Thiên cơ bất khả lậu là gì năm 2024

"Thiêu Bính Ca" của Lưu Bá Ôn vào thời nhà Minh, còn được gọi là "Đế sư vấn đáp ca”, cũng dự đoán rằng khi nhân loại bước vào thời kỳ cuối cùng, Thánh nhân phương Đông sẽ cứu thế giới. (ảnh: Soud of Hope)

[Radio] - Trong lịch sử có không ít chuyên gia về bói toán. Họ đã có thể được lưu danh sử sách thì chắc chắn cũng đã tiết lộ không ít Thiên cơ. Tục ngữ có câu: "Thiên cơ bất khả lộ". Trong học thuyết của Đạo gia, vận mệnh của mỗi người đều đã được an bài hết cả. Tiết lộ thiên cơ chính là nghịch thiên cải mệnh, như vậy kết cục của những người tiết lộ thiên cơ sẽ như thế nào?

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Viên Thiên Cang

Viên Thiên Cang là một trong những chuyên gia xem bói toán mệnh hiếm có, ông giỏi về "Phong giám", tức là có thể dựa vào hướng gió để phán đoán lành dữ, lại tinh thông Lục nhâm (một trong 3 phương pháp xem bói cổ đại: Lục nhâm, Kỳ môn Độn giáp, Thái Ất Thần số), và Ngũ hành.

Thời Đường rất coi trọng Đạo giáo. Đường Thái Tông nghe đến danh tiếng của ông, liền mời ông vào cung. Khi đó Lý Thuần Phong đang làm quan Thái Sử thừa, cũng tinh thông về thiên văn địa lý.

Vào năm Trinh Quán thứ 17, Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong cùng biên soạn "Thôi Bối Đồ". Hai người tính ra được vận mệnh hơn 2000 năm sau thời nhà Đường. Cuối cùng Viên Thiên Cang đã ‘đẩy lưng’ (thôi bối) của Lý Thuần Phong và nói: "Thiên cơ bất khả lộ". Quyển sách này có lẽ cũng vì thế mà mang tên Thôi Bối Đồ. Vậy cuối cùng vận mệnh của họ như thế nào?

Theo tài liệu thời nhà Đường "Giáp khố giáp lịch" có chép, Lý Thuần Phong không có bệnh tật hay tai họa, đột ngột qua đời vào năm Hàm Hanh thứ nhất (năm 670). Còn Viên Thiên Cang sau khi viết xong Thôi Bối Đồ, tính được thọ mệnh của bản thân đã hao hết, hai năm sau thì qua đời. Ông được mai táng ở Cung Lai núi Bạch Hạc, trải qua hơn ngàn năm, phần mộ của ông cũng đã bị hủy hoại rồi.

Thiên cơ bất khả lậu là gì năm 2024
Bức tượng thờ Viên Thiên Cang tại Tứ Xuyên – Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

Lưu Bá Ôn

Trong dân gian vẫn luôn lưu truyền một câu nói như thế này: "Chia ba thiên hạ Gia Cát Lượng, thống nhất giang sơn Lưu Bá Ôn, quân sư triều trước Gia Cát Lượng, quân sư triều sau Lưu Bá Ôn".

Từ đó có thể thấy được vị trí của Lưu Bá Ôn trong lòng mọi người.

Lưu Bá Ôn là một trong những nguyên lão khai quốc của nhà Minh. Ông giúp Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, lại vì Đại Minh mà chặt đứt long mạch. Kết quả là, Đại Hán không thể sinh ra đế vương, ngược lại Nỗ Nhĩ Cáp Xích tộc Nữ Chân lật đổ được triều Minh.

Vào năm Hồng Vũ thứ tám, Lưu Bá Ôn nhiễm phong hàn. Chu Nguyên Chương sai Hồ Duy Dung xem bệnh cho ông, nhưng Lưu Bá Ôn sau khi dùng thuốc, cảm thấy cơ thể càng yếu hơn, Lưu Bá Ôn liền từ quan, về quê.

Lưu Bá Ôn tự biết ngày sau không còn nhiều, liền căn dặn chuyện về sau với hai con trai, lại dặn dò hai người con không được học bói toán.

Sau khi Lưu Bá Ôn qua đời, trong dân gian vẫn luôn lưu truyền rằng Hồ Duy Dung đã hạ độc ông, nhưng chân tướng như thế nào, chúng ta cũng không thể biết rõ được.

Hứa Phụ

Hứa Phụ là một trong những nữ nhân giỏi tướng thuật hiếm có thời cổ đại. Bà là người đầu thời Tây Hán. Nghe nói lúc bà sinh ra, trời giáng dị tượng. Tần Thủy Hoàng biết được, còn ban cho hai ngàn lượng vàng.

Để không quên ân điển của Hoàng đế, phụ thân bà là Hứa Vọng đã đặt tên cho con gái là Mạc Phụ, ý nghĩa chính là không được cô phụ ân đức của Thánh thượng.

Hứa Phụ từ lúc còn mang tã, đã biết "xem tướng mạo". Khi gặp người khác, nếu như bà cười, như vậy người này nhất định sau đó sẽ liên tục gặp chuyện vui, ngược lại thì sẽ gặp tai nạn.

Thiên cơ bất khả lậu là gì năm 2024
Hứa Phụ. (SOH tổng hợp)

Sau khi lớn lên, những lời tiên đoán của bà ngày càng chính xác hơn. Vào thời Hán Sở phân tranh, Ngụy Vương Báo lấy Bạc Cơ làm thiếp vì Hứa Phụ đoán rằng Bạc Cơ sẽ sinh ra thiên tử.

Ngụy Vương Báo tin rằng mình có thể thống nhất thiên hạ, liền phản bội Lưu Bang, liên kết với Hạng Vũ. Cuối cùng Ngụy Vương Báo gặp thảm cảnh mất nước, Bạc Cơ trở thành phi tần của Lưu Bang. Nàng sinh cho Lưu Bang một đứa con trai, đặt tên là Lưu Hằng, cũng là Hán Văn Đế sau này.

Kết cục của Hứa Phụ tốt hơn nhiều so với ba vị ở trên. Vào năm Văn Đế thứ chín, bà lấy lý do đã già, trở về với núi rừng, khi qua đời, hưởng thọ 84 tuổi. Cách xem bói của Hứa Phụ vẫn còn được lưu truyền, nhiều người còn dùng tên của bà để viết sách tướng số. Cuốn "Hứa Phụ tướng pháp thập lục thiên” của Chu Lý Tĩnh thời nhà Minh chính là lấy tên của bà.

Cơ Cha Phật: là cơ do các vị cổ phật trong càn khôn, vũ trụ định, nghĩa là các cõi các giới nào có cơ liên hệ với Cổ Phật thì đều do Cổ Phật nhiều tầng nhiều nơi chưởng quản.Ví dụ như trong Càn Khôn thì có 5 vị Cổ Phật coi. Trong mỗi vũ trụ (có 60 vũ trụ ) thì có 6 ông Đạo Pháp coi. Các vòng ngoài vũ trụ, Vô La, Ca La, Đại La trở lên đều có 10 ngôi vị phật quả coi cả. Trong toàn vũ trụ thì có bốn ông Đạo Pháp hay gọi là bốn ông vương đế coi.

Cơ Phật: là cơ do sáu ông vua phật hay còn gọi làsáu ông vua cha (ông cổ, ông hổ, ông hồ, ông cổ cổ, phật hay gọi là lão, ông) coi chung cả hết. Sáu ông này do phật giáo chủ sắc phong, phật giáo chủ là phật sáng lập ra chư linh mà còn là vị phật sáng lập ra mahacala… từ đó chỉ xuống cõi thiên định và cõi âm định.

Trong mỗi một thiên cơ (cơ Cha, cơ Cha Phật, cơ Phật) đều bao hàm 3 cơ là: cơ nguyên, cơ duyên và cơ sinh.

Cơ nguyên là cơ định ban đầu (dựa vào nhân quả nghiệp duyên) như tốt-xấu, lành-dữ… đều là 61%, ai cũng như vậy nên gọi là thiên cơ bất biến, thể hiện sự nghiêm minh, công bằng và lẽ phải và cũng là thể hiện đức hiếu sinh của đấng bề trên.

Cơ Duyên: còn gọi là cơ liên hệ và đây chính là nguyên lý vận hành và phát triển của cơ, bởi sinh linh vạn loại cho đến phật, ai cũng có cơ liên hệ cả. Cơ duyên để chứng ngộ và làm phát sinh thêm cơ thứ ba đó là cơ sinh.

Cơ Sinh: là từ định cơ ban đầu, rồi dựa vào cơ liên hệ để sinh ra cơ sinh nên còn gọi là cơ phát triển. Cơ này chiếm 39% tốt xấu, lành dữ do chính mình tạo nên và làm thay đổi cơ nguyên ban đầu tăng hay giảm, nên gọi là thiên cơ khả biến. Có 2 trường hợp như sau:

Cơ sinh đồng biến với cơ nguyên: nghĩa là nếu cơ ban đầu bị định là 61% lành dữ, tốt xấu. Do bản thân biết hay không biết tu dưỡng, biết hay không biết ăn năn sám hối… nên sẽ làm thay đổi cơ nguyên (cơ định tùy tâm, cơ biến tùy tâm). Nếu cùng xấu thì càng xấu, nếu cùng tốt thì càng tốt hơn, khi đó cơ nguyên ban đầu tăng lên (vượt 61%), gọi là thiên cơ khả biến.

Cơ sinh nghịch biến với cơ nguyên: nghĩa là cơ ban đầu định 61% lành dữ, tốt xấu. Cũng do bản thân biết hay không biết tu dưỡng, ăn năn sám hối, nên sẽ làm thay đổi cơ nguyên (cơ định tùy tâm, cơ biến tùy tâm). Nếu cơ nguyên xấu mà cơ sinh tốt hay cơ sinh xấu mà cơ nguyên tốt cũng đều làm giảm cơ nguyên ban đầu nên cũng gọi là thiên cơ khả biến.

Vì vậy mà tiên phật gọi là thiên cơ bất khả lộ, nghĩa là không thể nói ra được vì có bất biến và có khả biến, lộ ra thì khả biến, giữ nguyên thì bất biến. Mà cho dù có lộ ra thì cũng bất khả tri, nghĩa là không thể biết rõ được, không thể hiểu được. Có hiểu có biết được thì cũng bất khả thi, nghĩa là không thể làm theo được, không thể chống lại được.

Và hơn thế nữa, nếu lộ cơ trời sẽ bị tội lớn với trời phật, nhẹ thì bị tổn thọ hay gọi là giảm thọ (mức 1), nặng hơn thì yểu mạng, đoản mạng, chết bất đắc kỳ tử (mức 2). Nặng hơn nữa thì nạn kiếp trùng lai - lặp lại liên tiếp nhiều kiếp (mức 3). Nặng nhất là bị lai hạ và không thể tu thành tiên phật (mức 4).

* Thiên cơ khả biến tùy căn, bất biến tùy căn: căn ở đây là căn gốc. Tùy theo căn gốc thuộc cơ nào chưởng quản thì bất biến hay khả biến.

* Cơ định tùy tâm, cơ biến tùy tâm: định ở đây nghĩa là ấn định, quyết định; định có nghĩa là căn cứ vào tâm để định (tâm lành hay dữ, tâm có sám hối hay không sám hối. Nếu tâm thay đổi theo chiều tốt thì cơ định sẽ tốt và ngược lại, hoặc tâm cố chấp, không thay đổi thì cơ sẽ giữ nguyên ban đầu); định còn có nghĩa là xui định và khiến định. Xui định và khiến định là để người bị định cơ hành theo cơ. Cho nên không ai có thể chống lại được cơ, không ai có thể bẻ nạn chống trời là như vậy. * Không biết cơ đừng luận đến cơ. Vì ai không

nắm cơ

, không biết cơ mà luận về cơ thì bị tội tương đồng với tội làm lộ cơ. Cho nên đó là lý do vì sao mà “thiên cơ bất khả lộ”.