So sánh các hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài
  • 2. Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
  • 4. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn
  • 4. Quy định về chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
  • 4.1. Về điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần:
  • 4.2. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài:
  • 5. Mẫu văn bản thỏa thuận góp vốn

1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài

Theo Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 về giải thích từ ngữ, thì nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa tại khoản 19 điều 3 Luật đầu tư năm 2020 như sau: “Nhà đầu tư nước ngoàilà cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.Đồng thời, Luật còn định nghĩa, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàilà tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

2. Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng quy định sau có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế:

- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định;

- Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Theo khoản 1Điều 25 Luật Đầu tư năm 2020nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:

1- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

2- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

3- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác [không thuộc các trường hợp nêu trên].

4. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn

Nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện đăng ký góp vốn trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Việc góp vốn làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

- Việc góp vốn dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Cụ thể, thủ tục đăng ký góp vốn được thực hiện như sau theoCông văn số 8909/BKHĐT-PC:

Bước 1:Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn gồm:

- Văn bản đăng ký góp vốn có những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài [nếu có]; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế [nếu có];

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn;

- Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn;

- Văn bản kê khai [kèm theo bản sao] Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài [đối với trường hợp liên quan đến quốc phòng, an ninh, đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển].

Bước 2:Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế nhận góp vốn đặt trụ sở chính.

Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành khi góp vốn vào tổ chức kinh tế. Nếu có nhu cầu đăng ký việc góp vốn thì thực hiện thủ tục như trên.

Căn cứ văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi có trụ sở chính.

4. Quy định về chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

4.1. Về điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2020:

3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:

a] Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

b] Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

Như vậy, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông khác hoặc cho người khác không phải là cổ đông nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Quá thời hạn này, nhà đầu tư có thể chuyển nhượng tự do cổ phần phổ thông của mình mà không bị hạn chế.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài không phải là cổ đông sáng lập, việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần không bị hạn chế bởi các quy định nêu trên.

Ngoài ra còn một số lưu ý như sau:

  • Cổ phần ưu đãi cổ tức được phép chuyển nhượng như cổ phần phổ thông;
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng.

4.2. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài:

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập.

Trong thời hạn 03 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập tiến hành chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần sẽ tiến hành thủ tục thông báo thay đổi thông tinđăng ký doanh nghiệptại Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Hồ sơ thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập;
  • Quyết định của Hội đồng cổ đông;
  • Biên bản họp Hội đồng cổ đông [lưu ý số cổ phần có quyền quyết định không bao gồm cổ phần của cổ đông dự định chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập];
  • Danh sách cổ đông sáng lập sau khi thay đổi;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ khác chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Các giấy tờ chứng thực [chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu] đối với cổ đông mới là cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương đối với cổ đông là doanh nghiệp [lưu ý các giấy tờ của cổ đông là cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài thì phải được hợp pháp lãnh sự trước khi nộp];
  • Giấy ủy quyền [trong trường hợp người đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục].
  • Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài khác với tỉ lệ từ 51% vốn điều lệ công ty trở lên, hoặc công ty cổ phần hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng phải tiến hành thủ tục đăng ký mua cổ phần tại Phòngđăng ký kinh doanh– Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Hồ sơ đăng ký mua cổ phần bao gồm:

  • Văn bản đăng ký mua cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục.
  • Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Sau 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do chuyển nhượng cổ phần mà không cần làm thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nữa. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải thực hiện thủ tụckê khai thuếthu thập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần.

- Nhà đầu tư nước ngoài không phải là cổ đông sáng lập

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông phổ thông, việc chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông phổ thông khác hoặc người không phải là cổ đông không cần thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh mà chỉ thực hiện việc chuyển nhượng nội bộ lưu tại văn phòng công ty và thay đổi thông tin cổ đông trong sổ cổ đông. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần nếu rơi như đã nêu ở phần trên.

5. Mẫu văn bản thỏa thuận góp vốn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN [Về việc mua phần vốn góp]

Hôm nay, ngày tháng năm 2021 tại ……………………………...

Chúng tôi gồm có:

Bên mua phần vốn góp [Bên A]:

Họ và tên:…………………. Giới tính: ………………………..

Sinh ngày: ……………………… Quốc tịch: ……………..

Hộ chiếu số: M5015…………………. Ngày cấp:………Nơi cấp: ………..

Mã số thuế thu nhập cá nhân [tại Việt Nam – nếu có]: …………………….

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:………………………

Bên nhận góp vốn [Bên B]:

CÔNG TY ...………………………….. MSDN:……………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………..

Người đại diện theo pháp luật: …………………… Chức vụ:…………….

Xét rằng: Bên A là nhà đầu tư nước ngoài hiện đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, Bên A muốn mua lại 49% vốn góp của thành viên của Bên B; Bên B là tổ chức kinh tế 100% vốn Việt Nam được thành lập hợp pháp và có thành viên muốn chuyển nhượng 49% phần vốn góp của họ trong bên B cho bên A. Căn cứ nhu cầu của mỗi bên, Hai bên thoả thuận về việc mua phần vốn góp và nhận góp vốn như sau:

1. Nội dung thoả thuận: Bên A đồng ý mua lại 49% vốn góp của Bà ………………………[Là thành viên của Bên B] và bên B chấp nhận việc chuyển nhượng nói trên và chấp nhận bên A với tư cách là thành viên công ty sau khi thực hiện xong các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tỉ lệ sở hữu phần vốn góp của các thành viên Công ty sau khi thay đổi như sau:

STT

Tên thành viên

Số vốn góp

Tỉ lệ

Cơ cấu tổ chức công ty sẽ được Hội đồng thành viên quyết định ngay sau khi thực hiện xong việc đăng ký thành viên tại Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội.

Giá trị chuyển nhượng: Do ………………. và ……………… tự thỏa thuận và phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

3. Thời hạn để hoàn thành việc góp vốn vào Công ty: 15 ngày làm việc kể từ ngày …………. và ……….. thực hiện việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.

4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

– Đăng ký mua phần vốn góp tại Sở kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

– Chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp với …………….

– Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thành viên công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 sau khi thực hiện xong các thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp.

5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

– Yêu cầu bên A nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của Công ty và nghiêm túc chấp hành pháp luật Việt Nam.

– Bên B cũng có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thay đổi thành viên công ty theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp các bên có xảy ra mâu thuẫn sẽ ưu tiên các biện pháp hòa giải, nếu hòa giải không thành thì một trong hai bên có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Tố tụng Việt nam.

Các bên đã nhất trí các nội dung trên và cùng ký tên dưới đây:

Bên A

Bên B


Video liên quan

Chủ Đề