Sao chụp tài liệu là gì

Bạn chụp, bản sao là hai khai niệm thường xuyên bị nhầm lẫn và có khi được mọi người sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt cũng như đưa ra khái niệm chính xác cho khái niệm này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Bản chụp là gì?

Hiện nay, trên thực tế quy định của Pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về bản chụp là gì. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 2 – Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, quy định về bản sao có nhắc tới bản chụp, cụ thể:

“ 1. Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

2. Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”

Do đo, có thể hiểu là bản sao có nội dung đầy đủ chính xác như bản gốc. Còn bản chụp có thể được hiểu là bản thu được từ việc chụp bản gốc các loại giấy tờ bằng các thiết bị có chức năng chụp như điện thoại, máy ảnh,… và có thể được in ra để thuận tiện cho một số mục đích sử dụng.

Phân biệt giữa bản chụp và bản sao

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ phân biệt bản chụp và bản sao dựa trên 02 tiêu chí, cụ thể:

Thứ nhất: Hình thức

– Bản chụp: Có thể được in ra trên giấy hoặc lưu lại trong thiết bị chụp.

– Bản sao: Phải được in ra trên giấy dựa trên bản chụp, nội dung đầy đủ, có sự chính xác, được công chứng chứng thực ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai: Giá trị pháp lý

– Bản chụp:

Không có giá trị pháp lý đối với cơ quan Nhà nước. Nhưng để tiện cho việc giao dịch, bản chụp này cũng được sử dụng trong những trường hợp cần đến bản gốc.

– Bản sao:

+ Có tính pháp lý đối với cơ quan Nhà nước, được quy định cụ thể tại Điều 3 – Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, cụ thể: “Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực.”

+ Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

+ Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

Cầm bản chụp đi chứng thực bản sao được không?

Đây có lẽ là câu hỏi thường gặp nhất trong tình hình thực tế. Căn cứ quy định tại Điều 18 – Nghị định số 23/2015/ND-CP, quy định về giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính, cụ thể:

– Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

– Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Bên cạnh đó, quy định tại khoản 1 – Điều 20 – Nghị định trên, yêu cầu:

– Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Do đó, đối với câu hỏi trên, cầm bản chụp đi chứng thực bản sao có được không? Chúng tôi xin phép trả lời là không. Quý bạn đọc phải mang theo bản chính làm cơ sở để chứng thực bản sao.

Cấp bản sao văn bằng bị mất

Hiện nay, tình trạng mất Bằng Đại học và muốn xin cấp alji bản sao rất phổ biến. Vậy quy trình cấp lại bản sao đối với băn bằng chứng trị được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 2 – Thông tư số 19/2015/TT-BGDDT, về nguyên tắc cấp văn bằng, chứng trị, cụ thể:

“Bản chính văn bằng, chúng chỉ được cấp một lần. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại cho người học.”

Bản chất của bằng tốt nghiệp Đại học chỉ được cấp duy nhất một alanf nên khi làm mất bạn chỉ có thể xin cấp lại bản sao, trích lục bằng tốt nghiệp:

– Thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ thuộc về cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp bằng, chứng chỉ có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc [tức là trường đại học mà quý bạn đọc đã theo học].

– Thời hạn nhận được bản sao văn bằng:

Trong ngày cơ quan, cơ sở tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp yêu cầu cấp bản sao được gửi qua đường bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giao dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện.

– Trình tự thực hiện:

+ Gửi đơn yêu cầu cấp bản sao đến Cơ quan quản lý Sổ gốc văn bằng chứng chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân [Căn cước nhân dân/chứng minh thư nhân dân]. Trường hợp gửi qua đường bưu điện phải gửi bản chính hoặc bản sao công chứng. Không hạn chế số lượng bản sao yêu cầu cấp lại.

+ Cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ sẽ căn cứu vào sổ gốc để cấp lại bản sao cho người có yêu cầu. Nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc.

Như vậy, Bản chụp là gì? Đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đa đi sâu vào giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bản chụp.

Không biết bản chụp & bản sao có gì khác nhau. Vì thế trong bài viết này TaxPlus.vn sẽ cùng với bạn cùng tìm hiểu để xem giữa bản chụp với bản sao có sự khác nhau như thế nào. Từ đó, bạn sẽ tránh được nhầm lẫn trong cách phân biệt đấy nhé!

Quy định của Pháp Luật chưa có định nghĩa nào về bản chụp. Vì thế người ta chỉ có thể hiểu nôm na về bản chụp các loại văn bản, chứng từ, giấy tờ… thông qua các thiết bị có chức năng chụp ảnh như điện thoại, máy ảnh…

Hiện nay người ta vì để tiện cho việc giao dịch, trao đổi mà bản chụp được sử dụng rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Bản chụp là hình thức chụp lại các loại văn bản, chứng từ, giấy tờ… thông qua các thiết bị có chức năng chụp ảnh như điện thoại, máy ảnh…

Giữa bản chụp và bản sao là 2 hình thức hoàn toàn khác nhau. Rõ ràng theo quy định của Pháp Luật, bản sao được định nghĩa và có cả thông tư hướng dẫn, quy định về bản sao. Vì thế xét về nhiều khía cạnh thì đây là 2 loại hình hoàn toàn khác nhau.

Theo định nghĩa được quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có ghi cụ thể về bản sao:

  1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
  2. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”

Như vậy có thể hiểu là bản sao có nội dung đầy đủ, chính xác hệt như với bản gốc. Chúng ta có thể lấy ví dụ về bản sao như bản sao của giấy khai sinh hay giấy khai tử, bản sao bằng đại học, bản sao sổ hộ khẩu…

Về phần bản chụp thì đây chỉ là người sở hữu các loại giấy tờ hoặc có nhu cầu sử dụng trong giao dịch nào đó được quy định thì người ta chụp lại bản gốc hoặc chụp lại giấy tờ quy định nào đó qua thiết bị máy ảnh, điện thoại.

Bản chụp và bản sao hoàn toàn khác nhau

Xét về hình thức, bản chụp và bản sao sẽ khác nhau như sau:

  • Bản chụp có thể được in ra giấy hoặc giao dịch qua các phần mềm chuyển từ người này sang người khác và được lưu lại trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy ảnh, các phương tiện khác trên gmail, email, mạng xã hội.
  • Bản sao là bản phải được in ra giấy dựa theo bản gốc với nội dung, hình thức y hệt như nhau. Được cấp bởi cơ quan hành chính có thẩm quyền.

Xét về tiêu chí người cấp thì bản chụp và bản sao có sự khác nhau sau đây:

  • Về bản chụp, ai cũng có thể chụp bằng điện thoại, máy ảnh để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau trong giao dịch và đời sống.
  • Về bản sao, người cấp là các cơ quan hành chính có thẩm quyền.

Về giá trị pháp lý, bản sao và bản chụp có sự khác nhau như sau:

  • Bản chụp không có giá trị pháp lý đối với cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên để tiện cho việc giao dịch, bản chụp này cũng được sử dụng trong những trường hợp cần đến bản gốc. Chẳng hạn như bản gốc của chứng minh thư, bản gốc của giấy khai sinh, các loại giấy tờ khác.
  • Bản sao có tính pháp lý đối với cơ quan Nhà nước, được quy định cụ thể tại Điều 3, Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy có thể hiểu được bản chụp chỉ là tiện cho việc trao đổi, giao dịch còn bản sao được công nhận pháp lý đối với các cơ quan hành chính. Vì thế mà trong trường hợp theo quy định cần có bản sao thì buộc phải thực hiện.

Bản sao có giá trị pháp lý còn bản chụp không có giá trị pháp lý

Vì bản sao là một trong những giấy tờ quan trọng có giá trị pháp lý tương đương như với bản gốc nên bạn cần lưu ý:

Bạn sẽ được quyền yêu cầu cấp bản sao theo quy định của Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc

  • Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
  • Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
  • Cha, mẹ, con, vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.”

–> Xem quyền & nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Nếu như bạn cần cấp bản sao, hãy chú ý đến thủ tục để được cấp bản sao theo quy định tại Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

“Điều 17. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc

  • Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

  • Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
  • Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 [một] phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
  • Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

Muốn xin cấp bản sao cần làm giấy tờ thủ tục đầy đủ

Ngoài bản chụp, bản sao còn có bản photo cũng được dùng trong một số những trường hợp khác nhau. Vì thế bạn có thể tham khảo thêm. Nếu như bạn có thắc mắc nào về bản chụp, bản sao, có thể liên hệ với TaxPlus để được tư vấn nếu bạn đang muốn sử dụng theo thông tin sau:

  • Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email:
  • Website: //taxplus.vn/

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Video liên quan

Chủ Đề