Sách hướng dẫn sửa chữa ô tô Informational

Đây là danh sách những kỹ năng, kiến thức dành cho một kỹ thuật viên làm việc thực tế tại gara ô tô theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Nghề sửa chữa ô tô có một tương lai rất rộng mở và có xu hướng phát triển tốt cùng với thời đại, nhưng nó cũng có những khó khăn thách thức cần vượt qua. Đòi hỏi người kỹ thuật viên phải học tập, rèn luyện để đáp ứng thị trường.

Tuyên bố bản quyền : Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình Cho nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Tổng Cục Dạy nghề sẽ làm mọi cách để bảo vệ bản quyền của mình.

Tổng Cục Dạy Nghề cám ơn và hoan nghên các thông tin giúp cho việc tu sửa và hoàn thiện tốt hơn tàI liệu này.

Địa chỉ liên hệ: Dự án giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp Tiểu Ban Phát triển Chương trình Học liệu

................................................................

MỤC LỤC

  • 1- Lời tựa ĐỀ MỤC TRANG
  • 2- Mục lục
  • 3- Giới thiệu về mô đun
  • 4- Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề
  • 5- Các hình thức học tập chính trong mô đun
  • 6- Bài 1 : - Sửa chữa pan động cơ xăng
    • * Thực tập động cơ xăng
  • 7- Bài 2 : - Sửa chữa pan động cơ điêzen
    • * Thực tập động cơ điêzen
  • 8- Bài 3 : - Sửa chữa pan hệ thống điện ôtô
  • 4 ; - Sửa chữa pan hệ thống đánh lửa và nhiên liệu - Thực tập pan hệ thống điện ôtô 30 9- Bài - - Sửa chữa pan hệ thống đánh lửa và nhiên liệu
  • 10- Bài 5 : - Sửa chữa pan hệ thống truyền động ôtô - - Thực tập Sửa chữa pan hệ thống truyền động ôtô
  • 11- Đáp án các câu hỏi và bài tập
  • 12- Các thuật ngữ chuyên môn
  • 13- Tài liệu tham khảo

GIỚI THIÊU VỀ MÔ ĐUN

Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun : Ôtô là tập hợp tất cả các cơ cấu hệ thống, trong qúa trình hoạt động các bộ phận và hệ thống thường xảy ra các hư hỏng bất thường làm cho tình trạng kỹ thuật của ôtô kém đI không đảm bảo yêu cầu về hiệu quả vận hành hoặc gây ra các tai nạn giao thông. Vì vậy công việc kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng bất thường (sửa chữa pan) của ôtô là rất quan trọng nhằm : - Đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao năng suất vận chuyển của ôtô. - Nâng cao độ bền và giảm các hao mòn chi tiết, giảm các chi phí thay thế không phải tháo rời tổng thành ôtô. - Giảm được tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn và giờ công lao động cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa. Vì vậy các kiến thức và kỹ năng về công việc sửa chữa các hư hỏng bất thường của các cơ cấu hệ thống ôtô luôn được quan tâm cao nhất trong công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ôtô.

Mục tiêu của mô đun: - Nhằm trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức cơ bản về khái niệm, phân loại, phương pháp xác định và sửa chữa các pan ôtô. Đồng thời có đủ kỹ năng để phát hiện, sửa chữa nhanh, chính xác các pan thông thường của các cơ cấu hệ thống của ôtô.

Mục tiêu thực hiện của mô đun: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: 1- Phát biểu được các khái niệm, phân loại pan ôtô. 2- Trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, các phương pháp kiểm tra và sửa chữa các pan của ô tô 3- Phát hiện được và sửa chữa nhanh chính xác các pan thông thường của ô tô 4- Sử dụng đúng, hợp lý dụng cụ, thiết bị dùng cho kiểm tra và sửa chữa pan ôtô

Nội dung chính của mô đun: 1- Khái niệm, phân loại pan ôtô 2- Sửa chữa pan động cơ xăng 3- Sửa chữa pan động cơ điêzen 4- Sửa chữa pan của hệ thống điện ôtô 5- Sửa chữa pan tổng hợp của hệ thống đánh lửa và nhiên liệu 6- Sửa chữa pan gầm ôtô

Bài Danh mục các bài học Lý thuyết

Thực hành

Các hoạt động khác Bài 1 Sửa chữa pan động cơ xăng 4 10 Bài 2 Sửa chữa pan động cơ điêzen 4 10 Bài 3 Sửa chữa pan hệ thống điện ôtô 4 10 Bài 4 Sửa chữa pan hệ thống đánh lửa và nhiên liệu 4 10 Bài 5 Sửa chữa pan hệ thống gầm ôtô 4 12 Cộng 20 52

HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN

  1. Học trên lớp về :
    • Khái niệm và phân loại pan ôtô.
    • Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, các phương pháp kiểm tra và sửa chữa các pan của ô tô
    • Quy trình kiểm tra và sửa chữa các pan bộ phận, hệ thống của ô tô
  2. Thực tập tại xưởng trường về :
    • Thực hành kiểm tra và sửa chữa nhanh chính xác các pan thông thường của ô tô
  3. Tham quan thực tế về :
  4. Thực hành kiểm tra và sửa chữa các pan thông thường của ô tô trong cơ sở sửa chữa ôtô hiện đại.
  5. Tự nghiên cứu và làm bài tập về :
  6. Các tài liệu tham khảo về công nghệ kiểm tra và sửa chữa các pan của ô tô
  7. Trình bày một số phương pháp về công việc kiểm tra và sửa chữa các pan của một sơ cơ cấu, hệ thống của ô tô.

YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN

  1. Kiến thức:
    • Phát biểu đầy đủ các khác niệm và phân loại các pan của ô tô
    • Trình bày được những hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp xác định và sửa chữa các pan của từng bộ phận hệ thống ô tô
  2. Kỹ năng:
    • Phát hiện, khắc phục được các loại pan ôtô
    • Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, phát hiện và sửa chữa các Pan đảm bảo chính xác và an toàn.
    • Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.
  3. Thái độ:
    • Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong sửa chữa Pan ô tô.
    • Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
    • Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.

HỌC TRÊN LỚP

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẤU TẠO ĐỘNG CƠ XĂNG

II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI PAN ÔTÔ

  1. Khái niệm Pan động cơ và ôtô là những hiện tượng hư hỏng đột xuất và bất thường của động cơ và các hệ thống của ôtô xẩy ra trong quá trình hoạt động, vận hành của động cơ và ôtô. Sửa chữa các pan của động cơ và ôtô là công việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và những kinh nghiệm của người thợ và của các cán bộ kỹ thuật, để tiến hành kiểm tra, phân tích và xác định hư hỏng và sửa chữa kịp thời để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của động cơ và ôtô trong quá trình vận hành.
    1. Phân loại
      • Các pan chung của ôtô
      • Các pan hệ thống (pan cơ cấu)
      • Các pan cụm chi tiết (pan nhóm chi tiết)

Hình 1-2: Sơ đồ cấu tạo chung động cơ xăng 4 kỳ

Động cơ Thùng xăng

Bầu lọc không khí

Máy khởi động

Bộ chế hoà khí Bàn đạp ga

Bộ chia điện Bơm xăng

Quạt gió ống xả

III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

SỬA CHỮA PAN ĐỘNG CƠ XĂNG

  1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng bất thường của động cơ xăng

Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng

Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được.

  • ắc quy yếu, lỏng đầu nối dây hoặc thiếu xăng...
  • Hoặc máy khởi động hỏng, lỏng dây nối ắc quy hoặc dây nối điện cao áp, hoặc không có xăng đến bộ chế hoà khí... Động cơ khởi động được nhưng chạy một lúc lại chết máy
  • Dây nối điện của hệ thống đánh lửa chạm đứt hoặc lỏng
  • Đường ống xăng và bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc hết xăng

Động cơ không chạy không tải được Động cơ chạy không đều Động cơ chạy yếu

  • Bô chế hoà khí tăc bẩn, xăng cấp không đều, xăng lẫn nước, thiếu xăng do hở đường ống nạp và bộ chế hoà khí hoặc bộ làm đậm của bộ chế hoà khí kẹt hỏng ...
  • Một vài xi lanh không làm việc do mòn gãy xéc măng hoặc một số bugi không có lửa ... Động cơ đang chạy bị chết - Đường ống xăng và bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc hết xăng
  • Dây nối điện của hệ thống đánh lửa chạm đứt, lỏng đầu nối hoặc hết xăng hoặc trục khuỷu bị cháy bó bạc lót. Động cơ đang làm việc có tiếng gõ ồn khác thường
  • Pittông hoặc xéc măng nứt, vỡ hoặc gãy xéc măng -Trục khuỷu, thanh truyền và cong vênh hoặc đứt lỏng bu lông hãm.
  • Thời điểm đánh lửa quá sớm hoặc dùng sai loại xăng gây cháy kích nổ
  • Supáp nứt gãy, hoặc khe hở nhiệt quá lớn
  • Các bộ phận đối trọng và cân bằng hư hỏng Động cơ bị nóng quá Động cơ làm việc hao xăng
  • Quạt gió hoặc bơm nước hỏng hoặc quay yếu, thiếu nước làm mát hoặc đặt lửa sai, cháy kích nổ...
  • Bướm gió kẹt đóng, bầu lọc không khí tắc, bộ chế hoà khí kẹt thủng phao xăng làm mức xăng quá cao, mòn nhiều nhóm pittông và xéc măng...
  • áp suất dầu nhờn giảm (áp suất dầu từ 0,2 – 0,5 Mpa) Đồng hồ áp suất dầu báo thấp hơn quy định
  • Mòn cổ trục và bạc lót của trục khuỷu và trục cam
  • Hệ thống đường ống dẫn dầu bôi trơn bị nứt, hở hoặc van áp suất gãy lò xo.
  • Phương pháp kiểm tra và sửa chữa a) Kiểm tra và xác định hư hỏng
    • Dùng thiết bị kiểm tra và kinh nghiệm của người thợ để xác định các hư hỏng của từng hệ thống và từng bộ phận của động cơ.
    • Tiến hành kiểm tra các hư hỏng của từng hệ thống, bộ phận sau đó dùng phương pháp loại trừ dần các bộ phận không hư hỏng để phát hiện và xác định đúng bộ phận và chi tiết hư hỏng. b) Sửa chữa các hư hỏng
  • Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa
    • Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của bộ phận của hệ thống nhiên liệu
    • Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và cơ cấu phân phối khí
    • Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống bôi trơn và làm mát

THỰC HÀNH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA CÁC PAN CỦA ĐỘNG CƠ

I. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC

  1. Mục đích:
    • Rèn luyện kỹ năng kiểm tra và sửa chữa các pan của động cơ xăng.
    • Nhận dạng các bộ phân của động cơ xăng bốn kỳ
  2. Yêu cầu:
    • Kiểm tra chính xác, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.
    • Nhận dạng và kiểm tra được các
    • Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.
    • Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp
    • Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
  3. Chuẩn bị: a) Dụng cụ: - Các động cơ bốn kỳ dùng vận hành và sửa chữa pan - Dụng cụ tháo lắp, bảo dưỡng - Khay đựng dụng cụ, kính phóng đại, căn lá... - Bộ dụng cụ kiểm tra áp suất, độ chân không, nhiệt độ và thể tích - Thiết bị kiểm tra công suất, hệ thống đánh lửa, kiểm tra khí xả... b) Vật tư: - Giẻ sạch - Giấy nhám - Nhiên liệu vận hành, rửa, dầu mỡ bôi trơn - Các đầu nối, joăng đệm và các chi tiết thay thế....
  4. Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật về kiểm tra và bảo dưỡng, vận hành động xăng 4 kỳ. - Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió

II. THỰC HÀNH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA CÁC PAN CỦA ĐỘNG CƠ

  1. Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được a) Kiểm tra và sửa chữa hệ thống nhiên liệu - Kiểm tra mức xăng trong thùng xăng, nếu hết xăng tiến hành cấp đủ xăng - Kiểm tra tháo đầu nối ống xăng đến bộ chế hoà khí, sau đó bơm tay và kiểm tra xăng có bơm đến được bộ chế hoà khí, hoặc đường ống xăng có bị hở hoặc tắc hay không.
    • Nếu đường ống tắc hoặc hở cần súc rửa hoặc thay thế đường ống tốt (hình-2).

Hình 1-2. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu xăng

ống nạp

Bộ chế hoà khí

Bơm xăng

Bầu lọc không khí

Bầu lọc xăng

Thùng xăng

ống xăng

  1. Kiểm tra và sửa chữa hệ thống đánh lửa - Nếu hệ thống nhiên liệu tốt, tiến hành kiểm tra làm sạch và vặn chặt các đầu dây của hệ thống đánh lửa và dây nối bình ắc quy và máy khởi động. - Tiến hành khởi động, nếu máy khởi động quay yếu, có thể bình ắc quy yếu hoặc máy khởi động mòn chổi than hoặc bẩn cổ góp. Nếu máy khởi động quay tốt nhưng động cơ khó nổ hoặc không nổ, tiếp tục kiểm tra tia lửa điện cao áp phóng ra mát của từng bugi... - Khi thôi khởi động, chú ý nghe tiếng kêu, ồn khác thường của cơ cấu khởi động.
  1. Động cơ khởi động được nhưng chạy một lúc lại chết máy a) Kiểm tra mức xăng trong thùng xăng, nếu hết xăng tiến hành cấp đủ xăng và tháo đầu nối ống xăng đến bộ chế hoà khí, sau đó bơm tay và kiểm tra xăng có bơm đến được bộ chế hoà khí, hoặc đường ống xăng có bị tắc hay không. Nếu đường ống tắc bẩn cần súc rửa hoặc thay thế đường ống tốt. b) Kiểm tra và bắt chặt các dây dẫn điện của hệ thống đánh lửa có thể do đứt hoặc lỏng hoặc chạm mát (hình-4).

Hình. 1-4. Sơ đồ hệ thống đánh lửa trên ôtô

ống tăng điện

ắc quy Bugi

Bộ chia điện

Khoá điện

Bộ đánh lửa sớm

Dây cao áp

  1. b)

Hình. 1-3: Sơ đồ kiểm tra máy khởi động a) Cấu tạo máy khởi động; b) Sồ đồ kiểm tra máy khởi động

ắc quy Rơ le điều khiển

Bánh răng khởi động

Ampe kế Vôn kế

Rôto máy khởi động Máy khởi động

  1. Tiến hành kiểm tra và điều chỉnh khe hở supáp, kiểm tra độ mòn của cặp bánh răng cam cơ và thay thế cả cặp bánh răng nếu mòn gãy quá tiêu chuẩn, kiểm tra và thay thế các bạc lót đúng khe hở và vặn chặt các bulông trục khuỷu đúng lực quy định.
  1. Động cơ bị nóng quá và động cơ làm việc hao xăng a) Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng của hệ thống làm mát - Quan sát các vết nứt, chảy nước bên ngoài các bộ phận của hệ thống làm mát. - Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai của bơm nước và quạt gió.

Hình 1-7. Kiểm tra độ căng dây đai và van ổn nhiệt

  • Kiểm tra mức nước làm mát trong két nước, nếu thiếu cần đổ đầy đủ mức nước trong két nước.
  • Kiểm tra chất lượng nước làm mát, nếu nước quá bẩn, tuần hoàn yếu cần tiến hành súc rửa két nước và hệ thống đường ống dẫn nước.

Hình 1- 6. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt và bạc lót, trục khuỷu a- Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt b- Kiểm tra bạc lót, trục khuỷu

Bulông

Thân máy

Căn lá

Trục khuỷu

Vít điều chỉnh

Đòn mở và supáp

Bulông

Bánh căng dây đai

Dây đai Puly bơm ống nước ra bơm Động cơ

Hộp giản nở

Van ổn nhiệt

ống nước ra két nước

  1. Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng của hệ thống đánh lửa - Kiểm tra chất lượng xăng có đúng loại ốctan gây cháy kích nổ, nóng máy, cần thay thế xăng đúng loại. - Kiểm tra điểm đặt lửa, nếu quá sớm hoặc quá muộn gây nóng máy phải cân chỉnh lửa đúng yêu cầu. c) Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng của hệ thống nhiên liệu - Kiểm tra bướm gió kẹt đóng, bầu lọc không khí bẩn gây hao xăng và làm sạch bầu lọc không khí. - Kiểm tra mức xăng trong buồng phao và phao xăng có bị thủng gây hao xăng và tiến hành thay phao xăng và điều chỉnh đúng mức xăng trong buồng phao (hình. 1-8). - Kiểm tra mức xăng trong buồng phao qua cửa sổ hoặc qua vít kiểm tra trên bộ chế hoà khí.
  1. b) Hình 1-8. Kiểm tra mức xăng trong buồng phao a) Hệ thống khởi động và không tải; b & c) Kiểm tra mức xăng
  1. Kiểm tra áp suất nén của nhóm pittông và xéc măng - Đo áp súât xi lanh cuối kỳ nén (hình 1-8) - Áp suất nén của xi lanh động cơ xăng = 1,2 – 1,5 Mpa - Tháo bugi và lắp đồng hồ đo áp suất nén vào buồng cháy - Mở hết bướm ga, bướm gió và khởi động động cơ

Hình 1-9. Kiểm tra áp suất nén của xi lanh

 Áp suất nén của xi lanh thấp hơn cho phép ( nhỏ hơn 75% áp suất nén ban đầu và độ sai lệch giữa các xi lanh không lớn hơn 0,1 – 0,2 MPa), chứng tỏ độ kín của buồng cháy

Van an toàn

Buồng phao

Cơ cấu khởi động bằng bướm gió

Cửa kiểm tra mức xăng

Van kim Phao xăng

Bướm ga ống kiểm tra

Bộ chế hoà khí

Vít kiểm tra

Lỗ lắp vòi phun

Xi lanh động cơ

Lỗ lắp bugi

Đồng hồ đo áp suất Động cơ kiểm tra

CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO

  1. Tên bài tập - Xác định pan của một động cơ xăng khi đang hoạt động và chết máy đột ngột. II. Yêu cầu cần đạt 1- Lập được quy trình và phương pháp xác định pan đúng yêu cầu kỹ thuật 2- Xác định được hư hỏng chính xác và sửa chữa pan kịp thời. III. Thời gian - Sau 1 tuần nộp đủ các bài tập.

Bài 2

SỬA CHỮA PAN ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN

Giới thiệu : Động cơ điêzen về cấu tạo cơ bản giống động cơ xăng như: cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, làm mát và hệ thống khởi động. Động cơ điêzen có công suất rất lớn, sử dụng nhiên liệu rẻ và an toàn và được sử dụng rộng rải trên các ôtô tải trung bình và ôtô tải lớn. Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của động cơ luôn xảy ra các hư hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời, nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc có công suất lớn, năng suất cao và an toàn. Vì vậy công việc kiểm tra, sửa chữa các pan của động cơ điêzen cần được tiến hành nhanh chóng và chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tính năng vận hành có công suất lớn, năng suất cao và nâng cao tuổi thọ của động cơ

Mục tiêu thực hiện: 1- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa pan thường gặp của động cơ điêzen 2- Phát hiện nhanh và sửa chữa pan động cơ điêzen đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nội dung chính: I- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan động cơ điêzen 1- Hiện tượng và nguyên nhân 2- Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan II- Kiểm tra, sửa chữa pan thường gặp của động cơ điêzen 1- Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được 2- Động cơ khởi động được nhưng chạy một lúc lại chết máy 3- Động cơ chạy không đều và động cơ chạy yếu 4- Động cơ không chạy chậm được 5- Động cơ bị nóng quá 6- Động cơ đang chạy bị chết 7- Động cơ đang làm việc có tiếng kêu và gõ 8- Động cơ làm việc xả nhiều khói