cẩn thận đổ muối nở vào dung dịch bị chảy ra từ pin cho đến khi muối nở không còn phản ứng sủi bọt hoặc nổi bong bóng.

  • Pin kiềm: Với loại pin này, bạn có thể dùng những dung dịch axit có sẵn trong nhà như giấm hoặc chanh để làm sạch. Nhúng tăm bông vào dung dịch axit và chà lên phần bị rò rỉ ra từ pin. Có thể dùng thêm khăn ẩm để làm sạch, lưu ý chỉ dùng khăn ẩm, không dùng nước.

Tiêu hủy pin

Đối với pin kiềm, bạn có thể vứt chúng vào thùng rác chung với rác thải thông thường. Đối với các loại pin khác, bạn cần tham khảo quy định tái chế để biết cách tiêu hủy chúng đúng cách mà không làm hại đến môi trường.

Gợi ý sản phẩm pin an toàn, ít bị rò rỉ nước

Pin Fujitsu Alkaline LR6 (2B) FU-W-FI - AA là loại pin kiềm an toàn được sản xuất bởi công ty hàng đầu Nhật Bản Fujitsu.

Pin chảy nước có độc không
Pin Fujitsu Alkaline LR6 (2B) FU-W-FI - AA

Pin có những ưu điểm như mật độ năng lượng cao nên tuổi thọ cao, giá thành rẻ hơn so với những loại pin có cấu tạo phức tạp khác, bảo quản trong thời gian lâu nhưng vẫn giữ nguyên dung lượng. Đặc biệt, loại pin này rất hiếm khi xảy ra tình trạng rò rỉ nước, nếu chẳng may xảy ra rò rỉ cũng không gây nguy hiểm nghiêm trọng như đối với pin axit chì hoặc pin Ni-Cd.

Bên cạnh đó, pin kiềm có thể xử lý như rác thải thông thường, tiết kiệm công sức trong quá trình phân loại và tái chế rác, góp phần bảo vệ và giữ gìn cho môi trường sống.

Trên đây là một số gợi ý giúp bạn xử lý khi gặp phải tình trạng pin bị chảy nước. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • thiết bị y tế
  • bảo vệ sức khỏe

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Pin chảy nước có độc không

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Pin chảy nước có độc không

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Pin chảy nước có độc không

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Pin chảy nước có độc không

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản