Quy trình học tập theo hướng trải nghiệm của trẻ mầm non gồm mấy giải đoàn

29.10.2019 07:4329206 đã xem

           Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có của trẻ. Hoạt động trải nghiệm của trẻ sử dụng tất cả các giác quan [nghe, nhìn, chạm, ngửi…] để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.

           Các trường mầm non của tỉnh Lâm Đồng áp dụng hoạt động trải nghiệm với hình thức lấy trẻ làm trung tâm đã tạo bước phát triển mới của bậc học mầm non tỉnh nhà. Tại trường mầm non trẻ có nhiều cơ hội khám phá với các góc chơi mở, môi trường học không còn gò bó trong lớp học mà mở rộng hoạt động học tại khu vườn trường, khu vận động và cả những khu tham quan, du lịch trong hoạt động thực tế của trường… 

           Hoạt động trải nghiệm dựa trên hình thức lấy trẻ làm trung tâm thực hiện tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Lâm đồng giúp trẻ em ngày càng năng động hơn, hình thành nét tư duy mới, kỹ năng mới đó là kỹ năng lĩnh hội và sáng tạo bản thân giúp trẻ mạnh dạn, tự tin phát triển phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong thời đại hiện nay của nền giáo dục Việt Nam tiên tiến.

Phòng Giáo dục Mầm non – Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng

Một số hình ảnh minh họa

Bé khám phá trải nghiệm với giấy vụn – MN Hiển Linh, TP Đà Lạt

Trẻ thực nghiệm trồng cây và xây dựng với mô hình cát – MG Đinh Lạc, Di Linh

Trẻ em MN 4, TP Đà Lạt. Trải nghiệm hoạt động thực tế tại Bảo tàng thành phố

Giờ học ngoài vườn trườngMN10, TP Đà Lạt

Trẻ trường MN Phù Mỹ- Cát Tiên tìm hiểu các di tích khảo cổ tại vường Quốc gia

Trẻ trường MG Sao Mai- Tp Bảo Lộc thu hoạch đậu phộng

Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá những thứ xung quanh. Vì thế tạo cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ. Bằng trải nghiệm thực tế “học bằng chơi - chơi mà học”, hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ sẽ dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; từ đó bộc lộ những điểm mạnh, yếu của trẻ mà khi học trong môi trường lý thuyết, sách vở rất ít khi có được. Hoạt động thực hành, trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học.

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm cho trẻ.

Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan [nghe, nhìn, chạm, ngửi…] để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.       Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.      Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

Khác với những hoạt động khám phá trước kia chỉ tổ chức trong lớp học, hiện nay những hoạt động lên lớp của giáo viên đã có nhiều thay đổi, linh hoạt và phong phú hơn.  

Trẻ được học ngay tại sân trường, khám phá những hiện tượng, sự vật có ngay trong khuôn viên của nhà trường, như hoạt động khám phá về nước, sỏi, cát - giáo viên sử dụng ngay khu vui chơi cát sỏi, trẻ học được qua chơi, thực hành, quan sát mình làm, bạn làm.

Hình ảnh trẻ trải nghiệm với cát sỏi

Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó. Như tiết dạy kỷ năng sống bé tập làm nội trợ “Kỷ năng làm bánh bao cho trẻ”.

         Hình ảnh cô hướng dẫn cho trẻ tập làm bánh bao

Khi trẻ được trực tiếp trải nghiệm, thực hành trẻ sẽ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tập cho trẻ làm bánh bao ở tại lớp mình. Khi cho trẻ trải nghiệm vườn rau trẻ sẽ trực tiếp nhìn thấy những loại rau mà trẻ thường hay nghe nhắc đến, trẻ sẽ thấy được môi trường sống của rau, thấy được công sức của người đã trồng và chăm bón vườn rau thêm xanh tốt.

Hình ảnh trẻ được đi trải nghiệm vườn rau

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như:       Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.

       Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm - môi trường là cuộc sống thực của trẻ.

       Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.      Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.      Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng độ tuổi, trang lứa để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.      Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.      Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.

      Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi trẻ tự mình làm ra một sản phẩm nào đó.

Video liên quan

Chủ Đề