Sảy thai liên tiếp 2 lần phải làm sao

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tuấn Minh Đã trả lời: Ngày 01/07/2021
Sản - Phụ khoa

Chào bạn,

Theo như những gì bạn chia sẻ thì bạn đã bị sảy thai liên tiếp 2 lần. Lần sảy thai vào năm 2017 nếu được xét nghiệm để xem bộ nhiễm sắc thể trên thai có bất thường không và xét nghiệm một số tác nhân viêm nhiễm trên thai thì có thể giúp làm tăng khả năng tìm ra nguyên nhân gây ra sảy thai. Tất nhiên là phải làm thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây sảy thai trên cả bố và mẹ.

Tuy nhiên, khi làm tất cả xét nghiệm trên thai và bố và mẹ thì khả năng tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai cũng chỉ khoảng 50%. Vì vậy, các bạn phải điều trị dự phòng cho lần mang thai tiếp theo, từ khi thai vừa mới hình thành (từ khi trứng với tinh trùng gặp nhau) thì sẽ tốt hơn. Để dự phòng cho lần mang thai sắp tới, bạn phải đi khám sớm từ đầu chu kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sát sao và biết được khi nào thai vừa mới hình thành và điều trị sớm.

Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề của bạn được tóm lại ở 3 điểm.

– 1 là thử đi tìm nguyên nhân.

– 2 là phát hiện mang thai sớm.

– 3 là điều trị sớm khi mới vừa có thai.

Bạn nên lưu ý một điều là khi điều 2 và điều 3 làm đúng thì cũng không đồng nghĩa với việc chắc chắn giữ được thai mà chỉ là làm tăng khả năng giữ được thai cho bạn.

Nếu muốn kiểm tra rõ hơn, bạn hãy liên hệ với tổng đài của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI theo số điện thoại: 1900.5588.92 để được hỗ trợ đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Chào bác sĩ, cho em hỏi một vài vấn đề. Em đã sinh được một bé trai được 4 tuổi. Em đẻ mổ tháng 9/2010. Đến đầu năm 2013 em bị sẩy thai. Đến tháng 6 em lại bị sẩy 1 lần nữa. Đến tháng 6/2014 em có thai được 8 tuần thì bị thai lưu. Em đã đi khám ở bệnh viện sản Hà Nội nhưng không bị sao cả. Vậy cho em hỏi em nên khám và chữa chỗ nào để có kết quả tốt nhất ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

Vậy là em đã bị sẩy thai liên tiếp 2 lần. Lần sẩy thai năm 2014 nếu được xét nghiệm trên thai để xem bộ nhiễm sắc thể trên thai có bất thường không, xét nghiệm một số tác nhân viêm nhiễm trên thai thì có thể làm tăng khả năng tìm ra nguyên nhân gây sẩy thai. Tất nhiên có làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân trên cả bố và mẹ. Tuy nhiên, khi làm tất cả xét nghiệm trên thai, bố và mẹ thì khả năng tìm ra nguyên nhân sẩy thai cũng chỉ 50%. Nếu tìm ra được nguyên nhân thì việc điều trị dự phòng cho lần mang thai sau sẽ tốt hơn. Nếu không tìm ra được nguyên nhân thì vẫn có thể điều trị dự phòng từ khi thai vừa mới hình thành (từ khi trứng với tinh trùng gặp nhau). Do vậy, để dự phòng cho lần mang thai tới bạn phải gặp bác sĩ sớm từ đầu chu kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và biết khi nào thai vừa mới hình thành và điều trị sớm.

Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề tóm lại ở 3 điểm.

  • 1 là tìm thử nguyên nhân
  • 2 là phát hiện thai sớm
  • 3 là điều trị sớm khi vừa có thai.

Bạn nên lưu ý, khi điều 2 và điều 3 đúng không có nghĩa là chắc chắn giữ được thai cho bạn mà chỉ là làm tăng khả năng giữ được thai.

Tài liệu tham khảo

Câu hỏi được tổng hợp từ Fanpage Sản phụ khoa của Y Học Cộng Đồng

Dự án Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng tổ…

Dự án Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng tổ…

Dự án Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng tổ…

5. CHẨN ĐOÁN Đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng để loại trừ các…

Sẩy thai là tình trạng thai bị tống ra ngoài tử cung khi tuổi thai chưa được 28 tuần, kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Sẩy thai liên tiếp thường được định nghĩa là tình trạng sẩy thai ít nhất là 2 lần liền nhau. Nhưng cũng có trường hợp phải coi sẩy thai liên tiếp khi số lần sẩy thai liền nhau từ 3 lần trở lên.

Nguyên nhân của sẩy thai liên tiếp rất phức tạp. Cổ điển người ta hay phân biệt nguyên nhân do người mẹ, người cha và do trứng. Trên thực tế, nguyên nhân do trứng là do cả cha và mẹ tạo nên vì trứng là sự kết hợp của noãn người mẹ và tinh trùng của người cha. Mặc dù đôi khi cấu tạo ban đầu của trứng là bình thường nhưng thời gian về sau trứng vẫn có thể phát triển sai lệch và đi tới hỏng phôi, hỏng thai dẫn đến sẩy thai. Sự phát triển sai lệch này nói cho cùng nếu không phải có nguyên nhân từ noãn của người mẹ, từ tinh trùng của người cha thì là do môi trường, hoàn cảnh sống của phôi, của thai nhi trong tử cung người mẹ gây nên. Đây là lý do từ các bà mẹ. Vì thế được xếp thành 2 nguyên nhân chính gồm nguyên nhân không giữ được thai dẫn đến sẩy và loại nguyên nhân nữa là gây chết thai rồi mới sẩy thai. Trong đó nguyên nhân gây chết thai có thể do cả người chồng và vợ, còn nguyên nhân không giữ được thai chỉ có thể do người vợ mà thôi.

Nguyên nhân gây chết thai

Tuổi của người vợ là nguyên nhân đáng kể gây chết thai. Người phụ nữ càng cao tuổi thì noãn càng kém phẩm chất, dễ có rối loạn trong thời kỳ phát triển và chết thai.

Tiếp xúc với hóa chất, thuốc điều trị có tác dụng không mong muốn cho thai hoặc chất gây nghiện, tia xạ…

Trong thời gian mang thai bị nhiễm virut, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở đường sinh dục dưới và nội mạc tử cung.

Bất đồng nhóm máu làm phát sinh kháng thể kháng lại máu của thai gây chết thai.

Tinh trùng của bố hoặc noãn của mẹ kém phẩm chất dẫn tới rối loạn phát triển của thai.

Khả năng làm tổ của nội mạc tử cung không tốt cũng khiến sẩy thai.

Nguyên nhân không giữ được thai

Do tử cung của người mẹ có những bất thường: tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng, tử cung có u xơ… khiến tử cung dễ bị kích thích và co bóp đẩy thai ra ngoài. Đặc biệt hở eo tử cung là hay gây sẩy thai nhất do thai bị tụt ra ngoài

Do thiểu năng nội tiết: thiểu năng hoàng thể, thiểu năng rau thai khiến thiếu progesteron, hoormon giữ thai.

Sảy thai liên tiếp 2 lần phải làm sao

Để xác định được nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp làm căn cứ để điều trị, cần làm thêm xét nghiệm phát hiện bệnh giang mai, bệnh do toxoplasma; thử nhóm máu yếu tố Rh cho cả hai vợ chồng xem có bất đồng không; hỏi về quan hệ tình dục, mối liên quan giữa thời điểm phóng noãn và thời điểm giao hợp; kiểm tra khả năng chế tiết của nội mạc tử cung; kiểm tra xem có bất thường gì ở tử cung người mẹ không và cuối cùng là kiểm tra nội tiết xem progesteron có thiếu không.

Điều trị thế nào?

Phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân, có thể phẫu thuật, điều trị hormone... Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân sẩy thai tương đối khó khăn và không phải lúc nào cũng thành công. Do đó, bạn nên khám sức khoẻ trước khi lập gia đình, đến bác sĩ để khám và theo dõi ngay từ khi chưa có thai. Cả hai vợ chồng sẽ được tư vấn về những điều cần làm và cần đề phòng. Nếu có dấu hiệu mang thai, bạn cũng cần được bác sĩ theo dõi, hỗ trợ sớm và chỉ định những thuốc cần thiết. Nên có con trước tuổi 35 để hạn chế những bất thường trong nhiễm sắc thể phôi thai.

Với những người sẩy thai nhiều lần, bác sĩ khuyên tránh lao động nặng, cho uống thuốc giữ thai loại progesterone, thuốc giảm co và khâu vòng cổ tử cung để phòng sẩy thai. Bên cạnh đó, tốt nhất là nên hạn chế thuốc lá và rượu. Nếu công việc liên quan đến những chất độc hại, bạn phải đảm bảo điều kiện bảo hộ lao động tốt nhất. Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độc

Sảy thai liên tiếp 2 lần phải làm sao

 Sau sẩy thai không nên lại có thai ngay, cần tránh có thai ít nhất là 6 tháng. Đợi ít nhất sau 3 kỳ kinh bình thường, đến bệnh viện kiểm tra tìm nguyên nhân. Lúc đó có thể tiến hành những xét nghiệm thăm dò, trong đó có chụp tử cung-vòi trứng, tìm bất thường ở tử cung, …

Tránh bị viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu chẳng may mắc cần chữa sớm và triệt để. Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh cũng cần triệt để điều trị. Nếu định mang thai lần tiếp theo thì  nên chủ động giao hợp vào ngày phóng noãn cho noãn được tươi và khỏe mạnh. Người chồng cũng cần được bồi bổ, tĩnh dưỡng, kiêng giao hợp vài ngày trước thời điểm phóng noãn của người vợ giúp cho tinh trùng khỏe mạnh và tập trung mật độ tinh trùng vào ngày giao hợp. Có như thế mới đảm bảo có được một phôi thai khỏe mạnh. Bước tiếp theo là tuân thủ mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sỹ chuyên khoa sản.


Sảy thai liên tiếp là tình trạng mẹ có tiền sử sảy thai 2-3 lần liên tục. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến sảy thai liên tục như nguyên nhân dẫn tới sảy thai liên tục, cách xử lý khi bị sảy thai, sảy thai liên tiếp chữa trị như thế nào, sảy thai liên tiếp cần xét nghiệm gì và cách phòng tránh sảy thai liên tiếp. Để biết thêm thông tin mời ba mẹ tham khảo bài viết sau!

Sẩy thai liên tiếp là gì?

Nếu mẹ bầu sảy thai ba hoặc nhiều lần liền nhau, các bác sĩ sẽ gọi tình trạng của mẹ là sẩy thai liên tiếp. Trong trường hợp bị sẩy thai liên tiếp, bác sĩ đa khoa sẽ giới thiệu mẹ đến một bác sĩ chuyên khoa phụ sản. Bác sĩ phụ khoa sẽ cố gắng xác định lý do khiến mẹ sảy thai.

Việc liên tiếp bị sảy thai có thể khiến mẹ cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng. Đôi khi, mẹ mất cả niềm tin cho tương lai.

Sảy thai liên tiếp 2 lần phải làm sao

Sảy thai liên tiếp gây ám ảnh cho các cặp vợ chồng

Nhưng mẹ hãy lấy lại niềm tin vì thực tế nhiều chị em sảy thai liên tiếp vẫn có thể tiếp tục sinh con. NHững trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân sẽ có tỉ lệ mang thai thành công cao hơn. Khoảng 6/10 phụ nữ sảy thai đến ba lần đã mang thai thành công ở lần thứ tư.

Khoảng 1/100 phụ nữ sẽ bị sảy thai liên tiếp. Một nửa trong số các trường hợp này bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên vẫn có thể xác định được một vài vấn đề phổ biến có thể khiến nhiều phụ nữ bị sảy thai liên tiếp.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Hỏi đáp - Sảy thai và những vấn đề liên quan

Nguyên nhân sảy thai liên tiếp 

Khi phải chịu đựng việc này, các mẹ luôn muốn có câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao điều này lại xảy ra?” Nhưng cho dù không xác định được nguyên nhân thì mẹ bầu vẫn có thể có khả năng mang thai thành công vào lần tới. Một số vấn đề về sức khỏe của mẹ được cho là gây ra tình trạng sảy thai. Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp.

Các vấn đề được cho là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai liên tiếp không phổ biến bao gồm:

  • Một tình trạng sức khỏe khiến máu của mẹ bị đông lại, còn được gọi là Hội chứng kháng Phospholipid (APS), Hội chứng dính máu hoặc Hội chứng Hughes. APS đã được tìm thấy trong khoảng 15% đến 20% các ca sảy thai liên tiếp.
  • Bệnh rối loạn đông máu di truyền, còn được gọi là Hội chứng tăng đông (Thrombophilia). Hội chứng này tương tự như APS, nhưng tình trạng này xuất hiện từ khi sinh ra chứ không đột nhiên mắc phải. Hội chứng tăng động khiến máu có nguy cơ đông lại cao hơn bình thường và điều này có thể gây sảy thai liên tiếp.
  • Các vấn đề về di truyền, bao gồm những bất thường trong các cặp nhiễm sắc thể. Điều này không gây ra nguy hiểm gì cho ba mẹ nhưng lại gây ra vấn đề di truyền cho em bé. Sẩy thai liên tiếp có liên quan đến sự bất thường về nhiễm sắc thể chiếm khoảng từ 2%-5% các cặp vợ chồng.
  • Các vấn đề với tử cung (dạ con) hoặc cổ tử cung của mẹ bầu. Mẹ có thể có tử cung với hình dạng bất thường, hoặc cổ tử cung yếu.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng âm đạo cũng làm tăng nguy cơ sảy thai muộn và sinh non. Các bác sĩ vẫn đang tìm hiểu lý do tại sao các loại nhiễm trùng này có thể gây sảy thai liên tiếp.
  • Một vấn đề với hormone của người mẹ. Một số căn bệnh, chẳng hạn như đa nang buồng trứng có liên quan đến sẩy thai liên tiếp. Nhưng cho đến nay chúng ra vẫn chưa hoàn toàn hiểu được mối quan hệ của chúng cũng như các cách điều trị hiệu quả.
  • Ngoài ra còn có một số yếu tố lối sống ảnh hưởng đến nguy cơ sảy thai. 

Sảy thai liên tiếp 2 lần phải làm sao

Sảy thai liên tiếp ảnh hưởng đến mẹ bầu

Đôi khi, nguyên nhân chỉ đơn giản là sự ảnh hưởng từ tuổi tác của mẹ bầu. Càng lớn tuổi, mẹ càng dễ bị sảy thai. Tuổi tác của người cha cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Một điều đáng buồn đó là mỗi lần mang thai không thành công thì cơ hội có thai kỳ khỏe mạnh vào lần sau sẽ giảm xuống.

Từ khoảng 35 tuổi, số lượng và chất lượng trứng của mẹ bắt đầu giảm nhanh hơn. Điều này làm cho vật chất di truyền trong trứng không hoạt động tốt trong quá trình thụ tinh. Do đó, em bé có nguy cơ gặp bất thường trong nhiễm sắc thể. Điều này cũng làm tăng khả năng sảy thai.

Mặc dù tất cả những nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến sảy thai, nhưng thường thì các bác sĩ không tìm ra lý do gây sảy thai cụ thể. Tình trạng này còn được gọi là sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân. Khi những lý do gây ra sảy thai liên tiếp được phát hiện, số lượng các trường hợp không rõ nguyên nhân này sẽ nhanh chóng giảm xuống.

Sảy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì?

Nếu đã có ba lần sảy thai liên tiếp trở lên, bác sĩ đa khoa sẽ giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khám phụ khoa. Bác sĩ phụ khoa sẽ tìm hiểu lý do khiến mẹ liên tục bị sảy thai. Mẹ bầu sẽ được yêu cầu:

Tiến hành xét nghiệm

Mẹ cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra Hội chứng kháng Phospholipid (APS), hoặc Hội chứng đông máu. Các xét nghiệm sẽ tìm ra các kháng thể liên quan tới các hội chứng này. Kháng thể là hóa chất mà cơ thể chúng ta sản xuất để chống nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ tiến hành hai bài kiểm tra cách nhau ít nhất sáu tuần, để biết chắc chắn liệu mẹ có bị APS hay không.

Nếu bị APS, mẹ vẫn có cơ hội mang thai thành công với sự chăm sóc đúng từ bác sĩ. Trong lần mang thai tới, bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ các loại thuốc chống đông máu như aspirin và heparin để điều trị APS.

Bố mẹ có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra các bất thường nhiễm sắc thể. Đây được gọi là Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (Karyotype). Nếu phát hiện bất thường, cha mẹ nên được giới thiệu đến một chuyên gia di truyền lâm sàng và để được tư vấn về di truyền học.

Sảy thai liên tiếp 2 lần phải làm sao

Một chuyên gia sẽ giúp giải thích về sự bất thường này và thảo luận về cơ hội mang thai khỏe mạnh của mẹ.

Mặc dù vậy, đôi khi các xét nghiệm cũng không thể đưa ra câu trả lời. Nếu bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân cho việc sảy thai thì cha mẹ có thể xem đó là lý do để mong đợi sự may mắn hơn vào lần tới nếu muốn tiếp tục có con. 

Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm thêm nếu mẹ bị sảy thai. Mẹ có thể đồng ý xét nghiệm các mô thai bị mất hoặc khám nghiệm tử thi thai nhi nếu bị sảy thai muộn. Những xét nghiệm này có thể phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể.

Các mô từ nhau thai cũng có thể được kiểm tra để tìm ra dấu hiệu của một vấn đề nào đó. Nếu một sự bất thường được phát hiện thì mẹ sẽ có nhiều khả năng mang thai thành công vào lần sau, bởi điều này thường chỉ xảy ra một lần.

Siêu âm

Bác sĩ nên tiến hành siêu âm để kiểm tra tử cung của mẹ. Nếu tử cung mẹ có hình dạng bất thường, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới sảy thai. Tùy thuộc vào trường hợp bất thường gặp phải, mẹ vẫn có khả năng mang thai thành công. Một số bất thường có thể được điều trị ngay bằng phẫu thuật.

Nếu bác sĩ chẩn đoán cổ tử cung của mẹ bị yếu hoặc ngắn, mẹ bầu sẽ được siêu âm bổ sung trong lần mang thai tiếp theo.

Bác sĩ sẽ khó tìm ra tình trạng cổ tử cung yếu trong trường hợp mẹ đang không mang thai. Nhưng bác sĩ sẽ nghi ngờ khả năng này nếu trong lần mang thai trước mẹ bị vỡ ối sớm hoặc không có cảm giác đau khi cổ tử cung mở ra. 

Trong lần mang thai tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẫu để đặt một mũi khâu vào cổ tử cung của mẹ giúp ngăn chặn việc sảy thai. Mẹ sẽ được bác sĩ giải thích trước về những ưu và nhược điểm của thủ thuật này.

Tuy nhiên mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, vì tình trạng tử cung bất thường và suy yếu cổ tử cung đều là những tình trạng hiếm gặp.

Sảy thai liên tiếp có chữa được không? Điều trị và cách phòng tránh sảy thai liên tiếp

Nếu việc sảy thai diễn ra không rõ nguyên nhân thì mẹ vẫn có cơ hội mang thai thành công trong tương lai. Mẹ sẽ được chăm sóc rất cẩn thận và được siêu âm cũng như sự hỗ trợ thêm từ khi bắt đầu mang thai. 

Nếu cha hoặc mẹ có vấn đề về nhiễm sắc thể gây ra sảy thai, thật khó để nói về cơ hội sinh con khỏe mạnh nếu cha mẹ chỉ tiếp tục cố gắng mang thai tự nhiên. Những vấn đề này không thể biến mất sau mỗi lần mẹ thụ thai. Mỗi cặp vợ chồng sẽ gặp vấn đề di truyền khác nhau. Bố mẹ nên tìm đến một chuyên gia về rối loạn di truyền để được tư vấn chuyên sâu. Chú ý rằng những bài thuốc chữa sảy thai liên tiếp không có cơ sở y học sẽ không mang lại hiệu quả.

Chỉ một vài nguyên nhân gây ra sảy thai tái phát có thể điều trị được. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa sản để hỏi về cơ hội thành công của mẹ. Không ai có thể chắc chắn về điều này nhưng bác sĩ sẽ cân nhắc đến bệnh sử, tuổi tác và kết quả xét nghiệm khi thảo luận về cơ hội mang thai của mẹ.

Mẹ sẽ rất khó khăn và mệt mỏi khi phải đối mặt với mất mát của bản thân, mẹ cũng sẽ lo sợ mình có thể đối mặt với việc có em bé nữa hay không. Mẹ hãy chia sẻ với bạn bè thân thiết, gia đình và bác sĩ về cảm xúc của mình để được an ủi và mạnh mẽ hơn.