Plgf là gì

Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm có thể bắt gặp ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn 20 tuần thai cho đến 6 tuần sau khi sinh. Mẹ bầu khi bị tiền sản giật có thể dẫn đến hiện tượng sinh thiếu tháng hoặc phải đối mặt với nguy cơ cao thai chết lưu. Chính vì vậy mà việc làm các xét nghiệm tiền sản giật để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ là rất cần thiết.

1. Thế nào là tiền sản giật?

tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa cực kỳ nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai và là 1 trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở thai phụ, hai nguyên nhân còn lại là nhiễm trùng và xuất huyết. Với tần suất gặp phải ở phụ nữ mang thai từ 2 - 5%, tiền sản giật thực chất là một biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm do cao huyết áp gây ra và cho thấy những dấu hiệu các cơ quan khác, thường là thận, đang gặp phải tổn thương.

Tiền sản giật là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở thai phụ

Những dấu hiệu nhận biết điển hình của tiền sản giật là HA tăng cao đột ngột [trên 140/90mmHg], phù, protein niệu,...

2. Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

Xét trên lâm sàng, các chuyên gia cho biết tiền sản giật được đánh giá mức độ nghiêm trọng dựa trên việc xem xét các phạm vi chính mà nó có thể ảnh hưởng đến như: hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống huyết học, gan, thận và đơn vị thai nhi - rau thai.

Như vậy, căn cứ vào sự hiện đại theo mức độ nhẹ, trung bình hay nặng của tiền sản giật cùng với mức độ ảnh hưởng đến các đơn vị khác, bác sĩ sẽ đánh giá được tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như có kế hoạch theo dõi, điều trị phù hợp.

Giống như bệnh tăng huyết áp, tiền sản giật trước khi chuyển biến nghiêm trọng thì thường không có biểu hiện quá rõ rệt. Do đó, để theo dõi tốt sức khỏe của bản thân cũng như của em bé, mẹ bầu nên thường xuyên đo và kiểm tra huyết áp, phòng trường hợp cần thiết sẽ được can thiệp điều trị kịp thời sớm.

Với những phụ nữ mang thai có huyết áp đo được trên 140/90 mmHg, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số Xét nghiệm tiền sản giật dưới đây:

2.1. Xét nghiệm máu đo nồng độ PIGF

PlGF là chất do nhau thai tiết ra, là một protein tiền sinh mạch máu [proangiogenic protein] có liên quan trong việc điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau và chức năng nội mô của mẹ trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, xét nghiệm máu giúp bác sĩ có cơ sở để đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan như thận, gan. Đồng thời kết quả xét nghiệm cũng sẽ cho thấy rõ lượng tiểu cầu có trong máu, đây là yếu tố quan trọng đối với quá trình hồi phục vết thương hay giữ chức năng đông máu.

Xét nghiệm máu giúp phản ánh nhiều chỉ số quan trọng trong đánh giá tiền sản giật

Tổn thương thận hoặc các hội chứng khác như HELLP có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Trong đó, HELLP là hội chứng viết tắt của sự phát hủy các tế bào máu đỏ - tán huyết, số lượng tiểu cầu và men gan cao. Hội chứng này có các biểu hiện cụ thể như đau đầu, buồn nôn và nôn, bên phải bụng có cảm giác đau. Một trong những dấu hiệu sớm nhất của tiền sản giật chính là lượng axit uric trong máu tăng cao.

2.2. Xét nghiệm nước tiểu

Tỷ lệ protein/creatinin cũng như lượng protein đào thải qua đường tiểu đều là những trị số quan trọng trong việc đánh giá mức độ của bệnh tiền sản giật. Để đo những trị số này, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ của thai phụ.

Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu cũng cho thấy dấu hiệu thận bị tổn thương do tiền sản giật nếu lượng đạm đo được vượt quá 300mcg.

2.3. Siêu âm thai

Bên cạnh các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm để theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi, ước lượng cân nặng cũng như kiểm tra xem lượng nước ối trong tử cung có gì bất thường hay không, quan trọng nhất là đo trở kháng động mạch tử cung [ở tiền sản giật trở kháng động mạch tử cung sẽ tăng].

Siêu âm giúp theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi

3. Xét nghiệm tiền sản giật nên thực hiện cho những đối tượng nào?

Sản phụ bị tiền sản giật có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu dai dẳng, đau bụng dữ dội, rối loạn thị giác, khó thở, lo lắng, sợ hãi, đau lưng nặng, nôn ói, đột ngột tăng cân từ 1 - 2kg/ tuần,...

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao và nên được làm xét nghiệm tiền sản giật sớm bao gồm:

- Phụ nữ mang thai trong độ tuổi dưới 20 hoặc trên 40.

- Thai phụ có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, béo phì.

Thai phụ có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao nên làm xét nghiệm tiền sản giật

- Thai phụ đã từng bị tiền sản giật trong trước đó.

- Gia đình có người có tiền sử bị tiền sản giật.

- Thai phụ lần đầu mang thai, mang song thai hoặc đa thai.

- Thai phụ mắc các bệnh lý như buồng trứng đa nang, lupus ban đỏ, rối loạn tự miễn hoặc tiểu đường thai kỳ.

Là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm, tiền sản giật không chỉ đe dọa tính mạng của người mẹ mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi như: sinh non, thai suy dinh dưỡng, thai chậm phát triển trong tử cung hay thậm chí là thai chết lưu.

Có thể thấy, xét nghiệm tiền sản giật là một trong những xét nghiệm thai kỳ quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Điều này giúp bác sĩ sàng lọc được những dấu hiệu sớm của tiền sản giật, từ đó kịp thời có phương hướng điều trị để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Xét nghiệm tiền sản giật là một trong những xét nghiệm thai kỳ quan trọng không nên bỏ qua

Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hay có nhu cầu đăng ký dịch vụ xét nghiệm tiền sản giật, liên hệ ngay với MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.

ĐỊNH LƯỢNG PlGF [Placenta Growth Factor]

PlGF là một protein thuộc nhóm VEGF [Vascular Endothelial Growth Factor - yếu tố tăng trưởng nội mô]. Ở người có ít nhất bốn loại PlGF là PlGF-1, PIGF-2, PIGF-3 và PlGF-4. PlGF-1 là một protein dimer bao gồm hai monomer giống hệt nhau trong đó mỗi monomer chưa 131 acid amin. Hai monomer được liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị và cầu nối disulfide, khi được glycosyl hóa nó có trọng lượng phân tử 46 kDa. PlGF-2 có 170 acid amin bao gồm cả đọan peptide tín hiệu 18 acid amin. PlGF-3 có 203 acid amin. PlGF-1 và PlGF-3 liên kết với VEGFR1 [còn gọi là Flt-1] tạo phức hợp bám trên màng các tế bào nội mô mạch máu. PlGF-4 có 224 acid amin bao gồm các trình tự như PlGF-3, cộng với một vùng gắn kết heparin mà trước đây được cho là chỉ có trong PlGF-2.

PlGF ban đầu được cho là có nguồn gốc rau thai và được đặt tên là yếu tố tăng trưởng rau thai [Placelta Growth Factor - PlGF]. Sau này, PlGF còn được thấy trong một số cơ quan khác như tim, phổi, tuyến giáp, cơ xương, và mô mỡ nhưng không có ở thận và tuyến tụy. PlGF có vai trò trong tăng tân tạo mạch máu.

Xét nghiệm PlGF [kết hợp với sFlt-1] được chỉ định trong chẩn đoán sớm và chẩn đoán phân biệt tiền sản giật.

NGUYÊN LÝ

PlGF được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang. PlGF có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp giữa hai kháng thể, kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PlGF đánh dấu biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PlGF đánh dấu ruthenium [chất có khả năng phát quang] tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu sandwich. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ PlGF có trong mẫu thử.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

01 cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.

Phương tiện, hóa chất

Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas e411, e170. e601….

Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm PlGF, chất chuẩn PlGF, chất kiểm tra chất lượng PlGF.

Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

Không dùng các thuốc có Biotin ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu

Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Lấy bệnh phẩm

Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông do xét nghiệm này yêu cầu sử dụng huyết thanh.

Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh.

Bệnh phẩm ổn định 8h ở 2 – 8°C, 4 tháng ở -20°C.

Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 h.

Tiến hành kỹ thuật

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm PlGF. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm PlGF. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm PlGF đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng [nếu có].

Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

PlGF thay đổi theo tuổi thai, giá trị tham chiếu như sau:

10 – 14 tuần: 29.4 – 62.8 – 183 pg/mL

15 – 19 tuần: 65.7 – 135 – 203 pg/mL

20 – 23 tuần: 125 – 265 – 541 pg/mL

24 -28 tuần: 130 – 412 – 1108 pg/mL

29 -33 tuần: 73.3 – 439 – 1108 pg/mL

34 – 36 tuần: 62.7 – 232 – 972 pg/mL

>37 tuần: 52.3 – 161 – 659 pg/mL

Khi làm xét nghiệm PlGF thường được làm cùng với sFlt-1 và tính tỷ số sFlt-1/PlGF. Bình thường tỷ số đó như sau:

10 – 14 tuần: 5.21 – 22.7 – 57.3

15 – 19 tuần: 4.32 – 12.6 – 26.9

20 – 23 tuần: 2.19- 6.08 – 14.8

24 -28 tuần: 1.01 – 3.8 – 16.9

29 -33 tuần: 0.945 – 4.03 – 86.4

34 – 36 tuần: 1.38 – 13.3 – 92.0

>37 tuần: 3.65 – 26.2 - 138

Lưu ý: Giá trị tham chiếu trên đây được đưa ra dựa trên những nghiên cứu ở thai phụ thuộc chủng tộc Âu – Mỹ. Giá trị này có thể thay đổi phụ thuộc vào chủng tộc, do vậy cần xây dựng giá trị tham chiếu riêng cho nơi áp dụng.

PlGF có thể sử dụng trong một số bệnh lý như tim mạch, ung thư. Song xét nghiệm PlGF trình bày trong quy trình này dành riêng cho tiền sản giật:

Trong tiền sản giật, PlGF giảm từ ba tháng giữa thai kỳ nên được dùng để chẩn đoán sớm tiền sản giật kết hợp với sFlt-1 tăng và tỷ số sFlt-1/PlGF tăng.

Dùng chẩn đoán phân biệt tiền sản giật trong trường hợp thai phụ mắc một số bệnh nội khoa như Tăng huyết áp, Hội chứng thận hư, Lupus ban đỏ hệ thống... trước khi mang thai mà các bệnh này có triệu chứng tương tự tiền sản giật.

Dùng trong tiên lượng nguy cơ và quản lý tiền sản giật.

NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Sử dụng nhầm bệnh phẩm: Sử dụng huyết tương thay vì sử dụng huyết thanh. Khắc phục: Người lấy mẫu máu cần nắm rõ yêu cầu về bệnh phẩm trước khi lấy máu và lưu ý dùng đúng ống đựng mẫu. Khi nhận mẫu máu, người nhận cũng cần kiểm tra xem ống máu có đúng yêu cầu không.

Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

 Huyết thanh vàng: Bilirubin < 25 mg/dL hay 428 µmol/L.

Tán huyết: Hemoglobin

Huyết thanh đục: Triglyceride < 1500 mg/dl.

Biotin 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.

 Không có hiệu ứng “high-dose hook” [Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao] khi nồng độ PlGF tới 100 000 pg/mL.

RF

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng [Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán].

Video liên quan

Chủ Đề