Received for shipment bl là gì năm 2024

Hoạt động xuất nhập khẩu vô cùng phức tạp vì đây là quá trình giao nhận hàng giữa các quốc gia với nhau. Bên cạnh những chứng từ được thực hiện giữa bên mua và bên bán như hợp đồng, invoice… thì còn có chứng từ vô cùng quan trọng giữa 3 bên mua, bên bán và bên vận chuyển là Vận Đơn – tiếng Anh là Bill of Lading.

Received for shipment bl là gì năm 2024

Bill of Lading là gì?

Bill of Lading viết tắt B/L là Vận Đơn Đường Biển.

Đây là chứng từ quan trọng khi vận chuyển hàng hóa đường biển. Vận đơn đường biển sẽ được bên vận chuyển hoặc người đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng hóa để chuyển đến nơi dỡ hàng.

Thông thường trên vận đơn đường biển sẽ có Mã Vận Đơn (B/L No.). Đây là dãy ký hiệu chữ và số mà người gửi có thể dùng để tra soát thông tin đơn hàng và vị trí hiện tại của hàng hóa.

Vai trò của Bill of Lading trong xuất nhập khẩu

  • Vận đơn là bằng chứng chứng minh hợp đồng vận tải đã được ký kết và có hiệu lực. Nội dung của hợp đồng không thể sửa đổi. Do vậy, vận đơn có tính ràng buộc về mặt pháp lý giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển. Đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người nhận với đơn vị chuyển hàng.
  • Vận đơn là biên lai của người vận tải, xác minh rằng lô hàng hóa đã được nhận và đã sẵn sàng để được bốc lên phương tiện vận chuyển. Hãng tàu vận tải sẽ chỉ giao hàng cho người nhận khi đưa ra được vận đơn hợp lệ đã được ký tại cảng xếp hàng.
  • Vận đơn là chứng từ để xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa được nhắc tới trong vận đơn. Theo đó, tính giá trị của vận đơn được xác lập và người sở hữu có thể chuyển nhượng, cầm cố hoặc mua bán.
  • Vận đơn là căn cứ để thực hiện hoạt động thanh toán, cũng như để xác định chủng loại và số lượng hàng hóa mua bán. Do vậy, người ta có thể dựa vào các thông tin trên vận đơn để theo dõi, thống kê lô hàng.

Nội dung của Vận Đơn Đường Biển

Trong vận đơn sẽ có những thông tin sau:

  1. Tên và địa chỉ của người vận chuyển.
  2. Tên người giao hàng.
  3. Tên người nhận hàng, ghi rõ vận đơn ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hay vô danh.
  4. Tên tàu biển, số chuyến. Số container, số chì.
  5. Tên và đặc điểm của hàng hóa như chủng loại, thể tích, kích thước (dài, rộng, cao), số lượng, khối lượng.
  6. Mô tả thực trạng bao bì bên ngoài hàng.
  7. Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận dạng hàng hóa mà người giao đã thông báo bằng văn bản trước khi đưa hàng lên tàu. Chúng được đánh dấu trên từng đơn vị bao bì hoặc hàng hóa.
  8. Điều khoản cước trả trước hay trả sau.
  9. Địa chỉ bốc hàng và nhận hàng.
  10. Cảng trả hàng hoặc hướng dẫn về thời gian, địa chỉ chỉ định cảng trả hàng.
  11. Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho đơn vị giao hàng.
  12. Thời gian, địa điểm thực hiện ký phát vận đơn.
  13. Chữ ký của người vận chuyển hoặc người đại diện hợp pháp của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng.

Received for shipment bl là gì năm 2024
Mẫu Bill đường biển thực tế được sử dụng

Căn cứ vào Điều 160, Luật 95/2015/QH13, vận đơn đường biển cần những thông tin sau:

  • Tên và trụ sở chính của đơn vị vận chuyển.
  • Tên người giao hàng.
  • Tên đơn vị nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn đường biển được ký phát dưới dạng vận đơn vô danh hoặc vận đơn theo lệnh.
  • Tên tàu vận chuyển, số chuyến
  • Tên hàng hóa, chú thích/mô tả đặc điểm của từng chủng loại, thể tích, kích thước, số lượng đơn vị từng loại hàng, khối lượng hoặc giá trị hàng hóa (nếu thấy cần thiết).
  • Mô tả thực trạng bên ngoài hoặc bao bì đựng hàng hóa.
  • Shipping mark và đặc điểm để nhận biết hàng hóa. Thông tin này cần được đánh dấu cho từng đơn vị loại hàng hóa hoặc bao bì và phải được người giao hàng thông báo bằng văn bản trước khi xếp hàng lên tàu biển.
  • Hình thức thanh toán.
  • Địa chỉ bốc hàng và cảng nhận hàng từ người bán.
  • Cảng mà đơn vị vận chuyển trả hàng hoặc chỉ dẫn về thời gian và địa điểm chỉ định cảng trả hàng.
  • Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người thực hiện giao hàng.
  • Thời điểm và địa chỉ ký phát vận đơn.
  • Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc người đại diện có thẩm quyền của người vận chuyển.

Trong điều này cũng quy định, nếu vận đơn thiếu một số nội dung theo quy định tại điều này nhưng phù hợp với Điều 148 Luật 95/2015/QH13 thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của B/L.

Trường hợp tên đơn vị vận chuyển không được xác định rõ ràng cụ thể thì chủ tàu được coi là người vận chuyển.

Received for shipment bl là gì năm 2024
Nội dung trên mẫu vận đơn đường biển

Một số thuật ngữ được sử dụng trong vận đơn đường biển.

Thuật ngữ tiếng AnhGiải thích thuật ngữShipperNgười xuất khẩu, người gửi hàng, người bán hàngConsignee/To order ofNgười nhập khẩu, người nhận hàng, người mua hàngNotify PartyNgười nhận được thông báo hàng đếnBooking no.Mã số/chữ/chữ và số để nhà vận tải “carrier” hoặc hãng tàu “shipping line” theo dõi được số đặt chỗ trên tàuB/L no.B/L no. là mã số vận đơn được đặt bởi đơn vị vận tải để thuận tiện theo dõi và tra cứu vận đơn đường biểnPort of loadingCảng nhận hàng xếp lên tàuPort of dischargeCảng dỡ hàng từ tàu xuốngPlace of deliveryNơi giao hàng. Đối với những cửa khẩu hoặc quốc gia không gần biển thì shipper thường yêu cầu hãng tàu giao tại địa điểm được ghi ở phần này. Container no/ Seal noSố container, số sealDescription of goodsMô tả hàng hóa: khối lượng tổng, khối lượng thực, số lượng thùng…Freight hoặc MeasurementThể tích của toàn bộ hàng, đơn vị m2

Các loại Bill of Lading phổ biến

Hiện giao thương đường biển sử dụng nhiều loại vận đơn đường biển khác nhau

Dựa trên quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn

  • Vận đơn chủ MBL còn được gọi là là vận đơn đường biển do hãng tàu hay hãng máy bay, hãng vận tải đường bộ phát hành. Vận đơn chủ được cấp cho người đứng tên trên hóa đơn với từ cách là chủ hàng (shipper).

Trên vận đơn MBL, người gửi là công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu. Người nhận hàng là công ty giao nhận ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao và nhận ở hai quốc gia sẽ có quan hệ đại lý, cùng thuộc một hệ thống công ty đa quốc gia hoặc công ty mẹ – con.

  • Vận đơn thứ HBL còn được viết là . Vận đơn thứ cấp là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder) hoặc các đơn vị NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) cấp phát cho người gửi hàng để xác nhận đã nhận hàng của họ để vận chuyển.

Người gửi hàng là công ty xuất khẩu. Người giao nhận hàng hóa hoặc NVOCC là công ty mà họ thuê để thu xếp vận chuyển hàng hóa của họ đến một điểm ở nước ngoài. Sau đó, nhân viên giao nhận hoặc NVOCC đặt chỗ hàng hóa với các hãng vận tải.

Dựa trên khả năng chuyển nhượng của vận đơn

  • Vận đơn vô danh (Bearer B/L) hay còn gọi là vận đơn xuất trình. Đây là vận đơn không ghi rõ tên người nhận hoặc người phát lệnh trả hàng. Đơn vị vận chuyển có quyền trả hàng cho những người đưa ra được bản vận đơn.
  • Vận đơn đích danh (Straight B/L) là vận đơn ghi rõ tên của người hoặc đơn vị nhận hàng. Đơn vị chuyển hàng chỉ được phép trả hàng cho người có thông tin được ghi rõ trên vận đơn.
  • Vận đơn theo lệnh (Order B/L) là vận đơn ghi rõ tên, người giao hàng hoặc người được người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng. Người vận chuyển chỉ được phép trả hàng khi nhận được lệnh phát của người được ghi trên vận đơn. Nếu vận đơn theo lệnh không ghi tên người phát lệnh trả thì người giao hàng được mặc định có quyền đó.

Dựa trên cách phê chú trên vận đơn

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) là vận đơn trên không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng khuyết tật, hư hỏng bao bì, hàng hóa không nguyên vẹn. Với các ghi chú mang tính chất chung như không biết về khối lượng, tính chất hàng, bao bì tái sử dụng sẽ không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) là vận đơn có ghi chú về tình trạng bao bì bị hư hỏng một phần hay hoàn toàn, hàng hóa không nguyên vẹn. Những vận đơn không hoàn hảo sẽ không được chấp nhận để thanh toán tiền hàng.

Dựa trên cách chuyên chở

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) là vận đơn được dùng trong trường hợp đi thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không phải chuyển tải ở bất kỳ cảng dọc đường hay ở bất cứ đâu.
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L) là vận đơn được dùng trong trường hợp hàng hóa có chuyển tải ở dọc đường trước khi giao đến cảng dỡ hàng.

Dựa trên sự so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu

  • Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) là vận đơn được ký phát sau sau khi hàng đã được xếp lên tàu ở cảng xếp hàng. Ở mặt trước của vận đơn này sẽ in sẵn thông tin “Đã được xếp lên tàu hàng hóa hoặc các kiện chứa đựng hàng hóa…”. Tiếng Anh là SHIPPED ON BOARD the goods or packages said to contain goods….
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn được cấp khi người vận chuyển hàng đã nhận và đưa hàng vào kho bãi để chờ xếp lên tàu. Ở mặt trước của vận đơn này sẽ in sẵn thông tin “Nhận để xếp…” “Received for shipment…” hoặc “Nhận để vận chuyển… ” “Received for carriage…”.
  • Vận đơn đến chậm (Stale Bill Of Lading) là vận đơn được xuất trình muộn hơn 21 ngày theo lịch kể từ ngày giao hàng. Những hóa đơn như này sẽ không được chấp nhận trừ khi LC cho phép.
  • Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L hay Congenbill) là vận đơn được cấp phát trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển theo hợp đồng thuê tàu. Trong vận đơn có thông tin “Phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu” hoặc “Sử dụng với hợp đồng thuê tàu” (to used with Charter Party).

Các lỗi sai thường mắc phải khi làm vận đơn đường biển

Việc làm vận đơn là chứng từ rất quan trọng để người nhập khẩu có thể làm thủ tục hàng hóa một cách nhanh chóng và thuận lợi. Tuy nhiên cũng có một số lỗi sai mà người làm chứng từ có thể mắc phải. Việc làm sai vận đơn có thể gây tổn thất nhiều cho cả người mua và người bán. Sau đây là một số lỗi sai thường mắc phải mà bạn cần tránh:

  • Mô tả sai hàng hóa: Việc cần làm là mô tả hàng hóa một cách chi tiết và kỹ lưỡng, khi xác định rõ hàng hóa cũng sẽ giúp tìm mã HS code được chính xác hơn
  • Điền sai số lượng hàng hóa: Cẩn thận trong việc đếm số lượng hàng hóa trong từng container, việc này thật sự quan trọng nếu khi hàng sang nước nhập khẩu việc số lượng hàng không khớp với vận đơn sẽ gây rắc rối và bất tiện cho việc nhận hàng hóa hoặc không lấy được hàng nếu không sử vận đơn kịp thời
  • Không điền theo hướng dẫn của ngân hàng: Đối với những lô hàng sử dụng phương thức thanh toán liên quan đến ngân hàng LC, thì việc vận đơn phải có những thông tin như ngân hàng yêu cầu là điều vô cùng quan trọng, điều này liên quan đến việc thanh toán đơn hàng giữa người nhập khẩu và xuất khẩu.
  • Điền sai bên thông báo hàng đến (notify party) : Trong nhiều trường hợp người nhận hàng không trực tiếp là người mua, nó có thể là bên người mua thuê nhập khẩu hoặc agent mà bên người bán chỉ định nhập khẩu lô hàng giúp consignee (người mua). Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thủ tục và thời gian của lấy hàng của người nhập khẩu.
  • Không đáp ứng yêu cầu của bên nhập khẩu về vận đơn: Một số quốc gia sẽ có những quy định và yêu cầu riêng để làm vận đơn. Để tránh việc sửa lại Vận đơn thì trước khi phát hành vận đơn gốc thì bên xuất khẩu cần hỏi kỹ bên nhập khẩu thật kỹ lưỡng trước khi làm vận đơn.

Làm sao để tránh việc mắc những lỗi này?

  • Đưa vận đơn nháp cho bên nhập khẩu kiểm tra trước khi tàu chở hàng đi
  • Để nhân viên có kinh nghiệm làm vận đơn
  • Hỏi thêm thông tin từ bên chuyên chở để có thể chính xác hơn
  • Hãy cẩn thận và chính xác từng chữ một
  • Kiểm tra vận đơn nhiều lần, tối thiểu là 3 lần trước khi để gửi cho khách hàng kiểm tra lại thông tin

Thông qua bài viết này, Cargonow muốn truyền đạt được cho bạn đọc hiểu về vận đơn – Bill of Lading. Cơ sở pháp lý, chức năng, vai trò và các loại vận đơn trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước. Mong rằng thông tin ở trên sẽ giúp bạn phân biệt rõ được sự cần thiết và sự khác nhau giữa các vận đơn.

Received B L là gì?

Vận đơn nhận để bốc (Received for shipment bill of lading) là vận đơn thể hiện việc người vận chuyển đã nhận hàng của người giao hàng, người gửi hàng, nhưng hàng chưa được bốc lên tàu. Vận đơn loại này cũng là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa và là chứng từ sở hữu hàng hóa (trừ khi có quy định khác).

Shipped on board trên bill of lading có ý nghĩa gì?

Thuật ngữ Shipped bill of lading còn được gọi là “shipped on board bill of lading” hoặc “on board bill of lading” là vận đơn được ký phát khi hàng hóa đã được đưa lên tàu biển (hàng hóa đã ở trên tàu biển).

Vận đơn nhận hàng để cho là gì?

Vận đơn nhận hàng để chở: Là chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng để chở và cam kết sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định trong vận đơn.

Vận đơn nhận hàng để xếp là gì?

Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment bill of lading) là một loại vận đơn sử dụng trong lĩnh vực logistics và thương mại quốc tế để xác nhận rằng hàng hóa đã được nhận nhưng chưa được bốc lên tàu.