Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta là

Giải chi tiết:

* Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta:

            - Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I [nông – lâm – ngư nghiệp].  

            - Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II [công nghiệp – xây dựng] và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP [41% - 2005].

            - Khu vực III [dịch vụ] chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn định.

=> Tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm.

            - Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:

            Trong đó:

            + Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng. Trong nông nghiệp [nghĩa hẹp]: trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng.

            + Khu vực II: Công nghiệp khai thác giảm, CN chế biến tăng.

            + Khu vực III: nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời [viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ..]

* Cơ cấu ngành kinh tế nước ta còn chậm chuyển dịch vì:

            - Nước ta xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, năng suất lao động và trình độ thấp.

            - Mặt khác, nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, phải mất một thời gian dài để khôi phục và xây dựng đất nước.

            - Trước đổi mới năm 1986, nước ta tồn tại nền kinh tế bao cấp  [kinh tế kế hoạch hóa] - Nhà nước nắm hoàn toàn quyền quản lí, sản xuất, phân phối sản phẩm, thủ tiêu việc mua bán trên thị trường, kinh tế tư nhân - cá thể không có cơ hội phát triển => khiến nền kinh tế kém linh động, trì trệ, không mang lại hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu ngành giảm Nông Lâm Ngư nghiệp . Tăng tỉ trọng khu công nghiệp xây dựng . Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng vẫn còn nhiều biến động 

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp ,các lãnh thổ tập trung công nghiệp ,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế nhiều thành phần 

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế :từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều toàn phần 

Cùng sự chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thông kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới,các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn Ba vùng kinh tế trọng điểm [Bắc bộ , phía Nam , Miền Trung]

Cơ cấu kinh tế là thuộc tính của hệ thống kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế. Sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng của Cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế ngành của một quốc gia, địa phương nếu hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và ngược lại. Vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành nghề, bộ phận kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống hình thành nên nền kinh tế của một quốc gia, dựa trên mục tiêu và định hướng của khu vực, quốc gia đó. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Có nhiều loại cơ cấu kinh tế như: Cơ cấu khu vực kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế,  cơ cấu thương mại quốc tế, cơ cấu theo khu vực thể chế,..

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế.

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự phân hóa ngành ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Trong giai đoạn chuyển mình thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng rõ cho thấy sự phát triển của năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

Các loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tại Việt Nam những năm gần đây được đánh giá có sự thay đổi rõ rệt. Điều đó được thể hiện ở sự sụt giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm –ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực của từng địa phương, cần có những chính sách phân bổ riêng cho từng khu vực dựa trên điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội.

Thành phần kinh tế nhà nước có tỷ trọng suy giảm, tuy nhiên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Ngược lại, thành phần kinh tế tư nhân lại có tỷ trọng ngày càng tăng mạnh. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng kể từ khi nước ta gia nhập WTO.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Là sự chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, vùng trọng điểm kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Việt Nam hiện hình thành và hoạt động trên 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của 3 vùng lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch đáng kể.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các nhân tố làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1, các nhân tố địa lý – tự nhiên như: Khí hậu, đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, nguồn năng lượng. Đây là nguồn tư liệu sản xuất và tiêu dùng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý chính trị – kinh tế đặc biệt với nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thích hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nhóm 2, nhân tố kinh tế – xã hội bên trong đất nước như: Quan hệ sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cung – cầu thị trường, trình độ phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang được các quốc gia trên thế giới đánh giá có nguồn nhân lực tốt, thích hợp.

Nhóm 3, nhân tố bên ngoài đất nước như: Quan hệ kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế. Với những thế mạnh của Việt Nam, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế lựa chọn đưa vào danh sách đối tác quan trọng khi cân nhắc các quyết định đầu tư.

Trên đây là nội dung bài viết chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở là chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác tối đa thế thế mạnh tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng vùng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, cho thấy sự phát triển của năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở?

Câu hỏi: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở?

A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

Đáp án đúng B.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở là chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác tối đa thế thế mạnh tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng vùng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở các khía cạnh như sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực của từng địa phương, cần có những chính sách phân bổ riêng cho từng khu vực dựa trên điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Là sự chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, vùng trọng điểm kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch rất mạnh. Vì vậy, đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tỷ trọng của các ngành thể hiện rõ ở việc giảm tỷ trọng các ngành ở khu vực Nông-lâm-thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành ở khu vực Công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.

Video liên quan

Chủ Đề