Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có khả năng tiêu diệt nhiều loại sâu bệnh hại là vi

Thuốc trừ sâu bệnh sinh học là giải pháp trị sâu bệnh hại mới và được khuyến khích, vậy thuốc trừ sâu bệnh sinh học là gì và những ưu nhược điểm của nó ra sao, hãy cùng AgriDrone tìm hiểu trong bài viết sau.

Thuốc trừ sâu bệnh sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học (hay còn gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ) là loại thuốc trừ sâu được chế tạo từ các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để diệt trừ sâu bệnh hại như vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus), các chất do vi sinh vật tiết ra (thường là kháng sinh), các chất trong cây cỏ (chất độc hoặc dầu thực vật),…

Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có khả năng tiêu diệt nhiều loại sâu bệnh hại là vi

Thuốc trừ sâu sinh học có hai loại chính là: thuốc trừ sâu vi sinh và thuốc trừ sâu thảo mộc.

Các thành phần hoạt tính của loại thuốc trừ sâu vi sinh là các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, virus, động vật nguyên sinh hoặc tảo. Một trong những loại thuốc trừ sâu vi sinh phổ biến nhất hiện nay là loại được chiết xuất từ chủng khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt). Loại khuẩn này có thể tạo ra protein gây hại cho côn trùng để tiêu diệt côn trùng, bảo vệ các thực vật, đặc biệt là bắp cải, khoai tây.

Ngoài ra có nhiều loại thuốc trừ sâu vi sinh khác hoạt động bảo vệ thực vật bằng cách cạnh tranh quyết liệt với sinh vật gây hại.

Loại thuốc trừ sâu này sử dụng các chất độc có trong các loại cây cỏ hoặc dầu thực vật để tiêu diệt sâu hại.

Thuốc trừ sâu bệnh vi sinh có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm:

Ưu điểm đầu tiên của thuốc trừ sâu vi sinh phải kể đến đó là an toàn với sức khỏe con người và môi trường: Không giống như thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học ít độc hại hơn đối với con người và môi trường. Các chế phẩm vi sinh vật, dầu thực vật dùng để trừ sâu bệnh hầu như không gây hại đối với con người và các sinh vật có ích (chẳng hạn như các loài thiên địch của sâu bệnh), do đó không làm mất cân bằng sinh học trong tự nhiên, hạn chế tình trạng bùng phát sâu hại.

Bên cạnh đó, trừ sâu sinh học ít để lại dư lượng thuốc độc hại trên nông sản và thời gian cách ly ngắn.

Việc sản xuất đơn giản, chi phí thấp, tận dụng được các nguyên liệu sẵn có.

Nhược điểm:

Thuốc trừ sâu bệnh sinh học có nhược điểm đó là hiệu quả trừ sâu bệnh chậm hơn, yêu cầu bảo quản cao hơn so với thuốc hóa học.

Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học cần lưu ý gì?

Để sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có khả năng tiêu diệt nhiều loại sâu bệnh hại là vi

  • Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ khi số lượng sâu đạt đến mật độ làm sụt giảm năng suất cây trồng chứ không nên cứ thấy sâu là phun thuốc hoặc sâu gây hại xong mới phun.

  • Nên phun thuốc trừ sâu khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.

  • Phun thuốc khi trời tạnh ráo, râm mát, không nên phun khi trời sắp mưa.

  • Khi phun thuốc cần sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài.

  • Không nên tự ký kết hợp thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.

Phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái

Phun thuốc trừ sâu là công việc rất vất vả và độc hại, do vậy hiện nay nhiều người đã tìm đến giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái.

Máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái là thiết bị bay điều khiển từ xa, người nông dân sẽ không phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật nên an toàn cho sức khỏe.

Máy bay phun thuốc hoạt động trên không nên dễ dàng phun thuốc cho hầu hết các loại cây trồng. Công suất phun gấp hơn 20 lần nhân công lao động thủ công, tiết kiệm 90% nước và 30% thuốc. Sử dụng máy bay phun thuốc còn giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Hiện nay AgriDrone Việt Nam là đơn vị uy tín cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái với các dòng máy bay hiện đại như: DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras T20P, DJI Agras T40.

Để được tư vấn chi tiết các giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

Đa số mọi người đều có xu hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học bởi vì kết quả ban đầu rất khả quan, côn trùng và nấm bệnh gây hại giảm đi rõ rệt. Nhưng đừng lầm tưởng những lợi ích trước mắt so với những hiểm họa tiềm tàng vài tháng sau hoặc năm sau hoặc thậm chí là hàng thập kỉ sau mà nó mang lại.

Trước năm 1945, các loại Trường hợp khi có dịch sâu bệnh lớn, nên tận dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ mùa màng. hóa học được sử dụng rất ít và chỉ áp dụng tại một số nơi trên thế giới. Và các số liệu thu thập được đã cho thấy rằng này phần trăm thiệt hại do côn trùng, bệnh và cỏ dại trong khoảng thời gian này lại ít hơn so với kỷ nguyên bùng nổ của thuốc trừ sâu.

Qua đó có thể thấy được rằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học đã không giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Trên thực tế, ngày càng có thêm nhiều bằng chứng được đưa ra, chứng minh rằng thuốc trừ sâu hoa học lại chính là tác nhân phần nào tạo ra thêm những vấn đề tệ hại và làm cho diễn biến sâu bệnh thêm phức tạp hơn. Đây thật sự là một nghịch lý vô cùng kì lạ nhưng nó hoàn toàn có thể giải thích được.

1 – Nghịch lý “càng dùng ít càng giảm sâu bệnh”

Tại sao lại có một nghịch lý như vậy? Càng sử dụng thuốc thì càng làm cho sâu bệnh phức tạp hơn? Nguyên nhân sâu xa khiến cho mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn chính là vì chúng làm thực vật trở nên yếu đi và tiêu diệt hết thiên địch có ích cho cây trồng.

Nếu có dịp tới thăm những khu vườn có phun thuốc hóa học thường xuyên thì bạn sẽ có được cảm nhận rất thực tế. Dịch bệnh lại càng trở nên phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn trong khi liều lượng sử dụng thuốc hóa học đã tăng lên và mức độ gia tăng này không có dấu hiệu dừng lại. Không những gây tốn kém chi phí mà còn gây hại tới sức khỏe của con người.

Nhận ra điều này, vào những năm 80, các nước như Indonesia và Bangladesh đã đưa ra đề xuất, chính sách nhằm mục đích giảm sử dụng thuốc trừ sâu. Kết quả từ chính sách này mang lại rất tích cực vừa giúp tăng năng suất cây trồng, lại vừa giúp tiết kiệm chi phí sử dụng thuốc hoa học và không gây ảnh hương tới sức khỏe con người.

Thật không quá lời khi nói rằng “càng ít sử dụng thuốc trừ sâu sẽ càng góp phần làm giảm đi những vấn đề về sâu hại”.

2 – Nguyên nhân sâu xa

Khi chúng ta phun thuốc hóa học thì côn trùng gây hại, dịch bệnh và cỏ dại sẽ nhanh chóng kháng lại thuốc và sau đó nhanh chóng quay lại phá hoại nghiêm trọng hơn. Trong khi những kẻ thù tự nhiên lại sinh sản chậm, nên không thể phục hồi và kiểm soát được những đợt dịch hại mới. Vì thế, để kiểm soát dịch bệnh thì phải tăng liều lượng thuốc trừ sâu hoặc thay đổi, phối trộn nhiều loại thuốc để cứu vớt mùa màng.

Một dẫn chứng cụ thể đến từ huyện Ballarat ở Victoria, Úc. Thí nghiệm đã được tiến hành trên một vài cánh đồng khoai tây đang sử dụng và không sử dụng thuốc trừ rệp hóa học trước tình trạng rệp vừng thỉnh thoảng tấn công cây khoai tây.

Kết quả là trên vườn có sử dụng thuốc hóa học ban đầu tiêu diệt hầu hết rệp gây hại, nhưng sau đó bọn chúng lại xuất hiện thêm chủng mớiphá hoại nặng nề hơn sau một tháng. Còn tại vườn không sử dụng thuốc hóa học, quần thể rệp dần dần giảm đi một cách tự nhiên mà không gây ra nhiều thiệt hại sau đó, quan trọng hơn là dịch bệnh không trở lại nữa

Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thuốc hóa học tiêu diệt cả rệp và kẻ thù tự nhiên của nó, nhưng rệp sinh sản nhanh hơn nên nhanh chóng phục hồi trước thiên địch. Đối với cánh đồng không phun thuốc, quần thể thiên địch của rệp cứ tiếp tục gia tăng và dần dần kiểm soát được dịch bệnh.

3 – Cách thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Nếu như không thể sử dụng thuốc hoa học để kiểm soát sâu bệnh hại trên thực vật thì cần phải làm gì mới được? Có 3 nguyên lý cơ bản để quản lý côn trùng, dịch bệnh và cỏ dại:

Thứ nhất, cải thiện độ màu mỡ của đất nhằm gia tăng sức đề kháng cho cây.

Thứ hai, cải tạo môi trường thuận lợi cho những côn trùng có ích, nhện, ếch nhái, dơi, chim và những sinh vật ăn côn trùng gây hại khác.

Thứ ba, dừng sử dụng thuốc trừ sâu và giảm phân bón hóa học vì chúng làm cây trở nên ngày càng yếu đi và sinh ra thêm nhiều nhóm sâu bệnh kháng thuốc.

Trường hợp khi có dịch sâu bệnh lớn, nên tận dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ mùa màng. Những thuốc tự nhiên này thực chất không hề xa lạ hay khó tìm, chúng đến từ những thứ rất đơn giản, quen thuộc mà con người sử dụng hằng ngày như bột mì, xà phòng, dầu ăn, tro, nước tiểu hoặc hỗn hợp pha chế từ thực vật bao gồm cây sầu đâu (neem), cây cúc trừ sâu (pyrethrum) và còn rất nhiều cây khác.

Tham khảo từ tài liệu của TS Alan Broughton

© Alan BroughtonGiảng dạy và nghiên cứu sinh thái học nông nghiệpHội Nông Nghiệp Hữu Cơ (Organic Agriculture Association)35 Haggars Road, Sarsfield, Victoria, Úc 3875

Email: [email protected]


Tháng 9 năm 2018