Sau khi đánh bại quân Nam Hán năm 930 931 Dương Đình Nghệ đã làm gì để xây dựng đất nước

Dựa và lược đồ [SGK, trang 72], em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng?

B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa gì?

Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần vào thế kỷ thứ III TCN?

A. Thục Phán

B. Hùng Vương

C. Hai Bà Trưng

D. Bà Triệu

Chọn đáp án: C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đối với các định nghĩa khác, xem Dương Đình Nghệ [định hướng].

Dương Đình Nghệ [chữ Hán: 楊廷藝], có sách như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ [楊筵藝, 22 tháng 11 năm 874 – 937][1], người Ái châu, làm tướng cho Khúc Hạo. Đời Hậu Lương, vì Khúc Hạo chiếm cứ đất Giao Châu, nên Nam Hán Cao Tổ Lưu Nghiễm ở đất Quảng Châu, có cớ sai Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận đánh chiếm Giao Châu. Kết quả của cuộc chiến này là con trai Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ bị bắt, và vua Nam Hán phong Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu. Thấy vậy, tướng Dương Đình Nghệ dấy binh lên, đánh bại được Lý Khắc Chính, và vây hãm Lý Tiến. Và khi Lý Tiến được tướng Nam Hán là Trần Bảo đem quân tới cứu, Dương Đình Nghệ một lần nữa đánh bại và chém chết được Trần Bảo. Cuối cùng là Dương Đình Nghệ đã vẻ vang giữ được thành, và oai phong tự xưng là Tiết độ sứ của Giao Châu. Tám năm sau, Dương Đình Nghệ, tuy thắng được ngoại xâm nhưng lại chết vì nội phản, bị tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết rồi lên thay.[2][3]

Dương Đình Nghệ

Tượng Dương Đình Nghệ ở Thanh Hóa

Tĩnh Hải quân Tiết độ sứTại vị931 – 937Tiền nhiệmKhúc Thừa MỹKế nhiệmKiều Công TiễnThông tin chungSinh22 tháng 11 năm 874
Long Vỹ, Châu Cổ PhápMấtTháng 3 năm 937
Đại LaHậu duệDương Tam KhaTên đầy đủ
Dương Đình Nghệ
[楊廷藝]

Do chữ diên [延 hoặc 筵] và chữ đình 廷 gần giống nhau nên có sự "tam sao thất bản".

Đại Việt sử ký toàn thư, ngoại kỷ, Quyển V chép là Dương Đình Nghệ kèm ghi chú: "Cương mục ghi Dương Diên Nghệ, người Ái Châu, tức Thanh Hóa [CMTB5, 17a]. Tài liệu Trung Quốc như Tống sử [q. 488], Tư trị thông giám v.v... cũng chép là Dương Diên Nghệ. Ngũ đại sử [q. 65] chép như Toàn thư [là Đình Nghệ]. Có thể nhầm nét chữ vì chữ 延 diên và chữ 廷 đình gần giống nhau."

Trong số sách ghi họ tên ông là Dương Diên Nghệ có Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Ở phần tiền biên, Quyển V của sách này có ghi chú: "Sách An Nam kỷ yếu chép là Đình Nghệ. Nay theo sách Cương mục [Trung Quốc] đổi lại là Diên Nghệ."

Như trên đã nói Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ. Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh cũng chép là Dương Diên Nghệ.

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
 

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I [207 TCN – 40]
   Nhà Triệu [207 – 111 TCN]
Hai Bà Trưng [40 – 43]
Bắc thuộc lần II [43 – 541]
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương [541 – 602]
Bắc thuộc lần III [602 – 905]
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ [905 – 938]
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô [938 – 967]
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh [968 – 980]
Nhà Tiền Lê [980 – 1009]
Nhà Lý [1009 – 1225]
Nhà Trần [1225 – 1400]
Nhà Hồ [1400 – 1407]
Bắc thuộc lần IV [1407 – 1427]
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ [1428 – 1527]
   Lê
   trung
   hưng
[1533 – 1789]
Nhà Mạc [1527 – 1592]
Trịnh–Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn [1778 – 1802]
Nhà Nguyễn [1802 – 1945]
   Pháp thuộc [1887 – 1945]
   Đế quốc Việt Nam [1945]
Chiến tranh Đông Dương [1945 – 1975]
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [từ 1976]

Xem thêm

  • Vua Việt Nam
  • Nguyên thủ Việt Nam
  • Các vương quốc cổ
  • Niên biểu lịch sử Việt Nam
sửa

Phía Bắc nước Việt tồn tại hai nước lớn là nhà Nam Hán và nhà Lương. Năm 919, Khúc Thừa Mỹ sai sứ sang nhà Lương xin được lĩnh tiết việt, nhà Lương trao cho. Vua Nam Hán cả giận.[4]

Diễn biến

Mùa thu tháng 7 năm 923, vua Nam Hán Lưu Nghiễm sai tướng là Lý Khắc Chính [hoặc Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh][5] đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ đem về. Vua Nam Hán phong tước cho Dương Đình Nghệ, cho Lý Tiến làm Thứ sử Giao châu, cùng với Lý Khắc Chính giữ thành.[6]

Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc. Ông nuôi 3.000 giả tử [con nuôi], đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ.[2]

Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Nam Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Nam Hán sai Trần Bảo [hoặc Trình Bảo][7] đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo.[4]

Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.[2]

Cái chết

Mùa xuân tháng 3 năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn [hoặc Kiểu Công Tiễn][7] giết chết. Một nhà tướng khác của ông là Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn.[4]

Dương Đình Nghệ quê ở châu cổ pháp, Bắc Ninh, năm 894 di cư vào ái châu Thanh Hóa

Sách An Nam chí lược, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Dương Đình Nghệ là người Ái châu. Theo soạn giả Lê Tắc, sách An Nam chí lược, quyển Đệ nhất, Ái châu là phần thuộc Thanh Hóa.

Nam-Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt-Thường, nhà Tần gọi là Tượng-Quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam. Nhà Đường lại cải Giao-Châu làm An-nam phủ, quận Cửu-Chân làm Ái-Châu, quận Nhật-Nam làm Hoan-Châu, tức là La-Thành, Thanh-Hóa và Nghệ-An ngày nay vậy.

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú:

Thanh Hoa [8] nguyên trước là đất Tượng Quận, đời Hán gọi là quận Cửu Chân, Lương đặt là châu Ái, Tùy gọi là Cửu Chân, Đường lại đổi là châu Ái.[9]
Sử thần bàn rằng: Cuối đời Hán, Đường phần nhiều nuôi giả tử, là vì đương lúc trí, lực chọi nhau, hay là trong khi hoạn nạn cùng theo nhau, đắc lực trong lúc hoãn cấp, tức thì nhận làm giả tử, không biết rằng lòng lang khó dạ. Dấu của hớ hênh, là xui cho người lấy trộm, thiên tính như thế không thể làm khác được. Đình Nghệ nuôi giả tử đến 3.000 người, thì bị nạn, còn hối sao được nữa.
— Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ

[2]

Khúc Thừa Mỹ nhận chức quan của Lương mà bị cầm tù ở Ngụy Đình; Dương Đình Nghệ đuổi tướng Hán nhận lấy châu, mà bị nha tướng giết hại. Truyện có nói rằng: nếu không có người bị ngã, thì mình nổi lên sao được, là nghĩa thế. Tóm lại, cũng là bởi lòng trời yếm loạn, muốn mở cơ nghiệp nước ta là một đời trị bắt đầu từ đấy.
— Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ

[2]

Sách An Nam chí lược, quyển Đệ thập cửu chép bài Đồ Chí Ca:

Cuối đời Hàm-Thông Trung-Quốc loạn, Chuyển-vận đường xa bỏ bê trễ. Ngô-Quyền, Khúc-Hạo, Kiểu[10] và Dương[11], Soán đoạt giành nhau, dân kiệt quệ. Họ Đinh, đời Tống mới phong vương,
Kịp đời Ngũ-Đại, các người thố hào ở các châu Giao, Ái là Khúc Hạo, Dương-Diên-Nghệ, Kiều-Công-Tiện, v.v... thay nhau dùng võ lực cướp quyền.
— An Nam chí lược, Lê Tắc
  • Việt sử tiêu án, soạn giả Ngô Thì Sĩ, dịch giả Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu, Nhà Xuất bản Văn Sử 1991.
  • An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc, Nhà Xuất bản Viện Đại học Huế, 1961.
  • Đại Việt sử ký toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993.
  • Lịch triều hiến chương loại chí, soạn giả Phan Huy Chú, dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2005.
  • Trần Trọng Kim [1919], Việt Nam sử lược.
  • Châu Hải Đường [2018], An Nam Truyện – Ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa. Công ty Cổ phần sách Tao Đàn, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn.
  • Tự chủ
  • Họ Khúc
  • Khúc Thừa Mỹ
  • Kiều Công Tiễn
  • Ngô Quyền
  • Dương Tam Kha

  1. ^ //www.xxxxonline.com/tua-sach/viet-nam-su-luoc/quyen-i-phan-ii-chuong-v/286[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d e Việt sử tiêu án, Soạn giả Ngô Thì Sĩ, Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu, Nhà Xuất bản: Văn Sử 1991, Chương Ngoại thuộc Tùy và Đường.
  3. ^ An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc, dịch giả Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Nhà Xuất bản Viện Đại học Huế, 1961, Quyển Đệ tứ.
  4. ^ a b c Đại Việt sử ký toàn thư, Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên..., Dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993.
  5. ^ Châu Hải Đường [2018], An Nam Truyện – Ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa. Công ty Cổ phần sách Tao Đàn, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn. Trang 235.
  6. ^ An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc, dịch giả Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Nhà Xuất bản Viện Đại học Huế, 1961, Quyển Đệ thập nhất.
  7. ^ a b Châu Hải Đường [2018], An Nam Truyện – Ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa. Công ty Cổ phần sách Tao Đàn, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn. Tân Ngũ Đại sử trang 236.
  8. ^ Tức Thanh Hóa
  9. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, soạn giả Phan Huy Chú, dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2005, trang 45.
  10. ^ Kiều Công Tiễn.
  11. ^ Dương Đình Nghệ.

Tiền nhiệm:
Khúc Thừa Mỹ
Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ
931-937
Kế nhiệm:
Kiều Công Tiễn

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dương_Đình_Nghệ&oldid=67508534”

Video liên quan

Chủ Đề