Rước dâu đi hơn về kém là như thế nào

Đã từ lâu, chuyện cưới hỏi luôn được coi là một trong ba việc lớn của cuộc đời mỗi con người  – ” tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Vì vậy, việc cưới hỏi luôn rất được chú trọng trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Những thủ tục, lễ nghi trong ngày cưới đã được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Hôm nay Boong Wedding sẽ cùng các bạn tìm hiểu trình tự làm lễ rước dâu theo nghi thức cưới truyền thống của người Việt Nam.

Lễ rước dâu trong đám cưới xưa [ Ảnh: Trí thức trẻ ]

Nhà trai đến nhà gái và trao lễ xin dâu

Lễ rước dâu sẽ được bắt đầu bằng việc nhà trai đến nhà gái. Thông thường, hai bên gia đình sẽ thống nhất giờ hoàng đạo từ trước. Nhà trai sẽ bắt đầu lên đường đúng theo thời gian đã thống nhất với nhà gái, vừa được giờ tốt vừa thuận tiện trong khâu tổ chức. Nhà trai sẽ cử ra một người thân trong gia đình, thường là những người có khả năng ăn nói, làm trưởng đoàn sang xin dâu. Theo truyền thống, mẹ chú rể sẽ là người cùng đoàn đến nhà gái xin và rước dâu. Sau khi đến nhà gái, chú rể và trưởng đoàn đại diện họ nhà trai dẫn dầu. Phù rể, trên tay bê rượu cùng khay nữ trang và mẹ chồng mang chiếc nón quai thao cùng các thành viên phái đoàn họ nhà trai theo sau, từ từ tiến vào nhà gái.

Họ nhà trai sẽ có đội bưng lễ vật xin dâu, và đội bê tráp của nhà gái sẽ xếp hàng sẵn, đứng đối mặt với nhau thành 2 hàng song song. Đội bưng lễ có thể là bạn bè của cô dâu và chú rể, và đặc biệt tất cả đều phải còn độc thân.

Theo truyền thống từ xưa đến nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp ăn hỏi. Tùy từng vùng miền mà số lượng mâm quả cưới có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ lễ vật gần như được mặc định, đó là: trầu cau, bánh cốm, chè, hạt sen, rượu, thuốc lá, bánh phu thê, trái cây và phong bì tiền. Theo Ngoisao.net

Nhà gái nhận lễ

Sau khi nhận lễ, nhà gái sẽ mang lễ lên ban thờ gia tiên. Tráp lễ trầu cau được đặt ở chính giữa, khi tiến hành mở lễ, tráp trầu cau cũng sẽ được mở đầu tiên. Sau đó là một bước vô cùng quan trọng khi người đại diện họ nhà trai sẽ xin phép mở nắp tráp và giới thiệu lễ vật với nhà gái và quan viên hai họ.

Cô dâu chú rể ra mắt và làm lễ gia tiên

Sau khi mở lễ, chú rể cùng cha mẹ hai bên tiến vào phòng cô dâu, sau đó cả hai ra ngoài ra mắt hai bên gia đình và chuẩn bị làm lễ gia tiên.

Người chủ hôn tiến hành thắp hương để cô dâu, chú rể chuẩn bị làm lễ gia tiên. Việc thắp hương sẽ do người đàn ông trong gia đình cô dâu[ bố/anh trai hoặc em trai cô dâu]. Đặc biệt ở mố số địa phương có tục đốt nến [đèn long phụng]. Nhà trai mang đến và nhà gái chuẩn bị sẵn 2 chân đèn, khi làm lễ thì thắp nến lên. Sau khi bên nhà gái thắp hương xong, cô dâu – chú rể làm lễ khấn bái.

Trao nhẫn cưới

Cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau. Tùy theo phong tục của từng địa phương mà cô dâu, chú rể sẽ đeo nhẫn tại những ngón tay khác nhau.

Một số nước ở Châu Âu thường đeo nhẫn ở ngón tay giữa của bàn tay trái. Họ quan niệm rằng ở ngón tay này có một mạch máu chạy thẳng đến tim và gọi đó là mạch máu tình yêu.

Người La Mã lại đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên tay trái và cho rằng có một tĩnh mạch ở ngón tay này liên kết với nhịp đập con tim của mỗi người, vì thế mà nếu muốn sống trọn vẹn bên người bạn đời của mình thì bạn phải đéo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên tay trái.

Những cô dâu Do Thái thì chỉ đeo nhẫn ở ngón tay trỏ, bởi đó là ngón tay họ chỉ vào kinh Toral khi đọc.

Văn hóa phương Đông mà tiêu biểu là Trung Quốc lại quan niệm khác về ngón tay đeo nhẫn cưới. Họ “quy định” đeo nhẫn cưới ngón áp út bên tay trái  và năm ngón tay tượng trưng cho những người khác nhau: ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là anh em. Vì vậy, người phương Đông nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên tay trái.

Cô dâu chú rể nhận quà từ hai bên gia đình

Tùy vào phong tục nhiều nơi mà quà tặng dành cho cô dâu chú rể sẽ khác nhau. Tuy vậy, thông thường, các bà mẹ cũng như họ hàng hai bên gia đình sẽ tặng những vật nữ trang cho cô dâu và chú rể. Hiện nay, giới trẻ có trào lưu tặng quà cưới là những vật dụng như chăn ga gối đệm mới, thau chậu, dụng cụ nhà bếp, đồ gia dụng với ý nghĩa chúc mừng cô dâu chú rể xây dựng một gia đình mới.

Cô dâu chú rể mời trầu cau, mời rượu

Trong trình tự làm lễ cưới truyền thống, mời rượu, mời trầu cau là một nghi lễ quan trọng. Chàng phù rể sẽ là người rót rượu, cô dâu  chú rể lần lượt xếp cầu, xé cau cho đúng phong tục, kế đến sẽ mời 2 người chủ hôn, rồi đến ông bà, cha mẹ dùng trầu và rượu. Tuy vậy, trong đám cưới ngày nay, nghi lễ này đã giản lược hơn, cô dâu chú rể chỉ mới trầu cau và rượu mang ý nghĩa tượng trưng.

Tiệc cưới tại nhà gái

Sau khi các nghi lễ đã hoàn tất, nhà gái sẽ tổ chức lễ cưới đơn giản với bánh trái và trà nước. Thông thường, hai nhà sẽ thống nhất đợi đến giờ lành sẽ có lễ rước ngắn gọn ở nhà gái và di chuyển về nhà trai để làm lễ. Sau khi cô dâu chú rể thắp hương khấn tổ tiên, người thân sẽ trao quà chúc phúc.

Nhà gái lại lễ

Thông thường, nhà gái sẽ trả lại mâm quả cho nhà trai [thường chỉ còn một nửa] . Khi sắp xếp mâm quả, nếu có nắp đậy thì lật ngược nắp, nêu là quả phủ khăn thì lật một nửa khăn lên.

Cô dâu chính thức về nhà chồng

Mẹ chồng sẽ dắt con dâu ra xe hoa, đi bên cạnh sẽ là chú rể và phù rể phù dâu. Đoàn rước dâu trước khi đi cũng đã tính số lượng người. Người Việt thường quan niệm đi lẻ, về chẵn. Khi đi về, đoàn người rời khỏi nhà chồng phải là số chẵn. Cùng với đó là quan niệm đi hơn về kém, khi bắt đầu rước dâu đi giờ hơn, lúc từ nhà gái trở về phải đi giờ kém.

 Làm lễ tại nhà trai

Sau khi cô dâu được rước về thì sẽ làm lễ ra mắt tổ tiên bên nhà trai, nhận quà mừng của người nhà và họ hàng bên nhà trai. Khi hoàn thành các nghi lễ, mẹ chồng sẽ dắt cô dâu vào phòng tân hôn, giới thiệu với bà con, cô bác, làm thủ tục trải giường. Giường cưới thường là giường phải mua mới, chưa được ai nằm lên, mẹ chồng trải giường hoặc cũng có thể nhờ họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để lấy may cho vợ chồng mới cưới đạt điểm “10” như vậy.

Trên đây Boong Wedding đã tổng hợp trình tự làm lễ rước dâu theo nghi thức truyền thống của người Việt. Mong rằng bài viết trên đây đã giúp cho bạn những thông tin hữu ích. Boong Wedding – Studio quay phim cưới và quay phim phóng sự cưới số 1 tại Hà Nội xin gửi lời chúc hạnh phúc đến các tân lang, tân lương, chúc các bạn có một lễ cưới trọn vẹn!

Xem thêm:

Sự khác nhau giữa lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi 

3 nghi lễ bắt buộc phải có trong đám cưới Việt

Nguồn: Boong Wedding

Video liên quan

Chủ Đề