Sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại

Mô tả

RV07- Chế phẩm trừ sâu sinh học

Thành phần

  • Vi sinh ts: Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomtyces sp……1×108 CFU/ml
  • Bổ sung giấm g[Axit Pyroligneous]

Công dụng 

  • Tiêu diệt, phòng trừ côn trùng gây hại như sâu xanh, sâu tơ, rệp sáp, vẽ bùa, bọ trĩ nhện đỏ con và ấu trùng trứng .
  • Axit Pyroligneous giúp xua đuổi các loài côn trùng gây hại và ngăn ngừa sinh sản trong vườn 
  • An toàn hiệu quả cao, không độc hại cho người và vật nuôi 

Hướng dẫn sử dụng 

  • 100ml/80-100 lít nước phun ướt đẫm thân, cành, lá.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát
  • Cảnh báo an toàn: Để xa tầm tay trẻ em, rửa sạch sau khi sử dụng

Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng đại diện: 16 Lê Quý Đôn, P.11, Phú Nhuận, TPHCM.
  • Nhà máy sản xuất: Lô CN12, Cụm khu công nghiệp Phù Việt, Xã Việt Tiến, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh.
  • Liên hệ ngay Mr.Thái: 0867996188 để được tư vấn cụ thể.

[Baonghean] - Để khắc phục những hệ lụy từ việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật [BVTV], những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu, ứng dụng các loại nấm trở thành chế phẩm sinh học có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng. Cách thức này góp phần giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân.  

Trong những năm gần đây, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng [gọi chung là rầy hại lúa] hoành hành gây hại trên cây lúa. Tuy mức độ khác nhau nhưng năm nào, vụ lúa nào, rầy cũng phát sinh và gây hại, có năm phát sinh dịch lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Rầy không chỉ gây hại trực tiếp cho cây lúa mà nguy hiểm hơn, rầy nâu còn là môi giới trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh lùn sọc đen Phương Nam hiện chưa có thuốc đặc trị. Để phòng trừ dịch bệnh trên cây lúa, ở nước ta, việc nghiên cứu ứng dụng nấm xanh để phòng trừ sâu đo, bọ cánh cứng hại dừa, rầy nâu, bọ xít, sâu cắn gié, sâu ăn tạp, rầy mềm khá phổ biến. Một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long ứng dụng công nghệ sản xuất nấm Lục Cương phòng trừ sâu bệnh được phổ biến đến nông hộ, mang lại hiệu quả cao.

Chế phẩm nấm lục  cương.

Tại Nghệ An, năm 2012, Trung tâm Bảo vệ tài nguyên và môi trường rừng đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng, sản xuất chế phẩm nấm xanh Metar-NA từ nguồn giống tự nhiên trên địa bàn để phòng trừ rầy nâu tại một số địa phương như Vân Diên [Nam Đàn], Xuân Sơn [Đô Lương], Hưng Phúc [Hưng Nguyên]. Kết quả bước đầu khá tốt, hiệu lực trừ rầy đạt từ 60 - 75%. Gia đình anh Hoàng Ngọc Quỳnh – Xóm 9 xã Hưng Phúc [Hưng Nguyên] có 15 sào lúa. Từ năm 2012, gia đình anh Quỳnh đã sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc từ chế phẩm nấm Lục Cương để phun trừ các loại rầy hại lúa. Anh Quỳnh chia sẻ: “Năm 2012 ruộng lúa của chúng tôi bị rầy nâu, chúng tôi đã sử dụng chế phẩm nấm Lục Cương để phun phòng. Hiệu quả rất tốt, không độc hại, đến năm 2013, ruộng xung quanh đây bị cháy rầy nhưng ruộng nhà tôi không bị. Năm nay bắt đầu có rầy xuất hiện, tôi cũng đang tiến hành phun chế phẩm này để phòng trừ”.

Không chỉ nghiên cứu, ứng dụng các loại nấm trong phòng trừ rầy nâu trên cây lúa mà Hội khoa học kỹ thuật [KHKT] Lâm nghiệp Nghệ An cũng đã thử nghiệm thành công chế phẩm sinh học phòng trừ sâu róm hại thông. Nghệ An hiện có khoảng 31 ngàn ha rừng thông phân bố trên địa bàn 10 huyện. Các rừng thông thường xuyên bị sâu róm thông phát sinh, phát triển và gây dịch không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, thiệt hại tài nguyên rừng mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, môi trường và cảnh quan. Thông là loài thực vật có thân cao, sâu róm thường trú ngụ và gây hại trên các tán lá, việc phun phòng khá khó khăn do các chất hóa học phải hòa tan vào nước rồi mới đem phun.

Phương pháp này buộc người đi phun phải đứng dưới tán rừng thông để phun thuốc lên cao, khả năng tiếp xúc của thuốc tới sâu hại rất thấp. Trong khi đó, người đi phun lại dễ bị những phần thuốc hóa học này rơi lên cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nắm rõ được những nhược điểm đó trong công tác phòng trừ, Hội KHKT Lâm nghiệp Nghệ An đã khắc phục bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học Bôvêrin-Na ở dạng bột. Với chế phẩm sinh học dạng bột mịn này, trong thành phần chỉ chứa các bào tử nấm và nông phẩm nên hoàn toàn không ảnh hưởng tới người đi phun thuốc. Mặt khác, khi phun lên tán lá từ phía dưới, do các bào tử ở dạng bột rất nhẹ, dễ dàng được gió phát tán lên các tầng lá cao, tiếp xúc nhanh hơn với các loại sâu róm, nâng cao hiệu lực loại trừ sâu. 

Hiệu quả của chế phẩm Bô-Vê-Rin NA trên sâu róm hại thông.

Quy trình khá đơn giản với nguyên vật liệu, vật tư sản xuất sẵn có, rẻ tiền từ nông phẩm. Chế phẩm sinh học nấm Bôvêrin-Na đã được sử dụng để phòng trừ sâu róm thông tại các rừng thông ở huyện Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên Thành. “Chúng tôi đã sử dụng chế phẩm Bôvêrin-Na để phun trừ sâu róm hại thông trong những năm gần đây, hiệu quả phòng trừ tốt.  Khi sâu róm vào nhộng bị  ký sinh thiên địch nhiều, đặc biệt là chu kỳ quay lại của sâu róm rất thấp, chu kỳ sau hầu như không thấy xuất hiện” - Ông Lê Đình Minh – Trưởng Ban Quản Lý rừng đặc dụng huyện Nam Đàn cho biết.

Sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu hại không còn là đề tài mới, tuy nhiên đây lại là một trong những hướng đi đảm bảo cho một nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển các chế phẩm sinh học này còn gặp nhiều khó khăn là chưa có cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu phát triển, ứng dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, giảm các chế phẩm hóa học độc hại.

Để đưa những tiến bộ này vào ứng dụng trong sản xuất đại trà thì cần có sự vào cuộc của các đơn vị, các địa phương cũng như cần định hướng cho người dân hiểu rõ tác dụng của những chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường.

Vinh Thảo

Đài tỉnh

Hướng dẫn tự chế thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả cao, an toàn, rẻ tiền

Thuốc trừ sâu hóa học ngày càng bộc lộ rõ nhiều nhược điểm như: ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng, ô nhiễm môi trường và chi phí cao. Do đó, thuốc trừ sâu sinh học ra đời và được sử dụng rộng rãi hơn nhờ khắc phục được những hạn chế của thuốc trừ sâu làm bằng hóa chất. Cùng may3a.com tìm hiểu kĩ hơn về loại thuốc trừ sâu này và cách tự chế ra thuốc trừ sâu sinh học chuẩn nhất.

1. Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học còn được biết tới với tên gọi khác là thuốc trừ sâu hữu cơ. Chúng được bào chế bằng cách sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để gây ức chế và diệt trừ sâu, bệnh hại. Nhờ đó, loại thuốc sâu này rất thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Người ta thường sử dụng các loại chế phẩm sau để tiêu diệt sâu bệnh:

  • Vi sinh vật: vi khuẩn, nấm, virus
  • Độc chất được chiết xuất từ thực vật
  • Chiết xuất các hợp chất do vi sinh vật tiết ra, sinh khối [kháng sinh…]

2. Có mấy loại thuốc trừ sâu sinh học?

Thuốc trừ sâu sinh học được chia thành 2 loại chính đó là: thuốc trừ sâu thảo mộc và thuốc trừ sâu vi sinh:

Thuốc trừ sâu thảo mộc: được sản xuất bằng cách chiết tách các độc chất có nguồn gốc từ các loại thực vật như: cây cỏ, cây có dầu. Các loại độc chất này sẽ tác động lên cơ thể và hệ thần kinh của sâu bệnh hại, gây ức chế sự sinh trưởng và phát triển hoặc làm sâu bệnh bị nhiễm độc và chết đi.

Thuốc trừ sâu vi sinh: được điều chế bằng cách thêm các loại vi sinh vật hoặc chế phẩm từ vi sinh vật vào trong thành phần của thuốc như: vi khuẩn, nấm, tảo, virus, động vật nguyên sinh…Cơ chế tiêu diệt sâu bệnh hại của thuốc trừ sâu vi sinh bằng 3 cách:

  • Vi sinh vật sản sinh ra sinh khối có chứa lượng lớn kháng sinh – là độc tố đối với sâu bệnh, khiến chúng bị nhiễm độc và chết đi.
  • Một số chủng vi khuẩn bài tiết ra chất dịch có mùi, vị khó chịu, xua đuổi côn trùng, ngăn ngừa cắn phá hoa màu.
  • Cạnh tranh sinh tồn: vi sinh vật có trong thuốc trừ sâu sinh học vô hại với cây trồng, chúng sinh trưởng và phát triển mạnh, cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với mầm bệnh. Từ đó, khiến mật độ của chúng giảm dần và bị tiêu diệt hoàn toàn.

3. Thuốc trừ sâu sinh học có ưu nhược điểm gì?

3.1.Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

  • Khắc phục được những nhược điểm của thuốc trừ sâu hóa học: an toàn với sức khỏe và bảo vệ môi trường
  • Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc hữu cơ. Do đó, những hợp chất có trong thuốc trừ sâu sinh học ít gây độc hoặc không gây độc đối với thực vật. Thời gian phân hủy ngắn, chỉ kéo dài từ 3 – 7 ngày nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng cũng như gây ô nhiễm môi trường.
  • Dễ bào chế, tự chế với chi phí rẻ và nguyên liệu dễ kiếm
  • Những nguyên liệu để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học rất dễ kiếm với chi phi thấp. Cách pha chế đơn giản và không nhất thiết phải quá chính xác để đạt được hiệu quả cao. Nên loại thuốc trừ sâu này có thể tự chế tại nhà.

3.2. Nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Nhược điểm lớn nhất của thuốc trừ sâu sinh học đó là hiệu quả chậm, tăng số lần và số lượng thuốc cần phun. Ngoài ra, thuốc cũng cần bảo quản kỹ lưỡng hơn để tránh làm giảm hoạt lực của thuốc. Đem so sánh giữa lợi ích to lớn mà thuốc sâu sinh học mang lại thì nhược điểm của chúng không đáng kể và có thể chấp nhận được.

4. Phương pháp tự sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Bà con thường cắt nhỏ, nghiền nát rồi cho vào ngâm rượu, cồn hoặc đun sôi hoặc chiết ép lấy dung dịch. Sử dụng phương pháp nào đều được, mục đích lớn nhất để chiết tách ra được hàm lượng hoạt chất đậm đặc nhất và phù hợp nhất với điều kiện sản xuất của gia đình.

Bí quyết để làm ra được loại thuốc trừ sâu sinh học hoạt lực cao đó chính là phải nghiền nát nhuyễn được nguyên liệu để các hợp chất có trong thân, lá, rễ, củ… nhanh chóng hòa tan vào dung môi. Nếu sản xuất lượng lớn thuốc trừ sâu sinh học, việc nghiền nát nhuyễn, băm nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn công sức hơn.

Bà con nên sử dụng các thiết bị, máy móc hỗ trợ công đoạn băm nghiền thủ công. Một trong những thiết bị được đánh giá là phù hợp nhất hỗ trợ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học đó chính là máy băm nghiền đa năng 3A.

Thiết bị được tích hợp 3 tính năng chính là: băm nhỏ thân cây, cỏ; nghiền nát nhuyễn rau cỏ, cua ốc… và nghiền bột ngũ cốc. Nhờ đó, bà con có thể tận dụng thiết bị này để sản xuất thuốc sâu sinh học cũng như chế biến thức ăn chăn nuôi, gia tăng thu nhập.

Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw [Phễu vuông]

Máy có năng suất băm nghiền lớn, đáp ứng đủ nhu cầu băm nghiền nguyên liệu để tự chế thuốc sâu số lượng lớn và giúp bà con tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra của một số loại nguyên liệu bào chế, ngăn ngừa tình trạng ngứa da, bỏng, rát không đáng có.

5. Hướng dẫn một số cách chế biến thuốc trừ sâu sinh học

5.1. Thuốc sâu sinh học từ tỏi, ớt, gừng và rượu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: tỏi, ớt, gừng với khối lượng mỗi loại như nhau và rượu trắng. Tỉ lệ pha chế theo công thức: 1 kg tỏi + 1kg ớt tươi + 1 kg gừng tương ứng với 3 lít rượu.

Sau khi đem gừng, tỏi, ớt nghiền nát nhuyễn. Thu dịch được nghiền nhuyễn và đổ vào chum, bể ngâm. Đổ tiếp rượu đã chuẩn bị vào chum rồi bịt thật kín và để ở nơi khô ráo thoáng mát. Mục đích của việc bịt kín là ngăn ngừa rượu bay hơi cũng như biến chất.

Sau 15 ngày ủ, bà con có thể lấy hỗn hợp thuốc sâu ra pha loãng với nước và phun lên rau hoa màu. Tỉ lệ pha chế như sau: đổ 12 lít nước vào máy phun thuốc trừ sâu rồi đong 200ml nước cốt đã ủ vào. Dung dịch pha loãng phun đủ cho 1 sào Bắc Bộ [360 mét vuông].

Hỗn hợp nước cốt chưa dùng tới cần đậy kín lại và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Thời gian sử dụng khoảng 4 – 5 tháng. Thuốc trừ sâu được bào chế từ hỗn hợp tỏi, gừng, ớt, rượu phù hợp để phun phòng trừ và tiêu diệt sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy…

Theo kinh nghiệm của một số nông hộ đã sử dụng, bà con phun đều đặn 1 lần/tuần sau khi rau hoa màu bén rễ và có từ 3 lá thật trở lên sẽ ngăn ngừa hoàn toàn các loài sâu đến cắn phá.

5.2. Thuốc sâu sinh học từ tỏi

Trong tỏi có chứa họa chất, kháng sinh tự nhiên để tiêu diệt nấm và một số loại sâu bệnh hại như: bọ trĩ, rệp, kiến, mối, ruồi trắng, bọ cánh cứng, sâu bướm, ốc sên, sâu đục thân… Cách bào chế thuốc sâu từ tỏi khá đơn giản như sau:

Bóc vỏ khoảng 3 củ tỏi to rồi nghiền nát nhuyễn hoặc giã nát nhuyễn rồi ngâm với 2 bát con nước trong 1 ngày. Sau đó lọc bỏ bã, pha loãng với 4 lít nước và phun lên rau màu. Lưu ý nhỏ khi phun thuốc trừ sâu từ tỏi đó là không nên bón phân hóa học trong khoảng thời gian phun để tránh làm giảm hoạt lực tiêu diệt mầm bệnh.

5.3. Thuốc sinh học từ vỏ trứng

Vỏ trứng được coi là cách phòng ngừa đơn giản và hữu hiệu để tiêu diệt các loại sâu thân mềm và ốc sên làm hại cây trồng. Ngoài ra, vỏ trứng còn được coi là nguồn phân bón hữu cơ bổ sung khoáng chất thiết yếu làm màu mỡ đất.

Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần thu lượm vỏ trứng rồi nghiền nát, những mảnh vỏ trứng nhỏ sắc cạnh sẽ trở thành “lưỡi dao” tự nhiên cắt đứt thân các con sâu nhỏ. Rắc 2 lần/tháng xung quanh gốc cây và trộn vào phân bón lót trước khi trồng để tăng hiệu quả.

5.4. Thuốc sâu sinh học từ hành tăm

Thuốc trừ sâu sinh học từ hành tăm có khả năng ngăn ngừa nhiều loại nấm bệnh như: úng nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá. Ngoài ra, loại thuốc này thường được phun đều đặn để phòng ngừa các loài chuột, sâu, bọ, nấm bệnh làm hại cây trồng.

Cách bào chế như sau: nghiền nát nhuyễn hành tăm rồi pha với nước sạch theo tỉ lệ, cứ 1 lạng hành tăm hòa cùng 1 lít nước rồi ủ kín trong vòng 1 tuần. Hòa loãng nước cốt hành tăm với nước theo tỉ lệ 1:4 trước khi phun lên cây trồng.

5.5. Thuốc trừ sâu sinh học làm từ ớt

Vị cay của ớt khiến các loại côn trùng cắn phá cây trồng tránh xa và giúp tiêu diệt một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Hướng dẫn thực hiện: nghiền nát nhuyễn cả quả ớt rồi hòa với nước theo tỉ lệ 100g ớt tươi tương ứng 1 lít nước và ủ kín trong 1 ngày. Lọc lấy nước cốt và pha loãng bằng nước sạch theo tỉ lệ 1:5 và phun lên cây trồng.

6. Tại sao tôi tự chế thuốc trừ sâu sinh học không hiệu quả bằng thuốc sinh học pha chế sẵn bán trên thị trường?

Mặc dù tự sản xuất thuốc trừ sâu sinh học theo đúng hướng dẫn của chuyên gia, nhưng nhiều bà con đánh giá thuốc sâu sinh học tự chế không có hiệu quả nhiều bằng thuốc sâu bán sẵn trên thị trường. Nguyên nhân do đâu?

Một trong những bí quyết để tăng cường hoạt lực tiêu diệt mầm bệnh của thuốc sâu sinh học đó là các nhà sản xuất thường pha chế thêm nước rửa bát hoặc xà phòng vào trong dung dịch thuốc sâu sinh học theo tỉ lệ 1:100. Mục đích để làm gì?

Xà phòng, nước rửa chén là dung dịch có độ nhớt cao, giúp tăng cường khả năng bám dính của thuốc sâu sinh học lên lá cây, thân cây, thân của sâu bệnh hại. Nhờ đó, thời gian tiếp xúc của hoạt chất tiêu diệt sâu bệnh với mầm bệnh sẽ lâu hơn, đẩy nhanh tốc độ tiêu diệt sâu bệnh. Hơn thế nữa, chất nhờn hạn chế sâu bệnh, nấm bệnh, mầm bệnh tiếp xúc với không khí, gây ngạt và hạn chế trao đổi chất, làm sâu bệnh chết dần do thiếu dinh dưỡng.

Nhưng nước rửa chén, xà phòng gây độc đối với cây trồng, đất trồng?

Điều này hoàn toàn không chính xác. Thành phần chính của xà phòng và nước rửa chén là muối hữu cơ. Khi muối này theo dòng nước đi vào trong đất, không những không gây hại cho cây trồng và đất mà còn là nguồn phân bón an toàn và tuyệt vời giúp đất đai màu mỡ. Do đó, những nước phát triển thường tận dụng nước lau nhà, nước rửa chén để tưới cây cảnh trồng trong chậu để giúp cây luôn xanh tươi.

Bà con hoàn toàn yên tâm pha chế nước rửa bát với thuốc sâu sinh học nếu pha theo tỉ lệ khuyến cáo và sử dụng loại nước rửa bát chính hãng, uy tín.

7. Cách nhận biết các loại cây có khả năng diệt côn trùng

Ngoài các loại thực vật được liệt kê phía trên, trong thực tế còn rất nhiều loại cây có khả năng tiêu diệt côn trùng và sử dụng để bào chế thuốc sâu sinh học như: cây thuốc lá, lá xoan, cà độc dược…

Bà con dễ dàng nhận biết và lựa chọn những loại cây đó để dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc sâu sinh học với những đặc điểm sau:

  • Căn cứ vào mùi: các cây có độc tố đều có mùi khó ngửi như: nồng, cay, hắc…
  • Căn cứ vào nhựa, dịch của cây: nếu nhựa hoặc dịch tiết ra từ cây mà vô tình tiếp xúc với da gây ra đỏ, mẩn, rát, dị ứng, ngứa hoặc nóng… tức là chúng có chứa độc tố.
  • Quan sát các loài động vật xung quanh cây: những cây chứa độc tố thường sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh hại và ít có những loại côn trùng xung quanh.

8. Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

  • Pha chế đúng liều lượng khuyến cáo, đúng cho loại sâu bệnh, mầm bệnh và đúng thời điểm.
  • Thuốc sâu sinh học đem lại hiệu quả tốt nhất khi phun phòng ngừa hoặc bệnh nhẹ. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cây còi cọc hoặc héo rũ nên kết hợp sử dụng với thuốc sâu hóa học để giảm thiểu thiệt hại.
  • Không nên trộn quá nhiều loại thuốc sâu sinh học với nhau hoặc trộn với thuốc sâu hóa học, sẽ làm giảm hoạt lực của thuốc.
  • Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát và lúc trời không mưa.
  • Thời điểm thu hoạch an toàn sau khi phun thuốc sâu sinh học 3 – 7 ngày.
  • Nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi phun thuốc.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu các thông tin liên quan tới thuốc trừ sâu sinh học, cách sản xuất và sử dụng đúng cách. Chúc bà con tự sản xuất và phun đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng bệnh để có mùa vụ bội thu.

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc:Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline:02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email:

Chi nhánh Miền Nam:129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline:0945796556 – 0984930099

Email:

Website://may3a.com/

Fanpage://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!

Video liên quan

Chủ Đề