Quy mô thị trường chứng khoán Đông Nam á

[ĐTCK] Bà Ami Moris, Giám đốc điều hành, Tập đoàn Maybank Kim Eng cho biết, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của sự thay đổi nhanh chóng, từ đối tượng nhà đầu tư, đến nhu cầu đầu tư và sự đa dạng về sản phẩm đầu tư.

Đây là một trong những dung được thảo luận trực tuyến 1 ngày, thu hút hơn 600 người tham gia, bao gồm các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp, quỹ đầu tư cũng nhu cả các hộ kinh doanh gia đình thuộc hội thảo do Maybank Kim Eng phối hợp cùng ASEAN Exchanges tổ chức trực tuyến với chủ đề “ASEAN: Vượt qua đại dịch”.

Hội thảo này nằm trong khuôn khổ của Invest ASEAN - Hội nghị các nhà đầu tư hàng đầu tư thường niên năm thứ 8 do Maybank Kim Eng tổ chức với chủ đề ASEAN Rising: The Next Decade [Sự trỗi dậy của khu vực Đông Nam Á: Thập kỷ tiếp theo].

Các vấn đề xu hướng đầu tư mới, nhu cầu mới của các nhà đầu tư, sự tham gia của lớp nhà đầu tư mới, cũng như sự thay đổi của TTCK khu vực Đông Nam Á [ASEAN] được trao đổi nhiều tại hội thảo.

Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo trực tuyến.

Nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới tiêu chuẩn đầu tư ESG

Các chuyên gia đánh giá, triển vọng cho các thị trường của ASEAN rất khả quan, được hỗ trợ bởi các kế hoạch lâu dài để duy trì động lực trong nước vốn được neo vào sự bền vững và nền kinh tế mới.

Theo bà Ami Moris, các nhà kinh tế của Maybank Kim Eng đang dự báo tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của khu vực ASEAN đạt 5% trong hai năm tới.

“Con đường hồi phục có thể gập ghềnh, nhưng có ánh sáng cuối đường hầm”, bà Ami nói nói và cho biết, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của sự thay đổi nhanh chóng, nơi mà tốc độ đổi mới và tiến hóa trên toàn cầu sẽ là chưa từng có.

Trong đó, các nhà đầu tư sẽ sớm lựa chọn các khoản đầu tư theo định hướng ESG [tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp], sẽ tìm đến các phương tiện truyền thông xã hội và những người có ảnh hưởng chứ không phải nhà phân tích hay chuyên gia nghiên cứu.

Theo các chuyên gia, các sở giao dịch chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc áp dụng và chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững thông qua việc thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn đo lường như chỉ số ESG công bố thông tin và minh bạch của các công ty. Đại dịch COVID-19 được cho là đã tạo thêm động lực thúc đẩy cho sự phát triển bền vững.

Mối quan tâm của các nhà đầu tư ngày càng tăng về các thiệt hại đối với môi trường hiện đặt nhiều giá trị hơn vào việc quản lý hiệu quả các rủi ro chỉ số ESG.

Năm ngoái, 65% tài khoản mới được mở là từ nhóm Millennials [Gen-Y - nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ X và thế hệ Z], trong độ tuổi từ 25 đến 40. Millennials và Gen-Z đang thể hiện mối quan tâm lớn hơn về tính bền vững và những kỳ vọng thay đổi về vai trò của các doanh nghiệp trong việc cải thiện xã hội và bảo vệ môi trường

Xu hướng đầu tư cổ phiếu công nghệ, tiền điện tử và STO

Xu hướng mới đáng chú ý được những người đứng đầu của 4 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ASEAN ghi nhận, đó là sự quan tâm của nhà đầu tư đối với cổ phiếu công nghệ, cùng các loại tài sản mới như tiền điện tử và STO [token chứng khoán – một hình thức khá mới hiện nay để gây quỹ của các startup].

Mọi người đang có xu hướng chuyển sang loại tiền hiệu quả hơn. Kết hợp cả hai loại tiền tệ hiện nay và tiền điện tử là điều quan trọng để cho phép mọi người đa dạng hóa kênh đầu tư của họ từ truyền thống sang kênh đầu tư mới. Các sàn giao dịch truyền thống cần học hỏi từ tài chính kỹ thuật số và phát triển một giải pháp cho chính họ để thu hút các nhà đầu tư mới, đồng thời bảo vệ họ.

Ông Datuk Muhamad Umar Swift, Giám đốc điều hành, Bursa Malaysia Berhad chỉ ra rằng, các sàn giao dịch giúp mọi người huy động vốn để đầu tư vào doanh nghiệp của họ và tạo việc làm, lợi nhuận, thuế.

“Từ góc độ nhà đầu tư, đó là câu chuyện là về tăng trưởng và cổ tức. Mặc dù tiền điện tử không đạt được điều đó, nhưng tài sản mã hóa có thể”.

Một xu hướng khác, không chỉ có Việt Nam, thị trường chứng khoán nhiều nước Đông Nam Á cũng sôi động hơn trong đại dịch Covid-19 với lượng nhà đầu tư mới tham gia nhiều hơn. Đơn cử, tại Philippines, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường tăng từ 26,9% lên 43,3% trong quý đầu tiên của năm nay.

Tuy nhiên, sự căng thẳng mà các sở giao dịch gặp phải với tư cách là nhà quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng, theo ông Michael Syn, Giám đốc điều hành cấp cao kiêm Giám đốc Cổ phần, Sở giao dịch Singapore, chính là làm sao để các nhà đầu tư phân biệt và hiểu rõ được lằn ranh giữa quản lý tài sản và đánh bạc. Thực tế, trong môi trường lãi suất thấp, có thị trường lãi suất bằng 0 với lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư vừa muốn quản lý tài sản vừa muốn có lợi nhuận cao.

Những người đứng đầu các sàn giao dịch nhất trí rằng, các thị trường của ASEAN tuy chưa đồng nhất nhưng tạo ra cơ hội đáng kể để họ tận dụng công nghệ để hạ giá thành, nâng cao hiệu quả và phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn.

Theo ông Michael, thế hệ tiếp theo là thế hệ các sàn giao dịch được xác định bằng phần mềm, có thể cung cấp trên điện toán đám mây và nhân rộng ra.

“Khi điều đó xảy ra, chuỗi cung ứng tài chính của chúng ta sẽ được tích hợp tốt hơn nhiều. ASEAN sẽ trở thành một khu vực có thể đầu tư”, ông Michael nói.

Đó là về việc tăng kích thước và quy mô. Chúng tôi nhìn thấy cơ hội với quy mô dân số ASEAN, nhưng đó không phải là một thị trường đồng nhất. Vì vậy, các quy tắc kết hợp với nhau, đó là một sự tiến triển - đó là lời kêu gọi hành động, ông Datuk Muhamad Umar kết luận.

Việc huy động vốn từ quốc gia này cho thị trường quốc gia khác vẫn đang diễn ra. Tiến sĩ Pakorn Peetathawatchai, Chủ tịch Sở giao dịch Chứng khoán Thái Lan cho biết, một quỹ ETF của thị trường Việt Nam đã được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan. Gần 30% giá trị giao dịch tại Việt Nam đến từ Thái Lan.

Ông Pakorn cho biết thêm, chúng tôi có thể tập trung vào khu vực về cách kết nối với các thị trường, sau đó chào bán khu vực như một loại tài sản.

Trong số 20 CTCK vốn hoá lớn nhất Đông Nam Á, quá nửa đến từ Việt Nam

Quá nửa trong số 20 công ty chứng khoán có vốn hoá lớn nhất khu vực Đông Nam Á, theo dữ liệu cập nhật tới ngày 2/12/2021 của Bloomberg, là các công ty chứng khoán Việt Nam. Thu hẹp trong tốp 10, các đại diện của Việt Nam cũng có tới 6 cái tên.

Trong đó, chiếm lĩnh 3 vị trí dẫn đầu lần lượt là CTCP Chứng khoán SSI [Mã CK: SSI] với 2,3 tỉ USD, CTCP Chứng khoán VNDirect [Mã CK: VND] với 1,4 tỉ USD và CTCP Chứng khoán Bản Việt [Mã CK: VCI] với 1,1 tỉ USD vốn hoá.

Ngay sau 3 doanh nghiệp Việt, UOBK của Singapore giữ vị trí thứ 4. Đứng cuối trong tốp 5 là CTCP Chứng khoán TP. HCM [Mã CK: HCM] với quy mô vốn hoá cũng tiệm cận ngưỡng tỉ USD.

Đáng chú ý, quy mô vốn hoá của SSI chỉ thua tổng vốn hoá của 3 công ty chứng khoán lớn tại Singapore, Indonesia và Thái Lan [lần lượt là UOBK, APIC và XPG] khoảng 300 triệu USD.

Vị thế nổi bật của những SSI, VND hay VCI phần nào phản ánh sự ‘bùng nổ’ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong ít năm trở lại đây, khi chỉ số VN-Index lần lượt chinh phục các đỉnh cao mới, từ 1.200, 1.400 rồi 1.500 điểm; các phiên giao dịch có giá trị tỉ USD cũng xuất hiện nhiều hơn. Với hơn 3,8 triệu tài khoản vào cuối tháng 10/2021, tỷ lệ tài khoản chứng khoán trên tổng dân số của Việt Nam rơi vào khoảng 3,9%, chỉ đứng sau Thái Lan và Singapore trong khu vực Đông Nam Á.

"Chỉ số chứng khoán ngày càng đi lệch so với nền kinh tế thực, không còn là hàn thử biểu của kinh tế. Vòng xoáy này sẽ gây áp lực lạm phát lớn trong dài hạn, ảnh hưởng rất mạnh đến kinh tế vĩ mô," Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định tại phiên họp UBTV Quốc hội 15/6/2021. Trong bối cảnh này, mức vốn hoá của nhiều công ty chứng khoán Việt đã bứt tốc bằng lần trong ít năm trở lại đây, là kết quả của quá trình gia tăng về thị giá lẫn số lượng cổ phiếu.

Quy mô vốn điều lệ của SSI hiện đã tăng gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2019. Mới đây, công ty chứng khoán này còn công bố kế hoạch phát hành thêm 497,3 triệu cổ phiếu ra công chúng. Sau đợt tăng vốn này, quy mô vốn điều lệ của SSI có thể lên tới gần 15.000 tỉ đồng, ngang ngửa với vốn điều lệ của một số ngân hàng tầm trung như TPBank [11.700 tỉ đồng], Eximbank [12.355 tỉ đồng] hay OCB [13.699 tỉ đồng].

Không chỉ riêng SSI, một loạt công ty chứng khoán khác đã và đang triển khai kế hoạch tăng vốn đầy tham vọng. Động thái tăng vốn diễn ra khi phần nhiều cổ phiếu của công ty chứng khoán hiện đang vận động quanh vùng đỉnh lịch sử.

Chỉ số định giá theo P/E và P/B của nhiều công ty chứng khoán Việt Nam đang cao hơn so với một số công ty trong khu vực Đông Nam Á

Theo dữ liệu của Bloomberg, tính đến ngày 2/12/2021, hệ số P/E của SSI đã lên tới 24,9 lần, thuộc nhóm cao trong khu vực Đông Nam Á, ngay sau XPG [Thái Lan] và APIC [Indonesia]. Các công ty chứng khoán Việt còn lại trong tốp 5 như VND, VCI và HCM cũng có hệ số P/E từ 15 đến 18,8 lần. Trong khi đó, chỉ số này của UOBK [Singapore] mới chỉ ở mức 7,5 lần.

Cũng phải nói thêm, các số liệu trích dẫn từ Bloomberg nêu trên mới chủ yếu tập trung vào các công ty chứng khoán đã niêm yết trên sàn chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các chỉ số định giá theo P/E hay P/B cũng thay đổi theo từng phiên giao dịch.

Nhiều cổ phiếu chứng khoán giảm kịch biên độ trong phiên giao dịch ngày 3/12/2021

Chốt phiên giao dịch ngày 3/12/2021, chỉ số VN-Index đã giảm tới 38,73 điểm, tương ứng mức giảm 2,61%, lùi về ngưỡng 1.443,3 điểm.

Trong đó, nhóm ngành chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ, SSI giảm 6,48%, đóng cửa ở mức 50.500 đồng/cp; VND giảm 6,05%, đóng cửa ở mức 73.000 đồng/cp; VCI giảm 6,27%, đóng cửa ở mức 73.300 đồng/cp. Một loạt cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán khác giảm kịch biên độ, như BSI [-6,95%], CTS [-6,95%], VDS [-6,89%], VIX [-6,93%]./.

Video liên quan

Chủ Đề