So sánh tháp dân số năm 1999 và năm 2007

Video Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 18

Câu 1

Quan sát tháp tuổi dân số năm 1989 và năm 1999.

So sánh tháp dân số năm 1999 và năm 2007

Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt:

– Hình dạng của tháp

– Cơ cấu dân số theo độ tuổi

– Tỉ lệ dân số phụ thuộc

Gợi ý đáp án

– Hình dạng của tháp: cả hai tháp đều có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm 0 – 4 tuổi của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989.

– Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

+ Năm 1989: nhóm tuổi 0 – 14 : 39%, nhóm tuổi : 15 -59: 53,8%, nhóm tuổi trên 60 : 7,2 % . Năm 1999: nhóm tuổi 0 – 14 : 33,5 %, nhóm tuổi : 15 -59: 58,4 %, nhóm tuổi trên 60 : 8,1 %

+ Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.

– Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao (năm 1989 : 85,8%, năm 1999: 71,2%)

(tỉ lệ phụ thuộc : tỉ số giữa người chưa đến độ tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong độ tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước).

Câu 2

Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Gợi ý đáp án

* Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:

– Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).

– Nhóm tuổi 14 – 59: có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).

– Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).

– Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).

⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

* Nguyên nhân:

– Nhóm tuổi từ 0 – 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).

– Nhóm tuổi 14 – 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

– Nhóm tuổi trên 59 tuổi tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

Câu 3

Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?

Gợi ý đáp án

– Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

+ Thuận lợi: Do có cơ cấu dân số trẻ, nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, trợ lực cho phát triển kinh tế …

+ Khó khăn: gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường, giáo dục, ý tế …

– Biện pháp:

+ Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các ngành, các vùng.

+ Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

+ Tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo cho lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (165)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.75 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2010-2011
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (2,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (NXBGD tõ tháng 9-2009) và kiến thức đã học, hãy:
a) Chứng minh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thể hiện rõ đặc điểm địa hình của
vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
b) So sánh chế độ nước sông Hồng (trạm Hà Nội) và sông Mê Kông (trạm Mĩ Thuận -
trạm Cần Thơ).
Câu II (3,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (NXBGD tõ tháng 9-2009) và kiến thức đã học,
hãy:
a) Cho biết những nhân tố cơ bản tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta.
b) Nêu sự phân bố của các nhóm đất và các loại đất chính ở nước ta? Giải thích vì sao
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất phèn, đất mặn.
Câu III (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (NXBGD tõ th¸ng 9-2009) và kiến thức đã học, hãy:
a) Chứng minh rằng nước ta nằm ở vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
b) Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam
nước ta.
Câu IV (2,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (NXBGD tõ tháng 9-2009) và kiến thức đã học,
hãy so sánh hai tháp dân số năm 1999 và năm 2007, rút ra nhận xét.
Câu V (3,5 điểm).
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang nông nghiệp chung (NXBGD tõ tháng 9-2009) và
kiến thức đã học, hãy tính giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Nhận xét giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp ë
níc ta năm 2000 và 2007.
b) T¹i sao nãi ở nước ta việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hoá nông nghiệp?
c) Em hãy cho biết trong những năm gần đây cơ cấu cây trồng của tỉnh Thái Bình chuyển dịch
tích cực như thế nào?
Câu VI (5,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Diện tích lúa phân theo các vụ ở nước ta trong giai đoạn 1985-2005


(đơn vị: nghìn ha)
Năm Tổng số
Chia ra các vụ
Đông xuân Hè thu Mùa
1985 5703,9 1765,0 856,6 3082,3
1990 6042,8 2073,6 1215,7 2753,5
1998 7362,7 2783,3 2140,6 2438,8
2000 7666,3 3013,2 2292,8 2360,3
2003 7452,2 3022,9 2320,0 2109,3
2005 7329,2 2942,1 2349,3 2037,8
a) Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được (chỉ nêu các dạng và cách vẽ, không cần vẽ cụ thể)
để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta trong giai
đoạn 1985-2005.
b) Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích tại sao có sự lựa chọn này.
c) Vẽ biểu đồ đã lựa chọn.
d) Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo
các vụ trong giai đoạn trên.
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)
HẾT
1
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2010-2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ
C©u Néi dung §iÓm
C©u I
(2,5 ®iÓm)
a) Chứng minh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thể hiện rõ

tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
* Tính chất nhiệt đới ẩm của địa hình miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ.
- Miền gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng.
- Ở vùng núi Đông Bắc quá trình xâm thực diễn ra mạnh, biểu hiện:
+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị chia cắt, đất bị
xói mòn, rửa trôi. Khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng trượt lở đất
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành dạng địa hình cacxtơ với nhiều hang động (D/c)
+ Tại các vùng thềm phù sa cổ địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen
thung lũng rộng.
- Ở vùng đồng bằng sông Hồng quá trình bồi tụ diễn ra nhanh, hàng năm
đồng bằng mở rộng ra biển hàng chục mét.
* Nguyên nhân:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn tập trung theo mùa
- Đồi núi dốc, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật, đồng bằng ở hạ lưu sông.
1,5 ®iÓm
b) So sánh chế độ nước sông Hồng (trạm Hà Nội) và sông Mê Kông
(trạm Mĩ Thuận - trạm Cần Thơ):
+ Giống nhau:
- Chế độ nước theo mùa: một mùa lũ - một mùa cạn (gần trùng nhau).
+ Khác nhau:
- Lưu lượng nước sông Mê Kông lớn hơn rất nhiều so với lưu lượng nước
sông Hồng.
- Mùa lũ sông Mê Kông kéo dài, đỉnh lũ vào tháng 10, mùa cạn ngắn.
- Mùa lũ sông Hồng ngắn - đỉnh lũ vào tháng 8, mùa cạn kéo dài.
(D/c: S.Mê Kông 5 tháng >20.000m
3
/s, 8 tháng >10.000m
3
/s, 9 tháng >5.000m
3

/s.
S.Hồng 5 tháng >5.000m
3
/s, không có tháng nào >10.000m
3
/s.)
1,0 ®iÓm
Câu II
(3,5 điểm)
a) Cho biết những nhân tố cơ bản tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa của khí hậu nước ta:
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu được qui định bởi vị trí nước ta nằm trong
vùng nội chí tuyến, nền nhiệt độ cao (vĩ độ).
- Do nước ta tiếp giáp với vùng biển Đông rộng lớn.
- Do vị trí nước ta nằm trong ô châu Á gió mùa (kinh độ) là nơi giao tranh
của các khối khí hoạt động theo mùa.
- Do bối cảnh địa lí tự nhiên Việt Nam (địa hình, bề mặt đệm, hình dạng
lãnh thổ )
1,0 ®iÓm
C©u Néi dung §iÓm
a) Nêu sự phân bố của các nhóm đất và các loại đất chính ở nước ta:
Nhóm đất Phân bố
1. Nhóm đất phù sa:
- Phù sa sông
Chủ yếu ở đồng bằng
- ĐBSH, ĐBCL, ngoài ra còn ở DH miền Trung
(s.Mã, s.Cả, S.Đà Rằng)
- Phù sa nhiễm phèn - Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Cần
Thơ, Cà Mau
- Phù sa nhiễm mặn - Ven biển ĐBSCL, ĐBSH

- Đất cát biển - Dọc duyên hải miền Trung
- Đất xám phù sa cổ - Đông Nam Bộ, Gia Lai, rìa phía Bắc của
ĐBSH
2. Nhóm đất feralit Chủ yếu ở trung du miền núi
- Đất feralit trên đá
bazan
- Tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Đất feralit trên đá vôi - Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
-
Đất feralit trên các loại
đá khác
- Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
Ngoài ra còn có các loại
đất khác và núi đá
1,5 ®iÓm
* Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất
phèn, đất mặn:
- Ba mặt giáp biển
- Địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập úng trong mùa mưa, sông ngòi kênh
rạch chằng chịt, không có đê.
- Mùa khô kéo dài dẫn tới tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng
cường độ chua mặn trong đất.
- Thuỷ triều theo các sông lớn vào sâu trong đất liền làm các vùng đất ven
biển bị nhiễm mặn.
1,0 ®iÓm
Câu III
(3,0 điểm)
a) Chứng minh rằng nước ta nằm ở vị trí gần trung tâm khu vực Đông
Nam Á:

- Nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, giáp nhiều nước.
- Phía Tây nước ta là 4 nước Đông Nam Á
- Phía Nam nước ta là 5 nước Đông Nam Á
- Phía Đông nước ta là 1 nước Đông Nam Á
- Từ Hà Nội, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đi thủ đô các nước trong
khu vực có khoảng cách tương đương nhau.
1,0 ®iÓm
b) Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và
phần lãnh thổ phía Nam nước ta:
* Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra):
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20
o
C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn,
số tháng lạnh 2 - 3 tháng <18
o
C.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa Đông - mùa Hạ.
- Cảnh quan: đới rừng nhiệt đới gió mùa, các loài nhiệt đới chiếm ưu thế,
ngoài ra còn có các loài cận nhiệt, ôn đới, các loài thú có lông dầy.
2,0 ®iÓm
4
C©u Néi dung §iÓm
* Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 25%, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ,
không có tháng nào <20
o
C.
- Sự phân hoá theo mùa: mưa - khô.

- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa, các loài động thực vật thuộc
vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
Câu IV
(2,5 điểm)
So sánh hai tháp dân số năm 1999 và năm 2007
* Giống nhau:
- Hình dạng tháp: đáy rộng, đỉnh tháp nhọn. Dạng tháp có kết cấu dân
số trẻ.
- Tỉ lệ giới tính: + 0 - 14 tuổi: nam lớn hơn nữ
+ 15 - 59 tuổi: nữ và nam tương đương nhau
+ 60 tuổi trở lên: nữ lớn hơn nam
1,0 ®iÓm
* Khác nhau:
+ Năm 1999: đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, sườn thoải, thể hiện tỉ lệ sinh
cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh ⇒ Cơ cấu dân
số trẻ, tỉ lệ dân số phụ thuộc cao.
+ Năm 2007: đáy tháp thu hẹp hơn, sườn tháp và đỉnh tháp mở rộng
hơn thể hiện tỉ lệ sinh giảm, nhóm tuổi lao động cao, tuổi thọ trung bình
tăng, tỉ lệ dân số phô thuéc thấp ⇒ cơ cấu dân số vàng ⇒ xu hướng
chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang dân số già.
1,5 ®iÓm
Câu V
(3,5 điểm)
a) Tính giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp:
Năm
Nông nghiệp (tỷ
đồng)
Lâm nghiệp (tỷ
đồng)
Thuỷ sản (tỷ

đồng)
2000 129017,7 7675,7 26620,1
2007 236987,1 12187,9 89378,0
0,75 ®iÓm
* Nhận xét về giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành
trong nông nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, của từng ngành nông
nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007 đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không đều.
D/c: Tổng giá trị ngành nông nghiệp tăng 163313,5 tỉ đồng (năm 2000)
lên 338553 tỉ đồng, tăng 2,1 lần.
Trong đó: Ngành nông nghiệp tăng (D/c)
Ngành lâm nghiệp tăng (D/c)
Ngành thuỷ sản tăng (D/c)
- Sự gia tăng không đều của các ngành sản xuất → cơ cấu giá trị sản
xuất nông nghiệp thay đổi
+ Tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm (D/c)
+ Tỉ trọng ngành thuỷ sản tăng (D/c)
1,25 ®iÓm
5
C©u Néi dung §iÓm
b) Tại sao nói ở nước ta việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa
dạng hoá nông nghiệp:
- Đảm bảo lương thực cho dân số đông.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Nguồn hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Khai thác hợp lí thế mạnh từng vùng
⇒ Khi đảm bảo an ninh lương thực cho dân số đông trong mọi
hoàn cảnh đất nước

Tập trung được mọi điều kiện để đa dạng hoá nông nghiệp (nuôi trồng
thuỷ sản, phát triển cây công nghiệp, trồng các loại hoa màu, đẩy mạnh
chăn nuôi).
1,0 ®iÓm
c) Trong những năm gần đây cơ cấu cây trồng của tỉnh Thái Bình
chuyển dịch tích cực như thế nào:
Ổn định diện tích cây lương thực, tăng diện tích các loại cây thực phẩm có
giá trị xuất khẩu nhất là cây vụ đông, chuyển các vườn tạp sang trồng các loại
cây có giá trị kinh tế cao (D/c).
0,5 ®iÓm
Câu VI
(5,0 điểm)
a) Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được (chỉ nêu các dạng và cách
vẽ, không cần vẽ cụ thể) để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích
lúa phân theo mùa vụ ở nước ta trong giai đoạn 1985-2005:
- Biểu đồ tròn (xử lí và vẽ 6 hình tròn, mỗi năm 1 hình tròn).
- Biểu đồ cột chồng (xử lí số liệu và vẽ 6 cột chồng, mỗi năm 1 cột chồng)
- Biểu đồ ô vuông (xử lí số liệu và vẽ 6 hình vuông, mỗi năm 1 hình vuông)
- Biểu đồ miền (xử lí số liệu và vẽ biểu đồ miền)
0,5 ®iÓm
b) Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích:
- Chọn biểu đồ miền.
- Giải thích:
+ Các dạng còn lại tuy không sai nhưng không thấy được cơ cấu và sự
chuyển dịch cơ cấu một cách trực quan.
+ Dạng biểu đồ miền đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của câu hỏi và rất
trực quan.
0,5 ®iÓm
- Kết quả xử lí số liệu (%):
Cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta (đơn vị %)

Năm Tổng số Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ mùa
1985 100 30,9 15,1 54,0
1990 100 34,3 20,1 45,6
1998 100 37,8 29,1 33,1
2000 100 39,3 29,9 30,8
2003 100 40,6 31,1 28,3
2005 100 40,1 32,1 27,8
1,0 ®iÓm
- Vẽ biểu đồ miền
Yêu cầu: chính xác, trực quan, thẩm mĩ, đúng khoảng cách, chú giải
(Nếu thiếu mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm)
1,5 ®iÓm
6
C©u Néi dung §iÓm
c) Nhận xét:
- Từ năm 1985 đến năm 2005 cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ có
sự chuyển dịch
+ Tăng tỉ trọng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu (D/c).
+ Giảm tỉ trọng diện tích lúa mùa.
- Năm 1985 diện tích lúa mùa chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nhưng đến năm 2005
diện tích lúa đông xuân chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đến là diện tích lúa hè thu,
còn lúa mùa có tỉ trọng thấp nhất.
0,75 ®iÓm
* Giải thích:
- Diện tích lúa đông xuân tăng và có tỉ trọng lớn nhất từ 1998 đến nay
là do: vụ đông xuân tránh được thời kì mưa bão, ít sâu bệnh, ngắn ngày,
năng suất cao, khá ổn định, chi phí sản xuất thấp.
- Tỷ träng diÖn tÝch lúa vô mùa từ chỗ lớn nhất năm 1985, đến năm
2005 giảm mạnh và trở thành vụ có tỉ trọng diện tích ít nhất là do: đây là
vụ thời tiết có nhiều bất lợi nhất trong các vụ lúa. Ở miền Bắc và miền

Trung thường trùng với mùa mưa bão, còn ở đồng bằng sông Cửu Long lại
chịu ảnh hưởng của lũ sông Mê Kông. Do độ ẩm cao, sâu bệnh phát triển
mạnh nên đây là vụ cã tØ träng diÖn tÝch lóa thÊp nhÊt.
- TØ träng diÖn tÝch lúa hè thu tăng khá nhanh vì đây là vụ lúa ngắn
ngày, năng suất khá cao và cũng do phần lớn diện tích lúa mùa sớm năng
suất thấp ở đồng bằng sông Cửu Long được chuyển sang làm vụ hè thu.
0,75 ®iÓm

7

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?


Câu 57395 Nhận biết

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?


Đáp án đúng: a

Phương pháp giải

Chú ý sự thay đổi của đáy tháp, thân tháp và đỉnh tháp dân số 2 năm 2007 và 1999.

Đặc điểm dân số và phân bố dân cư --- Xem chi tiết
...

Địa Lí 9 Bài 5 ngắn nhất: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999