Sống không hạnh phúc có nên ly hôn

1. Không bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn

Đúng là mọi mối quan hệ đều cần có sự điều chỉnh và thỏa hiệp. Nhưng khi toàn bộ mối quan hệ của bạn chỉ dựa trên việc dàn xếp với nhau khi bạn không muốn, bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc thực sự và trọn vẹn.

Cả hai bạn sẽ cố gắng tìm kiếm hạnh phúc ở một nơi khác, trong công việc hoặc các vấn đề.

Mặc dù việc đánh lạc hướng bản thân có thể giúp ích ở một mức độ nào đó, nhưng cuối cùng bạn vẫn phải sống với một người mà bạn không thể làm cho mọi thứ diễn ra tốt đẹp.

Bạn sẽ thấy những mặt khó chịu của nhau và bực bội khi trở về nhà vào cuối mỗi ngày. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc có nghĩa là một cuộc đời đau khổ và, như người ta nói, cuộc sống quá ngắn cho điều tồi tệ đó.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn

Bạn có thể nghĩ rằng làm cho xã hội và cha mẹ bạn hạnh phúc bằng cách kết hôn với một người mà họ tán thành nhưng bạn không đặc biệt yêu thích không phải là một ý kiến ​​tồi.

Nhưng không ai sẵn sàng cho cuộc sống khốn khổ sau đó. Nếu chúng ta không chăm sóc hạnh phúc của chính mình, nó sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Làm hài lòng người khác sẽ không đưa chúng ta đến đâu.

3. Đánh mất chính mình trong một cuộc hôn nhân

Nếu bạn từ chối và tiếp tục sống trong một cuộc hôn nhân không tình yêu , một lúc nào đó bạn sẽ bắt đầu đánh mất chính mình.

Vì bạn đã bất chấp bản năng cơ bản của mình bằng cách chọn thứ gì đó hoặc người khác thay vì hạnh phúc của chính mình, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thoải mái hoàn toàn.

 

Ngay cả khi bạn không thể chỉ ra chính xác điều gì đang làm phiền mình, bạn sẽ bắt đầu bực mình về những điều nhỏ nhặt và kỳ lạ nhất và cuối cùng trở thành một người cáu kỉnh vĩnh viễn.

4. Bắt đầu bực bội với đối tác và chính mình

Nếu lý do bạn chọn ở lại trong cuộc hôn nhân là bạn có nỗi sợ hãi về sự kỳ vọng của xã hội và đối tác của bạn, thì sớm hay muộn bạn sẽ không chỉ bắt đầu phẫn nộ với người bạn đời và xã hội mà còn với bản thân vì là một kẻ nhu nhược như vậy.

Và đó chắc chắn không phải là một cảm giác hạnh phúc.

Bạn sẽ có những cơn tức giận bộc phát và bạn có thể trút bỏ điều đó với đối tác của mình theo những cách không công bằng đối với họ.

Chắc chắn có rất nhiều chiến lược giải quyết xung đột mà bạn có thể thử nhưng một phần trong bạn sẽ bám vào tất cả những suy nghĩ tiêu cực mà bạn đã nuôi dưỡng.

5. Con cái chịu ảnh hưởng

Nhiều cặp vợ chồng không hạnh phúc nhưng vẫn cố gắng ở lại với nhau vì con cái. Đây là một ý tưởng thực sự tồi tệ.

Những đứa trẻ nhiều khi sẽ nghe thấy, chứng kiến mâu thuẫn của bố mẹ, thấy sự mỉa mai và tranh luận của người lớn liên tục sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.

Thậm chí con của bạn có thể bối rối về mối quan hệ lành mạnh, dẫn đến những vấn đề lớn trong cuộc sống cá nhân của con sau này.

Vì vậy, nếu bạn không muốn hủy hoại tâm lý của con bạn, bạn nên chỉ cho chúng cách tôn trọng lẫn nhau và tìm một sự thỏa hiệp. Và đừng quên quy tắc vàng - cha mẹ hạnh phúc có nghĩa là một đứa trẻ hạnh phúc.

6. Cuộc sống sẽ bắt đầu mất đi ý nghĩa

Người ta nói rằng mục tiêu của toàn nhân loại là mưu cầu hạnh phúc. Nếu chúng ta quyết định từ bỏ việc theo đuổi này và chìm đắm trong nỗi thất vọng và đau khổ vô tận, tất nhiên, cuộc sống của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa vào một lúc nào đó.

Để có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc là bạn phải tự chịu đựng những đau khổ triền miên này. Hơn nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại hàng ngày của bạn.

Bạn có thể không thể gặp gỡ bạn bè của mình như một cặp vợ chồng hoặc thậm chí là dắt chó đi dạo trong công viên cùng nhau nữa. Mọi thứ bạn thích với tư cách là một người sẽ chỉ tan biến.

7. Bạn sẽ mất động lực ở nơi làm việc

Nếu bạn là một người có định hướng hoặc tham vọng, một cuộc hôn nhân tồi tệ hoặc không có tình yêu có thể phá hủy điều đó đối với bạn.

Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc không chỉ hủy hoại sức khỏe tinh thần của một người. nó cũng có thể làm xáo trộn sự tự tin của một người và có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Cảm giác không an toàn của một người chồng hoặc người vợ sẽ vượt qua bạn và bạn sẽ bi thảm rơi xuống vực thẳm của cảm giác mất mát.

Những thứ có thể mang lại niềm vui và thời gian cho bạn trước đây sẽ mất sức mạnh để làm điều đó. Nếu công việc của bạn là điều bạn thực sự quan tâm, một cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể lấy đi điều đó của bạn.

Theo VOV

Xu hướng sống xa nhau cho phép nhiều cặp vợ chồng ở Ấn Độ tìm được sự cân bằng giữa không gian riêng và sự đồng hành.

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn ly hôn khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc?
  • 2. Tư vấn thủ tục ly hôn khi chồng gia trưởng, cờ bạc?
  • 3. Không có bản án ly hôn có được kết hôn lần thứ hai không?
  • 4. Nghĩa vụ thanh toán nợ khi ly hôn của vợ chồng?
  • 5. Vắng mặt khi Tòa giải quyết ly hôn được không?

1. Tư vấn ly hôn khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc?

Thưa luật sư! Anh/chị cho em hỏi giờ em muốn làm giấy ly hôn thì nhờ luật sư tư vấn. Gia đình em sống không có hạnh phúc và rất áp lực lên em muốn được tư vấn giải đáp ?

Em xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật hôn nhân, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn bản cập nhật mới nhất năm 2022

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

1. Quyền yêu cầu ly hôn:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

- Do đó, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, gây áp lực cho cả hai thì bạn hoàn toàn có thể ly hôn theo yêu cầu một bên.

2. Thủ tục đơn phương ly hôn

2.1. Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

- Đơn xin ly hôn;

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

>> Xem thêm: Xin mẫu đơn ly hôn mới nhất năm 2022 ? Hướng dẫn thủ tục ly hôn nhanh

- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở [nếu có]…

- Bản sao giấy khai sinh của con.

2.2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

- Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

- Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 [BLTTDS]. Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc,trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

Tại điểm a, khoản 1, Điêù 35 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân [không có yếu tố nước ngoài] thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi vợ bạn cư trú.

3. Thời gian giải quyết

Theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự:

"1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a] Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b] Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật...

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng."

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình mới nhất của tòa án năm 2022

Theo đó, thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực ti ếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn giải đáp vấn đề ly hôn đơn phương ?

2. Tư vấn thủ tục ly hôn khi chồng gia trưởng, cờ bạc?

Chào luật sư, Tôi kết hôn được 11 năm rồi, là một người thật sự không may mắn khi kết hôn. Chồng tôi là 1 người siêng năng, cần cù, chăm chỉ... nói chung là 1 người đàn ông hoàn hảo nhưng lại mất 1 điều là rất ít nói,mà có nói thì toàn nói ra những lời cọc cằn khó nghe. Vợ chồng rất ít nói chuyện, trao đổi hay bàn bạc được chuyện gì. Vì vậy nên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi nhau chửi nhau thậm tệ. Chồng tôi quá gia trưởng và chỉ biết bản thân. Tôi thì kém chồng tới 15 tuổi nên cách ăn nói,suy nghĩ,thói quen và cách sống khác hoàn toàn. Tôi muốn tôi và a thay đổi để 2 bên cùng thích ứng và kiếm ra 1 lối đi chung để tiếp tục cuộc hôn nhân này. Nhưng càng cố gắng thì càng tuyệt vọng và rồi a lại cắm đầu vào chơi cờ tướng và cá độ bóng đá, trong nhà có gì lần lượt ra đi hết.

Tôi đã khuyên nhủ, nói nhẹ, nói nặng hết lời cũng chứng nào tật đấy và rồi tôi ko chịu nổi quyết định sống ly thân đã được gần 3 năm. giờ tôi muốn ly hôn mà không biết phải bắt đầu từ đâu ?

Xin luật sư tư vấn dùm. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: TML Phạm

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương, đơn ly hôn thuận tình mới 2022

>> Tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

1. Về yêu cầu ly hôn:

Căn cứ quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn thì:

" 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Trong trường hợp đơn phương ly hôn, bạn có thể căn cứ theo Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền ly hôn, việc ly hôn có thể được sự nhất trí của 2 vợ chồng hoặc do một bên nếu chứng minh được tình trạng hôn nhân trầm trọng không thể chung sống và một số điều kiện được quy định tại Điều 56 nêu trên.

>> Xem thêm: Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022 ?

2. Về thủ tục ly hôn:

Trường hợp thuận tình ly hôn:

Căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền xét xử về hôn nhân [không có yếu tố nước ngoài] thì:

" 1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a] Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

... 2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

... b] Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;"

Trường hợp đơn phương ly hôn:

Căn cứ quy định tại khoản 10 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể:

“a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

b. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.

Như vậy, Nếu quyết định ly hôn, cả hai hoặc một bên sẽ làm đơn xin ly hôn gửi tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của 2 vợ chồng.

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin ly hôn; [Mẫu đơn ly hôn thuận tình bạn tham khảo tại: Mẫu đơn thuận tình ly hônMẫu đơn ly hôn đơn phương]

>> Xem thêm: Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay ?

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;

- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

- Bản sao giấy khai sinh của các con.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để đến làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tiền. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai.

Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thêm, nhưng không quá hai tháng.

Trong thời hạn này, tùy từng trường hợp, tòa án ra một trong các quyết định sau đây: công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử.

Trong một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương nhưng vợ hoặc chồng không đồng ý ký đơn xử lý thế nào ?

Bạn cần lưu ý về việc chứng minh tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài như hai vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn, đã ly thân được gần 3 năm... theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 58 và điểm a, khoản 1 Điều 59 BLTTDS để đảm bảo quyền lợi của mình. Bạn có thể tham khảo mẫu xác nhận mâu thuẫn vợ, chồng tại: Tải mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Hy vọng bạn sẽ sớm giải quyết được vấn đề! Trân trọng./.

3. Không có bản án ly hôn có được kết hôn lần thứ hai không?

Thưa luật sư, bạn trai tôi đã từng kết hôn. Anh ấy ly hôn khi đang thụ án. Vợ của anh ấy đã làm mọi thủ tục ly hôn và anh ấy đã kí các loại giấy tờ. Vì đang thụ án nên tòa xử ly hôn vắng mặt. Sau khi thu án anh ấy muốn kết hôn lần hai. Nhưng anh lại không có quyết định ly hôn trước đó. Vậy anh ấy phải làm như thế nào ạ ?

Cảm ơn.

Luật sư trả lời:

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn viết tay mới 2022 và Hướng dẫn thủ tục ly hôn

Căn cứ theo quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài [sau đây gọi là Cơ quan đại diện] cấp.

Như vậy khi đi đăng ký kết hôn cần chuẩn bị những giấy tờ tài liệu gồm:

1. Tờ khai đăng ký kết hôn;

2. Giấy khám sức khỏe trong trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài;

3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn;

4. Giấy tờ nhân thân của người thực hiện thủ tục: Chứng minh thư nhân dân; thẻ căn cước hoặc những giấy tờ tương tự.

Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định:

Điều 22. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.

Như vậy khi đi đăng ký kết hôn thì không cần phải cung cấp giấy tờ chứng minh là mình đã ly hôn, nhưng khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì bắt buộc phải xuất trình chứng cứ chứng minh đã ly hôn cụ thể là Quyết định ly hôn, trường hợp khi ly hôn bạn trai bạn xét xử vắng mặt và không nhận được quyết định ly hôn, thì bạn hướng dẫn bạn trai mình đến tòa án nhân dân nơi đã tiến hành xét xử vụ án ly hôn để xin cấp trích lục bản án.

>> Xem thêm: Hướng dẫn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn quy định mới 2022

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân về đăng ký kết hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Nghĩa vụ thanh toán nợ khi ly hôn của vợ chồng?

Thưa Luật sư, xin Luật sư cho tôi hỏi. Trước chồng tôi đánh bài có nợ một khoản tiền, tôi đã đi vay để trả số nợ đó. Nay vợ chồng tôi lục đục, nếu tôi đơn phương ly hôn thì khoản nợ đó tôi có phải trả tiếp thay người chồng không ?

Mong luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

1. Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn

Căn cứ vào mục đích vay nợ trong thời kỳ hôn nhân để xác định đó có phải nợ chung hay không. Hiển nhiên, nếu là nợ riêng thì sau khi ly hôn, nợ của người nào thì người đó có trách nhiệm phải trả.

>> Xem thêm: Án phí ly hôn mới áp dụng trong năm 2022 là bao nhiêu tiền ?

Vậy đối với khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì sao? Sau khi đã ly hôn thì vợ, chồng có nghĩa vụ phải trả món nợ chung này nữa không?

Theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Như vậy, sau khi ly hôn, nếu hai vợ chồng vẫn có nợ chung thì bắt buộc cả hai người cùng phải thực hiện việc trả nợ. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngoại lệ sau:

- Do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận với người thứ ba;

- Do Tòa án quyết định nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau. Lúc này, trong đơn xin ly hôn [đơn phương hoặc thuận tình], một trong hai người có thể yêu cầu Tòa án phân chia cụ thể trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;

Nói tóm lại, việc trả nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng và người có quyền, lợi ích liên quan. Nếu thỏa thuận được thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận, nếu không thì có thể nhờ Tòa án định đoạt.

2. Xác định khoản nợ chung của hai vợ chồng

Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 37 của Luật hôn nhân gia đình 2014 bao gồm những khoản sau:

Một là, nghĩa vụ phát sinh từ việc bồi thường thiệt hại cho người khác mà việc gây thiệt hại xuất phát từ hành vi của vợ hoặc chồng nhưng hành vi gây thiệt hại đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật hay các giao dịch dân sự do vợ chồng cùng có sự thỏa thuận, xác lâp, thực hiện thì cả vợ chồng cùng phải có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ đó.

Hai là, các nghĩa vụ do vợ, chồng thực hiện mà không có sự thỏa thuận hay bàn bạc với nhau từ trước, nhưng hành vi thực hiện giao dịch đó lại nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, có lợi cho hoạt động kinh doanh của gia đình thì cả hai vợ chồng phải cùng có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ đó.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn của tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Ba là, nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của cả hai vợ chồng.

Bốn là, việc vợ, chồng sử dụng tài sản riêng của mình để nhằm mục đích duy trì, phát triển khối tài sản chung của vợ chồng hoặc việc sử dụng tài sản riêng đó tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho cả gia đình thì nghĩa vụ phát sinh từ khoản nợ đó vợ chồng phải có trách nhiệm liên đới trả nợ.

Năm là, các nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chung của vợ chồng gây ra mà theo quy định của pháp luật dân sự thì cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường thay cho con cho bên bị thiệt hại. Trong trường hợp con chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

Căn cứ vào tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên pháp luật xác định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Có nghĩa là, mỗi chủ sở hữu có quyền đối với tất cả tài sản trong khối tài sản chung. Điều đó cũng có nghĩa rằng, những khoản nợ mà một trong hai bên vợ, chồng thực hiện thì cả hai vợ chồng đều phải có trách nhiệm trả nợ. Về quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung thể hiện trong việc vợ chồng phải cùng nhau xây dựng, phát triển khối tài sản chung. Tuy nhiên, không phải giao dịch nào do vợ, chồng thực hiện cũng được xác định là nghĩa vụ chung của vợ, chồng.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng có ghi nhận về cách xác định các khoản nợ riêng của vợ, chồng như sau:

+ Nghĩa vụ của một bên do vợ, chồng đang thực hiện mà trước khi kết hôn.

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chấm dứt, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của vợ chồng.

+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện mà không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình. Ví dụ: vay tiền để mua đất đai cho người khác mà các thành viên trong gia đình không được hưởng bất kỳ lợi nhuận từ khoản đó thì nghĩa vụ trả nợ đó là nghĩa vụ riêng do chồng, vợ thực hiện.

+ Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. Ví dụ: chồng vay tiền để chơi cá độ bóng đá bị thua nợ thì vợ có phải trả không. Xét thấy hành vi chồng chơi cá độ bóng đá là một hành vi vi phạm pháp luật nên người chồng sẽ phải có trách nhiệm trả nợ mà không thể yêu cầu người vợ trả nợ cùng được.

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào? Cần những giấy tờ gì? Hướng dẫn viết đơn ly hôn?

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có những khoản nợ, bồi thường thiệt hại hay thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng riêng…mà việc thực hiện giao dịch đó không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì bên thực hiện giao dịch sẽ có trách nhiệm phải tự chi trả những nghĩa vụ đó.

Chế định về tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng hay các nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng. Việc nhà làm luật quy định rõ như vậy, để tránh các trường hợp một trong hai bên vợ, chồng lạm dụng việc quy trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong các giao dịch dân sự để yêu cầu bên còn lại phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Như vậy khi ra tòa nếu bạn chứng minh số tiền bạn vay mượn là để " đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình" mà cụ thể là trả khoản nợ của chồng bạn thì theo quy định của pháp luật chồng bạn sẽ có trách nhiệm liên đới với bạn về khoản nợ đó mà không phụ thuộc ý chí của người không xác lập, thực hiện giao dịch là chồng bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Đăng ký kết hôn với người chưa ly hôn ?

5. Vắng mặt khi Tòa giải quyết ly hôn được không?

Thưa Luật sư, vắng mặt về việc ly hôn thì có làm sao không ạ ? Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

>> Xem thêm: Vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình thì bị xử phạt như thế nào ?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Do câu hỏi của bạn không rõ nên chúng tôi chia thành 2 trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Vắng mặt khi Tòa án hòa giải. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự khi Tòa án triệu tập bạn đến tham gia phiên hòa giải nhưng bạn không tham gia thì Tòa án có thể tạm hoãn phiên hòa giải [lần 2] hoặc lập Biên bản không hòa giải được [ Tòa án triệu tập đến lần thứ 2], đồng thời ra quyết định đưa vụ án ra xét xử [đối với trường hợp đơn phương ly hôn]/quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự [đối với trường hợp thuận tình ly hôn]. Như vậy, khi Tòa án triệu tập bạn đến hòa giải, bạn có thể vắng mặt và Tòa án vẫn giải quyết vụ việc.

- Trường hợp 2: Vắng mặt khi Tòa án triệu tập đến Phiên Tòa sơ thẩm/Phiên họp giải quyết việc dân sự:

BLTTDS quy định như sau:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a] Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b] Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c] Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d] Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ] Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

>> Xem thêm: Tài sản là gì ? Cho ví dụ về tài sản ? Nước, không khí, phần mềm có phải là tài sản hay không ?

Theo quy định này, khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bạn có thể vắng mặt mà không cần lý do, khi đó Tòa án phải tạm hoãn Phiên Tòa/Phiên họp. Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2, bạn phải tham gia, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng. Nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiếp tục Phiên Tòa/Phiên họp vắng mặt bạn.

Những điều cần lưu ý: Việc bạn không có mặt theo sự triệu tập hợp lệ của Tòa án không phải là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân - Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề