Sai khớp háng thể lên trên ra sau là gì năm 2024

Trật khớp háng rất hiếm gặp bởi vì khớp háng có cấu trúc vững chắc và nằm sâu bên trong cơ thể. Nhưng khi chấn thương này xảy ra, cần điều trị sớm, nếu không sẽ để lại những di chứng nặng nề như hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng, tổn thương dây thần kinh…

Sai khớp háng thể lên trên ra sau là gì năm 2024

Trật khớp háng nếu điều trị sai cách hoặc chậm trễ có thể dẫn đến thoái hóa khớp hoặc hoại tử chỏm xương đùi…

Trật khớp háng là gì?

Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi bị lệch hoặc bong ra khỏi ổ chảo khớp háng do chịu lực tác động mạnh từ bên ngoài, thường gặp nhất là khi chơi thể thao hoặc va chạm giao thông. Khi khớp háng bị trật sẽ gây ra cảm giác đau nhức, căng cứng, không thể cử động toàn bộ vùng thân dưới gồm hông, hai chân và có thể đi kèm gãy xương.

Nguy hiểm hơn, trật khớp háng có thể dẫn đến những biến chứng như hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng, đau dây thần kinh tọa… Vậy nên, ngay khi chấn thương này xảy ra, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để điều trị, nắn chỉnh khớp háng về đúng vị trí.

Những người trong độ tuổi từ 16 – 40 tuổi, đặc biệt là nam sẽ có nguy cơ bị trật khớp háng cao hơn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật là điều cần thiết để đảm bảo cấu trúc và chức năng vận động của khớp háng.

Những loại trật khớp háng phổ biến nhất

Dựa vào hướng và vị trí mà chỏm xương đùi bị dịch chuyển khi chấn thương xảy ra, trật khớp được chia thành 3 trường hợp dưới đây:

  • Trật khớp háng trước

    Khi chỏm xương đùi bị trật khỏi ổ chảo và lệch về phía trước gọi là trật khớp háng trước. Loại trật khớp này phổ biến trong các vụ tai nạn trượt tuyết hoặc ngã từ trên cao xuống.

    • Trật khớp háng sau

      Ngược lại, khi chỏm xương đùi dịch chuyển về phía sau gọi là trật khớp háng sau và trường hợp này thường xảy ra do va chạm xe cộ hoặc chấn thương thể thao.

      Ngoài hai dạng trật khớp háng chính là trật về phía trước và trật ra sau, khớp háng còn có thể bị trật ở trung tâm. Đây là kiểu trật khớp háng đặc biệt và ít gặp nhất. Khi bị trật khớp háng trung tâm, chỏm xương đùi sẽ bị ấn vào sâu trong đáy hõm khớp háng.

      Triệu chứng và dấu hiệu của trật khớp háng

      Những triệu chứng đặc trưng của trật khớp háng là đau dữ dội, căng cứng cơ, mất cảm giác và không thể cử động vùng hông, hai chân. Khớp háng bị trật khiến cơ thể không chịu được sức nặng và không thể đứng thẳng.

      Khi đến bệnh viện chuyên khoa kiểm tra, bác sĩ sẽ cho bạn nhìn thấy hình ảnh hông và hai chân bị biến dạng hoặc nằm ở vị trí bất thường, cụ thể:

      • Đối với trật khớp háng trước: Chân ngắn hơn bình thường với bàn chân xoay ra ngoài hoặc hướng ra xa đường giữa của cơ thể.
      • Đối với trật khớp háng ra sau: Phần hông sẽ bị xoay vào trong, kéo theo bàn chân sẽ hướng vào phía trong cơ thể.

      Sai khớp háng thể lên trên ra sau là gì năm 2024

      Đau nhức dữ dội phần hông là biểu hiện đặc trưng của người bị trật khớp háng

      Một số triệu chứng khác của trật khớp háng bao gồm khó ngủ khi nằm nghiêng, khu vực quanh khớp háng nóng lên, đi khập khiễng và gặp khó khăn khi đi vệ sinh… Khớp háng bị trật có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và vận động nếu chấn thương nghiêm trọng hoặc không được điều trị kịp thời.

      Những nguyên nhân gây trật khớp háng

      Khớp háng không dễ bị trật như khớp đầu gối hay khớp cổ chân bởi khớp nằm sâu trong vùng hông. Do đó, hầu hết các trường hợp bị trật khớp háng đều là do chịu lực tác động cực mạnh trong các tình huống như:

      • Tai nạn giao thông.
      • Chấn thương thể thao, nhất là khi chơi bóng đá và bóng bầu dục, trượt tuyết và trượt ván.
      • Ngã từ trên cao xuống.

      Bất kỳ ai chịu tác động mạnh với cường độ lực lớn lên vùng hông và bắp đùi đều có nguy cơ bị trật khớp háng. Riêng với những bệnh nhân đã thay khớp háng nhân tạo, một cú ngã bình thường hoặc thay đổi cử động bất ngờ cũng có thể khiến khớp háng bị trật một lần nữa.

      Những lưu ý giúp giảm thiểu nguy cơ trật khớp háng

      Để tránh tổn thương và giảm thiểu tối đa nguy cơ trật khớp háng (gồm cả trường hợp đã thay khớp háng nhân tạo), bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

      • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe xương khớp, chú trọng nhóm thực phẩm giàu omega 3, canxi, vitamin C…
      • Hạn chế vận động quá mạnh, tập luyện quá sức và mang vác đồ quá nặng.
      • Chú ý yếu tố an toàn của cơ thể khi tham gia giao thông, làm việc hoặc chơi thể thao.
      • Tránh những tư thế xấu như ngồi xổm quá lâu, ngồi vắt chân, xoạc dài chân, không cúi người quá thấp để lấy đồ…

      Sai khớp háng thể lên trên ra sau là gì năm 2024

      Dưỡng chất từ JEX thế hệ mới có tác dụng hỗ trợ giảm đau và tái tạo tổn thương sụn, xương dưới sụn giúp khớp háng bình phục nhanh hơn.

      Trật khớp háng là rủi ro bất ngờ, rất khó kiểm soát và ngăn ngừa hoàn toàn. Vậy nên, trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày, nếu gặp bất kỳ tác động mạnh nào dẫn đến đau hông, đau háng và thậm chí là đau đầu gối dữ dội, bạn nên tìm đến chuyên khoa chấn thương chỉnh hình của bệnh viện uy tín để thăm khám và xác định xem có bị trật khớp háng hay không.

      Phương pháp chẩn đoán và điều trị trật khớp háng

      Bác sĩ có thể xác định khớp háng có bị trật hay không thông qua hình ảnh biến dạng của vùng hông và sự bất thường khi di chuyển như đi khập khiễng, chân thấp chân cao… Tuy nhiên, người bị trật khớp háng sẽ cần thực hiện thêm bước chụp phim X-quang hoặc cộng hưởng từ MRI để xem chấn thương này có ảnh hưởng đến những vùng lân cận hay không, nhất là động mạch đùi và dây thần kinh tọa…

      Dựa trên phạm vi và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với những chỉ định cơ bản sau đây:

      • Nắn chỉnh khớp háng

        Nếu trật khớp háng do chỏm xương đùi bị lệch khỏi ổ chảo khớp, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, rồi dùng tay nắn chỉnh xương về đúng vị trí. Đây là biện pháp không xâm lấn nhưng đòi hỏi bác sĩ phải là người giàu kinh nghiệm trong việc nắn kín điều chỉnh khớp mới đạt được kết quả cao.

        • Phẫu thuật

          Nếu các mô xung quanh khớp háng (gồm mạch máu, dây thần kinh) bị tổn thương hoặc gãy chỏm xương đùi, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi để khắc phục và sửa chữa những tổn hại này.

          • Uống thuốc

            Sau khi nắn chỉnh hoặc phẫu thuật khớp háng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm để giảm bớt cảm giác khó chịu và căng cơ quanh khớp.

            • Vật lý trị liệu

              Khi chỏm xương đùi đã được đưa về vị trí ban đầu, các tổn thương mô mềm đã được khắc phục và khớp háng đã ổn định, bạn sẽ bước vào quá trình tập vật lý trị liệu để lấy lại chức năng cho khớp háng. Các bài tập gia tăng sức mạnh cho cơ và xương sẽ được bác sĩ thiết kế phù hợp với mức độ tổn thương và giai đoạn phục hồi của khớp háng.

              Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị trật khớp hàng

              Trật khớp háng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm hoặc điều trị sai cách có thể gây ra những biến chứng hay để lại những di chứng nặng nề:

              • Tổn thương dây thần kinh tọa

                Dây thần kinh chạy phía sau hông bị kéo căng hoặc đè ép khi trật khớp háng sẽ khiến bạn phải chịu cảm giác đau nhức, tê và thậm chí là mất cảm giác từ phần hông trở xuống.

                • Hoại tử vô mạch ở xương đùi

                  Các động mạch nhỏ bị kéo căng, hư hỏng hoặc rách do trật khớp háng sẽ không thể đưa máu đến nuôi chỏm xương đùi khiến phần xương này bị hoại tử dần. Điều này làm cho khớp háng mất dần khả năng chuyển động và nguy cơ phải thay khớp háng nhân tạo rất cao.

                  • Trật khớp háng nhiều lần

                    Khi xương và các mô mềm bị tổn hại, không được chữa lành sẽ không giữ được cấu trúc khớp háng ổn định dẫn đến trật khớp nhiều lần.

                    Khớp háng không được sửa chữa và cố định trở lại khiến hoạt động của khớp giảm dần. Tình trạng này khiến sụn khớp mất dần chất dinh dưỡng (sụn khớp hấp thụ dinh dưỡng thông qua cử động khớp) trở nên mỏng và yếu.

                    Sai khớp háng thể lên trên ra sau là gì năm 2024

                    Sụn và đầu xương bị hư hại do trật khớp lâu ngày có thể dẫn đến thoái hóa khớp háng khiến người bệnh phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo

                    Sụn mỏng, không đủ bao bọc đầu xương dưới sụn sẽ khiến chỏm xương đùi bị bào mòn dần do phải chịu lực ma sát lớn. Khi cả sụn và đầu xương bị hủy hoại sẽ dẫn đến bệnh lý thoái hóa.

                    Để giảm thiểu các tổn thương thoái hóa sụn và xương dưới sụn sau trật khớp háng, bạn cần quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe mỗi ngày bằng sản phẩm chuyên biệt chứa các tinh chất quý như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… (điển hình là sản phẩm JEX thế hệ mới). Không chỉ có tác dụng giảm đau, tái tạo sụn và xương dưới sụn từ bên trong, JEX thế hệ mới còn giúp giảm hình thành viêm, ngăn ngừa viêm khớp và thoái hóa khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp.

                    Trật khớp háng bao lâu hồi phục?

                    Thời gian hồi phục khớp háng sau điều trị không hoàn toàn giống nhau ở tất cả các trường hợp, nhưng phần lớn bệnh nhân sẽ bắt đầu hết đau và có thể đi lại nhẹ nhàng mà không cần nạng là sau 4-8 tuần. Và để khớp háng có thể hoạt động bình thường trở lại sẽ mất khoảng 3-4 tháng.

                    Trong quá trình chờ khớp háng bình phục, bên cạnh tập vật lý trị liệu đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên bổ sung thêm những dưỡng chất chuyên biệt có trong sản phẩm hỗ trợ chăm sóc xương khớp JEX thế hệ mới. Sản phẩm JEX mới sẽ kích thích sản xuất chất nền cho khớp là collagen và aggrecan giúp hỗ trợ tăng sinh sụn, xương dưới sụn giúp khớp háng mau lành hơn.

                    Sai khớp háng thể lên trên ra sau là gì năm 2024

                    Kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học Pháp cho thấy, sau 8 ngày sử dụng Collagen Peptide trong JEX Thế hệ mới

                    Hơn nữa, trật khớp háng bao lâu hồi phục còn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện mà bạn lựa chọn. Vậy nên, hãy lựa chọn chuyên khoa chấn thương chỉnh hình của các bệnh viện lớn để được điều trị trật khớp háng hiệu quả và an toàn nhất.