Quản lý xã hội bằng pháp luật là phương pháp

Tại sao chỉ có nhà nước mới làm việc quản lý xã hội?

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào? Như chúng ta đã biết, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước thực hiện việc quản lý này như thế nào? Tại sao nhà nước lại là chủ thể quản lý xã hội? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

Quản lý xã hội bằng pháp luật là việc nhà nước sử dụng các quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội. Lấy pháp luật là thước đo các hành vi trong xã hội, những hành vi lệch chuẩn đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua pháp luật, nhà nước điều hành xã hội phát triển theo ý chí của mình.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề trong xã hội, ví dụ: Khiếu nại các quyết định hành chính, giao thông đường bộ, giáo dục,... Nhờ đó các vấn đề này được giải quyết thống nhất, theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Trong giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định tại Luật Giao thông đường bộ và những văn bản khác liên quan, những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 100: Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, giấy phép lái xe, nếu không đủ các điều kiện này sẽ bị xử phạt

2. Tại sao chỉ có nhà nước mới làm việc quản lý xã hội?

Nhà nước là chủ thể quản lý xã hội. Vậy tại sao nhà nước là chủ thể quản lý xã hội và chỉ có nhà nước có chức năng quản lý xã hội?

Chỉ có nhà nước mới làm việc quản lý xã hội vì nhà nước là đại diện của giai cấp cầm quyền, nhà nước quản lý xã hội nhưng cũng dựa trên những ý kiến của người dân, thông qua ý kiến của người dân và đưa các quy định pháp luật vào điều chỉnh cuộc sống của người dân.

Chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền ban hành những quy định pháp luật và những cơ quan nhà nước thi hành những quyết định đó (UBND các cấp, Tòa án, Công an, Viện kiểm sát,...)

3. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sao?

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì những quy định này được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, mang tính cưỡng chế.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì chính sự phát triển của xã hội. Xã hội phải được vận hành có quy luật thì mới phát triển được. Điều này thể hiện bản chất xã hội của pháp luật.

Ví dụ: Với các quyết định xử phạt hành chính (ví dụ: xử phạt giao thông), các bạn sẽ phải đóng phạt, nếu không sẽ không thể nhận lại những giấy tờ bị tạm giữ (để đảm bảo việc đóng phạt) hoặc với những hình phạt hình sự thì người phạm tội sẽ bị cưỡng chế thực hiện bởi lực lượng công an.

4. Pháp luật Việt Nam có mấy đặc trưng cơ bản?

Pháp luật Việt Nam có 3 đặc trưng cơ bản:

  • Tính giai cấp (tính ý chí)
  • Tính quy phạm phổ biến
  • Tính quy phạm phổ biến

Để biết cụ thể về các đặc trưng này, mời các bạn tham khảo bài: Đặc trưng của pháp luật là gì?

Hoa Tiêu đã giải thích cho các bạn về việc quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Câu 6: Thế nào là quản lí xã hội bằng pháp luật? Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước phải làm gì?


Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.

Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo, đài, truyền hình; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học,… để “dân biết” và “dân làm” theo pháp luật.


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P4)

Từ khóa tìm kiếm Google: quản lí xã hội, pháp luật, Nhà nước.

Câu hỏi: Quản lý xã hội bằng pháp luật là nhà nước đưa pháp luật vào đời sống của

A. mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền

B. từng người dân và của toàn xã hội

C. một số đối tượng cụ thể trong xã hội

D. những người cần được giáo dục, giúp đỡ

Đáp án B.

Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.

Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo, đài, truyền hình; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học,… để “dân biết” và “dân làm” theo pháp luật.

Quản lý bằng pháp luật là phương pháp quản lý


A.

dân chủ và hiệu quả nhất.

B.

dân chủ và bình đẳng nhất.

C.

dân chủ và minh bạch nhất.

D.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Trong xã hội hiện nay, Nhà nước phải thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật bởi vì pháp luật là phương tiện, công cụ quan trọng để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát triển xã hội. Vậy quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí như thế nào? Hãy cùng Top lời giải trả lời câu hỏi trắc nghiệm dưới đây!

Câu hỏi: Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí như thế nào?

A. Hiệu quả và khó khăn nhất

B. Hữu hiệu và phức tạp nhất.

C. Dân chủ và cứng rắn nhất.

D. Dân chủ và hiệu quả nhất.

Đáp án đúng: D. Dân chủ và hiệu quả nhất.

Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án C

Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất với việc nhà nước sử dụng các quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội.

Lấy pháp luật là thước đo các hành vi trong xã hội, những hành vi lệch chuẩn đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua pháp luật, nhà nước điều hành xã hội phát triển theo ý chí của mình. Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Ví dụ: Trong giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định tại Luật Giao thông đường bộ và những văn bản khác liên quan, những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 100: Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện không được uống rượu bia, nếu trong máu/hơi thở có nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Do đó, nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo, đài, truyền hình; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học,… để “dân biết” và “dân làm” theo pháp luật.

Người dân có hiểu luật thì mới có tuân theo pháp luật được. Nhiều người vi phạm pháp luật không phải do họ cố tình mà do họ không có kiến thức về pháp luật. Vậy nên để quản lý xã hội bằng pháp luật, nhà nước cần tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật cho người dân.

Hiện nay nhà nước ta cũng đang cố gắng thực hiện tốt điều này bằng nhiều hình thức khác nhau như: Các chiến sĩ công an đi tuyên truyền pháp luật tại các trường học, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, phát sóng các chương trình về pháp luật.

Nếu quản lý xã hội bằng pháp luật thì nhà nước có thể quản lý dân chủ, hiệu quả nhất, bởi quy phạm pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có thể đảm bảo tính công bằng và quyền lực của nhà nước. Bên cạnh đó cũng thể hiện sự tiến bộ, hiện đại, văn minh của dân tộc.

>>> Xem thêm: Pháp luật được hình thành trên cơ sở nào?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về pháp luật.

Câu 1: Chị K buôn bán mỹ phẩm giả danh các hãng mỹ phẩm nổi tiếng nước ngoài bị công an bắt, kết quả giám định cho thấy số hàng giả lên tới 90 triệu đồng. Chị K vi phạm loại pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm hình sự.

B. Vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hành chính.

D. Vi phạm kỷ luật.

Đáp án đúng: A. Vi phạm hình sự.

Câu 2: Anh X lái xe máy lưu thông đúng luật, chị V đang vội đi đón con nên đi ngược chiều và lao phải anh X (giám định là 10%). Trong trường hợp này chị V sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tù chị V.

B. Cảnh cáo phạt tiền chị V.

C. Không xử lý chị V vì chị có lý do chính đáng.

D. Nhắc nhở chị V lần sau không được tái phạm.

Đáp án đúng: B. Cảnh cáo phạt tiền chị V.

Câu 3: Quản lý xã hội bằng pháp luật là nhà nước đưa pháp luật vào đời sống của?

A. Mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền

B. Từng người dân và của toàn xã hội

C. Một số đối tượng cụ thể trong xã hội

D. Những người cần được giáo dục, giúp đỡ

Đáp án đúng B. Từng người dân và của toàn xã hội

-------------------------

Trên đây Top lời giải đã đưa ra đán án chính xác nhất cho các bạn về quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí như thế nào?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có những kiến thức thiết thực, hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao nhé!