So sánh ai cập và lưỡng hà

Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề So Sánh Nền Văn Minh Ai Cập Và Lưỡng Hà xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất vào ngày 29/05/2022 trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung So Sánh Nền Văn Minh Ai Cập Và Lưỡng Hà nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, chủ đề này đã thu hút được 37.521 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Nền Văn Minh Của Nhân Loại [Phần I]: Văn Minh Lưỡng Hà
  • Phân Biệt Ngay Trật Khớp Và Bong Gân Với Những Dấu Hiệu Đơn Giản Này!
  • Bong Gân Và Trật Khớp Trong Chấn Thương Thể Thao
  • 9 Cách Phân Biệt Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Phi Nhân Thọ Khác Nhau
  • So Sánh Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ
  • Bốn thiên niên kỷ đã trôi qua kể từ khi Dabitum, người con gái tôi tớ bị phụ bạc gửi gắm tâm tư của mình đến người tình và cũng là ông chủ.

    “Nữ nô Dabitum hèn mọn xin kính cẩn thưa với đại chủ rằng điều thiếp nói trước với chàng nay đã xảy ra. Từ bảy tháng nay, tội nghiệp đứa con nhỏ đã chết mà không ai muốn lo cho thiếp cả. Xin chàng hãy thương hại mà ra tay, nếu không thiếp sẽ chết. Nếu số phận buộc thiếp phải chết thì thiếp cũng cam chịu, nhưng trước khi nhắm mắt, thiếp chỉ mong sao được nhìn thấy mặt chàng lần cuối.”

    Ngày nay, sở dĩ chúng ta vẫn có thể hiểu được tâm trạng của một thiếu nữ đã sống cách đây 4 ngàn năm, vẫn có thể thương cảm cho tình cảnh của nàng – bởi vì nàng đã dùng một phương tiện truyền thông độc đáo – đó là chữ viết có đã trên 5 ngàn năm.

    Chữ viết đầu tiên

    Chữ viết chắc chắn là một bước khởi đầu cho nền văn minh. Khi nàng Dabitum viết ra những hàng chữ tuyệt vọng đó thì văn tự đã hiện hữu trong nền văn hóa Nam Lưỡng Hà hơn một thiên niên kỷ.

    Lưỡng Hà, tiếng Âu châu là Mesopotamia, ngụ ý miền nằm giữa hai con sông. Ðó là sông Tigris và Euphrates nằm trong vùng mà nay là lãnh thổ Iraq. Di sản văn tự của nền văn hoá cổ xưa này được để lại nhiều hơn là những gì của các giai đoạn về sau.

    Người Lưỡng Hà viết bằng cách dùng một cái que để khắc hình hay dấu vào một mảnh đất sét còn dẻo chỉ nhỏ bằng bàn tay. Một khi đã được phơi khô hay nung, những văn tự bằng đất sét này rất bền.

    Theo chuyên gia Irving Finkel ở Viện Bảo Tàng Anh Quốc, những nổ lực ghi chép đầu tiên chưa thực sự có thể gọi là văn tự. “Ban đầu, khái niệm ghi chép rất là đơn giản. Ta có thể gọi đó là giai đoạn ‘ tiền văn tự’ . Người Lưỡng Hà cổ đại thường vẽ hình ảnh sơ sài để tượng trưng những gì mà họ muốn ghi chép.”

    “Chẳng hạn như khi muốn lập một danh sách các chum vại, họ cẩn thận vẽ hình cái chum trên một mảnh đất sét, rồi viết cạnh đó một con số. Mãi sau này mới có người chợt nghĩ ra là hình ảnh không những có thể chỉ vật đó mà còn diễn tả tên vật đó trong tiếng nói.”

    Như vậy, giả dụ tiếng Lưỡng Hà là tiếng Việt, ta có thể vẽ một cái ấm, và dùng cái đó để chỉ ra âm thanh ‘ ấm’ như trong chữ ‘ ấm ớ’ – tức là không có liên hệ gì với ấm nước cả. Người đầu tiên nghĩ ra việc dùng chữ chỉ tiếng gọi của một vật thay vì dùng hình ảnh của chính vật đó để mô tả nó chính là một thiên tài vĩ đại đã đóng góp lớn lao cho nền văn minh.

    Người này chắc hẳn thuộc dân tộc Sumer, vì Sumer nằm trong vùng Lưỡng Hà – nơi văn tự đầu tiên xuất hiện trong một ngôn ngữ gọi là tiếng Sumer. Nay ngôn ngữ học gọi văn tự của người Sumer là cuneiform – tdl là văn tự hình góc, vì chữ cunei của tiếng La tinh có nghĩa là một góc.

    Cũng học giả Irving Finkel cho biết, “Khi người Sumer bắt đầu dùng chữ viết, họ dùng rất nhiều đường cong. Nếu muốn viết chữ heo, họ vẽ một cái hình tiêu biểu là cái mõm, hai vành tai rồi vài sợi lông tua tủa. Nhưng đất sét không phải là một cái nền tốt để vẽ các đường cong.”

    ” Thành ra chẳng bao lâu các đường cong được quy ước hóa thành những đường thẳng mà người ta có thể nhanh chóng khắc hay nhấn vào đất sét bằng một cái que. Và văn tự hình góc phát triển theo lối đó.”

    Thoạt đầu, văn tự này được tạo ra không phải để viết thư hoặc để sáng tác một tác phẩm văn học. Nên biết chữ viết phát sinh từ hệ thống thư lại. Các nha lại – nôm na là thành phần thư ký kế toán – từ thời cổ đại đã muốn dùng ký tự để quản lý kinh tế hữu hiệu hơn – vì nhờ ký tự mà họ có thể kiểm soát các số liệu và lập ra những danh sách.

    Theo học giả Irving Finkel, những chứng tích cổ nhất về chữ viết còn tồn tại đến ngày nay là những bản kiểm kê tồn kho. “Nhưng chẳng bao lâu sau khi chữ viết được phát minh, người ta bắt đầu dùng nó vào các việc khác và ta thấy xuất hiện những văn bản nằm ngoài phạm vi hành chánh – đầu tiên là danh sách từ ngữ được thu lượm để dạy học và chẳng bao lâu sau đó, nền văn chương sơ khai dựa trên chữ viết bắt đầu ló dạng.”

    Đào tạo thư lại

    Trong nền văn minh Sumer, những bản từ vựng được soạn ra cốt để dạy các thiếu niên trở thành thư lại – đó là thành phần duy nhất trong xã hội Sumer biết đọc và viết. Ngay cả các vua chúa Sumer cũng hiếm có người biết chữ.

    “Buổi sáng tôi dậy sớm. Nhìn mẹ tôi nói: ‘Mẹ cho con đem gì theo để ăn trưa, con muốn đi đến trường’. Mẹ đưa cho tôi hai cái bánh và tôi lên đường. Mẹ cho tôi hai cái bánh và thế là tôi đi học. Ðến trường, thầy giám thị hỏi: ‘Sao con đến trễ?’ Tôi sợ quá, tim đập thình thình, tôi lật đật đi vào lớp trước cả ông thầy.”

    Giới thư lại Lưỡng Hà đã không tìm cách đơn giản hóa chuyện viết lách để khiến cho nhiều người có thể biết chữ hơn. Có thể là nhờ thói dấu nghề đó mà ít ai có thể cạnh tranh với họ về toán và viết.

    Toán học

    Người Sumer thời đó không có các mẫu tự để học. Mẫu tự chỉ xuất hiện mãi về sau vào khoảng năm 1000 B.C., tại vùng đất mà hiện nay là Syria. Nhưng học trình cho thư lại Sumer có cả môn toán cùng với môn đọc và viết. Bà Eleanor Robson thuộc trường đại học Oxford ở Anh Quốc giải thích rằng người Lưỡng Hà đếm theo hệ lục thập phân thay vì thập phân như chúng ta ngày nay.

    “Chúng ta còn thấy tàn dư của hệ lục thập phân này qua cách chúng ta tính thời gian – tức là 60 giây một phút và 60 phút một giờ. Và từ Lưỡng Hà cách đếm này đã đến với chúng ta một cách gián tiếp qua ngả thiên văn học của Hy Lạp.”

    Ngày nay chúng ta dùng 10 ký hiệu từ ” 0″ đến ” 9″ để viết các con số, nhưng người Sumer chỉ dùng hai ký hiệu mà thôi. Ðể viết con số 24 chẳng hạn họ vẽ hai mũi tên quay về phía trái để chỉ 20, rồi 4 vạch hình cọc thẳng để chỉ số 4. Ngoài mũi tên và cọc, họ không có một ký hiệu nào khác – không có dấu nhân, cũng không có ký hiệu đại số.

    Người Lưỡng Hà đã biết đến đại số học – thậm chí họ có thể giải cả phương trình với hai hoặc ba ẩn số nhưng tất cả đều được viết ra thành văn. Những phiến đất sét để lại từ thời 2000 năm trước Công Nguyên cho thấy các bài tóan mà học trò thời đó phải giải.

    Bà Eleanor Robson nhận xét có những bài toán của người Lưỡng Hà rất đáng chú ý – chẳng hạn như tính thể tích từ kích thước và hình dạng của một đống thóc. Ðó là những bài toán thực dụng. Họ cũng tính toán bằng phân số hay tỉ số. Nhưng cũng có những bài toán mà mục đích thuần túy là để tìm hiểu những logic của toán học.

    Ðiều đáng lưu ý nhất là họ phân biệt những bài toán thực tiễn và những bài toán lý thuyết. Dường như giới thư lại Sumer quan tâm đến toán học vì mê thích cái logic chứ không phải chỉ vì lợi ích thực tiễn của nó mà thôi. Rõ ràng đó là một dấu hiệu của văn minh.

    Nhưng học giả Irving Finkel thì cho rằng giới thư lại còn có một sở trường khác. “Họ luôn luôn ham thích những ngôn từ kỹ thuật. Ngay từ đầu họ đã soạn ra những quyển tự điển và họ luôn luôn luôn quan tâm đến góp nhặt ghi chú các từ ngữ và cách sử dụng cũng như phiên dịch chúng.”

    Bà Eleanor Robson cho biết các thư lại ứng dụng toán vào đo lường. “Ðó là khả năng cơ bản để quản lý nhân công và vật liệu ở tầm mức lớn. Tỷ như khi cần phải đào lại một con kênh, một nhà trắc địa phải đo đạc rồi tính toán để suy ra con số dân phu phải thuê.”

    “Rồi mỗi năm, tất cả công việc lại được thư lại tổng kê, để xem dân phu có làm đủ công hay chưa. Giới chủ nhân Lưỡng Hà cũng khôn lắm – nếu năm nay làm chưa đủ, thì dân phu phải làm bù trong năm tới, nhưng nếu năm nay họ làm quá mức thì họ ráng chịu – tức là năm tới không được nghỉ bù.”

    Ngoại ngữ

    Chữ viết lần đầu tiên được thông dịch sang một ngôn ngữ khác khi một tộc bộ Akkad thuộc giống nòi Semit đến Sumer. Người Akkad có một tiếng nói khác với người Sumer.

    Một số thư lại tại Lưỡng Hà chắc hẳn phải biết cả hai thứ tiếng – nhất là kể từ khi tiếng Akkad trở thành tiếng nói thường ngày của đại chúng, và tiếng Sumer chỉ còn là ngôn ngữ của sách vở và tôn giáo.

    Theo học giả Irving Finkel thành phần thư lại Lưỡng Hà nổi tiếng là có tài quan sát. “Quan sát là một điểm mạnh của họ – từ quan sát bệnh tật đến quan sát các vì sao – và họ còn ghi lại cẩn thận những gì thấy được. Các ghi chép của họ về sự di chuyển của các hành tinh quả thật là chính xác, vô cùng tỉ mỉ.”

    Lao động

    Đào kênh khơi ngòi là một công việc sống còn đối với một dân tộc cần phải có nguồn nước của các sông Tigris và Euphrates để tưới những cánh đồng khô cằn của họ. Quan hệ lao động trong mấy ngàn năm qua cũng không thay đổi gì mấy.

    Học giả Jeremy Black thuộc trường đại học Oxford cho biết tầm quan trọng của các công trình này được phản ảnh qua văn học Lưỡng Hà, nhất là trong huyền thoại sáng thế của họ.

    “Trong huyền thoại của người Lưỡng Hà, họ, các vị thần trẻ được mô tả như là những công nhân vô kỷ luật bị đưa đi lao động ở những công trường xây dựng, như được mô tả trong bài thơ ATRAHASIS.

    Thiên thần lam lũ

    đào kênh khơi ngòi

    khai thông huyết mạch

    làm đất phì nhiêu

    đào sông Tigris

    vét dòng Euphrates

    Thiên thần nhọc mệt

    đếm ngày đếm tháng

    hơn ba ngàn năm

    đêm đêm ngày ngày

    kêu lơn cải cọ

    còn đất còn đào

    Thấy các thiên thần quá khổ cực, Thượng Ðế bèn tạo ra con người để gánh bớt cái nợ đời cho họ. Huyền thoại sáng thế này còn phản ánh thời tiết, địa dư và sinh thái của vùng Lưỡng Hà nữa. Tỉ như truyền thuyết về lụt lội. Sông Tigris có thể gây ra những trận lụt khổng lồ vào mùa xuân. Vùng Lưỡng Hà mà nay là Iraq vốn rất bằng phẳng, thành ra nước sông không cần phải dâng cao lắm cũng có thể làm ngập toàn bộ vùng đất này”.

    Theo giáo sư Nicholas Postgate thuộc Ðại học Cambridge, có một giả thuyết cho rằng sở dỉ nền văn minh lại phát triển tại miền Nam Lưỡng Hà cũng như tại các nền văn minh cổ sơ khác như Ai Cập và Trung Quốc – là vì nhu cầu về nguồn nước của nông nghiệp.

    “Nông nghiệp càng phát triển thì càng cần phải có một cơ cấu hành chánh. Và văn minh nẩy sinh từ hệ thống hành chánh. Nhưng lúc gần đây các nhà nhân chủng và khảo cổ lại cho rằng vùng Nam Lưỡng Hà chỉ cần một hệ thống thủy lợi cỡ nhỏ cũng đủ để thỏa mãn nhu cầu của họ. Nếu điều đó là đúng thì có lẽ xã hội đã trở nên phồn thịnh trước, rồi cơ cấu hành chánh phức tạp mới theo sau.”

    Văn minh

    Từ ” văn minh” như chúng ta biết có thể bao hàm các giá trị tinh thần cũng như vật chất. Về vật chất, nhờ văn minh mà cuộc sống được phồn thịnh hơn, xã hội được cai quản tốt hơn. Chữ viết cũng đã có vai trò trong chiến tranh. Trong số những văn bản cổ xưa đến từ Lưỡng Hà có một báo cáo của một chỉ huy trình lên cấp trên:

    “Ðã năm ngày nay bề tôi đóng ở chỗ như đã thoả thuận để chờ cho đám quân từ Hana tới, nhưng họ không chịu tập trung dưới cờ. Vậy rất mong tướng quân chấp thuận cho bề tôi đem một số phạm nhân trong ngục ra chém đầu để bêu chung quanh doanh trại để cho các binh sĩ kinh sợ mà mau chóng tập trung lại.”Dân Lưỡng Hà khá hiếu chiến và có vẻ cũng chẳng xem trọng tính mạng con người hơn những dân tộc cổ đại khác.

    Nhưng trong xã hội Lưỡng Hà vẫn có một cái gì đó mà ta có thể gọi là văn minh được.

    Chẳng hạn như có các vì vua đã dựng lên những tấm bia ghi lời tuyên bố cấm người giàu bóc lột người nghèo. Ðôi khi họ còn giúp đỡ dân nghèo bằng cách xóa nợ.

    Nhờ đó mà nhiều trẻ em bị đưa đi làm nô lệ đã được sớm về đoàn tụ với gia đình. Hành động nhân đạo đó đã được ghi lại trong các chiếu dụ của vua chúa Lưỡng Hà hồi 2400-2350 B.C

    Các từ ngữ nói lên các giá trị văn minh xuất hiện trong đủ mọi thứ văn bản của thời đó. Giáo sư Jeremy Black thuộc đại học Oxford đơn cử chữ ‘ nhân bản’ có từ thời Lưỡng Hà.

    “Trong một luận văn viết theo thể đối thoại mà các học trò thời đó phải học, ông thầy nói với học trò như thế này: ‘Ta đã cho con tất cả những gì con có. Khi con đến với ta, con như một con chó con chưa mở mắt. Ta đã giúp con nên người, ta đã cho con ‘ nhân bản’… Ðoạn văn này đã dùng đúng chữ ‘ nhân bản’ – danh từ trừu tượng chỉ đức tính của con người. Và đó ắt hẳn là một cái gì tương tự như khái niệm của chúng ta về một giá trị văn minh.”

    Những khái niệm trừu tượng

    Có một từ trong tiếng Sumer, một danh từ số nhiều, gọi là ” me” rất khó dịch sang một thứ tiếng khác. ‘Me’ là sức mạnh điều hành vạn vật – kể cả văn minh của con người.

    Ðôi khi ” me” được mô tả như là một cái gì rất cụ thể – chẳng hạn như một ngôi đền hay một xã hội văn minh vì lý do nào đó bị suy đồi thì người ta nói cái ” me” của chúng bị gom lại và vứt một xó như là một đống dụng cụ vô dụng.

    Nhưng đôi khi ” me” cũng được liệt kê ra thành một danh sách, bao gồm công lý, trí khôn, hoà bình, chiến tranh, tiếng nói và yên lặng… như thể chúng là những yếu tố cấu thành của văn minh.Và ‘ me’ còn bao gồm vương chế và các cấp bậc tôn giáo, cùng những cơ cấu vô hình cần phải bảo trì.

    Trách nhiệm của nhà vua và các vị thần thánh là điều hành mọi chuyện sao cho đúng để bồi dưỡng cái ‘ me’ của xã hội và vũ trụ. Ðiều đó cho thấy người Lưỡng Hà xem văn minh là một cái gì rất mong manh mà sự tồn tại tùy thuộc vào ý chí và đạo đức của con người.

    Văn hóa thành thị

    Tại Lưỡng Hà, các đơn vị tổ chức chính trị đầu tiên là thành phố. Di tích các thành phố cổ hơn Lưỡng Hà đã được tìm thấy tại các nơi khác ở Trung Ðông, nhưng không đâu có thể so sánh được với sự phổ biến của các thành thị này tại vùng đồng bằng Nam Lưỡng Hà.

    Chính văn hoá thị thành này có vẻ đã tạo ra những triển vọng mới cho loài người. Dù sao chăng nữa danh từ văn minh mà ta dùng để dịch chữ ‘civilisation’ của tiếng Anh vốn bắt nguồn từ chữ La tinh ” civis” có nghĩa là một người dân thành thị.

    Giáo sư Nichola Postgate thuộc đại học Cambridge giải thích mỗi thành thị Lưỡng Hà có một vị thần đở đầu. “Thần này ủy quyền cho một nhà chức trách để thay thần trông lo cho dân chúng.”

    ” Ðôi khi người lãnh đạo này được mô tả như một người chăn cừu, mà chủ của bầy cừu là vị thần đở đầu, còn dân chúng tất nhiên là bầy cừu.”

    “Mỗi thành phố có một huyền thoại như thế. Khi thành phố tập hợp lại thành một vương quốc thì người cai trị tối cao là vua. Vào khoảng các năm 2700, 2600 B.C. hay muộn hơn có một vị vua tên là Kish – người nắm quyền kiểm soát một số các đô thị Lưỡng Hà nhưng không nhân danh thần thánh nào cả.

    “Lại có một thành phố khác mà có vẻ như được coi là trung tâm tôn giáo của Nam Lưỡng Hà – đó là Nippur. Người cai trị Nippur hầu như không bao giờ có quyền lực chính trị, nhưng lại được chấp nhận là lãnh tụ tinh thần của toàn bộ Nam Lưỡng Hà.”

    Sau này, thành phố nổi tiếng nhất Lưỡng Hà là Babylon đã trở nên một trung tâm quyền lực. Tất cả các thành phố của vùng Lưỡng Hà đều sống nhờ vào nông phẩm thặng dư do các vùng quê chung quanh sản xuất. Việc phát minh ra một lưỡi cầy mới đã khiến cho Lưỡng Hà phồn thịnh về kinh tế và nhờ vậy đóng góp vào việc tạo dựng nền văn minh.

    Văn học

    Văn học Lưỡng Hà có những vần thơ tuyệt đẹp về khung cảnh đồng nội. Trong bài thơ sau đây, khi tân lang của nữ thần Inanna được các người hầu gái dẫn vào chiếc giường hợp cẩn, họ thỏ thẻ bên tai chàng như thế này:

    Mong chàng…

    như một nông phu – vun xới cánh đồng

    … như một kẻ chăn cừu – con chiên đầy đàn

    Mong thay…

    Trên giàn nho trổ thành chùm

    Ngoài đồng lúa mạch trổ bông

    Dưới sông cá chép tung tăng

    Trong đầm chim cò ríu rít

    Trong gió bải sậy rì rào

    Mong thay…

    Sa mạc đón mừng cây cỏ

    Rừng rú vui vầy hươu nai

    Những thửa vườn xanh mát

    sẽ cho mật ngon rượu nồng

    … và rau tươi trái ngọt ê hề

    Mong thay…

    với đức độ của chàng

    đời sống hoàng cung

    sẽ trở thành vĩnh cửu…

    Trong văn chương Lưỡng Hà, chất văn minh rỏ nét nhất là những quan tâm đối với thân phận con người, cũng như khả năng biến những quan tâm này thành những tác phẩm văn học có phẫm chất cao.

    Tất cả những tình cảm hỉ nộ ái ố được mô tả trong văn học Lưỡng Hà đã làm người ta ngạc nhiên vì cho dù hơn 4 ngàn năm đã trôi qua, chúng vẫn rất gần gủi với con người đương đại.

    Nền văn minh Lưỡng Hà là mốc cổ xưa nhất – mà di tích còn cho phép chúng ta tiếp cận được qua văn tự. Nếu đúng như ước đoán, ngôn ngữ con người đã hiện hữu cách đây khoảng một triệu năm. Nếu tính kể từ thời Lưỡng Hà cách đây khoảng 4, 5 ngàn năm, trên nhiều phương diện, người Sumer rất giống chúng ta.

    Trần Hạnh phóng viên BBC

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giao Lưu Văn Học: Đặt Tên Nhân Vật. So Sánh Tiếng Anh Và Tiếng Việt.
  • Tiếng Việt Hay Tiếng Anh Dễ Hơn
  • Những Điểm Khác Biệt Về Văn Hóa Giữa Việt Nam Và Hàn Quốc
  • Khác Nhau Giữa Văn Hóa Hàn Và Việt
  • “so Sánh Văn Hóa Hai Nước Việt Nam Và Nhật Bản Với Tiêu Chí Cư Dân Và Đặc Trưng Văn Hóa”
  • --- Bài mới hơn ---

  • Phân Biệt Ngay Trật Khớp Và Bong Gân Với Những Dấu Hiệu Đơn Giản Này!
  • Bong Gân Và Trật Khớp Trong Chấn Thương Thể Thao
  • 9 Cách Phân Biệt Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Phi Nhân Thọ Khác Nhau
  • So Sánh Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ
  • Danh Sách Các Công Ty Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Cập Nhật
  • Thành viên Việt Vân ghi lại từ bài đọc ” Nền văn minh nhân loại” Diễn đàn Sansangdethanhcong.com class="img-cus" src="//i0.wp.com/www.sansangdethanhcong.com/caches-images/https2dotxetxeti11dotwp1dotcomxethoangquang1dotfiles1dotwordpss1dotcomxet2009xet06xetls-11dotjpg.jpg?w=400">Lưỡng Hà là nền văn minh nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates, mà nay là lãnh thổ Iraq [nguồn: Sarissa]

    “… Nữ nô Dabitum hèn mọn xin kính cẩn thưa với Đại Chủ rằng điều thiếp nói trước với chàng nay đã xảy ra. Từ bảy tháng nay tội nghiệp đứa con nhỏ đã chết mà không ai muốn lo cho thiếp cả, xin chàng hãy thưong hại mà ra tay nếu không thiếp phải chết. Nếu số phận buộc thiếp phải chết thì thiếp cũng cam chịu, nhưng trước khi nhắm mắt thiếp chỉ mong sao được nhìn thấy mặt chàng lần cuối…” Bốn thiên niên kỷ đã trôi qua kể từ khi Dabitum người con gái tôi tớ bị phụ bạc đó gửi gắm tâm tư của cô đến người tình và cũng là ông chủ. Cuộc tình ngang trái đó đã diễn ra tại miền nam Lưỡng Hà mà nay là lãnh thổ Iraq.

    Ngày nay sở dĩ chúng ta vẫn có thể hiểu được tâm trạng của một thiếu nữ đã sống cách đây 4000 năm và vẫn thương cảm cho tình cảnh của nàng bởi vì nàng đã dùng một phương tiện truyền thông độc đáo, đó là: chữ viết. Chữ viết giúp ta lưu truyền thông điệp qua không gian và thời gian, tổ chức xã hội, diễn tả những tư tưởng phức tạp, và cũng nhờ chữ viết mà văn học và khoa học mới nảy sinh. Tất cả những yếu tố đó đều quan trọng đối với cái ta gọi là Một Nền Văn Minh.

    Chữ viết chắc chắn là một bước khởi đầu cho nền Văn Minh. Dạng chữ viết được phát minh ra tại miền nam Lưỡng Hà cách đây trên 5000 năm. Khi nàng Dabitum viết ra những hàng chữ tuyệt vọng kia thì văn tự đã hiện hữu trong nền văn hoá nam Lưỡng Hà hơn một thiên niên kỷ.

    Lưỡng Hà tiếng Âu Châu là Mesopotamia, ngụ ý là miền nằm giữa hai con sông. Đó là hai con sông Tigris và Euphrates nằm trong vùng mà nay là lãnh thổ Iraq. Và điều đáng ghi nhớ là di sản văn tự của nền văn hóa cổ xưa này được để lại nhiều hơn là những gì phát xuất từ những giai đoạn về sau. Nguyên do là vì người Lưỡng Hà viết bằng cách dùng một cái que để khắc hình, hay dấu, vào một mảnh đất sét còn dẻo chỉ nhỏ bằng bàn tay. Một khi được phơi khô hay nung thì những văn tự bằng đất sét này rất bền.

    Theo chuyên gia Irvin Finco ở viện bảo tàng Anh Quốc những nổ lực ghi chép đầu tiên chưa thật sự có thể gọi là văn tự. “… Ban đầu khái niệm ghi chép rất là đơn giản, ta có thể gọi đó là giai đoạn “tiền văn tự”. Người Lưỡng Hà cổ đại thường vẽ hình ảnh sơ sài để tượng trưng những gì mà họ muốn ghi chép. Chẳng hạn như khi muốn lập một danh sách các chum vại họ cẩn thận vẽ hình một cái chum lên một mảnh đất sét rồi viết cạnh đó một con số. Mãi sau này mới có người chợt nghĩ ra là hình ảnh không những có thể chỉ vật đó mà còn diễn tả vật đó trong tiếng nói”. Như vậy giả dụ tiếng Lưỡng Hà là tiếng Việt ta có thể vẽ ra một cái ấm và dùng cái đó để chỉ ra âm thanh “ấm” như trong chữ “ấm ớ” nghĩa là không có liên hệ gì với chữ “ấm nước” cả.

    Người đầu tiên nghĩ ra việc dùng chữ chỉ tiếng gọi của một vật thay vì dùng hình ảnh của chính vật đó để mô tả nó chính là một thiên tài vĩ đại đã đóng góp lớn lao cho nền Văn Minh. Người này chắc hẳn thuộc dân tộc Sumer, vì Sumer nằm trong vùng Lưỡng Hà nơi văn tự đầu tiên xuất hiện trong một ngôn ngữ gọi là tiếng Sumer. Nay ngôn ngữ học gọi văn tự của người Sumer là: Cuneiform; tạm dịch là “văn tự hình góc” vì chữ cunei trong tiếng Latinh có nghĩa là “một góc”.

    Cũng học giả Irvin Finco cho biết “Khi người Sumer bắt đầu dùng chữ viết họ dùng rất nhiều đường cong. Nếu muốn viết chữ “heo” họ vẽ một cái hình tiêu biểu cái mõm, hai vành tai rồi vài sợi lông tua tủa. Nhưng đất sét không phải là một loại nền tốt để vẽ những đường cong cho nên chẳng bao lâu những đường cong được quy ước hóa thành những đường thẳng mà người ta có thể nhanh chóng khắc hay nhấn vào đất sét bằng cái que, và văn tự hình góc phát triển theo lối đó. Thoạt đầu văn tự này được tạo ra không phải để viết thư hoặc là để sáng tác một tác phẩm văn học. Nên biết chữ viết phát sinh từ hệ thống thư lại. Các nha lại, nôm na là thành phần thư ký kế toán từ thời cổ đại đã muốn dùng ký tự để quản lý kinh tế một cách hữu hiệu hơn. Vì nhờ ký tự mà họ có thể kiểm soát các số liệu và lập ra những danh sách. Những chứng tích cổ nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay là những bản kiểm kê tồn kho. Nhưng chẳng bao lâu sau khi chữ viết được phát minh người ta bắt đầu dùng nó vào những việc khác và ta thấy xuất hiện những văn bản nằm ngoài phạm vi hành chính. Đầu tiên là danh sách từ ngữ được thu lượm để dạy học và chẳng bao lâu sau đó nền văn chương sơ khai dựa trên chữ viết bắt đầu ló dạng”.

    “Buổi sáng tôi dậy sớm nhìn Mẹ tôi nói: Mẹ cho con cái gì mang theo để ăn trưa? Con muốn đi đến trường. Mẹ đưa cho tôi hai cái bánh và tôi lên đường. Mẹ cho tôi hai cái bánh và thế là tôi đi học. Đến trường thầy Giám Thị hỏi: sao con đến trể? Tôi sợ quá, tim đập thình thình, tôi lật đật đi vào lớp trước cả ông thầy”

    Và ta nên biết là người Sumer thời đó không có khắc mẫu tự để học đâu. Mẫu tự chỉ xuất hiện mãi về sau, tức là khoảng năm 1000 trước Công Nguyên tại vùng đất mà hiện nay là Syria. Nhưng học trình cho thư lại Sumer có cả môn toán cùng với môn đọc và viết.

    Bà Eleno Ropson thuộc trường đại học Oxford ở Anh Quồc cho biết: “Người Lưỡng Hà đếm theo hệ lục thập phân thay vì thập phân như chúng ta ngày nay và chúng ta còn thấy tàn dư của hệ lục thập phân này qua cách chúng ta tính thời gian tức là 60 giây một phút và 60 phút một giờ. Và từ Lưỡng Hà cách đếm này đã đến với chúng ta một cách gián tiếp qua ngã thiên văn học của Hy Lạp. Ngày nay chúng ta dùng 10 ký hiệu, từ số 0 đến số 9 để viết các con số, nhưng nguời Lưỡng Hà chỉ dùng hai ký hiệu mà thôi. Chẳng hạn để viết con số 24 thì họ vẽ hai mũi tên quay về phái trái để chỉ số 20 rồi vẽ thêm bốn vạch hình cọc thẳng để chỉ số bốn. Ngoài hai ký hiệu mũi tên và cọc thì họ không còn ký hiệu nào khác, không có dấu nhân mà cũng không có ký hiệu đại số.”

    Tưởng cũng nên biết máy điện toán cũng làm những bài toán khổng lồ phức tạp nhưng chỉ dựa trên hai số mà thôi, đó là số 0 và số 1. Nhưng người Lưỡng Hà đã biết đến đại số học, thậm chí họ có thể giải những phương trình với hai hoặc ba ẩn số, nhưng tất cả đều được viết ra thành văn. Những phiến đất sét để lại từ thời 2000 năm trước Công Nguyên cho thấy các bài toán mà học trò thời đó phải giải.

    Bà Ropson cho biết tiếp: “Có những bài toán rất đáng chú ý chẳng hạn như tính thể tích từ kích thước và hình dạng của một đống thóc, đó là những bài toán thực dụng. Họ cũng tính toán bằng phân số hay tỷ số, nhưng cũng có những bài toán mà mục đích thuần túy chỉ là để tìm hiểu những logic của toán học. Điều đáng lưu ý nhất là họ phân biệt những bài toán thực tiễn và những bài toán lý thuyết. Dường như giới thư lại Sumer quan tâm tới toán học vì họ mê thích cái logic của nó chứ không phải chỉ vì lợi ích thực tiễn mà thôi”. Rõ ràng đó là dấu hiệu của một nền văn minh.

    Nhưng Irvin Finco thì cho rằng giới thư lại còn có một sở trường khác: “Giới thư lại luôn luôn ham thích những ngôn từ kỹ thuật, ngay từ đầu họ đã soạn ra những quyển tự điển và họ luôn luôn quan tâm đến việc góp nhặt, ghi chú các từ ngữ và cách sử dụng cũng như phiên dịch chúng. Chữ viết lần đầu tiên được phiên dịch sang một ngôn ngữ khác khi một bộ tộc Akhart thuộc giống nòi Sumit đến Sumer. Người Akhart có tiếng nói khác với người Sumer. Một số thư lại tại Lưỡng Hà ắt hẳn đã phải biết cả hai thứ tiếng nhất là khi tiếng Akhart trở thành tiếng nói thường ngày của đại chúng và tiếng Sumer chỉ còn là ngôn ngữ của sách vở và tôn giáo”.

    Thành phần thư lại tại Lưỡng Hà nổi tiếng là có tài quan sát. Học giả Irvin Finco cho biết tiếp: “Quan sát là một điểm mạnh của họ, từ quan sát bệnh tật đến quan sát các vì sao và họ còn ghi lại cẩn thận những gì thấy được. Các ghi chép của họ về sự di chuyển của các hành tinh quả thật là chính xác. Cách liệt kê tỉ mỉ của họ thì quả thật không thể nào chê được. Giới thư lại Lưỡng Hà đã không tìm cách đơn giản hoá chuyện viết lách để khiến cho nhiều người biết chữ hơn. Có thể nhờ tính dấu nghề đó mà ít ai có thể cạnh tranh được với họ về toán và viết.”

    Bà Eleno Ropson: “Về căn bản hầu hết các ứng dụng về toán là đo lường vì đó là khả năng cơ bản để quản lý nhân công và vật liệu ở tầm mức lớn. Tỷ như khi phải đào lại một con kênh, một nhà trắc địa phải đo đạt rồi tính toán để suy ra con số dân phu phải thuê. Rồi mỗi năm tất cả công việc lại được thư lại tổng kết để xem dân phu có làm đủ công hay chưa. Gìới chủ nhân Lưỡng Hà cũng khôn lắm, nếu năm nay làm chưa đủ thì dân phu phải làm bù trong năm tới, nhưng nếu năm nay họ làm quá mức thì họ phải ráng chịu tức là năm tới họ không được nghỉ bù”!

    Quan hệ lao động trong mấy ngàn năm qua cũng không thay đổi gì mấy phải không quí vị?

    Bức tranh thế kỷ 16 của Martin Heemskerck miêu tả Vườn treo Babylon. Phía sau có thể thấy lờ mờ hình Tháp Babel [Nguồn: Wikipedia] Nên biết đào kênh khơi ngòi là một công việc sống còn đối với một dân tộc cần phải có nguồn nước của các sông Tigris và Euphrates để tưới những cánh đồng khô cằn của họ. Học giả Jeremy Black thuộc trường đại học Oxford giải thích tầm quan trọng của các công trình này được phản ánh qua văn học Lưỡng Hà như thế nào nhất là trong huyền thoại sáng thế của họ: “Trong huyền thoại của người Lưỡng Hà các vị Thần trẻ được mô tả như là những công nhân vô kỷ luật bị đưa đi lao động ở những công trường xây dựng như được mô tả trong bài thơ Atahashi:

    Thiên thần lam lũ đào kênh khơi ngòi

    Khai thông huyết mạch làm đất phì nhiêu

    Đào sông Tigris vét dòng EuphratesThiên thần nhọc mệt đếm ngày đếm tháng

    Hơn ba ngàn năm đêm đêm ngày ngày

    Kêu lên cãi cọ còn đất còn đào

    Thấy các thiên thần làm cu li quá khổ thượng đế bèn tạo ra con người để gánh bớt cái nợ đời cho họ. Huyền thoại sáng thế này còn phản ánh thời tiết, địa dư và sinh thái của vùng Lưỡng Hà nữa. Tỷ dụ như truyền thuyết về lụt lội. Nên biết sông Tigris có thể gây ra những trận lụt khổng lồ vào mùa xuân. Vùng Lưỡng Hà mà nay là Iraq vốn rất bằng phẳng thành ra nước sông không cần phải dâng cao cho lắm cũng có thể làm ngập toàn bộ vùng đất này”.

    “Có một giả thiết cho rằng sở dĩ nền văn minh đã phát triển tại miền nam Lưỡng Hà cũng như tại các nền văn minh cổ sơ khác nhu Ai Cập và Trung Quốc là vì nhu cầu về nguồn nước của nông nghiệp. Nông nghiệp càng phát triển thì cần phải có một cơ cấu hành chánh và văn minh nảy sinh từ hệ thống hành chánh. Nhưng lúc gần đây các nhà nhân chủng và khảo cổ lại cho rằng vùng nam Lưỡng Hà chỉ cần một hệ thống thủy lợi cỡ nhỏ cũng đủ để thỏa mãn nhu cầu của họ. Nếu điều đó là đúng thì có lẽ xã hội đã trở nên phồn thịnh trước rồi cơ cấu hành chánh phức tạp mới theo sau”. Đó là lời của giáo sư Nicholas Pausecase thuộc đại học Cambrige.

    Từ “Văn Minh” như chúng ta biết có thể bao hàm các giá trị tinh thần cũng như vật chất. Về vật chất nhờ văn minh mà cuộc sống được phồn thịnh hơn, xã hội cũng được cai quản tốt hơn. Chữ viết cũng đã có vai trò trong chiến tranh. Trong số văn bản cổ xưa đến từ Lưỡng Hà có một báo cáo của một chỉ huy trình lên cấp trên như thế này:

    “Đã năm ngày nay bề tôi đóng ở chỗ như đã thỏa thuận để chờ cho đám quân từ Hana tới, nhưng họ không chịu tập trung dưới cờ. Vậy rất mong tướng quân chấp thuận cho bề tôi đem một số phạm nhân trong ngục ra chém đầu bêu quanh doanh trại để cho các binh sĩ kinh sợ mà mau chóng tập trung lại”.

    Dân Lưỡng Hà xem ra cũng khá hiếu chiến và có vẻ cũng chẳng xem trọng tính mạng con người hơn những dân tộc cổ đại khác. Nhưng trong xã hội Lưỡng Hà vẫn có một cái gì đó mà ta có thể gọi là văn minh được. Chẳng hạn như có các vị vua đã dựng lên những tấm bia ghi lời tuyên bố của họ cấm người giàu bóc lột người nghèo. Và đôi khi họ còn giúp đỡ dân nghèo bằng cách xóa nợ và nhờ đó mà nhiều trẻ em bị đưa đi làm nô lệ đã được sớm về đoàn tụ với gia đình. Hành động nhân đạo đó đã được ghi lại trong các Chiếu Dụ của vua chúa Lưỡng Hà hồi 2350 đến 2400 trước Công Nguyên. Các từ ngữ nói lên các giá trị văn minh xuất hiện trong đủ mọi thứ văn bản của thời đó.

    Giáo sư Jeremy Black thuộc đại học Oxford cho hay: “Tỷ như hai chữ “Nhân Bản”, ta có thể tưởng đây là một khái niệm hiện đại nhưng thực ra nó đã có từ thời Lưỡng Hà. Trong một luận văn viết theo thể đối thoại mà các học trò thời đó phải học, ông thầy nói với học trò như thế này:

    “Ta đã cho con tất cả những gì con có, khi con đến với ta con như một con chó con chưa mở mắt, ta đã giúp con nên người, ta đã cho con Nhân Bản.”

    Đoạn văn này đã dùng đúng chữ Nhân Bản, danh từ trừu tượng chỉ đức tính của con người. Và đó ắt hẳn như một cái gì tương tự như là khái niệm của chúng ta về một giá trị văn minh. Có một từ trong tiếng Sumer, một danh từ số nhiều gọi là “Mi”, rất khó dịch sang một thứ tiếng khác. Mi là sức mạnh điều hành vạn vật kể cả văn minh của con người. Đôi khi Mi được mô tả như một cái gì rất cụ thể chẳng hạn như một ngôi đền hay một xã hội văn minh vì lý do nào đó bị suy đồi thì người ta nói cái Mi của chúng bị gom lại và vứt một xó như là một đống dụng cụ vô dụng. Nhưng đôi khi Mi cũng được liệt kê thành một danh sách bao gồm công lý, trí khôn, hòa bình, chiến tranh, tiếng nói và yên lặng như thể chúng là yếu tố cấu thành của văn minh. Và Mi còn bao gồm vương chế và các cấp bậc tôn giáo cùng những cơ cấu vô hình cần phải bảo trì. Trách nhiệm của nhà vua và các vị thần thánh là điều hành mọi chuyện sao cho đúng để bồi dưỡng cái Mi của xã hội và vũ trụ. Điều này cho thấy người Lưỡng Hà xem văn minh là một cái gì rất mong manh mà sự tồn tại tùy thuộc vào ý chí và đạo đúc của con người.”

    Điêu khắc hành lễ tìm thấy ở Tell Asmar [Iraq], có tuổi từ 2750 tới 2600 trước Công Nguyên [Nguồn: Wikipedia] Ở Lưỡng Hà các tổ chức chính trị đầu tiên chính là thành phố. Di tích của các thành phố cổ hơn Lưỡng Hà được tìm thấy tại các nơi khác ở Trung Đông nhưng không đâu có thể so sánh được với sự phổ biến của các thành thị này tại vùng đồng bằng nam Lưỡng Hà. Chính văn hóa thị thành này có vẻ đã tạo ra những triển vọng mới cho loài người. Dù sao đi nữa thì danh từ Văn Minh mà ta dùng để dịch chữ Civilization của tiếng Anh thì trong đó có chữ Latin “Civil” có nghĩa là “một người dân thành thị”.

    Giáo sư Nicholas Pausecase thuộc đại học Cambrige giải thích: “Mỗi thành thị Lưỡng Hà có một vị thần đỡ đầu, thần này ủy quyền cho nhà chức trách để thay thần chăm lo cho dân chúng. Đôi khi người lãnh đạo này được mô tả như một người chăn cừu mà chủ của bầy cừu là vị thần đỡ đầu, còn dân chúng tất nhiên là bầy cừu. Mỗi thành phố có một huyền thoại như thế. Khi thành phố tập hợp lại thành một Vương Quốc thì người cai trị tối cao là Vua. Vào khoảng các năm 2700 – 2600 trước Công Nguyên hay muộn hơn có một vị vua tên là Kist, người nắm quyền kiểm soát một số các đô thị Lưỡng Hà nhưng không nhân danh một thần thánh nào cả. Lại có một thành phố khác mà có vẻ như được coi là trung tâm tôn giáo của nam Lưỡng Hà, đó là Nipua. Người cai trị Nipua hầu như không bao giờ có quyền lực chính trị nhưng lại được chấp nhận như lãnh tụ tinh thần của toàn bộ nam Lưỡng Hà. Sau này thành phố nổi tiếng nhất Lưỡng Hà là Babylon đã trở nên một trung tâm quyền lực.”

    Nên biết tất cả các thành phố của vùng Lưỡng Hà đều sống nhờ vào nông phẩm thặng dư do các vùng quê chung quanh sản xuất. Việc phát minh ra lưỡi cày mới đã khiến cho Lưỡng Hà phồn thịnh về kinh tế và nhờ vậy đóng góp vào việc tạo dựng một nền văn minh.

    Văn học Lưỡng Hà có những vần thơ tuyệt đẹp về khung cảnh đồng nội. Trong bài thơ sau đây khi tân lang của nữ thần Inana được những người hầu gái dẫn vào chiếc giường hợp cẩn, họ thỏ thẻ bên tai chàng:

    Mong chàng như một nông phu vun xới cánh đồng Như một kẻ chăn cừu con chiên đầy đàn Mong thay trên giàn nho trổ thành chùm Ngoài đồng lúa mạch trổ bông Dưới sông cá chép tung tăng Trên đồng chim cò ríu rít Trong gió bãi sậy rì rào Mong thay, sa mạc đón mừng cây cỏ Rừng rú vui vầy hươu nai Những thửa vườn xanh mát sẽ cho mật ngon rượu nồng Và rau tươi trái ngọt ê hề Mong thay, với đức độ của chàng Đời sống hoàng cung sẽ trở thành vĩnh cửu

    Tất cả những thứ tình cảm, hỷ, nộ, ái, ố được mô tả trong văn học Lưỡng Hà đã làm cho người ta ngạc nhiên, vì cho dù hơn 4000 năm đã trôi qua chúng vẫn rất gần gũi với con người đương đại. Nền văn minh Lưỡng Hà là mốc cổ xưa nhất mà di tích còn cho phép chúng ta tiếp cận được qua văn tự. Nếu đúng như ước đoán ngôn ngữ con người đã hiện hữu cách đây khoảng một triệu năm, thì, nói một cách tương đối, bốn hay năm ngàn năm đó cũng chẳng cách xa chúng ta là bao nhiều. Và người Lưỡng Hà trên nhiều phương diện rất giống chúng ta.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nền Văn Minh Lưỡng Hà [Bbc]
  • Giao Lưu Văn Học: Đặt Tên Nhân Vật. So Sánh Tiếng Anh Và Tiếng Việt.
  • Tiếng Việt Hay Tiếng Anh Dễ Hơn
  • Những Điểm Khác Biệt Về Văn Hóa Giữa Việt Nam Và Hàn Quốc
  • Khác Nhau Giữa Văn Hóa Hàn Và Việt
  • --- Bài mới hơn ---

  • Ac Và Eu: Khác Nhau Nhưng Cần Nhau
  • Bài Tập 5 Trang 30, 31 Sách Bài Tập [Sbt] Lịch Sử 12
  • Bong Gân Và Trật Khớp: Phân Biệt Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
  • Bong Gân Và Trật Khớp Trong Tai Nạn Chấn Thương
  • Hướng Dẫn Cách Lập Bảng So Sánh Kế Hoạch Với Thực Hiện Dự Án Trong Excel
  • Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim Văn minh Phương Tây.

      Văn minh Lưỡng Hà được hình thành nhờ những nguy hiểm mà họ phải trãi qua. [thiên tai, chiến tranh] [Những cơn mưa xối xả và Con đường chiến trận thuận lợi]

    Khu vườn Địa đàng nhiều thảm họa thiên nhiên, những cơn mưa xối xả, vườn Địa đàng ở phía Đông của Eden: Nào thử bạn có nhận ra đoạn văn này không: ” Và Chúa đã tạo ra 1 khu vườn ở phía Đông của Eden, và ngài đặt ở đó con người ngài đã tạo nên, từ đất mà Chúa đã tạo ra con người. Người còn tạo ra các loài cây trông thì đẹp, ăn thì ngon,.. Và có 1 dòng sông chảy từ Eden tưới cho khu vườn và từ đó nó chia thành 4 nhánh. Nhánh thứ nhất là Pison, nhánh thứ 2 là Gikhon, nhánh thứ 3 là Hiddeken, nhánh này chảy vòng qua Assyria, ở đó chúng ta goi là Tigris, và nhánh thứ tư là Euphrates”. trong Sáng Thế ký. Nó mô phỏng lại hình ảnh của khu vườn giữa ốc đảo của dòng sông thứ 3 và 4 của Chúa. Khu vườn đầu tiên con người sống với các loài động vật ở giữa thiên nhiên hào phóng, và chưa mang lại 1 rắc rối nào. Đó là 1 phần của thiên đường. Và Vườn Địa đàng là 1 tên gọi khác của khu vườn. Và Vườn Địa đàng này chính là đồng bằng Lương Hà cổ đại. Vùng đất giữa những con sông. Nhưng vùng đb Lưỡng Hà và những vùng đất bao xung quanh nó, từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư, từ cao nguyên Iran đến Địa Trung Hải là 1 thiên đường bị bao trùm bởi các thảm họa thiên nhiên như khu vườn địa đàng là thiên đàng dưới bóng đen của sự sụp đổ. Vùng đất phải chịu những cơn mưa xối xả.

    Người Ai Cập đã nói về “dòng sông Nile của bầu trời”. Nó có những cơn cuồng phong và những trận bão cát khủng khiếp, những trận lũ điên cuồng như chúng ta biết về những dòng lũ lớn mà người Do Thái lấy ra từ sử thi Babylon. Dù khi thiên nhiên không còn làm cuộc sống khổ sở và khó lường trước nữa. Nhưng thung lũng sông Nile không bao giờ là lối đi thuận tiện cho những kẻ xâm lược. Một mặt hướng ra biển. Một mặt hướng ra vùng hoang vu ngổn ngang. Vì vậy Ai Cập có thể phát triển nền văn minh của mình, mà không phải chịu cảnh chiến tranh liên miên. Nhưng 2 con sông Tigris và Euphrates là những con đường tự nhiên tuyệt vời, không chỉ để buôn bán mà còn phục vụ cho quân đội di chuyển và sự di cư của loài người. Vì vậy những người ở Lưỡng Hà vừa là binh lính vừa là thương nhân. Chủ nghĩa hiện thực, sự hung ác, nhẫn tâm của họ, một phần là do hoàn cảnh địa lý của họ. Đó cũng là 1 trong những lý do khiến những vị thần của họ trở nên khủng khiếp, không thể dự đoán và có những cách hiển linh rất dễ sợ.

    Do thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh làm các phát minh vĩ đại ra đời: bánh xe, chữ viết trừu tượng, Toán học,…. Sợ thiên nhiên nên cần xây đền thờ.

    Việc xây dựng đền thờ cần nhu cầu có chữ viết để lưu việc thiết kế, thu, chi

    Nhiều thứ lớn lao bao quanh chúng ta ngày nay bắt nguồn từ 1 vùng đất nhỏ, không lớn hơn Đan Mạch, nằm trên châu thổ sông Tigris – Euphrates mà chúng ta biết với cái tên Sumer. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cộng với những cuộc chiến tranh triền miên của họ – đặc biệt là những cuộc chiến tranh do chính họ châm ngòi, đã mở đầu 1 loạt đột phá công nghệ và thúc đẩy chuyển biến về văn hóa, xã hội, kinh tế. Chính tại Sumer, qua hệ thống tưới tiêu và thoát nước, những ngôi làng đầu tiên từ lều tranh và gạch sống đã trở thành thành phố từ thiên niên kỷ IV TCN. Những con người sáng tạo ra nền VM Lưỡng Hà này được gọi là người Sumerian.

    Chính ở vùng đất này, chúng ta cho rằng bánh xe đầu tiên đã ra đời, phát triển từ bánh xe của thợ gốm, chúng đã thay thế các chiếc xe trượt tuyết, được vận chuyển để chở những hàng hóa nặng. Khoảng 2000 TCN, nan hoa được phát minh, làm những chiếc bánh xe nhẹ hơn nhiều. Và sau đó trục xe được phát minh. Và vì vậy những người ở Cận Đông là những người đầu tiên đi săn và đánh trận bằng xe ngựa. Công cụ này mang lại cho họ lợi thế rất lớn. Cho đến khi lịch sử bắt đầu, tức là khi những văn bản [chữ viết] đầu tiên xuất hiện, khoảng 3000 TCN, chúng ta tìm thấy ở Sumer không chỉ những thành phố mà cả những đền thờ rộng lớn và cấu trúc xã hội phức tạp được lãnh đạo bởi các thầy tu. Mối liên kết xã hội được tạo ra không chỉ bởi dòng sông và nguồn nước của nó như ở Ai Cập mà còn bởi ngôi đền. Ngôi đền điều khiển, thống trị cả cộng đồng, và các vùng quê. Quanh đền thờ 1 thành phố mọc lên.

    So sánh chữ viết của người Lưỡng Hà và Ai Cập, chữ viết LH trừu tượng hơn: Và chữ viết khi đã được người Lưỡng Hà phát triển, phản ảnh 1 trong những sự khác biệt chính giữa họ và người Ai Cập. Năng lực của họ về mức độ của sự trừu tượng hóa. Hãy nhớ rằng chữ tượng hình của người Ai Cập là 1 hình ảnh, là 1 bức tranh. Người Ai Cập là người tư duy cụ thể, nên kể cả khi họ đã sử dụng những ký hiệu để diễn tả 1 âm thanh hay 1 âm tiết, thì họ luôn muốn sử dụng hình vẽ. Kể cả khi ký hiệu Alphabe cũng không chỉ đơn thuần là những chữ cái trừu tượng, mà là những bức tranh nhỏ theo cách của chúng. Nhưng sau đó những người kế tục Sumerian, người Semite, tiến thêm 1 bước. Những người Semite đến từ sa mạc Ả Rập, họ đến châu thổ Lưỡng Hà vào thiên niên kỷ thứ III. Ngay sau đó họ tiếp thu được nền văn hóa Sumerian, họ đã kết hợp các dạng chữ cái Alphabe với những đường nét hình ảnh thành 1 hệ thống duy nhất với những ký hiệu trừu tượng thay thế những bức tranh cụ thể. Nhiều bức tượng Sumerian có xu hướng trừu tượng hóa.

    Người L Hà cũng rất giỏi Toán học, lĩnh vực mà người Ai cập tỏ ra cụ thể và chặt chẽ hơn nhiều. Đây là 1 phiến đất sét viết về 1 bài toán của những học viên L Hà.

    Tôn giáo siêu thực linh thiêng khác với tôn giáo Ai Cập bắt chước thần thánh: Trong tôn giáo cũng có những điểm khác biệt. Xã hội Ai Cập 1 mực bắt chước thần thánh. Nhưng trên thực tế, Ai Cập chính họ đã sáng tạo ra 1 thế giới thần thánh, 1 bản sao của thế giới thực, nhưng rộng lớn hơn và tốt đẹp hơn nhiều. Đây cũng là điều chúng ta tìm thấy ở Hy Lạp cổ đại. Mặt khác, người Simites đã sáng tạo ra 1 thế giới thần thánh, nó xa lạ với chính nó và tách biệt với tính thần thánh của nó. Họ đã cố ý sử dụng 1 dạng chủ nghĩa siêu thực linh thiêng để thoát ly khỏi chủ nghĩa hiện thực. Nhấn mạnh vào những khía cạnh siêu phàm của thần thánh, những đôi mắt to lớn biết thôi miên và những đặc điểm siêu nhiên của họ. Bạn có thể nói khi mà người Ai cập bắt được sự khác nhau giữa con người và thần thánh bằng cách mở rộng quy mô của mọi thứ, bằng cách xây dựng những ngôi mộ, bức tượng và hình ảnh lớn hơn, thì người Simites lại quan tâm đến chất lượng, sự bí mật, những ảo mộng và bản chất. Những ngôi đền của cư dân Lưỡng Hà và đời sống tôn giáo không chỉ phản ánh rõ ràng khuynh hướng trừu tượng này mà còn giúp tạo nên và tổ chức sự trừu tượng đó.

    Đó là do cuộc sống và xã hội người Lưỡng Hà tập trung phục vụ những ngôi đền, thần thánh và các thầy tu, ít nhất là vào giai đoạn đầu.

    – Hoạt động buôn bán, khuếch tán văn hóa: Thời gian. Nhưng những ngôi đền và những người phục vụ đền đài không tồn tại trong sự biệt lập. Thứ nhất, thành phố Sumerian cần nhiều hàng hóa nhập khẩu: gỗ, đá để xây dựng; kim loại để làm ra dụng cụ và vũ khí và sau đến là lễ vật dâng thần linh. Những viên đá quý giá từ Afganistan và Ấn Độ. Những viên ngọc trai từ vịnh Ba Tư. Và do đó họ buôn bán, buôn bán rộng rãi và nhộn nhịp. Một tầng lớp thương gia hỗn tạp và độc lập dần dần hình thành. Những đoàn dân buôn có vũ khí và các con tàu buôn thời bấy giờ là những tác nhân mạnh mẽ khuếch tán văn hóa của họ.

    Những thợ thủ công tự do có thể đi cùng những đoàn buôn tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của họ. Nô lệ cũng là 1 phần trong hoạt động thương mại, bởi vì kẻ thù bại trận còn sống thì hữu ích hơn đã sống. Và những nô lệ này, cùng đi với đoàn buôn trên ngựa, hoặc trên tàu, sẽ phải được sắp xếp chổ ở khi tới các thành phố. Những người nước ngoài sẽ đòi hỏi, được đáp ứng về nhu cầu tôn giáo, giống như ngày nay có 1 nhà thờ Mỹ ở giữa Paris. Như thế những nghệ thuật và nghề thủ công đắc dụng được phát tán dễ dàng. Ví dụ cây rìu có chuôi của người Lưỡng Hà, là 1 sự phát triển lớn lao của cây rìu cổ xưa, được quấn quanh bởi những sợi thừng nhỏ. Những cây rìu của họ đã chu du tới Biển Đen và thành Troy. Những cái bánh xe quay tít của người thợ gốm, đã làm ra những cái lọ như thế này và được mang về phía Đông tới Ấn Độ, mang về phía Tây tới Hy Lạp, Ai Cập.

    Và Ai Cập đã tiếp thu những kỹ thuật làm chai lọ của người Lưỡng Hà 1000 năm sau khi chúng được phát minh ra. Khoảng 2500 TCN, Ai Cập mới tiếp thu làm chai lọ.

    – Nhưng quan trọng nhất có lẽ là những người thợ kim Lưỡng Hà và Anatonia [phía Bắc Lưỡng Hà] đã tìm cách sử dụng lò nung, để nung chảy các loại quặng: đồng đỏ vào khoảng thiên niên kỷ thứ tư, đồng vào thiên niên kỷ thứ 3 và sắt vào thiên niên kỷ thứ 2. Điều này đã làm ra các vạt dụng mới đẹp đẽ nhưng cùng làm ra các công cụ chiến tranh, giống như chiếc mũ sắt này. Kim loại cứng hơn tạo ra vũ khí mạnh hơn, dẫn đến áp đảo đối phương trong chiến tranh, và cũng áp đảo trong buôn bán vì bất cứ những gì bạn làm ra tốt hơn đối thủ của bạn, và bạn có thể bán chúng.

    – Buôn bán cũng làm cho dòng máu Sumerian pha trộn nhiều hơn, bởi vì những nhà buôn di chuyển, những nghệ nhân thợ thủ công di chuyển và nô lệ cũng đi từ nơi này tới nơi khác, vì vậy dòng máu nguyên thủy, mà tất cả người Sumerian bấy giờ thừa kế, từ 1 tổ tiên chung, ngày càng bị pha trộn mất. Kết quả là việc trông giữ ngôi đền trong thành phố lỏng lẻo dần. Và thánh nam thánh nữ trị vì thông qua các thầy tu cao nhất bị thay thế bằng 1 người thống trị thế tục hoặc 1 ông vua giống như thế này.

    – Quyền lực thế tục: Họ trị vì đất nước dưới danh nghĩa thần thánh. Bạn có thể nghĩ như thế cũng chẳng khác gì nhau, nhưng nó là bước đầu tiên tới sự quyền lực thế tục. Không thiêng liêng, ko cúng lễ, quyền lực giờ trong tay 1 người phàm trần. Mặc dù những ông vua thế tục này chỉ được coi như đại diện của thần thánh, được ủy thác để thực hiện ý chí của họ. Khi họ chiến đấu có thần chỉ huy, quân đội của họ và chính thần đánh trận chứ không phải họ. Điều đó có nghĩa là chiến thắng trong 1 trận chiến, xác định phận sự thiêng liêng của nhà vua. Và khi họ xây dựng luật pháp, họ chỉ đơn giản là diễn giải và áp dụng những nguyên tắc mà thần thánh đã nói cho họ, ngài muốn con người làm theo. Trong khi đó ở Ai Cập, công lý là 1 khía cạnh của trật tự thiêng liêng, trong đó pharaoh là 1 phần không thể tách rời. Ở đồng bằng L Hà cũng như Israel, công lý là biểu hiện các mệnh lệnh của thần thánh, ý chí của thần thánh, được viết ra bởi những người mà thần thánh tin tưởng. Ví dụ như cách mà Chúa tin tưởng Moses. Và vì vậy đấng thần linh tạo ra luật pháp, và những người truyền đạt luật pháp không còn là 1, và với sự tách biệt này, luật pháp có cuộc sống riêng của nó. Ví dụ 1 bộ luật thành văn là 1 giao kèo giữa 2 bên. Dân chúng phải tuân lệnh nhà vua, phải tuân theo luật của vua. Nhưng vua cũng phải tuân theo qui định dành riêng cho vua trong chính bộ luật đó. Và như thế, không ai đứng trên luật pháp, ít nhất trên lý thuyết là như vậy. Và mặc dù từ thời đó cho đến nay, lý thuyết thường bị phớt lờ. Đó vẫn là nguyên tắc cơ bản, có sức mạnh lớn lao, trường tồn. Bởi vì nó được tôn trọng thậm chí trong xung đột. Và vì vậy việc xây dựng và viết bộ luật thành văn bản sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và tư tưởng chính trị của cả xã hội qua các thời đại.

    – Chiến tranh tranh giành đất đai giữa các thành phố, hình thành đế chế: Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các vị vua của cư dân L Hà, chủ yếu là người điều hành quân đội và cương vị đó, chắc hẳn làm họ rất bận rộn. Bởi vì chiến tranh đóng 1 phần lớn trong cuộc sống của xã hội cổ xưa. Mặc dù những người nông dân này sản xuất thừa thải, nhưng chủ yếu nông sản tập trung vào tay 1 nhóm nhỏ trong xã hội. Điều này đã giới hạn khả năng mở rộng dân số nông thôn. Vì vậy nông dân nghèo phải tìm 1 vùng đất mới để sống. Thành phố Sumerian [chú trọng] việc khai hoang ở vùng sa mạc lẫn đầm lầy. Nhưng sau đó cũng như ngày nay, phần lớn những dụng cụ tiết kiệm lao động hiệu quả nhất bị ăn cắp. Vì vậy, có những cuộc chiến không ngừng giữa các thành phố, cố chiếm hoặc đoạt lại đất từ bên kia. Cuối cùng, chủ nghĩa đế quốc đúng nghĩa sẽ phát triển từ những cuộc chiến tranh như thế. Một số thành phố hoặc vùng đất sẽ mở rộng xa hơn, triệt tiêu các đối thủ xung quanh nó, và thiết lập sự thống trị của nó và sự thống trị của thần thánh mà nó đại diện lên những thành phố khác. Qua nhiều thế kỷ, bắt đầu khoảng 2400 TCN, có hàng loạt các đế chế, đầu tiên là các thành phố của người Ur hay Lagash và các thành phố ở phía Bắc như Akkad của người Semite [Sargon]. Vị trí chính xác của Akkad vẫn chưa được xác định. Cuối cùng là Babylon, thủ đô của 1 dân tộc Semites, người Amorites. Babylon là 1 thành phố thương mại lớn nhất vùng. Có 1 lượng ngôn ngữ và phương ngữ khổng lồ được nói rất nhiều trên đường phố và các khu chợ. Nơi đã khơi dậy, truyền cảm hứng cho huyền thoại về tháp Baben. Mặc dù những ngôi đền bậc thang hay kim tự tháp bậc thang đầu tiên được tạo nên bởi người Sumerian.

    Bộ luật đầu tiên Hammurabi: Khoảng 1800 TCN, vua Babylon Hammurabi [1810 – trị vì 1792 – 1750 BC], đứng bên trái, đã công bố cho toàn dân 1 bộ luật viết tay, công và tư. Bộ luật Hammurabi đã được khắc ở đây, trên 1 bia tưởng niệm, đã trở thành nền tảng của luật thương mại quốc tế, làm xương sống cho các hợp đồng, lợi tức, các dạng thế chấp và tất cả các loại giao dịch thương mại. Nó cũng bao gồm cả mảng hình sự và khá nghiêm khắc trong lĩnh vực đó: “Luật thứ 8” nếu 1 người ăn trộm bò, cừu, lừa, lợn hay lạc đà của đền thờ hay cung điện sẽ bị phạt gấp 3 lần. Nếu lấy trộm của người bình thường, hắn sẽ bị phạt gấp 10 lần. Nếu tên trộm không thể trả tiền, hắn sẽ bị khép tội chết. Luật thứ 110: nếu 1 nữ tu sĩ, 1 người phụng sự cho thần thánh, mà không sống trong nhà tu kín, mở cửa 1 quán rượu hoặc đi vào quán rượu và uống rượu sẽ bị thiêu sống. Luật 196: nếu 1 người làm 1 quý ông mù mắt, hắn sẽ bị móc mắt. Vì vậy nền văn minh L Hà là nơi đầu tiên khai sinh ra những thứ mà ngày nay chúng ta cho là dĩ nhiên. Bao gồm cả luật nợ máu phải trả bằng máu. Cả bộ luật và các văn tự đã được chuẩn hóa dùng để lưu giữ bộ luật, đều đến từ hoạt động buôn bán.

    – Cân đo đong đếm – Tiền: Bởi vì họ phải viết ra những thỏa thuận, và phải làm cho những thỏa thuận này thực sự có hiệu lực. Và cũng chính người đã phát minh ra việc cân đong đếm, rất cần thiết cho việc buôn bán và cực kỳ hữu ích để thống kê thu chi của đền thờ,và việc xây dựng các công trình công cộng. Và trong lúc ấy kiểu quan hệ có trật tự của cư dân thành thị, đã đòi hỏi cách chia thời gian chính xác hơn người nông thôn. Vì vậy người Sumerian đã chia ngày và đêm thành 2 giai đoạn 12 giờ, tức là 24 giờ như chúng ta có ngày nay. Họ đã chế tạo ra nhiều dụng cụ để đo những khoảng thời gian này. Họ và người Babylon cũng chia năm ra thành tuần, mỗi tuần có 7 ngày. Ý tưởng này sau đó được người Do Thái học tập và tiếp tục phát triển, bằng cách đưa ra 1 ngày nghỉ cuối tuần.

    Và cuối cùng những người Sumerian và những người bà con đầu nguồn của họ đã phát minh ra đơn vị đo mà ta gọi là tiền. Cho đến lúc đó thì sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ đã đóng 1 vai trò thực sự quan trọng trong nền kinh tế mới và 1 chuẩn mực chung là rất cần thiết để tất cả các loại hàng hóa đều được đo lường, đều được định giá. Cuối cùng thì 1 con bò đáng giá bao nhiêu? Hay 1 cái bình? Hoặc 1 tên nô lệ? và những chuẩn giá trị mang tính quy ước này sẽ được sử dụng như 1 vật ngang giá trong trao đổi, mà bạn có thể dùng để mua các vật dụng, và định giá công lao động – tức là trả lương.

    Vì vậy chuẩn đầu tiên được sử dụng có lẽ là lúa mạch, 1 thứ thiết yếu của cuộc sống. Trên thực tế, trả lương và trả tiền thuê nhà đất là hình thức chuyển đổi phổ biến nhất, dùng lúa mạch trong suốt 2000 năm, thậm chí cho đến khi Hammurabi ra đời, khoảng từ 1800 đến 1700 TCN. Nhưng sau đó là kim loại, cụ thể là bạc và đồng [cho những giao dịch nhỏ] đã được thừa nhận là vật ngang giá thuận tiện nhất. Thế kỷ thứ VIII TCN, vua Assyri đã bắt đầu đóng dấu trên những thanh bạc. Vào TK thứ VII TCN, các vị vua Lydian bắt đầu làm đồng xu như thế này. Nhưng ban đầu giá trị của bạc hay đồng trong trao đổi không phải là giá trị quy ước mà là lượng kim loại trong nó. Như vậy bạn phải cân, 1 chút bất tiện.

    Dù vậy, sự chấp nhận vật ngang giá bằng kim loại mang tính quy ước đã đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế tự nhiên trong đó các vật dụng được đổi chác trực tiếp sang nền kinh tế tiền bạc, trong đó mọi thứ đều có thể được định giá, bằng rất nhiều đồng bạc hoặc nhiều bó lúa mạch. Và kết quả của việc này là bạn có thể đánh giá tài sản của ai đó không phải ở thực phẩm, ở nô lệ hay các vật dụng khác [chính chúng cũng có thể bị tiêu thụ, sử dụng hay thưởng thức] mà bằng 1 vật ngang giá trừu tượng chung thứ không thể được tiêu thụ mà chỉ có thể được trao đổi để lấy bất kỳ vật dụng hay dịch vụ hữu ích nào. Vì vậy người sản xuất có thể sản xuất chỉ để bán ra thị trường chứ không phải cho chính họ hoặc lao động cho 1 người có nhu cầu gì đó và sẵn sàng trả công cho anh ta. Bạn có thể sản xuất cho thị trường, bạn có thể tự định giá cho thị trường. Và bạn cũng có thể thể đổi nó đi, và dùng nó để lấy những gì bạn muốn ở 1 thời điểm khác. Thêm nữa vật ngang giá mới có thuộc tính như lúa mì, lúa mạch và gia súc: nó có thể tái tạo, nó có thể sinh sôi. Giống như ngũ cốc, giống như thú nuôi. Tiền có thể xem như nguồn vốn và có thể được sử dụng để đảm bảo nguồn thu tức là lợi nhuận và nếu bạn cho vay bạn sẽ được lãi. Vì vậy cho đến thời Hammurabi, khoảng 3800 năm trước, xã hội rất cần 1 hệ thống pháp luật, và bộ luật Hammurabi ra đời. Chúng ta sẽ xem xét nó trong chương trình tiếp theo….

    Ở các đế quốc Assyria, Persia và Neo-Babylon, kim loại đã làm một cuộc cách mạng không chỉ trong sản xuất dụng cụ mà còn trong cả xã hội.

    Vai trò to lớn của kim loại, nhất là sắt trong phát triển văn minh nhân loại

    Từ các cuộc chiến tranh đẫm máu của các đế chế cổ đại Assyria, Babylon, Ba Tư,…[1945 BC – 328 BC] hình thành nên nền văn minh. Khi 1 đế chế lật đổ 1 đế chế khác, thương mại và văn hóa phát triển, người man di bị chế ngự, những thành phố mới mọc quanh Địa Trung Hải. Nhờ vai trò của sắt.

    – Chiến tranh tìm kiếm nguyên liệu, đã tạo sự thịnh vượng vùng Trung Đông: Vấn đề TIỀN: Ở vùng Lưỡng Hà, những nhà buôn ngày càng giàu có, ngân quỹ các ngôi đền ngày càng tăng. Họ còn cho vay tiền lấy lãi. Hoạt động như những Ngân hàng. Và thật sự, sự thịnh vượng này chỉ dành cho 1 phần nhỏ dân số. Thật kỳ quặc, 1 trong những nhân tố gây nên sự thịnh vượng và phá vỡ bầu không khí ngột ngạt của kinh tế TNK 3, đó là những cuộc chiến tranh cướp bóc tàn bạo. Mà nhờ đó các hoàng đế của Akkad [2334 BC], sau đó là Babylon [1894 BC], Nineveh ghi danh vào lịch sử. Chính chiến tranh, chứ không phải hòa bình, đã dẫn tới bước nhảy vọt nhất của xã hội. Một phần mục đích của các cuộc chiến đấu này là kim cương và quặng kim loại mà họ không thể hoặc không muốn bỏ tiền ra mua của những bộ lạc thổ dân hay của ngoại quốc.

    Người Ai Cập thường hay tiến hành các cuộc viễn chinh để lấy quặng đồng trong sa mạc Sinai. Tương tự như thế người Sumer, và đặc biệt hơn là những vị vua Semitic ở Akkad và Babylon đã phái những đoàn thám hiểm tới phía Bắc và Tây để lấy những nguyên liệu thô họ cần: kim loại, đá, gỗ. Những cuộc chiến tranh cướp bóc của các vị hoàng đế như Sargon, Assyria khoảng 1850 TCN cũng gây thương vong khủng khiếp. Assyria, bắc Lưỡng Hà, các vị vua ngập chìm trong kiêu căng và máu. Những thành phố bị chiếm, cướp và thiêu cháy. Những tù nhân bị lột da sống hoặc đóng cọc xuyên qua người. Đầu, bàn tay và chân bị cắt ra nhiều vô kể.

    – Chiến lợi phẩm quá dồi dào, chuyển thành hàng hóa làm phát triển kinh tế tiền tệ, phát triển giới thương nhân trung lưu: Nhưng bên cạnh sự cướp bóc, giết người và trấn áp là danh sách dài những chiến lợi phẩm vàng bạc, kim loại, nông sản, gia súc và nô lệ. Vua Arsurbanipal, Assyria, vào TK 7 BC đã khoe khoang như sau: con người, lừa, lạc đà, cừu ta mang về Assyria như hàng hóa. Khi Arsurbanipal phân phát lạc đà và cừu cho nhân dân, nhiều tới nỗi làm giá sụt xuống, cho tới khi chúng có 1 sự cân bằng trên thị trường. Những người chủ quán rượu được lạc đà. Những người nô lệ cũng có lạc đà. Sự phân phối những chiến lợi phẩm tràn lan [những thứ đáng lẽ cất trong kho nếu 1 đất nước không bị xâm lược] đã làm lan tỏa sức mua ra cả Lưỡng Hà. Điều đó khuyến khích cung và cầu đồng thời tù nhân bổ sung nguồn nô lệ và nhân công có tay nghề. Những nhà buôn ký giao kèo để được tùy ý sử dụng những của cướp được và đồ cống nạp sẽ kiếm nhiều lợi lộc. Và những người làm công cho họ cũng có lợi. Chúng ta gọi đó là giai cấp trung lưu, nằm giữa nhóm chính phủ và các thầy tu và bên kia là số đông người nghèo khổ. Nền kinh tế tiền tệ lan rộng cho đến khi cả đất đai không còn là riêng của Thượng đế hay vua, nó cũng có thể được mua bán giống như những vật phẩm khác.

    Công nghệ mới vũ khí đồng – kinh tế kim loại bền vững – thị trường thành thị: Chiến tranh giúp truyền bá cái ta gọi là có thể gọi là “văn hóa”. Ví dụ sự thành công của quân đội Akkadian là do họ có vũ khí và áo giáp bằng đồng. Muốn chống lại người Akkadian bắt buột phải có quân trang tương tự. Phải tìm thợ rèn và cung cấp nguyên liệu thô. Phải tổ chức thương mại. Những đế quốc như vậy ở Lưỡng Hà, có kẻ đi chinh phục và đồng hóa và có kẻ phản kháng lại. Và như vậy, sự phản kháng cũng làm nảy sinh các hình thái kinh tế thời đồng thau phụ thuộc vào thương mại. Cũng giống với kinh tế của kẻ xâm lược, người phản kháng có thể tạo ra. Trên thực tế, trong suốt lịch sử, tác nhân phổ biến những tiến bộ kỹ thuật và kinh tế không phải cái cày mà chính là cổ chiến xa.

    Thực tế vào đầu Đồng thau, khoảng 2400 TCN, cũng là thực tế ở thời kỳ hỗn loạn, nhiều thế kỷ sau đó, khi các triều đại man di kế tiếp nhau ở Babylon và tài sản, cuộc sống của tất cả mọi người đều bị đe dọa trước những cuộc tấn công liên miên thời đó.

    Điều gì đã xảy ra trong những sự kiện đó? Là sự cướp bóc ở những làng quê. Sự sụp đổ của các khối bất động sản lớn. Điều đó nhấn mạnh 1 chân lý: nền kinh tế kim loại bền vững và cơ động có giá trị hơn nhiều so với kinh tế nông nghiệp thiết thực nhưng dễ phá hủy. Bảo vệ 1 túi bạc dễ hơn 1 cánh đồng lúa mạch. Trong suốt giai đoạn này, nền kinh tế tự nhiên đã sụp đỗ trong hỗn loạn hết lần này tới lần khác nhưng khuyến khích phát triển kinh tế tiền tệ. Kinh tế tiền tệ phát triển hay ít nhất sự trao đổi đã phát triển, thì việc sản xuất phục vụ thị trường trở nên thông dụng. Những thương nhân thấy họ có thể dùng thuyền nhập khẩu 1 số mặt hàng và họ kiếm được nhiều tiền hơn là làm đại lý mua 1 vài sản phẩm theo đặt hàng của Vua hay 1 đền thờ nào đó. Trên thị trường có nhiều người mua hơn. Ở Lưỡng Hà cũng như Ai Cập, cuối thiên niên kỷ thứ 2 đã chứng kiến sự lớn mạnh của 1 nhóm công chức trí thức được chính quyền chọn lựa, từ những thư lại nhỏ đến thẩm phán, làm nhiệm vụ thu thuế và tiền phạt và thống kê lại. Họ được trả công bằng tiền, họ không có đất đai riêng, không tự sản xuất ra nhu yếu phẩm. Cũng như những binh lính không sản xuất gì cả chỉ chinh chiến mang về các tù nhân và hàng hóa. Họ họp lại thành những người mua hàng ở thị trường. Có sự tăng số lượng giáo sỹ, thầy tu chuyên nghiệp đồng thời là nhà cầm quyền có thế lực, những công dân mộ đạo sẵn sàng cúng tiền cho đền thờ và nhà nguyện. Những thầy tu cũng là người mua hàng. Và như thế, thợ thủ công và nông dân có 1 thị trường ngày càng lớn [như những vại gốm]. Như vậy bên cạnh việc đâm chém, bắt đầu chia sẻ lợi ích từ 1 nền văn minh chung.

    Sắt làm cuộc cách mạng – Mở rộng chiến tranh: Kim loại vươn tới làng quê, nông dân Ai Cập bắt đầu sử dụng công cụ kim loại. Vào khoảng 1700 hoặc 1600 TCN, đồ sắt hiếm đến nỗi nó đắt gấp 2 lần vàng. Sau 1200 TCN, họ biết hòa tan Các bon vào làm sắt cứng hơn, đồ sắt ngày càng rẻ hơn, cho phép tạo ra những cụ sắc nhọn dùng để cắt lông cừu, thiến súc vật hay con người. Sắt có sẵn và rẻ hơn đồng thau, nó dân chủ hóa [xã hội hóa?] nền công và nông nghiệp. Cho mãi đến khoảng 800 – 900 TCN kim loại rẻ mới hoàn chỉnh quá trình mà các đế quốc kinh tế đã bắt đầu từ 1000 năm trước đó. Người nông dân cuối cùng đã có thể mua rìu và lưỡi cày kim loại. Thợ thủ công bình thường có riêng bộ đồ nghề và không phụ thuộc vào Nhà thờ và ông chủ. Những người bình thường cũng có những vũ khí bằng sắt và trở thành hiệp sĩ thời đồ đồng. Kim loại đã dân chủ hóa [phát triển, mở rộng] chiến tranh. Những người nghèo và thổ dân lạc hậu bây giờ có thể thách thức quân đội của những đất nước văn minh, những người trước đó độc quyền binh khí đồng. Vai trò của sắt hay quá. Vậy 1 lần nữa, ảnh hưởng giữa chiến tranh và công nghệ trở nên rõ ràng. Thời đại đồng thau sụp đổ khoảng cuối TNK 2 và chúng ta thấy nổi lên những đế chế quân đội hùng mạnh có thể thực hiện ước mơ của các cường quốc Lưỡng Hà trước đó bằng cách gộp tất cả đất đai và nông sản mà nền kinh tế tự nhiên nghèo nàn của họ có thể cần tới. Tiếp theo là hàng thế kỷ của chết chóc và hổn độn.

    Nhưng lịch sử đã tiến thêm 1 bước. Khoảng giữa 1000 và 500 TCN, khu vực thuần túy thành thị đã mở rộng ra, lớn rất nhiều so với lúc nó mới xuất hiện vào TK 15 của thời đại đồng thau. Sự mở rộng chủ yếu nhờ những đế chế hùng hậu của Assyria và Tân Babylon và Ba tư. Mỗi đế chế đã hợp nhất những lãnh thổ vô cùng rộng lớn, mặc dù phải đánh đổi bằng rất nhiều tài nguyên và tính mạng.

    – Phát triển ngôn ngữ: Nhưng sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự giao thương chưa từng có, trên 1 vùng rộng lớn hơn trước rất nhiều. Khi quân đội, nô lệ, nghệ nhân và thương nhân di chuyển khắp khu vực rộng lớn này họ đã phát triển Alingua Franca, một thứ ngôn ngữ chung để giao tiếp. Nó là 1 ngôn ngữ Syrian từ vùng xung quanh Damascus và nó được gọi là Aramaic. Có chữ viết 22 ký tự, tất cả là phụ âm, giống như mọi ngôn ngữ Semitic khác. Sau đó nó được tiếp nhận bởi người Chadeal, chủ nhân Babylon, sau đó thành ngôn ngữ chính thức của đế quốc Ba Tư. Vào khoảng TK 6 TCN, trong quá trình nó đã thay thế tiếng Hebrew, trong 1 vài văn bản kinh Cựu ước. Và nó có lẽ chính là ngôn ngữ mà Chúa và các tông đồ của Người đã nói.

    – TK 5 BC, Hệ thống đường đưa thư, cống phẩm hình thành – Sự di dân – Phát triển các thành phố đa sắc tộc – Quân đội cũng cần nguồn từ các dân tộc thiện chiến – Phát triển văn minh hội tụ: Nhiều thế kỷ sau dó, người Assyria và nhiều hơn nữa, người Ba Tư, còn xây dựng những con đường đưa thư để thu thập cống phẩm hiệu quả hơn và những con đường này in vết chân của cả quân đội, viên chức, người đưa thư và các nhà buôn. Đến TK thứ 5 TCN, ngay cả những người bần cùng nhất, giống như Herodotus, nhà kí sự chuyên nghiệp đầu tiên, cũng đủ tiền để đi đến miền Viễn Đông châu Á. Người Assyria và người thừa kế của họ, Tân Babylon đã cưỡng chế di cư, những cộng đồng dông đúc từ đầu này sang đầu kia của đế chế. Họ đuổi dân chúng đi khỏi quê hương của họ để bớt nguy hiểm hơn. Hành động này mang lại 1 kết quả không được dự đoán trước: các thành phố lớn trở nên rất đa dạng về sắc tộc và văn hóa.

    Trong số các dân tộc nạn nhân của Assyria có Do Thái. Người Do Thái có lẽ tới từ Ur, Lưỡng Hà. Nhưng cuối cùng họ đã đến phía Tây, Canaan, sau khi vòng qua Ai Cập. Người Do Thái đã thiết lập 2 vương quốc ở Canan. Judah, kinh đô là Jerusalem. Và Israel. Israel bị phá hủy bởi người Assyria vào năm 722 TCN. Những văn bản Cựu ước Isaiah, được viết ngắn gọn sau đó: “Đất nước của ta chỉ còn là 1 đống đổ nát. Thành phố của ta bị thiêu cháy trong lửa; những kẻ ngoại bang tàn phá đất nước ngay trước mặt ta” “Vương quốc hoang tàn vì bị ngoại bang lật đổ, và đứa con gái của Zion bị bỏ lại, giống như 1 căn lều trong vườn nho, hay 1 túp lều giữa cánh đồng dưa, như 1 thành phố bị vây hãm”. Năm 586 TCN, vương quốc phía Bắc của người Do Thái, lại bị đánh bại, lần này bởi nhà vua Babylon Nebuchadnezzar II. Hàng ngàn tù nhân bị đem tới Babylon, biến thành nô lệ, cùng với các dân tộc khác. Có nhóm đưa vào phục vụ quân đội đế quốc.

    Vào TK 6 và 5 TCN, những hoàng đế Ba Tư đã thuê các cung thủ từ Trung Á và các đoàn chiến xa Ấn Độ để hợp binh cùng quân của Syri và lính đánh thuê Hy Lạp. Những người này đã trao đổi cho nhau mầm mống nền văn minh của họ, giống như đoàn xe hay đoàn thuyền buôn, đang di chuyển ngày 1 nhiều, trên khắp đế chế rộng lớn bao la, tương đối bình yên, tương đối an toàn. Đế chế lớn nhất trong số này, được thành lập vào TK 6 TCN khi Cyrus Đại đế liên kết với Babylon, sau đó ngài đã lãnh đạo 1 cuộc nổi dậy chống lại người Medes, lúc đó là thống trị của Ba Tư. Nhờ những cuộc chinh phạt sau đó, đế chế Ba Tư được mở rộng từ Ấn Độ tới biển Aegean.

    Người Ba Tư là những chiến binh trên lưng ngựa, thống trị 1 đế chế hổn tạp vô cùng. Với tư cách là kẻ chinh phục, Ba Tư và Medes có được đặc quyền là chủng tộc vượt trội. Hoàng đế của họ không phải là Chúa Trời, mà là đại diện cho Người. Những người địa phương đã bị lợi dụng để sai khiến, cách Chúa Trời lựa chọn Ngài cũng đặc biệt. Người lính chủ nhân của con ngựa, một động vật dễ hoảng sợ, đầu tiên cất tiếng hí chào bình minh sẽ trở thành Hoàng đế. Dù Hoàng đế vĩ đại là người thường hay thần thánh thì thần dân vẫn phải dâng cống phẩm, như hình trên thành Persepolis, thủ đô Ba Tư, nay thuộc Iran. Người Medes và Ba Tư chỉ phục vụ trong quân đội, nhưng khi đế chế mở rộng, không đủ người. Các dân tộc bị chinh phục cũng tòng quân. Điều đó họ bắt buột phải chiến đấu bảo vệ nhà nước đã biến họ thành nô lệ. Vì vậy người Ba Tư không thể tin họ hoàn toàn, thực tế đã chứng minh điều đó.

    Trong 1 thế kỷ hay dài hơn, nhà nước tập quyền và quan liêu Ba Tư đã giữ hòa bình, nhiều hay ít, không gì để chê trách. Sự hòa bình đó đã truyền bá văn minh từ Tiểu Á đến Địa Trung Hải.

    – Dân man di tiếp thu văn minh tổng hợp làm phát sinh Văn minh La Mã: Tại vùng biển kín lớn nhất thế giới, vài trăm năm trước khi Chúa Giê – su ra đời, thấy những người dân man di vạm vỡ được khai hóa khi cọ sát với người Syri, người Phê ni xi, Assyri, Ai Cập. Chính những người dân man di này sắp tạo ra 1 thời kỳ phục hưng của trí tuệ và nghệ thuật, sự kết hợp giữa sức mạnh và 1 tầm nhìn mới, với những kỹ năng, cái mà họ đã học từ những nền văn hóa cổ xưa Cận Đông.

    Sau TK 9 TCN, người Phê ni xi lập những thành phố mới xung quanh Địa Trung Hải. Sau TK thứ 8, người Hy Lạp thành lập các thành phố của họ ven Bắc Địa Trung Hải và Biển Đen. Nhưng những TP đó không được xây dựng để trở thành thủ phủ hay đồn đóng quân hay trung tâm thu thuế cho chính quyền trung ương như những thành phố châu Á, Mà là, là nơi định cư ở nước ngoài, để nông dân ra ngoại quốc ở. Vì miền duyên hải chật hẹp của Phê ni xi hay những thung lũng nhỏ bé của Hy Lạp không đủ chổ cho họ. Cái mà những kẻ thực dân này muốn là đất mới để trồng trọt, khu nuôi cá mới, căn cứ mới để cướp biển và mua bán. Thế là người Phê ni xi chiếm Bắc Phi làm thuộc địa. Và từ Carthage họ tỏa ra chiếm Tây Sicile, Sardinia, bờ biển Tây Ban Nha làm thuộc địa. Trong khi người Hy Lạp tỏa ra xung quanh Biển Đen và miền Đông Sicile.

    Sau đó, chính người Etruscan [750 – 550 BC], 1 tộc nhỏ ở bán đảo Ý có thể thu nhận nền văn minh nhờ việc làm lính đánh thuê trong quân đội các đế quốc phía Đông và đã đặt được ách thống trị lên những người nông dân Ấn Âu xung quanh Florence. Người Etruscan áp đặt loại hình văn minh của họ lên những thổ dân bản địa và thành lập những thành phố nhỏ, những trung tâm của 1 nền kinh tế thành thị. Nhưng 1 số dân tộc bị họ thảo phạt quá tàn nhẫn có thể đánh bật họ ra khỏi đất nước và quay lại dùng văn minh như 1 vũ khí chống lại họ. Đáng chú ý nhất là 1 bộ tộc mông muội ở Trung Italya gọi là người La Mã.

    – Chữ viết: Dù sao đi nữa, 1 thứ những kẻ thực dân Phê ni xi và Hy Lạp đem tới đây là dạng chữ viết đơn giản, 22 ký tự phụ âm. Chữ viết này đã phát triển ở 1 số thành phố người Canaanite hay Phê ni xi và trở thành tổ tiên của chữ viết ngày nay. Cùng với bảng chữ cái để đơn giản hóa những công việc, việc đọc và viết đã trở nên đơn giản không kém ngày nay. Biết đọc, biết viết không còn độc quyền huyền bí của tầng lớp thầy tu và thơ lại cao quý. Những nhà quản lý, kỹ sư, thầy thuốc, thương lái, thậm chí 1 vài binh sĩ cũng biết đọc, biết viết. Vào TK 7 TCN, hầu hết lính đánh thuê cả Hy Lạp và Phê ni xi đều có thể viết nguệch ngoạc lên mũ sắt của họ. Những người Hy Lạp sau đó lấy chữ Phê ni xi thay đổi 1 số ký tự để phù hợp phụ âm Semite đặc trưng, sáng tạo thêm 1 vài ký tự để dùng tiếng Hy Lạp diễn đạt những nguyên âm mà người Semite bỏ đi, nhưng người Ấn Âu cần. Rõ ràng người Etruscan, sau đó người Rome đã học cách viết chữ từ thực dân Hy Lạp. Tất nhiên, những người biết đọc không nhiều, nhưng sự xuất hiện của họ có nghĩa có thêm tiêu chí mới củng cố thêm sự khác biệt sẵn có giữa người giàu và người nghèo, cao quý hay thấp hèn. Từ đó về sau, việc biết đọc biết viết mãi mãi tạo ra 1 khoảng cách giữa tầng lớp có học và vô học.

    – Lưu giữ thông tin: Nhưng việc biết đọc, biết viết cũng tạo phương tiện giao tiếp mới trường tồn với xuyên thời gian. Một công cụ giao tiếp không chỉ ổn định hóa mà còn tích lũy và phát triển nền văn hóa bằng những quyền lợi chung. Bởi kiến thức trước kia bị khóa chặt bởi chủ quyền, nếu có truyền miệng thì dễ bị sai lệch. Giờ đây có thể được ghi chép và bảo tồn, được tiếp thu bởi những thế hệ sau, được chuyển giao, được bổ sung, được tổng hợp lại thành kho ký ức và cảm hứng hoặc chỉ đơn giản là thông tin. Đây là nơi thế giới bắt đầu ở Trung Đông và Địa Trung Hải.

    Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây là 1 nền văn minh châu Á, VM phương Tây có nguồn gốc trong 1 lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẩm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn 1 chân lý lớn hơn nữa, lịch sử Địa Trung Hải là 1 lịch sử nhiều biến động, xung quanh nó những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh Phương Tây.

    Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây

    GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles

    --- Bài cũ hơn ---

  • 11 Điểm Khác Biệt Giữa Tiếng Anh Và Tiếng Việt
  • So Sánh Văn Hóa Hàn Quốc Và Việt Nam
  • So Sánh Văn Hóa Quốc Gia Giữa Việt Nam Và Nhật Bản
  • So Sánh Văn Hóa Nhật Bản Và Văn Hóa Việt Nam
  • So Sánh Văn Hóa Nhật Bản Và Việt Nam Có Gì Khác
  • --- Bài mới hơn ---

  • Lịch Sử Văn Minh Full Hd Không Che
  • So Sánh Triệu Chứng Bong Gân Và Sai Khớp
  • Sự Khác Biệt Giữa Bán Buôn Và Bán Lẻ
  • Biến Cục Bộ Và Biến Toàn Cục
  • Biến Toàn Cục Và Biến Cục Bộ Trong C#
  • Trong lịch sử của mỗi dân tộc, những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến các nền văn hóa trước hết là trình độ kinh tế, chính trị; sự phát triển xã hội, sự sáng tạo của mỗi con người…Điều kiện tự nhiên tuy không thể quyết định đến nền văn hóa Ai Cập nhưng cũng ảnh hưởng nhất định đến các đặc điểm văn hóa của đất nước này cũng như khu vực Lưỡng Hà cổ đại.

    Trong lịch sử của mỗi dân tộc, những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến các nền văn hóa trước hết là trình độ kinh tế, chính trị; sự phát triển xã hội, sự sáng tạo của mỗi con người…Điều kiện tự nhiên tuy không thể quyết định đến nền văn hóa Ai Cập nhưng cũng ảnh hưởng nhất định đến các đặc điểm văn hóa của đất nước này cũng như khu vực Lưỡng Hà cổ đại.

    Lịch sử Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nil. Sử gia Hy Lạp cổ đại là Herodote đã từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nil”. Điều đó nói lên rằng sông Nil có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử của người Ai Cập thời cổ đại. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nước sông Nil dâng cao gây nên những trận lụt lớn. Sang tháng 11, nước sông rút đi, để lại một lớp phù sa màu mỡ dày đặc, rất thích hợp cho việc gieo trồng các loại ngũ cốc. Vì vậy, dân cư sống từ thời viễn cổ ở hai bên bờ sông Nil đã biết nghề nông rất sớm. Dọc hai bờ sông Nil và ven các hồ, đầm mọc rất nhiều một loại cây sậy – cây papyrut. Người Ai Cập thời xưa dùng vỏ cây papyrut để làm giấy viết.

    Giấy được làm từ vỏ cây Papyrut

    Ở những dãy núi phía đông và phía tây dọc thung lũng sông Nil, có rất nhiều loại đá khác nhau: đá vôi, đá huyền vũ, đá hoa cương, đá vân mẫu. Đây là những vật liệu kiến trúc quan trọng nhất của người Ai Cập thời cổ đại.

    Tài nguyên thiên nhiên có quan hệ đến việc ghi chép văn tự của người Ai Cập cổ đại. Văn tự Ai Cập cổ đại được ghi lại trên các cuốn giấy papyrut. Thân cây papyrut được người Ai Cập cổ đại dùng để làm giấy. Nhiều tờ giấy papyrut dán lại với nhau thành một tờ dài, cuộn lại thành cuộn giấy. Chính các cuộn giấy papyrut này được lưu giữ ở các bảo tàng châu Âu[1] đã cho hậu thế biết được những trang sử, những thành tựu y học[2] và các thành tựu văn hóa khác của Ai Cập cổ đại.

    Văn tự Ai Cập cổ đại còn được khắc giữ trên các tường thành, các bia bằng đá. Văn tự cổ Ai Cập về sau đã trở thành “văn tự chết”, vì đã lâu người ta không dùng thứ văn tự này nữa và cũng quên cách đọc. Nhưng việc đọc lại được văn tự cổ đó sẽ rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử Ai Cập cổ đại. Chính là nhờ phát hiện được một tượng đá bằng phún thạch, trên mặt đá có ghi đầy đủ các loại chữ Ai Cập cổ, chữ Arập, chữ Hy Lạp cổ mà Jean Franςois Champollion đã có căn cứ để tìm cách đọc lại được văn tự Ai Cập cổ đại vào năm 1822[3].

    Bức tượng “Scribe accroupi”, viên thư lại ngồi xếp bằng

    Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của Ai Cập cổ đại rất nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ kim. Những đền đài, cung điện, kim tự tháp còn bảo tồn đến ngày nay đều chứng minh điều đó. Những công trình văn hóa ấy đều gắn liền với đá – một tài nguyên dồi dào ở Ai Cập. Để xây những kim tự tháp, người ta phải dùng một khối lượng đá rất lớn gồm hàng chục triệu khối đá. Những khối đá ấy được mài nhẵn và ghép vào nhau rất sát. Những tác phẩm điêu khắc cũng thể hiện tài năng lỗi lạc của cư dân Ai Cập. Người ta đã khắc tượng các Pharaoh bằng đá. Bức tượng “người thư lại” ngồi xếp bàn được tạc bằng đá của thời Cổ vương quốc cũng khá nổi tiếng. Vẻ sinh động của các bức tượng cũng phải khiến người đời nay thán phục. Cũng nhờ được chế tác từ đá mà rất nhiều giá trị văn hóa cổ Ai Cập còn lưu lại được cho đến ngày nay. Nhờ vậy mà người Ai Cập có thể nói: Bất cứ cái gì đều sợ thời gian, nhưng bản thân thời gian thì phải sợ kim tự tháp.

    Giữa các kim tự tháp, trên cánh đồng Gize, gần Memfis, có tượng Sphinx dài 57 mét, cao 20 mét. Khi viễn chinh sang Ai Cập, Napoléon đã cho pháo binh bắn đại bác vào tượng đó, hòng mở một lối vào bên trong của tượng. Sau đó mới rõ bức tượng là một khối đá khổng lồ nguyên vẹn do các nhà điêu khắc thời bấy giờ tạc thành đầu người, mình sư tử để tượng trưng cho quyền lực Pharaoh “oai hùng và bất diệt”.

    Đại nhân sư Sphinx của Giza, bức tượng khổng lồ nửa người nửa sư tử nằm bên bờ tây sông Nile, gần Cairo

    Ở Ai Cập cổ đại, sự phát triển khoa học cũng gắn liền với điều kiện tự nhiên, với dòng sông Nil. Đúng như K. Marx đã nói: “Ở Ai Cập, trước hết là do sự cần thiết mới biết được mực nước sông Nil lên xuống nên đã đẻ ra thiên văn học Ai Cập…”. Vì muốn biết thời tiết và mực nước của sông Nil để sắp xếp công việc đồng áng nên người Ai Cập cổ đã sớm chú ý quan sát thiên văn. Các nhà thiên văn Ai Cập đã phát hiện các chòm sao và đã soạn ra bản đồ thiên thể được vẽ trên các cửa đền đài cổ. Còn truyền lại cho chúng ta ngày nay là bản đồ 12 cung hoàng đạo. Người ta đã vẽ chòm sao Bắc cực thành đầu một con bò. Họ cũng biết sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ và các hành tinh khác. Người Ai Cập cũng đã phát minh ra chiếc đồng hồ đo bóng mặt trời để tính thời gian trong một ngày. Họ chia một ngày ra làm 24 giờ rồi chiếu theo vị trí của bóng mặt trời ở trên đồng hồ đó mà đọc giờ, phút.

    Việc gieo trồng có quan hệ mật thiết với việc hiểu biết thời gian lên xuống của mực nước sông Nil. Muốn biết chắc chắn lúc nào nước sông Nil lên cao, người Ai Cập cổ phải quan sát bầu trời và làm lịch. Người Ai Cập nhận thấy đến một ngày nào đó, lúc sáng sớm mà có sao Lang [Sirius] mọc đúng ở đường chân trời thì đúng là lúc nước sông Nil bắt đầu dâng lên. Ở Ai Cập cổ đại, việc cần biết thời gian nào nước sông Nil lên cao, việc quan sát bầu trời để từ đó có tri thức về thiên văn học, việc làm lịch, ba việc đó có quan hệ mật thiết với nhau. Đơn vị “năm” trong lịch cổ Ai Cập là thời gian giữa hai lần lúc sáng sớm có sao Lang xuất hiện ở đường chân trời.

    Lịch sử văn minh Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nil nên trong tín ngưỡng người Ai Cập cổ đã sùng bái thủy thần Osiris tức là thần sông Nil. Những lời ca tụng sông Nil đã xuất hiện rất sớm trong đời sống của văn hóa Ai Cập:

    Chào người, ta chào sông Nil

    Từ quả đất này Người xuất hiện

    Người đến để nuôi sống Ai Cập

    Người tạo ra lúa mì, lúa mạch

    Khi Người trào dâng, thì mặt đất hoan hỷ

    Mọi người vui mừng

    Mọi cái lưng rung lên, vì những tiếng cười

    Mọi cái răng cắn lấy thức ăn…[4]

    Bản đồ văn minh Lương Hà [ phần phủ màu xanh]

    Lưỡng Hà hay Mésoptamie [có nghĩa là miền đất giữa hai con sông] là khu vực do hạ lưu hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành. Giống như miền thung lũng sông Nil, lưu vực Lưỡng Hà cũng là một khu vực phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Ở Lưỡng Hà rất hiếm đá và các loại khoáng sản nhưng chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt. Điều đó đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa ở Lưỡng Hà.

    Vào giữa thế kỷ XIX các nhà khảo cổ học người Anh đã khai quật được tại Niniv kinh đô của đế quốc Assyrie một thư viện đồ sộ – thư viện của Hoàng đế Assurbanipal. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 22000 bảng gạch bằng đất sét có khắc chữ. Những bảng gạch bằng đất sét có khắc chữ ấy đã giữ lại cho hậu thế những sự tích thần thoại, những tri thức khoa học và văn học nghệ thuật. Những bảng gạch bằng đất sét ấy bị chôn vùi dưới đất 2500 năm, đã được lửa làm cho rắn và…bền thêm nên đã không bị hủy hoại.

    Văn tự cổ còn lưu lại của nền văn minh Lưỡng Hà

    Các nhà khảo cổ học cho rằng có thể đây là bức thư đầu tiên của nhân loại. Bức thư này hiện đang được lưu giữ tại một viện bảo tàng ở Luân Đôn. Đó là một miếng đất sét nung, đào được ở vùng Caldée, có cả phong bì nặn theo hình cái túi cũng bằng đất sét nung. Theo các nhà khảo cổ thì người viết thư đó sống cách chúng ta khoảng 7000 năm ở vào thời vua Lacdu – vị vua thứ nhất của Vương quốc Babylone. Chữ viết trên bức thư là những nét gạch bằng que nhọn, khó khăn lắm người ta mới đọc được. Bức thư nói về việc bán hay cho thuê một mảnh đất do một người tên là A-ni-ni chuyển nhượng lại cho một người tên là Sim-đi-ha [5].

    Ở Lưỡng Hà vì hiếm đá nên đất sét cũng là vật liệu xây dựng chính. Ở đất nước Iraq ngày nay [thuộc vùng Lưỡng Hà xưa kia] có một địa danh hết sức nổi tiếng trong lịch sử: thành Babylone. Thành Babylone có tên trên bản đồ thế giới cổ đại vào nửa sau của thiên niên kỷ III trước công nguyên. Người Akkad đã đặt những nền móng đầu tiên cho nó vào những năm 2350 – 2150 TCN. Vào thời kỳ hưng thịnh của Babylone, Hoàng đế Nabochodonosor đã xây dựng lại trung tâm Babylone thành một đô thành nguy nga đồ sộ. Thành Babylone có mặt bằng hình chữ nhật. Toàn bộ tường thành có 9 cửa lớn. Ở phía bắc là cửa Ixta nổi tiếng ghép bằng gạch lưu ly màu, đó cũng chính là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở vùng Lưỡng Hà. Theo nhà sử học Herodote thì Babylone “được chia làm hai phần bị cắt thẳng ở giữa bởi một con sông lớn, sâu và chảy xiết tên là sông Euphrates”.

    Những điều kiện đất đai, thủy văn, vật liệu xây dựng riêng biệt đã chi phối hoạt động kiến trúc của cư dân Lưỡng Hà cổ đại. Vùng đất này gần sông, nên đất không lấy gì làm chắc chắn, xung quanh là sa mạc, chỉ thỉnh thoảng mới có một vài khóm cọ…là những yếu tố đòi hỏi người thiết kế phải suy nghĩ từ kỹ thuật cho đến nghệ thuật.

    Vườn treo Babylon [cũng được gọi là vươn treo Semiramis]

    Ở Lưỡng Hà cổ đại, vượt lên trên tất cả thành quách, đền đài cung điện…được xây dựng công phu và đẹp đẽ là một công trình hết sức độc đáo: “vườn hoa không trung” hay còn gọi là “vườn treo” – là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Đây là món quà của vua Nabochodonosor tặng cho vợ của ông ta.

    “Vườn hoa không trung” này được xây dựng trên một quả đồi nhỏ. Đứng ở đây có thể nhìn bao quát được cả thành Babylone.

    Điều đáng chú ý là vật liệu xây dựng thành Babylone cũng như xây dựng ngọn đồi nhân tạo để có một “vườn hoa không trung” chủ yếu là bằng gạch dựa trên cơ sở nguồn đất sét phong phú ở Lưỡng Hà. Vườn treo Babylone ngày nay chỉ để lại dấu vết là ít phần móng của công trình làm bằng đá, một loại vật liệu ít thấy và chỉ có ở cách Babylone hàng trăm km. Chính vì vậy mà các thành tựu kiến trúc của Lưỡng Hà cổ đại khó giữ lại gần nguyên vẹn như là ở Ai Cập cổ đại. Đứng trước Babylone, du khách không có cái “rợn ngợp” triết lý về mặt thời gian mà nhiều hơn là mối cảm hoài “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo”. Cái tráng lệ và huy hoàng của Babylone xưa kia nay chỉ còn in dấu trên những bức tường, có bức được xây bằng gạch gốm tráng men ghép lại thành hình những con thú: sư tử, bò tót và con vật thần thoại – đầu rồng, mình cá, chân phượng hoàng hoặc là những hoa văn. Nhà hát Babylone, con đường “hành lễ” cũng chỉ còn lại những mảnh tường.

    Tại viện bảo tàng lịch sử Iraq hiện nay đang còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật được chế tạo bằng đất sét từ thời kỳ cổ đại.

    Văn hóa là do con người sáng tạo ra trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Nhưng văn hóa cũng chịu ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan, sông núi…Những điều kiện tự nhiên ấy đã góp phần vào sự hình thành màu sắc và cả bản sắc văn hóa của một khu vực, một dân tộc…Con người sáng tạo văn hóa, dù muốn hay không cũng có mối quan hệ với hoàn cảnh tự nhiên, tìm thấy trong điều kiện tự nhiên những mặt thuận lợi và cả những mặt khó khăn, tìm thấy trong tự nhiên những gì có thể mang lại cho văn hóa những ảnh hưởng độc đáo, những nguồn cảm hứng sáng tạo.

    Chú thích:

    [1]Tại một viện bảo tàng ở Hà Lan có cuộn giấy papyrut ghi chép tác phẩm Lời khuyên răn của I-pu-xe; tại viện bảo tàng Saint Peterburg [Nga] còn lưu giữ cuộn giấy ghi chép tác phẩm Lời tiên đoán của Nê-phéc-ty.

    [2] Nhiều thành tựu y học được ghi lại trên các cuộn giấy papyrut của Ai Cập cổ đại [Chiêm Tế [1970], Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, trang 128].

    [3] Đặng Đức An chủ biên [1995], Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995.

    [4] Trích dịch từ sách Học tập lịch sử cổ đại, trung đại ở lớp 5, 6, E.I Nhi-ca-nô-ra-vôi chủ biên [1964], Mátxcơva. Bản dịch của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế.

    [5] Đắc Lê, “Bức thư đầu tiên”, Báo Quân đội Nhân dân, số 5187.

    Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông

    --- Bài cũ hơn ---

  • Sự Khác Biệt Giữa Văn Hóa Phương Tây Và Việt Nam
  • Văn Hóa Và Phong Tục Mỹ Có Gì Khác Biệt ?
  • So Sánh V/hóa Phương Đông Và Phương Tây
  • Không Thể So Sánh Văn Hóa Phương Đông Và Phương Tây
  • Iphone 6S Plus 64Gb, Bảng Giá 12/2020
  • --- Bài mới hơn ---

  • Bí Ẩn Về Nữ Hoàng Nefertiti Trong Lịch Sử Ai Cập Cổ Đại
  • Tìm Hiểu Lịch Sử Và Địa Lý Của Belize
  • Bạn Đã Sẵn Sàng Tìm Hiểu Về Các Anh Hùng Vĩ Đại Trong Lịch Sử?
  • Cuộc Thi Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng Bộ Tỉnh: Một Số Lưu Ý
  • Mời Tham Gia Cuộc Thi “tìm Hiểu Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch Sử Đảng Bộ Tỉnh Bình Định”
  • Trong lịch sử của nhân loại hiếm có một nền văn minh nào chứa đầy bí ẩn và hấp dẫn hơn Ai Cập cổ đại . Nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng trãi qua hàng thập kỉ vẫn chưa có lời giải đáp trước sự cố gắng của các nhà nghiên cứu.

    Khám phá những bí ẩn về Ai Cập cổ đại đến nay vẫn chưa có lời giải

    Nguyên nhân gây ra cái chết của Vua Tutankhamun

    Vua Tutankhamun là một vị pharaoh nổi tiếng của Ai Cập cổ đại dù ông qua đời khi còn trẻ. Theo kết quả của ảnh chụp X-quang và chụp cắt lớp CT xác ướp, cho thấy nhà vua bị thương khá nặng ở xương sườn và bị gãy một chân. Điều này dẫn đến kết luận rằng vị pharaol chết do bị một xe ngựa đâm phải.

    Tuy nhiên, nhiều giả thuyết xoay quanh cái chết của vị vua đã được đưa ra. Có thể là từ một cú đá của ngựa kéo xe, còn có giả thiết là bị hà mã tấn công. Một số xương sườn của vị vua này đã biến mất, có thể là do vụ tai nạn, cũng có thể là đã bị bọn trộm mộ cắt bỏ để lấy đi đá quý trong lồng ngực.

    Giáo sư Albert Zink đã đưa ra một giả thiết khác dựa trên hơn 2.000 bản quét máy tính và kiểm tra ADN của dòng họ Tutankhamun cho thấy việc tai nạn xe ngựa là không khả thi. Nguyên nhân là nhà vua bị khoèo chân bẩm sinh. Giáo sư cho rằng lý do dẫn đến Vua Tutankhamun chết trẻ là bẩm sinh cơ thể yếu ớt do kết quả của hôn nhân cận huyết. Ngoài ra, vị pharaol còn mắc sốt rét. Tuy nhiên, ngay cả giáo sư Zink cũng không thể chắc chắn đây là nguyên nhân cái chết. Đến ngày nay, điều này vẫn còn là một bí ẩn không thể lý giải.

    Tên gốc của nhân sư

    Trãi qua hàng thập kĩ, tượng nhân sư bị chôn vùi sâu dưới cát. Cho đến năm 1817, đầu tượng mới nhô ra khỏi lớp cát. Nhờ sự khám phá của nhà khảo cổ Mark Lehner, chúng ta đã biết Pharaoh Khafre là người dựng tượng, cách xây dựng và thời gian xây dựng ngắn nhất là ba năm. Ngoài những điều trên thì tất cả về nhân sư vẫn còn là dấu hỏi.

    Ý nghĩa thực sự của tên gọi nhân sư đến ngày nay vẫn chưa được làm rõ. Chúng ta chỉ biết Thần Ruti của Ai Cập cổ có hình dáng như hai con sư tử gắn liền ở lưng, vị thần bảo vệ cánh cửa bước vào thế giới bên kia.

    Xác ướp trong tình trạng đau khổ

    Xác ướp có miệng mở ra như đang hét lên không phải điều hiếm gặp. Đây được cho là kết quả của nghi lễ đặc biệt giúp những linh hồn người chết ăn, uống và thở dễ dàng hơn khi qua thế giới bên kia. Nhưng xác ướp có tên là “Unknown Man E” được tìm thấy vào năm 1886 gây ấn tượng mạnh vì có vẻ như đang thét lên trong đau đớn. Một số nhà nghiên cứu kết luận rằng người đàn ông đó đã bị đầu độc hoặc chôn sống. Số khác cho đây là một hoàng tử người Hittite bị giết.

    Lại có một số giả thuyết khác cho rằng người đàn ông này có thể là Hoàng tử Pentewere, người bị xử tử do lên kế hoạch ám sát vua cha Pharaoh Ramses III. Đây có thể là nguyên do vì sao xác ướp bị bọc trong da cừu một dấu hiệu cho thấy người chết đã làm điều xấu xa. Đồng thời, người đàn ông này không có bia mộ, như thể anh ta không thể sang thế giới bên kia sự trừng phạt nặng nhất với người Ai Cập cổ. Não của vẫn còn trong hộp sọ, xác không được làm khô, và nhựa cây được đổ vào họng thay vì đổ trong sọ. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một giả thuyết vì chưa có bằng chứng xác thực.

    Số phận của Nữ hoàng Nefertiti

    Ngoài cái tên Cleopatra, khó có phụ nữ Ai Cập cổ nào nổi tiếng hơn Nữ hoàng Nefertiti. Bà đồng nhiếp chính cai trị cùng Pharaoh Akhenaten suốt nhiều năm, cho đến khi đột ngột biến mất. Sau năm 1336 trước Công nguyên, các ghi chép đều không hề nhắc đến chuyện gì đã xảy ra với vị nữ hoàng. Ngày nay vẫn chưa tìm thấy lăng mộ hay xác ướp của Nữ hoàng.

    Số buồng trong Đại kim tự tháp Giza

    Ngày nay chúng ta vẫn chưa biết bên trong kỳ quan cổ đại kim tự tháp Giza có những gì ngoài ba buồng chính của vua, nữ hoàng và sảnh lớn. Vào thời gian gần đây, các nhà khoa học đã áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất và phát hiện ra thêm một số buồng mới trong kim tự tháp.

    Từ năm 1993, rất nhiều robot nhỏ đã được đưa vào bên trong kim tự tháp để khám phá. Chúng mang lại những hình ảnh về những đường hầm bí ẩn chưa từng được phát hiện. Những đường hầm này quá nhỏ cho mục đích sử dụng thông thường. Tuy nhiên, những phát hiện trên cho thấy vẫn còn nhiều điều bí ẩn trong kim tự tháp mà chúng ta chưa tìm ra.

    Người được chôn ở Qurna

    Vào năm 1908, nhà Ai Cập học có tên là Flinders Petrie đã phát hiện ra một khu lăng mộ hoàng gia. Hai quan tài trong mộ có niên đại trước thời vua Tutankhamun khoảng 250 năm. Một xác ướp là phụ nữ và xác ướp còn lại là trẻ em, có thể đây là con của người phụ nữ này. Cả hai đều mang trang sức bằng vàng và ngà voi, thể hiện tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của họ. Tuy nhiên, những mô tả trong mộ về thân phận của hai người đã bị hư hại nặng, chỉ biết rằng đây là nơi chôn vợ của vua.

    Đã có nhiều phỏng đoán được đưa ra về thân phân của người phụ nữ này. Đây có thể là Ha’ankhes, Nubemhat, hay vợ Vua Rahoptep or Inyotef V. Thông tin về xác ướp trẻ em còn khó xác định hơn. Hai xác ướp này đã được trưng bày tại bảo tàng Scotland vào năm 2022.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bộ Sách: Lịch Sử Nghệ An
  • Lễ Phát Động Cuộc Thi Tìm Hiểu “lịch Sử Tỉnh Nghệ An
  • Phát Động Cuộc Thi Tìm Hiểu ‘lịch Sử Tỉnh Nghệ An 990 Năm Hình Thành Và Phát Triển’
  • Trao Giải Cuộc Thi Tìm Hiểu “đảng Bộ Thành Phố Thanh Hoá 75 Năm Phát Triển Và Trưởng Thành”
  • Khảo Cổ Học Về Kinh Thánh Cựu Ước
  • --- Bài mới hơn ---

  • Khám Phá Sự Khác Biệt Đặc Trưng Giữa Ẩm Thực Phương Tây Và Phương Đông Để Thấu Hiểu Thực Khách
  • So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Tấm Pin Điện Năng Lượng Mặt Trời Mono Và Poly
  • Sự Khác Nhau Giữa Quảng Cáo Và Pr
  • Protein Dạng Sợi Là Gì? Phân Loại, Tính Chất Và Cấu Trúc Của Protein
  • Sự Khác Biệt Giữa Các Protein Dạng Sợi Và Hình Cầu
  • Trên thế giới có 2 khu vực văn minh lớn: phương Đông và phương Tây. Sự phân chia này được gọi theo địa hình của khu vực. Điều đáng lưu ý là mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây, khi phương Đông là ban ngày thì phương Tây là ban đêm, vì vậy khi quan sát, con người bị ảo giác quang học: theo tuần tự thời gian, người ta có cảm giác nối đuôi nhau, phương Tây chỉ nhìn thấy “cái lưng” của phương Đông hoặc phương Đông chỉ nhìn thấy “cái lưng” của phương Tây. Khi quay mặt lại, đối diện với nhau, lại có cảm giác, hình như ở người đối diện mình có cái gì ngược: phía phải của mình là phía trái của người đối diện. Rồi trong sinh họat, ở phương Tây và ở phương Đông cũng có những biểu hiện ngược nhau. Phương Đông có khuynh hướng hướng nội [âm, thụ động] thì phương Tây có khuynh hướng hướng ngoại [dương, hành động] v.v. Hành tinh của chúng ta có 2 nửa là phương Tây và phương Đông, hai nửa này [nửa này thức , nửa kia nghỉ-ngủ], nó không triệt tiêu nhau, mà bổ sung nhau, một thời gian dài văn minh Trung Hoa, Ấn Độ [phương Đông] ngưng nghỉ, thì văn minh phương Tây phát triển tới các ngõ ngách của khoa học kỹ thuật. Giờ đây văn minh phương Tây có chiều hướng chững lại-“buồn ngủ”- thì xuất hiện sự phát triển mới của Trung Quốc, trong tương lai gần sẽ là Ấn Độ.

    Thời cổ đại phương Đông có 4 trung tâm văn minh: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; phương Tây có 1 trung tâm văn minh : Hy Lạp-La Mã.

    Thời trung đại, cả Ai Cập và Tây Á đều nằm trong đế quốc A-rập, nên phương Đông chỉ có 3 trung tâm văn minh: A-rập, Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây có 1 trung tâm văn minh: Tây Âu.

    Sau khi văn minh Hy-La suy tàn, thì ở phương Tây xuất hiện trung tâm văn minh Tây Âu. Nền văn minh này phát triển liên tục cho tới ngày nay. Riêng văn minh Ấn Độ và Trung Quốc phát triển liên tục từ cổ đại tới ngày nay.

    Nhìn chung các nền văn minh đều có những giai đọan phát triển rực rỡ, có những giai đọan ngưng trệ. Rồi sau khi “hồi sức”, chúng lại bắt đầu giai đọan phát triển mới.

    Văn minh Hy-La có ảnh hưởng sâu sắc từ cổ đại cho tới tận ngày nay, phải chăng nó “nằm ngủ” bên “Đài chiến thắng” nên đến bây giờ-sau hàng ngàn năm “vẫn chưa tỉnh” để phát triển một giai đọan mới. Văn minh A-rập làm “một giấc ngủ dài” đến giờ “vẫn chưa tỉnh”. Phải chăng văn minh Ấn Độ, Trung Quốc có gốc lớn, rễ ăn sâu nên đủ “nội lực” đi theo chiều dài của lịch sử. Trong lịch sử lại có những nền văn minh “long gốc bật rễ”, biến mất trên vũ đài lịch sử như văn minh Mayas, Aztecque ở Mexiko, Incas ở Peru

    --- Bài cũ hơn ---

  • So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Triết Học Phương Đông Và Triết Học Phương Tây Thời Cổ Đại
  • Sự Khác Nhau Giữa Đàn Piano Điện Và Đàn Organ/ Keyboard
  • Sự Khác Nhau Giữa Cổng Lan Và Cổng Wan
  • Sự Khác Biệt Giữa Mạng Lan, Man Và Wan Là Gì ?
  • Mạng Lan Là Gì? Sự Khác Biệt Chính Giữa Lan, Man Và Wan
  • --- Bài mới hơn ---

  • Báo Giá Gạch Ốp Lát Prime 2022: 40×40, 60×60, 80×80, 30×60…
  • Bảng Giá Gạch Lát Nền Catalan 80×80, 60×60, 50×50,… Đầy Đủ Nhất 2022
  • So Sánh Giá Gạch Lát Nền Nhà Tắm
  • So Sánh Giá Gỗ Mfc Và Mdf? Nên Chọn Loại Nào Tốt?
  • Gỗ Mfc Là Gì? Ứng Dụng Gỗ Công Nghiệp Mfc, Giá Gỗ Mfc Và Mdf
  • Gạch lát nền granite có thành phần chủ yếu là bột đá. Bột đá chiếm đến 70% thành phần của gạch. Phần còn lại là đất sét chiếm 30%. Gạch được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tiên tiến, công nghệ cao cấp châu Âu. Và được nung trong lò có nhiệt độ trên 2000 độ C.

    Mẫu gạch này có khả năng chịu được lực tác động lớn. Gạch có khả năng chống trầy xước, chịu được lực ma sát tốt. Độ hút ẩm của gạch thấp. Dưới sự tác động của thời tiết khắc nghiệt, mẫu gạch này vẫn bền đẹp lâu dài theo thời gian.

    Gạch lát nền ceramic có thành phần chính là đất sét chiếm 70%, thành phần bột đá khoảng 30%. So về công nghệ sản xuất gạch thì công nghệ sản xuất gạch ceramic thường không hiện đại bằng gạch granite. Khả năng chịu lực, khả năng chống thấm nước, chịu được lực ma sát … cũng có phần hạn chế hơn gạch xương granite.

    So sánh giá gạch lát nền granite và ceramic

    Gạch granite có nhiều ưu điểm vượt trội hơn ceramic. Tiền nào của nấy, vì thế gạch có xương ceramic thường có giá rẻ hơn gạch granite. Gạch granite thường được sử dụng cho những công trình công cộng, công trình thương mại, nhà ở cao cấp. Những công trình nhà ở dân dụng, quán ăn, nhà trọ bình dân ở thành phố và nông thôn thường sử dụng gạch ceramic.

    Mỗi loại gạch có một ưu điểm riêng, căn cứ vào không gian ứng dụng cụ thể của mình bạn nên chọn mẫu gạch sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn có nhu cầu tham khảo giá gạch lát nền granite, ceramic có thể đến showroom Hải Linh. Showroom Hải Linh có 3 địa chỉ tại Hà Nội. Mỗi showroom có hàng nghìn sản phẩm gạch xương granite, ceramic riêng, rất phong phú. Bởi vậy, bạn sẽ dễ dàng tham khảo được giá gạch chính xác nhất. Từ đó, có quyết định mua hàng hợp lý nhất!

    --- Bài cũ hơn ---

  • So Sánh Gỗ Óc Chó Và Gỗ Sồi. Bàn Ghế Ăn Nên Lựa Chọn Loại Gỗ Nào?
  • #1 So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ Óc Chó
  • So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ Óc Chó Trong Thi Công Nội Thất
  • So Sánh Gỗ Óc Chó Và Các Loại Gỗ Khác Hiện Nay Như Gỗ Sồi, Gỗ Hương…
  • So Sánh Gỗ Óc Chó Và Gỗ Sồi
  • --- Bài mới hơn ---

  • So Sánh Giá Taxi Uber Và Grab Từ Hà Nội Đến Nội Bài
  • So Sánh Chi Phí Hoàn Thiện Bộ Tủ Bếp Nhựa Và Tủ Bếp Gỗ
  • So Sánh Giá Hoàn Thiện Tủ Bếp Nhựa Và Tủ Bếp Gỗ
  • So Sánh Tủ Bếp Nhựa Và Gỗ
  • Tủ Lạnh Hitachi Fw690Pgv7 540L, Bảng Giá 12/2020
  • Trong mô hình chia sẻ xe hơi, Uber và Grab là hai hãng taxi công nghệ lớn nhất hiện nay, cạnh tranh trực tiếp thị trường với nhau. Với những quãng đường ngắn thì thật khó để so sánh mức giá của 2 hãng này. Nhưng nếu di chuyển xa hơn, bạn sẽ thấy được mức giá chênh lệch kha khá. Vậy chúng ta thử so sánh giá taxi Uber và Grab từ Hà Nội đến Nội Bài để thấy sự chênh lệch

    Khi di chuyển trong nội thành Hà Nội, chắc ít người dùng quan tâm đến việc giá giá taxi Uber và Grab có chênh lệch hay không. Tuy nhiên nếu bạn có ý định di chuyển đường dài, ví dụ ra sân bay Nội Bài chẳng hạn, bạn cần phải so sánh giá taxi Uber và Grab từ Hà Nội đến Nội Bài để tìm ra mức chi phí hợp lý nhất. Mỗi hãng Grab hay Uber lại có những ưu điểm khác nhau, chính vì thế việc so sánh giá taxi Uber và Grab từ Hà Nội đến Nội Bài là cần thiết khi bỏ khoản tiền không nhỏ để di chuyển.

    Mỗi dịch vụ đều có những điểm mạnh yếu khác nhau nhưng ở đây chúng tôi tập trung vào so sanh gia của 2 hãng này, các vấn đề khác như trải nghiệm chuyến đi, đẳng cấp thương hiệu chúng ta sẽ bàn ở một bài viết khác.

    So sánh giá taxi Uber và Grab từ Hà Nội đến Nội Bài: 1. Đối với Uber.

    Bước 1: Mở ứng dụng Uber trên điện thoại. Chọn Bạn muốn đến đâu để nhập địa điểm cần di chuyển.

    Bước 2: Nhập Nội Bài và mức giá ngay lập tức được hiển thị. Với Ubermoto mức phí là: 110.000VNĐ. Với UberX hay còn biết tới là UberTaxi có giá 150.000VNĐ. Còn muốn có xe sang đón thì người dùng chọn UberBLACK với mức phí dao động từ 266.000 VNĐ tới 354.000 VNĐ.

    2. Đối với Grab.

    Bước 1: Mở ứng dụng Grab trên điện thoại. Chọn điểm đến để nhập địa điểm cần di chuyển.

    Bước 2: Nhập địa chỉ Nội bài. Ngay lập tức bạn sẽ thấy giá GrabBike là 108.000VNĐ

    Grabtaxi là 287 – 315.000 VNĐ còn GrabCa r là 248.000 VNĐ

    3. So sánh giá taxi Uber và Grab từ Hà Nội đến Nội Bài

    Qua bài thử nghiệm đơn giản trên, có thể thấy đối với dịch vụ xe ôm thì Grab và Uber có giá tương đương nhau. Là 110.000 VNĐ cho Uber và 108.000 VNĐ cho Grab.

    Mức giá của Taxi thì Uber vượt trội khi chỉ với 150.000 bạn có thể di chuyển 23km tới Nội Bài. Còn với Grabtaxi mức phí khá đắt là 287 – 315.000 VNĐ.

    Ở chế độ xe riêng, xe sang đón thì GrabCar rẻ hơn với 248.000 VNĐ cước phí. Tương đương khoảng ~10.000 VNĐ/km. Còn với UberBLACK mức phí là 266.000 VNĐ tới 354.000 VNĐ.

    Đáp án đưa ra đó là nếu đi Taxi bạn nên chọn Uber. đi xe ôm công nghệ thì cả 2 hãng đều có chi phí tương đương. Còn với dịch vụ xe sang thì người dùng có thể tùy ý lựa chọn.

    Với Grab hãng này còn có một tính năng khác khá thú vị đó là giao hàng bằng Grab. Dịch vụ Grab giao hàng hoàn toàn khác với Grabbike đưa đón. Bạn có thể tìm hiểu Grabbike và Grab giao hàng để xem sự khác biệt của 2 dịch vụ này. Nên bỏ thời gian để tìm hiểu Grabbike và Grab giao hàng để lựa chọn được dịch vụ phù hợp với mức giá rẻ nhất.

    --- Bài cũ hơn ---

  • So Sánh Tỷ Giá Usd [Đô La Mỹ] Tại Các Ngân Hàng Hôm Nay Từ 11 Ngân Hàng Lớn Trong Nước
  • Hàm So Sánh Trong Excel, Sử Dụng Hàm Exact
  • Top 8 Website So Sánh Giá Trực Tuyến Tốt Nhất 2022
  • Top 6 Website So Sánh Giá Trực Tuyến Tốt Nhất Hiện Nay
  • Vấn Đề 3: Trình Bày 2 Phương Pháp Sản Xuất Giá Trị Thặng Dư
  • --- Bài mới hơn ---

  • So Sánh Microsoft 365 Và Office 365
  • Mitsubishi Outlander Và Honda Cr
  • Sự Khác Nhau Giữa Office 365 Và Office 2022
  • So Sánh Sữa Optimum Và Grow Plus Của Vinamilk
  • Top 15 Loại Sữa Cho Trẻ Thiếu Cân Hiện Nay Được Các Mẹ Bỉm Đánh Giá Cao
  • Giai đoạn 2022 – 2022, Hà Nội luôn là đô thị dẫn đầu về số lượng giao dịch lẫn giá bán BĐS. Tại thời điểm đó, giá bán căn hộ cao cấp Tp Hồ Chí Minh ở những khu vực trung tâm chỉ rơi vào khoảng 22 – 25 triệu đồng/m2. Trong khi đó, cùng vị trí trung tâm, cùng phân khúc nhà ở, giá căn hộ tại Hà Nội tơi vào khoảng 30 – 33 triệu đồng/m2. Tuy nhiên hiện tại, giá căn hộ tại Tp Hồ Chí Minh đã vượt xa Thủ đô Hà Nội với tốc độ tăng giá khoảng 10% mỗi năm, trong khi đó con số này ở Hà Nội chỉ nằm trong mức 3 – 4%.

    Theo khảo sát thực tế, mức độ quan tâm nhà đất trong quý III/2002 tại Hà Nội tăng khá mạnh, ngược lại với Tp Hồ Chí Minh. Nhưng tốc độ tăng giá tại hai thành phố chủ lực này vẫn tỷ lệ nghịch với lượng cầu.

    Cụ thể, giá bán căn hộ tại Tp Hồ Chí Minh đã tăng 2% so với quý II/2020, còn giá bán căn hộ tại Hà Nội vẫn đang đi ngang, thậm chí còn giảm 2% ở phân khúc cao cấp. Trước đó, giá BĐS tại Hà Nội vào năm 2022 cũng chỉ tăng trung bình khoảng 6% trong khi Tp Hồ Chí Minh tăng tới 12%.

    Các dự án căn hộ tại khu Đông Sài Gòn có giá tăng nhanh trong những năm gần đây

    Xét về giá bán căn hộ chung cư trung bình tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay là khoảng 43,7 triệu đồng/m2, còn giá bán căn hộ chung cư tại Hà Nội hiện nay trung bình là khoảng 30 triệu đồng/m2. Như vậy, để có thể mua được căn hộ tại HCM, khách hàng sẽ phải trả thêm 12 – 13 triệu đồng/m2 so với khi mua nhà tại Hà Nội.

    Cụ thể, một số dự án chung cư thuộc phân khúc cao cấp ở Hà Nội hiện nay như: Royal City, King Palace, Mipec Rubik,… cách trung tâm thành phố khoảng 5km có giá bán khoảng 35 – 45 triệu đồng/m2. Trong khi đó, tại Tp Hồ Chí Minh việc tìm kiếm các dự án chung cư có giá dưới 60 triệu đồng/m2 hiện nay là điều gần như không thể. Thậm chí nhiều dự án chung cư trung tâm tại Thủ Đức, cách trung tâm thành phố tới 10km như: Safira, CBD, Hausbelo,… cũng được bán với giá từ 40 – 50 triệu đồng/m2.

    Bên cạnh đó, TPHCM hiện nay đã gần như tuyệt chủng hoàn toàn các sản phẩm căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 trong khi Hà Nội vẫn còn rất nhiều, như: Florences, Anland Premium; Anland Lakeview, Roman Plaza, The Terra An Hưng, Iris Garden,… có giá bán dao động 25 – 31 triệu đồng.m2.

    Lý giải nguyên nhân dẫn tới xu hướng này, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA  cho rằng do Tp Hồ Chí Minh đã bị tắc nghẽn nguồn cung dự án từ năm 2022 nên sụt giảm nghiêm trọng, đẩy giá bán sản phẩm lên cao, thậm chí là rất cao. 

    Dự án chung cư King Palace tại Hà Nội

    Không những vậy, mặc dù giá cao nhưng tỷ lệ căn hộ tiêu thụ được tại thị trường Tp Hồ Chí Minh vẫn cao hơn thị trường Hà Nội. Cụ thể, tại Tp Hồ Chí Minh có gần 24.000 căn căn bán được trong năm 2022 thì tại Hà Nội, con số là này chỉ khoảng  21.000 căn. Điều này có nghĩa, sức mua tại thị trường Hồ Chí Minh vẫn rất lớn. Trong năm 2022, dù nguồn cung gần như đếm trên đầu ngón tay do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng tỷ lệ tiêu thụ căn hộ tại Tp Hồ Chí Minh vẫn đạt từ 75-90% nguồn hàng rao bán.Do vậy, bàn về sức hấp dẫn, bất động sản Tp Hồ Chí Minh vẫn nhỉnh hơn so với Hà Nội.

    Ông Ngô Đức Sơn, Tổng giám đốc Công ty DRH Holdings cho rằng, Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, giá nhà tăng là phù hợp với quy luật phát triển. Đồng thời, trước đây, mặt bằng giá ở Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận thấp hơn nhiều so với Hà Nội do hạ tầng giao thông chưa được đầu tư bài bản. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, các dự án giao thông trọng điểm ở khu vực Tp Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở khu vực phía Đông rất được chú trọng đầu tư. Đây là một trong những xung lực quan trọng giúp tăng sức hấp dẫn của thị trường nhà đất, làm tăng tính thanh khoản của thị trường, thậm chí một số nơi chỉ mới manh nha các thông tin quy hoạch hạ tầng nhưng ngay lập tức Tổng giám đốc khu vực đó đã tăng giá mạnh.

    Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group phân tích, dân số tại Tp Hồ Chí Minh rất lớn, lên tới hơn chục triệu người, tốc độ di dân cơ học cũng rất cao. Trong khi đó số dân ở Hà Nội chỉ khoảng 8 triệu người. Khi dân số đông, tăng nhanh bổ sung vào sức cầu lớn sẽ kéo theo giá sẽ phải tăng theo quy luật thị trường, chưa kể lượng người nước ngoài đến Tp Hồ Chí Minh làm việc và sinh sống cũng cao hơn. Đặc biệt, Hà Nội chưa xảy ra khan hiếm nguồn cung, trong khi nguồn cung tại Tp Hồ Chí Minh đang bị “cô đặc” ở trong vùng trung tâm các quận nội thành, rất ít dự án nằm ở khu vực các quận ngoại thành được triển khai, còn tại các tỉnh lân cận thì lại không có dự án nên sự phân hóa về giá hiện nay rất cao.

    Quỳnh Thư [Tổng hợp]

    Theo Homedy Blog Thị trường

    --- Bài cũ hơn ---

  • So Sánh, Đánh Giá Chi Tiết Nhất Về Mavic 2 Pro/zoom Và Phantom 4 Pro
  • So Sánh Các Flycam Mavic 2 Và 1 Series
  • 11 Điểm Khác Nhau Giữa Postgresql Và Sql Server
  • Postgresql Và Mysql, Một So Sánh
  • Điều Gì Làm Cho Postgresql Hơn Các Cơ Sở Dữ Liệu Sql Mã Nguồn Mở Khác?
  • --- Bài mới hơn ---

  • Chuyến Đi Trong Chế Độ Xem Phố: Ai Cập – Giới Thiệu – Google Maps
  • Công Cuộc Khẩn Hoang Nam Bộ Và Lịch Sử Địa Phương An Giang
  • Nâng Cao Hiệu Quả Giảng Dạy Lịch Sử Địa Phương
  • Anh Hùng Giải Phóng Dân Tộc
  • Phát Động Cuộc Thi Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng Bộ Tỉnh Quảng Ngãi, Giai Đoạn 1930 – 2022
  • Ai Cập cổ đại – Cái nôi của nền văn minh nhân loại

    Chúng ta đã biết đến Ai Cập cổ đại nổi tiếng với kim tự tháp, những lăng mộ cổ,…nhưng lịch sử hình thành của nó như thế nào chắc chắn vẫn là một điều bí ẩn. Mặc dù tồn đại hàng ngàn năm, nhưng nền văn minh này vẫn được xem là thước đo, là cái nôi cho nền văn minh hiện đại phải học tập. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử hình thành, các nét đặc trưng văn hoá và những thành tựu mà người Ai Cập cổ đã phát minh ra và nó đã được ứng dụng cho ngày nay.

    1. Lịch sử hình thành

    Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong 4 nền văn minh phát sinh một cách độc lập và lâu đời nhất trên thế giới này. Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN [theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập] với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên [Narmer, thường được gọi là Menes]. 

    Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ Vương quốc thời kỳ Sơ kỳ Đồ đồng, Trung Vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân Vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng. Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu.

    Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia, Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba và cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemaios I Soter, đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemaios gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.

    2. Nét đặc trưng văn hoá

    Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng sông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaon, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.

    Di sản văn hoá cổ của người Ai Cập. Nguồn: Internet

    Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite.

    Kết luận:

    Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến ​​trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.

    Bài viết được tham khảo từ wikipedia

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Dấu Mốc Lịch Sử Hình Thành Tỉnh Nghệ An Trong Mộc Bản Triều Nguyễn
  • Công An Nghệ An: Đạt Giải Cao Tại Cuộc Thi Tìm Hiểu ‘lịch Sử Tỉnh Nghệ An
  • 990 Năm Danh Xưng Nghệ An: Những Dấu Mốc Của Tiến Trình Lịch Sử
  • Dấu Son Trong Lịch Sử Đảng Bộ Tỉnh Đồng Nai
  • Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hóa Ra Đời Là Bước Ngoặt To Lớn Trong Lịch Sử Cách Mạng Tỉnh Nhà
  • Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề So Sánh Nền Văn Minh Ai Cập Và Lưỡng Hà trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Quảng Cáo

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều

    Đề Xuất

    Myaladdinz Là Gì? Có Lừa Đảo, Đa Cấp? Vạch Trần Sự Thật Về “app Tmđt Biến Tướng” Trang web của MyAladdinz tuyên bố công ty mong muốn tạo ra một nền tảng cho các chủ gian hàng tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn và thưởng cho người tiêu dùng vì sự tham gia của họ. Chương trình Phần thưởng Khách hàng mang lại cho các Chủ gian hàng và khách hàng, biến mọi điều ước của họ thành Vàng! Đồng Gem [Ngọc] được sử dụng để mua các sản phẩm và dịch vụ từ các thương nhân trên cộng đồng của My Aladdinz mà nền tảng này kết nối. Mỗi “gem” tương đương với 1 USD...

    Phân Biệt So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Must Và Have To Trong Tiếng Anh Have to chủ yếu thể hiện các nghĩa vụ chung, trong khi must được sử dụng cho các nghĩa vụ cụ thể: I have to brush my teeth twice a day. I must tell you something. – Tôi phải đánh răng hai lần một ngày. Tôi phải nói với bạn điều gì đó. Chú ý để thể hiện nghĩa vụ, nghĩa vụ hoặc sự cần thiết trong tương lai hoặc quá khứ, must và need không được sử dụng. 1. Cách dùng must và have to Must, have to đều thể hiện nghĩa vụ hoặc sự cần thiết, nhưng có một số...

    Sự Khác Biệt Giữa Ethernet Switch, Hub Và Splitter Web Tin Học Trường Tín có bài: Sự khác biệt giữa Ethernet switch, hub và splitter Nếu quyết định phân tách kết nối Ethernet của mình, bạn có một số tùy chọn: Sử dụng hub, splitter hoặc switch. Mỗi giải pháp đều có những ưu điểm riêng, vì vậy, trước khi mua bất kỳ tiện ích nào, điều quan trọng là phải xác định cái nào cung cấp nhiều tính năng nhất cho bạn. Nếu thiếu cổng Ethernet và muốn chuyển đổi một cáp Ethernet thành hai, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn có lẽ...

    Mang Thai Tuần Đầu Tiên Và Tuần Thứ 2 Các Dấu Hiệu Cần Chú Ý Mang thai tuần đầu tiên và tuần thứ 2 các dấu hiệu cần chú ý. Tuần đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sinh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của Bạn [còn gọi là thai kỳ] cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ. Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần đầu tiên Phôi thai đã bám vào thành tử cung của mẹ để...

    #1 Không Phát Video Trực Tiếp Trên Facebook Được, Phải Làm Sao ? Mình đã xem bài viết hướng dẫn phát video trực tiếp trên Facebook nhưng không hiểu sao không phát video trực tiếp trên Facebook được, chúng tôi có thể hướng dẫn khắc phục lỗi cũng như hướng dẫn cách phát video được không trên Facebook. không phải? 1. Lỗi trình duyệt Trước hết, trình duyệt web cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc không thể phát trực tiếp video trên Facebook. Đầu tiên, hãy đóng trình duyệt của bạn và thử lại, nếu việc khởi động lại không hoạt động, vui lòng cập nhật lên phiên bản...

    Tp.hcm: Cách Phân Biệt U Nhú Sinh Dục Và Sùi Mào Gà Như Thế Nào ?  Những nốt mụn ở vùng kín không khỏi khiến chúng ta lo lắng “liệu mình có mắc bệnh xã hội gì không?” Các chuyên gia cho biết những nốt mụn ở bộ phận sinh dục có thể là sùi mào gà hoặc u nhú sinh dục. Hãy tham khảo bài viết bên dưới được các bác sĩ của phòng khám Đa Khoa Thế Giới chia sẻ để biết cách phân biệt u nhú sinh dục và sùi mào gà đơn giản. Cách phân biệt u nhú sinh dục và sùi mào gà như thế nào ?  Các chuyên gia tại Phòng Khám...

    6 Dấu Hiệu Gan Nhiễm Độc Cần Biết Sớm Gan nhiễm độc và tổn thương lâu ngày không có giải pháp khắc phục sẽ tiến triển thành nhiều bệnh lý về gan nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Do đó, nhận biết dấu hiệu, triệu chứng gan nhiễm độc sớm để chủ động tìm cách giải độc, bảo vệ gan đồng thời giảm nguy cơ tổn thương gan. Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm độc Chức năng chính của gan là giải độc – chống độc, làm sạch độc tố bên trong cơ thể và đào thải ra...

    Đặng Giang, Nhà Nghiên Cứu Và Nhà Hoạt Động Von Đặng Giang Báo chí nước ngoài hay thắc mắc vì sao Việt Nam lại khống chế được virus Corona tốt như vậy. [Ở thời điểm tôi viết những dòng này, Việt Nam có dưới 280 ca dương tính, hơn tám mươi phần trăm trong số đó đã phục hồi, và không có ca tử vong nào]. Có nhiều giải thích kỹ thuật cho câu hỏi này, nhưng liệu có phải đơn giản là người Việt luôn rất giỏi trong chiến tranh? Ngay khi con virus “xâm nhập” vào đất nước, người ta rũ bụi và tái sử dụng tranh cổ...

    Trải Nghiệm Lịch Sử Bác Hồ Với Nông Dân Việt Nam 2,672 lượt xem 10 lượt thích Với bề dày truyền thống lịch sử của tỉnh Thái Bình, đây được xem là điều kiện thuận lợi giúp các trường học đưa những di tích ấy vào các hoạt động giáo dục trải nghiệm. Và với thầy và trò của trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình thì điểm dừng chân đầu tiên đó chính là tại tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam. ...

    Sự Thật Về Xu Hướng Lấy Người Học Làm Trung Tâm Lấy người học trung tâm là xu hướng giáo dục điển hình của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Bản chất của triết lý “lấy người học làm trung tâm” Trước đây, phương pháp đào tạo truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, tất cả kiến thức được truyền đạt thông qua thầy cô giáo, và chỉ có thầy cô mới là người quyết định kiến thức đó có đúng hay không. Ngày nay, giáo dục lấy người học làm trung tâm, người thầy dựa trên nhu cầu học hỏi của học sinh để gợi mở và định hướng thay vì chỉ...

    Video liên quan

    Chủ Đề