Sau sinh bao lâu thì đi tái khám

  • 04:00 13/05/2022
  • Xếp hạng 4.85/5 với 20531 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh.

Tái khám sau sinh cho trẻ sơ sinh là khâu quan trọng, cần thiết sau khi bé ra đời. Đây là lựa chọn giúp cha mẹ có thể an tâm khi biết trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Bên cạnh đó, nếu phát hiện ra các bệnh lý bẩm sinh, các bác sĩ cũng sẽ kịp thời can thiệp để trẻ có cơ hội điều trị, đảm bảo sức khỏe về sau.

Ngay sau khi trẻ chào đời, bác sĩ sẽ ghi lại một số thông tin của bé gồm nhịp thở, tư tư thế, sắc da, phản xạ,... rồi cho bé và mẹ tiếp xúc da kề da. Sau khoảng 1 giờ, bác sĩ sẽ cân trẻ, kiểm tra nhiệt độ, đo chu vi vòng đầu,...

Sau sinh 4 ngày, trẻ sẽ được khám lại. Việc này giúp phát hiện các bệnh lý như vàng da sơ sinh để đưa ra lựa chọn can thiệp phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ thực hiện đo thính lực cho bé, phát hiện khiếm thính. Ngoài ra, trẻ còn được xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để phát hiện 3 bệnh gồm suy giáp bẩm sinh, tăng sản thượng thận bẩm sinh và thiếu men G6PD [sớm nhất sau 72 giờ sau sinh, muộn nhất sau 3 tuần tuổi]. Như vậy, tái khám sau sinh cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa ra đề nghị can thiệp điều trị phù hợp.

Thông thường, sau khi sinh 2 tuần, cha mẹ nên đưa bé đi khám sàng lọc sơ sinh để trao đổi với bác sĩ về những vấn đề của bé ở những tuần đầu đời. Cũng có cơ sở y tế hẹn lịch tái khám sau sinh 1 tháng. Sau đó, lịch tái khám của trẻ là các tháng thứ 2, 4, 6. Từ tháng thứ 6 thì cứ 3 tháng sẽ tái khám cho bé một lần. Khi bé được 2 tuổi thì tái khám từng năm một.

XEM THÊM: Lợi ích của sàng lọc sơ sinh


Đo chu vi vòng đầu là một chỉ định trong tái khám cho trẻ sơ sinh

Trong lần khám sức khỏe cho trẻ khi được 1 tháng tuổi, trẻ sẽ được khám:

  • Cân nặng và số đo của bé, đảm bảo trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh;
  • Kiểm tra nhịp thở, nhịp tim của bé;
  • Kiểm tra mắt và đo thính lực cho trẻ;
  • Đo kích cỡ đầu của bé để theo dõi sự phát triển của bộ não;
  • Kiểm tra xem dây rốn đã teo rụng, cuống rốn đã lành chưa;
  • Kiểm tra bộ phận sinh dục cho bé trai có bị hẹp bao quy đầu;
  • Tiêm vaccin theo đúng tuổi cho trẻ;
  • Cho trẻ đang bú mẹ uống vitamin D.

XEM THÊM: Xét nghiệm lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh

Trẻ được 1 tháng tuổi cần tiêm vắc-xin viêm gan B

Cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn một số câu hỏi về sức khỏe, thói quen của trẻ khi đưa bé đi tái khám sau sinh. Bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể:

  • Về giấc ngủ của bé: Trẻ dưới 1 tháng tuổi thường có giấc ngủ thất thường. Hầu hết trẻ ngủ các giấc ngắt quãng 2 - 3 tiếng trong ngày, tổng lại khoảng 15 tiếng;
  • Về tư thế ngủ: Nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ;
  • Về việc ăn uống: Hầu hết các bé 1 tháng tuổi ăn theo nhu cầu [ thường 2 - 3 tiếng/lần ];
  • Về vấn đề tiêu hóa: Phân của bé mềm là tốt nhất. Phân nhão hoặc vón cục có thể là dấu hiệu của việc bé bị thiếu nước hoặc táo bón;
  • Về thời gian thức: Không có kết luận chính xác về thời gian thức của trẻ. Quan sát cho thấy thời kỳ thức dần dài hơn cho thấy bé đang phát triển bình thường;
  • Về mắt trẻ: Bác sĩ có thể kiểm tra cấu trúc của mắt cũng như khả năng dịch chuyển nhãn cầu của mắt trẻ;
  • Về thói quen gắt ngủ vào cuối ngày: Trẻ 1 tháng tuổi thường có thói quen mệt mỏi, cáu kỉnh và gắt ngủ vào khoảng từ 6h tối đến đêm;
  • Về cử động đầu: Kiểm soát cử động đầu là một trong những mốc phát triển quan trọng của trẻ 1 tháng tuổi. Nếu trẻ không thể giữ vững đầu trong thời gian ngắn thì phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tái khám sau sinh cho trẻ sơ sinh là cần thiết để bác sĩ đánh giá chính xác tình hình sức khỏe của bé và đưa ra lựa chọn can thiệp phù hợp. Từ đó, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Ba mẹ nên lựa chọn bệnh viện Vinmec là địa chỉ khám sau sinh cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và cho đến khi chào đời sẽ được kiểm tra, xét nghiệm sàng lọc sơ sinh đầy đủ vừa giúp đánh giá được sức khỏe của bé và cha mẹ cảm thấy an tâm trong quá trình chăm sóc con. Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho các sản phụ quy trình thăm khám, theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trước - trong - sau sinh bao gồm đầy đủ quyền lợi thăm khám, kiểm tra sức khỏe của người mẹ trong suốt thai kỳ và em bé ngay sau khi chào đời sẽ được tiêm vitamin K, thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Cùng với đó, 1 tháng sau sinh, mẹ và bé sẽ được tái khám với bác sĩ Sản và bác sĩ Nhi khoa đầu ngành.

Đặc biệt, trước khi tiến hành sàng lọc sơ sinh, gia đình sẽ được tư vấn để có sự hiểu biết và đồng thuận trong việc tham gia. Nếu kết quả sàng lọc sơ sinh có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ có hướng dẫn đầy đủ, gặp mặt tư vấn trực tiếp, thảo luận các biện pháp tạm thời trong khi chờ kết quả chẩn đoán. Trong một số trường hợp đặc biệt, Vinmec sẽ phối hợp với một số trung tâm lớn tại Việt Nam để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất cho trẻ.

Một số bệnh được phát hiện sau khi tiến hành sàng lọc sơ sinh sẽ phải theo dõi cả đời, Vinmec sẽ là nơi hỗ trợ cha mẹ trong việc theo dõi từng bước đi của bé trong quá trình phát triển và trưởng thành. Vì thế cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn Vinmec là nơi chào đón và chăm sóc bé yêu toàn diện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Hỏi - 13/10/2016

Chào bác sỹ! Bác cho e hỏi, sau khi sinh bao lâu thì e quay lại tái khám ạ?

Trả lời

Chào em, cảm ơn em đã đặt câu hỏi cho bệnh viện Từ Dũ. 

Câu hỏi em hơi ngắn gọn, nên bên phía bệnh viện không biết tình trạng em như thế nào để trả lời cụ thể. Tuy nhiên, em có thể kiểm tra lại phiếu xuất viện nơi em vừa sinh. Trong đó sẽ có thông tin về lần tái khám cho cả em và bé. 

Trong trường hợp em không thể tìm thấy thông tin để tái khám, thì lịch tái khám sẽ tùy theo tình trạng của em. Nếu tình trạng em ổn, em có thể tái khám sau 3 tháng tại phòng khám phụ khoa. Nhưng nếu em cảm thấy có nhiều triệu chứng bất thường như nóng sốt, sản dịch ra nhiều, kéo dài,... em nên trở lại bệnh viện nơi em sinh để khám lại ngay. 

Chúc mẹ và bé khỏe

Trân trọng 

P. Điều dưỡng

Út Em chào các mẹ.

Tái khám sau sinh là một trong những việc làm quan trọng. Các mẹ mong chờ những gì từ việc này?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho các mẹ về việc tái khám sau khoảng 6 tuần sau sinh.

Chúng ta sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi dưới đây.

  • Tại sao cần có lần tái khám sau 6 tuần từ khi sinh?
  • Điều gì sẽ xảy ra trong lần tái khám đó?
  • Tại sao không nên trì hoãn việc tái khám sau sinh

Trong khoảng từ 6-8 tuần sau sinh, các mẹ nên sắp xếp một lịch khám với bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ đã từng theo trong suốt quá trình mang thai hoặc tới bệnh viện nơi mình đã sinh em bé.

Tại sao lại khám hậu sản trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh?

Việc tái khám sau sinh là để chắc chắn sự hồi phục sau sinh của các mẹ vẫn diễn ra tốt đẹp sau khi đã trải qua quá trình mang thai và sinh nở. Đó cũng là cơ hội để các mẹ “khoe” con mình với bác sĩ. Quan trọng nhất, đây là lúc các mẹ có thể hỏi hay thắc mắc bất kỳ vấn đề gì mình cần biết sau sinh.

Một số sản phụ rất ngạc nhiên hoặc thậm chí còn thất vọng về tính chất “quá nhanh gọn” của việc khám hậu sản và không có sự chi tiết, tưởng chừng như hơi qua loa. Vì vậy, để cho buổi tái khám thật sự hữu ích với mình, các mẹ nên chuẩn bị những thắc mắc hay băn khoăn trước khi đi khám để hỏi bác sĩ. Thậm chí nếu sợ quên do bận rộn hoặc quá mệt mỏi với những công việc sau sinh, các mẹ có thể ghi chúng vào tờ giấy và mang theo.

Tái khám sau sinh sẽ không chỉ giúp các mẹ kiểm tra được tình trạng sức khỏe đang hồi phục của mình mà còn giúp giải đáp những thắc mắc cần thiết dựa trên cơ sở khoa học đáng tin cậy từ các bác sĩ. Thời gian 6 tuần sau sinh cũng là khoảng thời gian khá ổn định cho cả mẹ và bé có thể ra ngoài đi khám. Vì vậy các mẹ nên lưu tâm đến giai đoạn này nhé.

Điều gì xảy ra trong lần tái khám sau sinh?

Không có lộ trình chính xác nào cho những việc sẽ được làm trong ngày tái khám của mẹ sau 6 tuần sinh bé. Bởi nó cũng có sự khác nhau giữa tình trạng của mẹ và cách khám của bác sĩ. Nhưng mỗi lần tái khám sau sinh thường bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Để biết rằng tình trạng chung trong những tuần đầu tiên của các mẹ là như thế nào? Các mẹ có gặp phải vấn đề gì không? Các mẹ có thấy cần thêm sự trợ giúp về vấn đề gì không?
  • Khám sàn chậu: Để xem vùng đáy chậu có ổn không? Hoặc nếu có vết khâu ở tầng sinh môn thì liệu nó đã lành chưa hoặc có gây khó chịu gì không? Các mẹ cũng có thể yêu cầu kiểm tra các cơ mà hoạt động mạnh trong khi sinh liệu đã trở lại trạng thái bình thường chưa? Nếu mẹ nào thấy biểu hiện của rối loạn chức năng sàn chậu như sự bất thường khi đi tiêu và đi tiểu [có thể có từ trước khi sinh]…
  • Kiểm tra vết mổ sau sinh: Nếu sinh mổ, liệu vết mổ có nhiễm trùng không? Nếu đã lành, bác sĩ có thể tư vấn thêm cho các mẹ cách làm mờ hoặc xóa bỏ vết sẹo hình thành từ vết mổ đó
  • Đo huyết áp: Huyết áp cao sau sinh rất nguy hiểm, các bác sĩ sẽ kiểm tra đề phòng trường hợp tiền sản giật sau sinh.
  • Kiểm tra tình trạng sản dịch sau sinh: Để xem nó có còn không hoặc có bị ra nhiều nữa không? Bao giờ thì bắt đầu có kinh nguyệt trở lại?
  • Kiểm tra những thay đổi về cơ thể sau sinh: Các mẹ sẽ được cân để xem cân nặng của mình có phù hợp với giai đoạn này hay không và nếu thừa cân, các mẹ có thể nhận được những lời khuyên về các bài tập thể dục hoặc chế độ dinh dưỡng giúp giảm cân, lấy lại vóc dáng trước khi mang bầu
  • Việc cho bú: Dù các mẹ cho con ăn sữa công thức hay sữa mẹ thì liệu có cần sự trợ giúp gì nữa không, ví dụ về cách pha sữa, tư thế cho con bú…Hoặc nếu mẹ nào bị thiếu sữa, họ có thể tư vấn cho các mẹ cách để có nhiều sữa hơn
  • Tư vấn biện pháp ngừa thai: Rất nhiều mẹ băn khoăn về việc ngừa thai đúng cách sau khi sinh nên đây là cơ hội tốt để nhận được những lời khuyên có ích, đảm bảo cuộc sống vợ chồng luôn hòa hợp và vui vẻ

Ngoài ra, các mẹ có thể nói bất cứ vấn đề nào của mình, có thể là những vấn đề liên quan đến sức khỏe, các bộ phận trên cơ thể hoặc thậm chí là những việc khiến bản thân mệt mỏi, chán nản, xuống tinh thần do chưa quen với việc chăm sóc trẻ nhỏ…Có thể bác sĩ hoặc người hỗ trợ sẽ giúp các mẹ cởi bỏ được những nút thắt của vấn đề một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

[PS] - Có thể mẹ quan tâm:

Sản Phẩm Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh: Rượu gừng nghệ hạ thổ [180K / lít] và túi muối thảo dược [170K / túi] của Út Em Shop có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

- Hotline mua hàng:
  • 0968.458.405
  • 0985.502.031
  • 0945.920.087

hoặc bạn click icon bên dưới để gửi Inbox Facebook:


xem fanpage:

Rượu Muối

Nếu không tiện gọi điện hoặc inbox Facebook bạn có thể đặt hàng qua form trực tuyến:

Đặt Mua Online

Không nên trì hoãn việc tái khám sau sinh

Có thể các mẹ thấy cơ thể mình khỏe mạnh bình thường, không có triệu chứng bất ổn hoặc do bác sĩ không dặn dò thời gian quay lại khám trước khi xuất viện nên không thực hiện việc tái khám sau sinh. Nhưng các mẹ nên lưu ý rằng, có nhiều bệnh lý không biểu hiện ra bằng triệu chứng cụ thể bên ngoài nên rất khó tự phán xét mình có ổn định không nếu không khám hay kiểm tra. Hơn nữa, việc tái khám không quá tốn kém và không mất nhiều thời gian nên rất dễ dàng thực hiện.

Thông thường, lúc xuất viện, bác sĩ sẽ dặn dò thời gian tái khám nên các mẹ hãy thực hiện theo nó. Nếu không, các mẹ nên đi khám trong khoảng thời gian 6 tuần sau sinh hoặc có thể khám bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian này nếu nhận thấy mình có gì đó bất ổn, không giống như những sản phụ bình thường khác.

[Phạm Thị Thủy dịch và tổng hợp – Út Em Shop sở hữu bài viết]

Video liên quan

Chủ Đề