So sánh quần xã với hệ sinh thái

- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ sinh thái chặt chẽ với nhau, biểu hiện qua các quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối kháng với nhau- Giữa các thành phần trong quần xã và giữa quần xã với môi trường vôsinh có sự trao đổi vật chất và truyền năng lượng.

2. Tên gọi của quần xã

+ Theo địa điểm phân bố: quần xã sinh vật biển, quần xã sinh vật cửasông, quần xã sinh vật núi đá vôi,...+ Theo loài sinh vật chiếm ưu thế (quần xã sinh vật đồng cỏ, quần xã cây bụi,... hoặc nhóm loài ưu thế (quần xã thân mềm- Giun nhiều tơ,...) + Theo dạng sống: quần xã sinh vật nổi, quần xã sinh vật đáy,..+ Theo nhóm phân loại: quần xã cá rạn san hô, quần xã thân mềm ở bãi triềuII. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT

1. Cấu trúc về thành phần loài và số lượng cá thể từng loài

- Quần xã là một tổ chức phức tạp, có cấu trúc thứ bậc rất chặt chẽ nhằmthực hiện một cách có hiệu quả các chức năng sống của mình. - Quần xã có cấu trúc thành phần loài càng phức tạp thì càng ổn định trướcnhững biến động của các yếu tố môi trường.

1.1. Các nhóm loài trong quần xã

- Căn cứ vào vai trò của các nhóm loài, quần xã được chia làm các nhóm:

+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyếtđịnh tới các nhân tố sinh thái của môi trường. Loài ưu thế thường là loài có sốlượng lớn hơn hẳn các loài khác do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc dohoạt động mạnh của chúng, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. + Loài đặc trưng của quần xã là loài thuộc một trong hai trường hợp sau:Loài chỉ có quần xã này mà không có ở quần xã khác (trong trường hợp này cònđược gọi là loài đặc hữu, ví dụ cá cóc Tam Đảo là loài đặc trưng của quần xãvùng núi Tam Đảo, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng tràm U Minh);hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn và có vai trò quan trọng so với các loàikhác trong quần xã (trong trường hợp này chúng có thể là loài ưu thế).+ Loài chủ chốt của quần xã là một hoặc một vài loài có vai trò kiểm soátvà khống chế hoạt động của các loài khác trong quần xã. Loài chủ chốt thườnglà loài động vật ăn thịt, giữ vị trí cuối cùng của chuỗi thức ăn.2

+ Loài thứ yếu là loài đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế trong quần xãkhi loài ưu thế bị suy vong.+ Loài ngẫu nhiên là loài có tần số xuất hiện và độ phong phú trong quầnxã thấp.

- Dựa vào chức năng, chia các loài trong quần xã làm 2 nhóm:

+ Sinh vật tự dưỡng (sinh vật sản xuất): có khả năng tổng hợp các chất hữucơ từ các chất vô cơ đơn giản trong môi trường. Chủ yếu là những loài có sắc tốxanh quang hợp (thực vật).+ Sinh vật dị dưỡng: không có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ mà phảisử dụng chất hữu cơ do nhóm tự dưỡng tạo ra. Nhóm này gồm:Sinh vật tiêu thụ: là các loài động vậtSinh vật phân hủy: chủ yếu là vi sinh vật, phân hủy các chất hữu cơ thànhcác chất vô cơ đơn giản trả lại cho môi trường, khép kín chu trình vật chất.

1.2. Mối quan hệ giữa thành phần loài và số lượng cá thể của mỗi loài

+ Số lượng loài trong quần xã càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loàicàng giảm và ngược lại.+ Trong quá trình phát triển của quần xã thì số lượng loài ngày càng tăng. Nếu quần xã đang trong trạng thái suy thoái thì ngược lại.+ Khi đi từ cực đến xích đạo, từ khơi vào bờ số lượng loài tăng lên, số lượngcá thể của mỗi loài giảm đi.+ Đi từ thấp lên cao, từ mặt biển xuống đáy đại dương số lượng loài và sốlượng cá thể mỗi loài đều giảm

1.3. Độ đa dạng của quần xã

1.3.1. Khái niệm độ đa dạng của một quần xã

– mức độ đa dạng về loại sinhvật khác nhau cấu tạo nên quần xã – bao gồm 2 thành phần:

Độ giàu loài

(sốlượng các loài khác nhau trong quần xã) và

độ phong phú tương đối

của mỗiloài (tỷ lệ cá thể của mỗi loài trên tổng số các cá thể có trong quần xã.Độ đa dạng của quần xã chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinhcủa môi trường và các nhân tố sinh thái hữu sinh như sự canh tranh giữa cácloài, mối quan hệ con mồi - vật chủ... Nhìn chung, ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, độ đa dạng của quần xãthường thấp hơn ở vùng nhiệt đới có khí hậu ổn định, nguồn sống phong phú. 3

Thế nào là quần thể quần xã và hệ sinh thái?

- Quần xã là tập hợp nhiều quần thể khác loài cung chung sống trong 1 sinh cảnh, 1 khoảng thời gian xác định. - Hệ sinh thái: Bao gồm các quần xã và sinh cảnh. Giải bài 1 trang 9 SGK Sinh học 10.

Quần xã sinh vật là gì Lấy ví dụ minh họa?

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau. Ví dụ: tập hợp các quần thể sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới. Khoảng không gian sinh sống của quần xã gọi là sinh cảnh. Sinh cảnh là môi trường vô sinh.

Hệ sinh thái quần thể là gì?

Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. Có thể hiểu, hệ sinh thái là hệ thống cộng đồng sinh vật trong một khu vực nhất định.

Hệ sinh thái là gì lấy ví dụ về hệ sinh thái?

Cho ví dụ. - Hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh của nó, trong đó, các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng. - VD: Hệ sinh thái ao cá, hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái khu đô thị Bắc Thăng Long…