Sinh mổ bao lâu thì tập bụng

Khi mang thai, mẹ bầu phải tích cực tẩm bổ các chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, sau sinh nhiều các bà mẹ thường bị vỡ vóc dáng, thân hình xồ xề do mỡ thừa lưu lại quá nhiều, gây mất tự tin, stress trầm trọng. Để tìm lại được vóc dáng ngon lành cành đào thì tập gym kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất. Vậy sau sinh bao lâu thì tập gym được?

1. Tác dụng không ngờ của việc tập gym đối với phụ nữ sau sinh.

Trước khi tìm hiểu sau sinh bao lâu thì tập gym thì chúng ta cần biết việc tập gym có lợi ích gì đối với cơ thể người, đặc biệt là phụ nữ sau sinh:

Vóc dáng của phụ nữ sau sinh sẽ không còn như trước

  • Giảm đau lưng.

  • Giải tỏa căng thẳng, áp lực sau sinh, tăng cường khí chất giúp ngăn chặn trầm cảm.

  • Cải thiện quá trình tuần hoàn máu và phục hồi cơ bắp.

  • Phục hồi cơ thể sau sinh, hỗ trợ tiêu hóa.

  • Tiêu hao lượng mỡ thừa mang lại cơ thể rắn chắc.

  • Tránh được các nguy cơ mắc bệnh về tĩnh mạch.

2. Sau sinh bao lâu thì tập gym được?

Mặc dù tập gym mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh, thế nhưng đối với các cơ thể có thể trạng yếu thì không phù hợp để tập gym. Tùy vào ca sinh thường hay sinh mổ để có thể tính được thời điểm vàng để tập gym cho mẹ sau sinh. Vậy hãy tìm hiểu xem sau sinh bao lâu thì tập gym nhé:

2.1. Đối với cơ thể sinh thường

Với những ca sinh thường thì sau sinh khoảng 2 - 3 tháng là cơ thể người mẹ có thể tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, không mất nhiều sức, không tác động mạnh lên các cơ như: đi bộ, đạp xe tại chỗ,...

Sau đó, các mẹ có thể tăng cường độ tập dần lên theo thể trạng của mình.

2.2. Đối với những ca sinh mổ

Thời gian phục hồi của người sinh mổ lâu hơn so với sinh thường khoảng 1 - 2 tháng, nghĩa là khoảng 4 tháng sau khi sinh mổ thì các mẹ có thể vận động tập luyện, và cường độ tập luyện vẫn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ, nếu sau 4 tháng vết mổ chưa hoàn toàn lành lặn thì tốt nhất nên chờ thêm 1 - 2 tháng.

Đặc biệt, tránh tác động mạnh ở phần bụng trong thời gian tập đầu và cần hỏi ý kiến bác sĩ đối với những ca mổ có rạch tầng sinh môn.

Tuy nhiên, trong đây chỉ là thời gian ước tính cho những người khỏe mạnh bình thường. Còn những cá nhân mang trong mình thêm bất cứ căn bệnh gì thì đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn tập luyện.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì tập gym lại được?

3. Phương pháp tập gym cho phụ nữ sau sinh

Khi xác định được Sau sinh bao lâu thì tập gym, các mẹ nên bắt đầu tham khảo phương pháp tập dưới đây trước khi tập nhé:

3.1. Bài tập đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng

Đây là phương pháp giúp giảm mỡ bụng hiệu quả, các mẹ cần phải lên lịch trình đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng khoảng 5km đổ về hoặc sử dụng máy chạy bộ ở mức độ nhẹ tại nhà, cần phải kiên trì tập luyện đều đặn.

3.2. Ngồi thiền

Thiền có thể giúp cơ thể đốt cháy lượng calo thừa, ổn định tinh thần, giảm căng thẳng. Phương pháp này khá an toàn và nhẹ nhàng, chỉ cần xếp bằng 2 chân, ngồi thẳng lưng và thả lỏng tay. Thời gian thiền hợp lý khoảng 3 - 5 phút là đủ.

3.3. Các tư thế tập Plank

Bài tập Plank gồm các tư thế: Elbow Plank, Plank nhún hông, Plank siêu nhân, nghiêng chân,... Các mẹ nên chống đẩy với 30s - 40s hoặc lặp đi lặp lại động tác khoảng 20 lần, tránh tập luyện quá lâu.

3.4. Bài tập Squat

Tuy là bài tập mông nhưng bài tập này vẫn có khả năng làm thon gọn vòng 2 hiệu quả.

Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp khác, bạn có thể tham khảo huấn luyện viên hoặc tìm hiểu trên các trang mạng.

Các tư thế tập cho các mẹ sau sinh

4. Tác hại của việc tập gym quá sớm của phụ nữ sau sinh

Nếu các mẹ bỏ qua thông tin sau sinh bao lâu thì tập gym, chắc là phải gánh chịu hậu quả khá lớn khi tập luyện với cơ thể chưa phục hồi. Sau đây là các triệu chứng giúp các mẹ nhận biết tập gym quá sớm sau sinh:

  • Dịch âm đạo có màu đỏ và tiết ra nhiều hơn so với bình thường.

  • Bị xuất huyết.

  • Cảm thấy đau khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bụng và cơ quan sinh nở.

  • Cơ bắp run rẩy, nhức mỏi kéo dài.

  • Có các triệu chứng như: khó thở, tim đập nhanh, mắt mờ đi và thậm chí ngất xỉu. Ở trường hợp này cần phải đi tới bệnh viện kịp thời.

5. Lưu ý về tập gym cho phụ nữ sau sinh

Nếu bạn có ý định tập gym để tìm lại vóc dáng sau sinh thì hãy chú ý tới các vấn đề sau:

Đầu tiên phải tìm hiểu sau sinh bao lâu thì tập gym.

  • Bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng, không quá sức: Dù thực hiện ca sinh thường hay sinh mổ thì các bạn đều phải bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng nhất có thể như: yoga, đạp xe, đi bộ nhẹ nhàng từ tốn,... và tránh tác động mạnh ở phần bụng và ngực.

  • Tập luyện với thời gian ngắn: Mỗi ngày chỉ nên tập 10 - 20 phút để dần làm quen với vận động sau những ngày lót ổ để tránh làm cơ thể bị sốc.

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé: mặc dù muốn lấy lại vòng 2 nhanh chóng, nhưng đây không phải là lúc có thể ăn kiêng, thay vào đó hãy cho con bú nhiều hơn để hỗ trợ giảm cân.

6. Tập gym có ảnh hưởng gì tới việc cho con bú không?

Sau khi sinh thì đại đa số các mẹ đều phải thực hiện chức trách cho con bú đều đặn. Vậy việc tập gym có ảnh hưởng gì tới việc cho con bú không?

Câu trả lời là không nhé. Chỉ cần bản tập luyện đúng phương pháp và tránh được các lưu ý khi tập gym thì vẫn đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và lượng sữa cho con bú.

Việc luyện tập gym của mẹ không ảnh hưởng tới việc cho con bú

Kết luận, bài viết sau sinh bao lâu thì tập gym trên đây đã tóm tắt cơ bản nhưng thông tin cần thiết cho các mẹ sau sinh muốn đi tập gym lấy lại vóc dáng. Nếu vẫn còn thắc mắc xin để lại comment bên dưới bài viết để được giải đáp cụ thể hơn. Chúc các mẹ sớm lấy lại cho mình vóc dáng để để không phải ngậm ngùi không mặc vừa những bộ cánh yêu thích nhé.

Phụ nữ sau sinh cơ thể sẽ có nhiều thay đổi khiến chị em mất đi sự tự tin, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy nên nhiều chị em nóng lòng muốn tập thể dục thể thao để lấy lại sức khoẻ, vóc dáng.

Nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh là mong muốn của rất nhiều chị em

Tuy nhiên, sau sinh bao lâu thì tập thể dục được? Tập luyện như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé? Cùng xem ngay những lời khuyên, tư vấn của các bác sỹ chuyên ngành để giải đáp những vấn đề này nhé!

Hầu hết trong thời gian mang bầu và sau sinh, các chị em có thể lên cân từ 13 – 20kg bởi thời gian mang thai cần tẩm bổ nhiều chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Để lấy lại vóc dáng, chị em có thể tham gia tập luyện, vận động thể dục thể thao hay tập Gym.

Đây được xem là một trong những phương pháp giảm cân an toàn và hữu hiệu nhất cho phụ nữ sau sinh, giúp rèn luyện sức khỏe, lấy lại vóc dáng, không ảnh hưởng, không mang lại tác dụng phụ nguy hiểm cho mẹ và bé thay vì sử dụng các thực phẩm chức năng hay phẫu thuật thẩm mỹ.

Tập thể dục thể thao là phương pháp giảm cân an toàn và hữu hiệu nhất cho phụ nữ sau sinh, giúp rèn luyện sức khỏe, lấy lại vóc dáng

Nhiều nghiên cứu chứng minh những bà mẹ sau sinh ngồi nhiều dễ bị trầm cảm, chán nản, mệt mỏi, tinh thần uể oải nên việc tập luyện sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng, giúp tâm trạng vui vẻ thoải mái hơn rất nhiều.

Tập luyện thể dục, tập Gym mang lại cho chị em rất nhiều lợi ích cả về sức khỏe lẫn tinh thần:

  • Tập thể dục thể thao sau sinh giúp giảm tỉ lệ đau lưng.
  • Cải thiện khí chất, tăng cường sự lưu thông máu và tốt cho tim mạch.
  • Giảm táo bón, tránh bí tiểu.
  • Phục hồi sự săn chắc của cơ thể và giảm mỡ bụng.
  • Giảm các tai biến tim mạch.
  • Tránh nguy cơ viêm tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.

>>> Xem thêm kinh nghiệm thiết kế phòng tập yoga tại nhà cực đơn giản, không tốn chi phí mà vẫn đầy đủ công năng sử dụng.

2. Sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục

Tâm lý chung của mọi chị em là nhanh chóng lấy lại vóc dáng nhưng lại không dám tập luyện sớm bởi sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân và sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Quan niệm của cha ông ta là sau khoảng 6 tháng sau khi sinh, phụ nữ mới được hoạt động, lao động mang vác nặng, bởi nếu hoạt động sớm hơn không tốt cho cơ thể, gây nhiều bệnh tật và ảnh hưởng đến các bé.

Nếu tập thể dục lấy lại vóc dáng, các chị em cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, điều này khiến cho các chị em lo lắng về việc không đủ chất dinh dưỡng cho con bú. Do đó, thời điểm tập thể dục mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ là điều không hề đơn giản đối với chị em.

Bên cạnh việc tập thể dục, các chị em cần chú ý tới chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé

Các chuyên gia sức khoẻ đã chia sẻ như sau:

  • Đối với các chị em sinh con bằng phương pháp tự nhiên thì sau 2 tháng đầu tiên đã có thể rèn luyện thể dục thể thao. Ban đầu, các chị em chỉ nên tập những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng, không tập quá lâu hay quá nặng. Sau khi cơ thể quen dần với việc tập luyện thì mới gia tăng cường độ tập lên để phù hợp với cơ thể.
  • Đối với những chị em sinh mổ thì vết mổ lâu lành hơn cho nên cần nhiều thời gian phục hồi hơn, tầm khoảng 4 tháng trở nên thì chị em mới bắt đầu thể dục thể thao được. Sinh mổ tuỳ thuộc vào vết thương nên nếu vết thương ổn định, lành sớm các chị em có thể tập. Trong trường hợp nếu phục hồi chậm thì các chị em nên lùi lịch tập lại vài tháng nữa. Khi mới tập tránh tập, các chị em nên hạn chế tập luyện những động tác căng cơ bụng khiến ảnh hưởng tới vết mổ.

Thời gian tập thể dục nên khoảng từ 10 đến 20 phút mỗi ngày và tùy thể trạng để quyết định tập nhiều hay ít. Các chị em chú ý phải tập những động tác vừa phải và phù hợp với sức chịu đựng của bản thân. Nếu thấy sau buổi tập có các biểu hiện khác thường thì cần ngừng việc tập lại tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

>>> Xem ngay các bài tập plank giảm mỡ bụng hiệu quả giúp chị em sớm lấy lại vòng eo thon gọn, vóc dáng cân đối chỉ trong 1 tháng!

3. Tập thể dục có ảnh hưởng đến khả năng cho con bú không?

Ngoài vấn đề sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục và các chị em còn lo lắng việc tập thể dục có ảnh hưởng đến khả năng cho con bú hay không. Câu trả lời ở đây là hoàn toàn không ảnh hưởng nhé. Các chị em chỉ cần uống nhiều nước thì ngay cả việc tập luyện với cường độ mạnh cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sữa mẹ.

Tập thể dục không ảnh hưởng tới chất lượng sữa và việc cho con bú

Mặc dù vậy, các chị em nên tránh những bài tập làm cho ngực bị đau tức và nên mặc áo ngực thể thao để hỗ trợ trong khi tập thể dục. Các chị em cần lưu ý là nên cho con bú trước khi tập để bầu ngực không bị đầy, gây căng tức khó chịu.

4. Những dấu hiệu cho thấy mẹ đang tập thể dục quá mức hoặc bắt đầu quá sớm?

Các chị em cảm thấy đau trong khi tập thể dục, có thể đau ở bất kì đâu kể cả khớp, cơ và cơ quan sinh sản thì nên tập chậm lại hoặc chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn nếu như cảm thấy:

  • Cảm thấy kiệt sức thay vì khỏe hơn, được tiếp thêm năng lượng sau khi luyện tập thể dục.
  • Cơ bắp xuất hiện tình trạng đau bất thường trong thời gian dài sau khi tập luyện, gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển hoặc cơ bắp cảm thấy run rẩy khi chị em hoạt động.
  • Nhịp tim lúc nghỉ ngơi vào buổi sáng của chị em có dấu hiệu tăng hơn 10 nhịp so với nhịp tim thông thường. Dấu hiệu này cho thấy các chị em đang hoạt động quá nhiều và cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn.

>>> Xem ngay tác dụng của gập bụng mỗi ngày liệu có thực sự hiệu quả trong việc giảm mỡ bụng như chúng ta vẫn nghĩ?

5. Những bài tập thể dục cho mẹ sinh mổ

5.1 Bài tập thở sâu phục hồi cơ bụng

Các chị em nằm ngửa trên giường hoặc mặt phẳng cứng, hai đầu gối co lên, tay để trước ngực, hít sâu rồi từ từ thở ra. Những lần thở tiếp theo, lúc hít vào, chị em hãy cố gắng cử động cơ vùng bụng [chỗ có vết thương] rồi từ từ thở ra.

Bài tập này có thể áp dụng ngay sau sinh để khởi động cơ thể, làm quen dần với các hoạt động ở mức độ nhẹ. Chị em tập khoảng 4 – 5 lần/ngày sẽ có tác dụng hồi phục rất tốt.

5.2 Bài tập xoay tròn

Chị em nằm trên giường hoặc mặt phẳng cứng, thả lỏng cơ thể. Tiếp theo xoay tròn từng chân [tưởng tượng như mình đang vẽ một vòng tròn lên không trung bằng bàn chân].

Tiếp theo gập đầu gối rồi duỗi chân ra phía trước. Lặp lại động tác này 3 lần, mỗi ngày tập khoảng 2 lần.

Bài tập thể dục xoay tròn sau sinh

>>> Xem ngay top 10+ dụng cụ tập thể dục giảm mỡ bụng tại nhà cực hiệu quả, rẻ, tự nhiên, không tốn kém hay có tác dụng phụ như dùng thực phẩm chức năng, phẩu thuật thẩm mỹ.

5.3 Bài tập lưng

Chị em dựa lưng vào tường trong tư thế ngồi và có thể kê thêm gối sau lưng cho êm. Hai chân duỗi thẳng, ngồi thẳng lưng. Lúc đầu động tác này có thể hơi đau nhưng cố gắng thực hiện từ từ từng ít một, chị em sẽ quen dần.

Tiếp theo, chị em nghiêng người sang một bên đồng thời xoay gối. Bài tập này lúc đầu khó thực hiện bởi có thể khiến vết mổ bị đau tuy nhiên nó sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn rất nhiều.

SẢN PHẨM THAM KHẢO Xem thêm

5.4 Bài tập hóp bụng

Chị em nằm ngửa, co đầu gối, hai bàn chân chống xuống giường [hoặc mặt phẳng cứng] sau đó co các cơ bụng khoảng 2 – 3 giây rồi thả lỏng. Tiếp tục tập luyện với cơ âm đạo [giống bài tập Kegel, co các cơ lại giống như động tác đang nín tiểu]. Lặp lại các động tác này khoảng 5 lần, tập 2 lần/ngày.

Khi mới tập, động tác này có thể khiến vết mổ hơi đau nhưng nếu kiên trì tập thì sẽ không những giúp chị em sớm phục hồi mà còn rất hiệu quả trong việc hỗ trợ lấy lại vòng 2 thon gọn.

Bài tập hóp bụng có thể khiến vết mổ hơi đau nhưng sẽ giúp chị em sớm phục hồi, rất hiệu quả trong việc hỗ trợ lấy lại vòng 2 thon gọn.

>>> Xem ngay tư vấn dinh dưỡng của bác sỹ để biết ăn gì để giảm mỡ bụng nhanh nhất.

6. Các lưu ý quan trọng khi tập thể dục sau sinh mổ

Các lưu ý quan trọng khi tập thể dục sau mổ mà các chị em cần biết:

  • Không quá nôn nóng hay tập quá sức: Chị em hãy đợi đến đợt thăm khám đầu tiên sau kỳ hậu sản, thường là 1 tháng sau đó, khi có kết luận cơ thể đã hồi phục hoàn toàn thì bắt đầu tập luyện bằng những bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần. Cơ thể cần khoảng 6 tháng để trở lại bình thường như trước khi bầu bí và sinh nở, các khớp và dây chằng mất 3 – 5 tháng để được như cũ, vì vậy cần kiên nhẫn và chỉ tăng cường độ tập luyện sau thời gian này nhé.
  • Bảo vệ ngực khi tập luyện: Dù việc tập thể dục khi cho con bú không ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa miễn là các chị em uống nhiều nước và không để mất sức nhưng chị em cần tránh các bài tập làm ngực bị đau, nên mặc áo ngực thể thao khi tập luyện hay cho bé bú trước khi tập là cần thiết để bảo vệ ngực trong suốt quá trình luyện tập.
  • Ngưng tập ngay khi có dấu hiệu bất thường: Tập thể dục gắng sức hoặc quá sớm có thể làm cho sản dịch tiết ra nhiều hơn. Nếu chảy máu với số lượng lớn hoặc cảm thấy đau đớn, kiệt sức thay vì khỏe khoắn hơn thì chị em cần ngưng tập và đến bệnh viện ngay để được thăm khám kịp thời.
  • Không kết hợp ăn kiêng quá sớm sau sinh: Việc áp dụng một chế độ ăn hà khắc có nguy cơ bị mất sữa, chất lượng sữa giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Vì vậy, các chị em cần chú ý để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để có dòng sữa chất lượng cho bé.
  • Chia nhỏ khoảng thời gian tập luyện trong ngày: Nếu quá chăm luyện tập với cường độ cao, chị em sẽ đẩy cơ thể mình vào tình trạng tuột dốc về cả thể lực và tinh thần. Vì thế, chỉ nên tập 2 hoặc nhiều lần trong ngày trong khoảng thời gian ngắn thay vì tập 1 lần liên tục trong khoảng thời gian dài nhằm đảm bảo việc tập luyện không chỉ làm săn chắc các bắp thịt vốn bị giãn vì sinh nở, mà còn làm gia tăng năng lượng cho cơ thể và giúp bạn có được tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.

7. Tổng kết

Việc tập luyện thể dục sau sinh sẽ hỗ trợ chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng và không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên chị em không nên quá nóng vội hay tập luyện quá sức dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa – nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất và duy nhất cho bé.

Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các chị em!

Thể Thao Đông Á chúc các chị em và các bé luôn mạnh khỏe. 

>>> Xem thêm 50+ ghế tập ta đa năng giúp chị em dễ dàng tập luyện nhiều bài tập ngay tại nhà để giảm cân, săn chắc cơ thể, lấy lại vong eo thon gọn.

Video liên quan

Chủ Đề