Sự khác nhau giữa công tác xã hội và tham vấn học đường

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo dành các cán bộ tâm lý, cán bộ xã hội cũng như sinh viên nhằm giúp:

  • Hiểu về tư vấn họp nhóm và điều hành nhóm nhóm.
  • Hiểu rõ sự khác biệt giữa 4 loại hình nhóm.
  • Áp dụng những đạo đức, quy chuẩn, chính sách và quy định phù hợp trong việc cung cấp điều trị và dịch vụ cho thân chủ trong nhóm.
  • Hiểu về tiến trình nhóm và những dịch vụ liên quan.
  • Hiểu về những vấn đề xã hội và vấn đề bảo mật trong nhóm.
  • Hiểu về tầm quan trọng vủa nhân phẩm và giá trị của từng cá nhân cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ con người.
  • Hiểu về tâm quan trọng của sự chính trực và công bằng của nhóm.
  • Hiểu về những vai trò của người điều hành nhóm
  • Hiểu về cách tạo động lực trong nhóm

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

Chương trình được diễn ra vào thứ 5, ngày 23/02/2017 tại Văn phòng Trung tâm Tham vấn – Trị liệu tâm lý SHARE, số 31, ngõ 84 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội.

Thời gian diễn ra chương trình: Buổi sáng từ 8:30 – 12:30; buổi chiều từ 13:30 – 16:00

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình tập huấn dự kiến sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

Phần mở đầu: Chào mừng và giới thiệu người tham dự, giới thiệu về mục đích của chương trình tập huấn và mục tiêu

Nhận diện và làm quen với những vấn đề liên quan tới:

  • Định nghĩa “tư vấn họp nhóm”
  • Những hình thức tư vấn họp nhóm hiện có tại Việt Nam

Những điều chúng ta cần xem xét khi nghĩ về tư vấn họp nhóm?

  • Tiếp nhận và phóng vấn các thành viên, thiết lập các mục đích nhóm, kiểm tra tiến trình nhóm, các chuyển gửi và kết thúc nhóm
  • Vai trò của lãnh đạo nhóm và những người đồng điều phối

Các hình thức/mẫu nhóm: Nhóm mục tiêu, nhóm giáo dục-tâm lý, nhóm trị liệu tâm lý, nhóm tham vấn, nhóm ngắn hạn.

Định hình và điều hành nhóm:

  • Nhận diện các kiểu nhóm, các vấn đề và từng thành viên trong nhóm.
  • Thiết lập các mục tiêu: Mục đích –  Ưu tiên của nhóm và mục tiêu của từng thành viên
  • Kiểm tra tiến trình: Khung thời gian và thiết lập/thay đổi lại mục tiêu?
  • Thuyên chuyến: Có những công tác cổ động nào? Những dịch vụ nào?
  • Kết thúc nhóm: Thiết lập thời gian kết thúc, thuyên chuyển và theo dõi như thế nào?

Tạo động lực trong nhóm

  • Tại sao việc tạo động lực trong nhóm lại cần thiết
  • Các bước/kỹ thuật cơ bản trong việc tạo động lực nhóm

Thực hành nhóm: sử dụng những kỹ năng mới học được và nhận phản hồi

GIẢNG VIÊN

Giảng viên của chúng tôi bao gồm 02 chuyên gia nổi tiếng về Tâm lý và Công tác xã hội:

Chuyên gia, Thạc sỹ Công tác xã hội lâm sàng Tuyết Brown:  Bà có chứng chỉ hành nghề trị liệu tâm lý tại Mỹ và có hơn 18 năm kinh nghiệm thực hành nghề tại Mỹ và Việt Nam. Bà có kinh nghiệm làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm đào tạo cho các tham vấn viên về sang chấn và khủng hoảng, làm việc với thân chủ HIV/AIDS, lạm dụng chất gây nghiện, …

Bà đã từng là chuyên gia tham vấn tại trường đại học RMIT, giảng viên tại rất nhiều các trường đại học tại Mỹ và Việt Nam. Bà cũng là chuyên gia cố vấn, đào tạo cho rất nhiều các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Chuyên viên tâm lý Lê Khanh: Ông tu nghiệp về Tâm lý lâm sàng trẻ em tại Cộng hòa Pháp ( 2000). Được đào tạo về Trị liệu Hệ thống gia đình ( 2007) do Đại học Catholique Louvain APSY – Bỉ. Ông hoạt động trong Lĩnh vực Tâm lý Trẻ em từ năm 1990 đến nay. Hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Chuyên Môn – Công ty Giáo Dục KidsTime – Hà Nội đồng thời phụ trách Phòng Tư vấn Tâm Lý Gia đình Trẻ em – TP.HCM từ 2010.

HỌC PHÍ THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH

Học phí tham dự chương trình là 200, 000vnđ đối với người đi làm và 100,000vnđ đối với sinh viên/học sinh.

*Lưu ý: Bạn sẽ được tặng 01 đồ uống miễn phí tại The Social Café khi tham gia khóa học.

ĐĂNG KÝ THAM DỰ

Để tham dự chương trình, xin các anh/chị đăng ký tại đường link sau: https://goo.gl/forms/bnuwW9O8iayp2Cry2

Hoặc liên hệ trực tiếp tới VP của chúng tôi qua số ĐT: 04 2211 6989 (giờ hành chính). Hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ Số 31, ngõ 84, Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội.

Xin cám ơn và ước mong được đón tiếp các anh/chị tại lớp học.

Trân trọng!

Công tác xã hội được coi là ngành khoa học khá mới ở Việt Nam, do vậy công tác xã hội trường học được hình thành và phát triển dần dần với sự tác động của ngành khoa học này đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và với các đối tượng khác nhau, tuy nhiên, ở Việt Nam, công tác xã hội trường học được phát triển hơn cả ở miền Nam.

Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo về công tác xã hội tiên phong trong cả nước khi mở mã ngành đào tạo công tác xã hội học đường. Trong quá trình hình thành, để thúc đẩy sự phát triển của công tác xã hội học đường trường Đại học Mở đã triển khai dự án thí điểm công tác xã hội học đường tại hai trường Chu Văn An (Quận1) và Hưng Phú (Quận 8) từ năm 1999-2001. Tại mỗi trường học này, có một nữ nhân viên công tác xã hội làm việc thường xuyên với học sinh để giải quyết các vấn đề liên quan đến học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình. Các em học sinh ở các trường học này có thể đến các trung tâm công tác xã hội đặt trong trường gặp nhân viên công tác xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ – các nhân viên công tác xã hội sẽ sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp công tác xã hội phù hợp để giải quyết vấn đề của học sinh đạt hiệu quả.

Có thể thấy rằng từ những ngày đầu triển khai, mặc dù nguồn nhân lực còn hạn chế, đối tượng mà nhân viên công tác xã hội tiếp cận trong trường học chỉ là học sinh nhưng kết quả của dự án thí điểm công tác xã hội học đường đã được đánh giá thành công, đã cải thiện được mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo và các vấn đề cá nhân của học sinh.

Từ thành công của dự án thí điểm trên, tổ chức SCS (tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển)  đã phối hợp với ngành dân số gia đình và trẻ em thành phố Hồ Chí Minh xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc các quận 3,8,10, Tân Bình và Gò Vấp và đã cũng đã mang lại hiệu quả rõ nét trong công tác xã hội học đường hiện nay.

Và đến thời điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong việc quan tâm đẩy mạnh mô hình tư vấn học đường. Các trường và các tổ chức tham vấn học đường coi mô hình này như là biện pháp giúp học sinh hạ nhiệt những vấn đề thuộc khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực sự là công tác xã hội.

Ở các địa phương khác trong cả nước cũng thực hiện mô hình này ở trường dưới hình thức có các trung tâm tư vấn học đường hay tham vấn học đường.Có thể thấy rằng so với mạng lưới công tác xã hội thế giới, đặc biệt là nhìn từ mô hình công tác xã hội Mỹ, chúng ta có thể nhận ra mô hình của Việt Nam chưa thật sự là công tác xã hội trong trường học – Bởi chúng ta chỉ mới chú trọng mảng tư vấn hay tham vấn học đường. Trong khi đó nhân viên công tác xã hội học đường là những người được huấn luyện đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em, học sinh và gia đình cũng như các thầy cô giáo của các em ở trong trường học.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi công tác xã hội là ngành mới đang được quan tâm và phát triển, đã có hơn 40 trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước được mở mã ngành đào tạo Công tác xã hội – có thể thấy rõ rằng đội ngũ nhân viên công tác xã hội đang được bổ sung và lớn mạnh, mạng lưới công tác xã hội chuyên nghiệp đang hình thành trên khắp cả nước. Và thiết nghĩ, để nghề công tác xã hội trong trường học được phát triển hơn đòi hỏi dự quan tâm của các nhà quản lý ở các Bộ, ngành để đưa vào chiến lược phát triển giáo dục của nước nhà.

THAM VẤN

1. Tham vấn, mục đích và đặc điểm của tham vấn
Sự khác nhau giữa công tác xã hội và tham vấn học đường

1.1. Định nghĩa về tham vấnTham vấn theo tiếng Anh là Couselling, đây là một hình thức trợ giúp tâm lý xuất hiện đã lâu ở Phương Tây, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ và thường được gọi là tư vấn tâm lý hoặc gọi chung là tư vấn. Tham vấn không phải là một hình thức tư vấn thông thường. Tham vấn là nói đến việc trợ giúp về mặt tâm lý chứ không đơn thuần là việc giải đáp thông tin, kiến thức.Hiện nay, còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ Tham vấn tâm lý. Theo tài liệu tập huấn về công tác tham vấn cho trẻ em của UNICEF: “Tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện. Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩa, cảm giác và hành vi của họ. Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ”. Cụ thể là Nhà tham vấn giúp đỡ thân chủ cải thiện “trạng thái tâm lý của họ”. Việc này được xem như một quá trình giúp thân chủ “nghĩ, cảm giác và hành động khác với trước và để từ đó họ có thể đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống của họ một cách có hiệu quả hơn”. Theo Trần Thị Giồng, Một nhà tham vấn Việt Nam được đào tạo chính quy ở Mỹ đã đưa ra khái niệm tham vấn gói gọn trong “chữ T”. Khái niệm này sau đó được mở rộng và phát triển lên bởi quá trình đào tạo, tập huấn của các giảng viên dạy môn này.1. Tham vấn là một "Tiến trình" có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nó diễn ra trong suốt thời khoảng thời gian để thân chủ cảm nhận được vấn đề của họ như nó chính như vậy. Đó là một tiến trình hướng tới kiến thức và hướng đến đạo lý làm người (mở ra các tiềm năng của con người) và đòi hỏi một sự lớn lên (trưởng thành) không chỉ ở các thân chủ mà cả ở nhà tham vấn.2. Tham vấn là một sự "Tương tác" (chia sẻ - giúp đỡ). Đó là quá trình trò chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là thân chủ phải nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản thân của mình. Nhà tham vấn phải có sự kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên. Sự tương tác này phải dựa trên quan niệm tâm linh và các quan điểm nghề nghiệp, đòi hỏi sự tiến tới trung thực ở cả hai phía và kết quả là phải giúp cho thân chủ hiểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhận bản thân mình.3. Tham vấn là một quá trình "Tìm tiềm năng": Tham vấn phải luôn coi thân chủ là người có đầy sức mạnh và có vai trò khơi gợi được mặt mạnh, những cái ẩn trong vô thức của thân chủ. Để làm được điều đó, nhà tham vấn phải chấp nhận thân chủ, chấp nhận cảm xúc mà họ đang có ngay bây giờ và tại tây, phải động viên khuyến khích thân chủ, thậm chí thỉnh thoảng phải hoạch định rõ tiềm năng của thân chủ để giúp họ tin vào bản thân bởi một khi thân chủ tự tìm đến người tham vấn để giúp đỡ chia sẻ thì chính bản thân họ đã có tiềm năng, tự bản thân họ đã biết họ đang có vấn đề và mong muốn được giúp đỡ giải quyết vấn đề của mình. 4. Tham vấn là tôn trọng quyền "Tự quyết" của thân chủ: Có nghĩa là trong quá trình tham vấn, người tham vấn phải để cho thân chủ tự giải quyết vấn đề (tự chịu trách nhiệm) với vấn đề của họ. Nhà tham vấn chỉ soi sáng giúp đỡ về mặt thông tin không đưa ra lời khuyên, cách thức giải quyết vấn đề cho thân chủ. Tham vấn là một quá trình giúp đỡ mà nhà tham vấn không làm hộ hoặc chỉ bảo. Tự quyết đòi hỏi thân chủ phải biết đến hành động hiện tại, những vấn đề hiện nay và ngay bây giờ của mình. Quá trình tự quyết giúp thân chủ mạnh dần lên, dám nghĩ, dám làm, dám đối đầu với thực tế của mình. Tham vấn là “Tạo ra những triển mọng và khả năng mới cho thân chủ để họ thay đổi cuộc sống của mình” trong đó nhà tham vấn đóng vai trò chủ động thiết lập nên mối quan hệ hợp tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trợ giúp thân chủ “hiểu hoàn cảnh của mình một cách rõ ràng; nhận diện vấn đề để cải thiện tình huống; lựa chọn những cách thức phù hợp với giá trị, tình cảm và nhu cầu của mình, tự quyết định và hành động theo những quyết định đó; khả năng đương đầu tốt với vấn đề”. Nhà tham vấn lỗi lạc Carl Rogers đã đưa ra triết lý của tham vấn là “giúp thân chủ tự giúp mình giải quyết vấn đề”. Như vậy, qua những định nghĩa trên có thể thấy tham vấn tức là thân chủ tự giúp chính mình tự giải quyết vấn đề của mình. Vấn đề của thân chủ không phải được thực hiện bằng sự bày vẽ, chỉ bảo của nhà tham vấn mà trong quá trình tham vấn (thông qua những thông tin từ thân chủ), nhà tham vấn phải khơi gợi được ở thân chủ những yếu tố nội sinh tự lực để họ tự chịu trách nhiệm về vấn đề của họ và cả cuộc sống sau này của họ. Tham vấn thành công khi thân chủ cảm thấy đủ mạnh để đối đầu với những vấn đề của họ mà không cần đến sự trợ giúp của nhà tham vấn hay lệ thuộc vào những người xung quanh.Nhưng trên thực tế tham vấn là một quá trình tăng cường năng lực trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ nhận thức được những nguyên nhân sâu xa của vấn đề, từ đó thay đổi cách suy nghĩ, cảm nhận và xử sự để giải quyết vấn đề của chính họ . Như vậy, tham vấn hoàn toàn là một quá trình chia sẻ và đặt trọng tâm nơi thân chủ chứ không phải là sự chỉ bảo, cho lời khuyên, an ủi hình thức, buộc thân chủ nhìn nhận vấn đề theo các chuẩn mực xã hội. Thân chủ là một con người riêng biệt và nhà tham vấn phải chấp nhận thân chủ. Tham vấn thành công khi nhà tham vấn khơi gợi được ở thân chủ những yếu tố nội lực để họ tự chịu trách nhiệm về vấn đề của mình và cả cuộc sống sau này của họ. Làm cho thân chủ cảm thấy đủ mạnh để đối đầu với vấn đề của họ. Từ những quan điểm trên, ta có thể rút ra khái niệm tham vấn như sau: Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

Sự khác nhau giữa công tác xã hội và tham vấn học đường


1.2. Mục đích và vai trò của tham vấn- Giúp thân chủ thay đổi trạng thái cảm xúc, hành vi tiêu cực, cải thiện và tăng cường các động cơ tích cực.- Giúp thân chủ tăng cường hiểu biết về chính bản thân họ và hoàn cảnh của họ bằng cách cung cấp cho họ những thông tin có giá trị thích hợp, những giải thích có cơ sở.- Giúp thân chủ đưa ra nhiều hướng giải quyết có thể thực hiện được và từ đó giúp họ lựa chọn giải pháp thích hợp nhất đối với hoàn cảnh và khả năng của họ.- Giúp thân chủ đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin mà nhân viên xã hội cung cấp, dựa trên khả năng của đối tượng cũng như tiềm năng hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài.- Hỗ trợ cho thân chủ kịp thời trong thời gian khủng hoảng.- Hỗ trợ đối tượng thực hiện các quyết định và đi đến giải quyết vấn đề họ đang mắc phải.* Tóm lại: Mục đích tổng quát của tham vấn là giúp thân chủ tăng cường khả năng tự ứng phó với hoàn cảnh khó khăn không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

1.3. Bản chất của tham vấn

- Yếu tố tâm lý là động cơ rõ rệt thúc đẩy con người tìm đến sự giúp đỡ. Do đó khái niệm tham vấn nói đến sự trợ giúp tâm lý, chứ không đơn thuần là sự hỏi đáp về thông tin, kiến thức.- Giúp thân chủ nhìn nhận vấn đề của mình như nó vốn có.® Một nghề trợ giúp người khác giúp đỡ chính họ ! Giúp thân chủ tự giúp chính mình (tự giải quyết vấn đề của mình).1.4. Các loại hình tham vấn* Căn cứ vào hình thức tham vấn: tham vấn chia thành 2 loại:+ Hình thức tham vấn trực tiếp: Thân chủ và nhà tham vấn đối thoại với nhau một cách trực tiếp, nhà tham vấn dùng các kĩ năng của mình giúp thân chủ hiểu, nhìn nhận lại sự kiện một cách tích cực hơn, các nguyên nhân dẫn đến sự kiện đó khơi dậy những tiềm năng của thân chủ, để họ tự lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề của chính mình . Đặc điểm:- Thông tin 2 chiều trong một thời gian ngắn.- Các kĩ năng tham vấn được sử dụng một cách có hiệu quả. Loại hình: Tham vấn trực tiếp qua điện thoại, tham vấn trực tuyến qua Internet, tham vấn trực tiếp tại trung tâm tham vấn.+ Tham vấn gián tiếp: Thân chủ và nhà tham vấn không đối thoại trực tiếp mà thường thông qua khâu trung gian như qua báo chí, qua đài, qua điện thoại, qua internet... Đặc điểm: - Thông tin một chiều - Các kĩ năng tham vấn không được sử dụng một cách có hiệu quả. Loại hình : Tham vấn qua báo, qua đài, qua truyền hình, qua Internet...* Căn cứ vào các phương tiện thông tin Hiện nay có 7 loại hình tham vấn tâm lý: Tham vấn qua điện thoại, qua đài, qua truyền hình, qua Internet, chat room, qua báo, tại các trung tâm tham vấn. Mỗi loại hình có một đặc điểm riêng cụ thể là: + Tham vấn qua báo: Đây là loại hình tham vấn gián tiếp xuất hiện sớm nhất ở Việt nam, thường tham vấn cho các thân chủ gặp rắc rối trong tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Với tuổi học sinh trung học thì có những thắc mắc về tình yêu, tình bạn khác giới thân chủ viết ra những khó khăn tâm lý mà mình gặp phải và mong nhà tham vấn gỡ rối những khó khăn của mình. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng nên nguyên tắc bí mật không được thực hiện tuyệt đối. Loại hình tham vấn này thường xuất hiện trên các báo như: tiền phong, Phụ nữ, Sinh viên, Hạnh phúc gia đình. Với báo tuổi hoa thì có báo Hoa học trò với các bút danh Thanh Tâm, Tâm Giao, Hà Anh, Hà Dung, Anh Chánh Văn. + Tham vấn qua đài: Hiện nay trên đài tiếng nói việt nam trong chương trình từ lúc 10 giờ đến 11 giờ sáng chủ nhật hàng tuần có chương trình “Cửa sổ tình yêu”. Ở đây thân chủ gặp những vấn đề khó khăn về sức khoẻ, giới tính và tình yêu gọi điện cho các chuyên gia tham vấn, họ sẽ được giải đáp các khó khăn đó và chương trình này phát sóng trực tiếp và phủ sóng toàn quốc. Đối tượng tham vấn của chương trình chủ yếu là các em thanh thiếu niên. Chương trình này đã đáp ứng phần rất nhỏ nhu cầu tham vấn cuả các em. Cũng như loại hình tham vấn qua báo trình bày ở trên thì tham vấn qua đài là tham vấn qua phương tiện thông tin đại chúng nên nguyên tắc giữ bí mật cũng không được thực hịên tuyệt đối. + Tham vấn qua điện thoại:

Sự khác nhau giữa công tác xã hội và tham vấn học đường

Loại hình tham vấn này khá phát triển trong thời gian gần đây. Thân chủ có khó khăn trong cuộc sống gọi điện thoại đến để được hỗ trợ vượt qua những khó khăn này. Loại hình này dã bắt đầu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong loại hình tham vấn này nguyên tắc bí mật được thực hiện tốt. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều trung tâm tham vấn qua điện thoại như “Trung tâm tư vấn hạnh phúc gia đình”, “Trung tâm tư sức khoẻ sinh sản”. Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em của Uỷ Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam... + Tham vấn trực tiếp tại trung tâm tham vấn. Nhà tham vấn và thân chủ đối thoại trực tiếp với nhau. Loại hình này là cách tối ưu nhất giúp thân chủ vượt qua những khó khăn, bởi loại hình tham vấn này giúp nhà tham vấn hiểu sâu sắc hơn về vấn đề của thân chủ. Chính vì thế nó được coi là một loại hình tham vấn có hiệu quả nhất, đồng thời cũng là loại hình đòi hỏi nhà tham vấn phải sử dụng phối hợp các kĩ năng tham vấn để khai thác thông tin, phản hồi cảm xúc, phản ánh lại... Có những vấn đề của thân chủ chỉ giải quyết thành công thông qua hình thức tham vấn này. Loại hình tham vấn này cho phép khám phá thành công chiều sâu vô thức của thân chủ và chiều sâu cảm xúc tình cảm của họ. Có thể là tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm. Với loại hình này nguyên tắc bí mật tuyệt đối được thực hiện. + Tham vấn qua Internet. Loại hình tham vấn này mới phát triển trong giai đoạn gần đây và nó bắt đầu đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Internet. ở đây, thân chủ sử dụng hình thức viết thư điện tử, qua đó thực hiện mong muốn được tham vấn về những khó khăn của mình, hay bằng hình thức tham vấn trực tuyến (trực tiếp) và loại hình này có những đặc điểm giống loại hình tham vấn qua báo và điện thoại. Nhưng nó khác khi thân chủ dùng cả 2 hình thức viết thư, gọi điện để giải toả được những khó khăn tâm lý của mình. + Chat room trực tuyến (phòng chat trực tuyến).

Một sự phát triển xa hơn của tham vấn trực tuyến là việc sử dụng internet ở chat room cho phép truyền cả văn bản và lời nói giữa những người sử dụng máy tính. Dù sao, để duy trì mức độ an toàn phù hợp để tránh người khác vào chat room trong suốt quá trình tham vấn, chỉ những người trong một danh sách riêng những thành viên được mời bởi Yahoo Group (http://groups.yahoo.com) mới có thể tham gia như là nhà tham vấn hay thân chủ duy nhất. Điểm lợi của hệ thống này là nhà tham vấn và thân chủ có thể nói chuyện như khi gọi điện. Nhưng không giống điện thoại, dịch vụ này miễn phí và cho phép khách hàng nói chuyện với nhà trị liệu từ bất cứ nơi nào trên thế giới, miễn là máy tính đó có nối mạng, có micrô và loa.

+ Tham vấn qua truyền hình. Tham vấn qua truyền hình dược thực hiện thông qua các chương trình của đài truyền hình Việt Nam như: chương trình văn hoá ứng xử, người xây tổ ấm. Chương trình này đưa ra những chủ đề mà con người hay gặp khó khăn nhất và mời các chuyên gia tâm lí bàn luận về cách giải quyết.* Căn cứ vào đối tượng tham vấn. Tham vấn chia thành 3 loại: tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm.- Tham vấn cá nhân: Đối tượng tham vấn là một cá nhân, qua tham vấn, nhà tham vấn giúp cá nhân tháo gỡ được những vướng mắc đang gặp phải như tâm lý lo sợ, chán nản, muốn tự tử,…- Tham vấn gia đình: Là hình thức mà đối tượng làm việc của nhà tham vấn là các thành viên trong gia đình, cả gia đình ngồi lại cùng với nhà tham vấn để thảo luận những vấn đề trong gia đình, vấn đề đó có thể liên quan đến toàn bộ gia đình hay một bộ phận, xem xét mỗi thành viên nhìn nhận vấn đề như thế nào, nguyên nhân từ đâu ra và cần phải làm gì để giải quyết.- Tham vấn nhóm:

Sự khác nhau giữa công tác xã hội và tham vấn học đường

Là hình thức mà đối tượng tham vấn là những cá nhân tuy không liên quan chặt chẽ với nhau nhưng cùng tập hợp lại để thông qua tham vấn đạt được mục đích nào đó (vd: tham vấn cho nhóm đồng đẳng – những người bị nhiễm HIV).2. Phân biệt tham vấn với một số hình thức khác Tham vấn không phải là việc cho người cần sự trợ giúp những lời khuyên, lời động viên an ủi mà là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với thân chủ để đi đến chỗ thân chủ tự nhận thức lại vấn đề của mình và tự mình đưa ra giải pháp. Nếu quan sát bên ngoài rất có thể sẽ nhầm lẫn giữa tham vấn với những hình thức khác như tư vấn, cố vấn, trị liệu, giáo dục, tâm sự, chuyện trò.Tư vấn là đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định. Tư vấn thường dựa trên sự hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm của nhà tư vấn để giúp đỡ cho thân chủ bằng việc đưa ra các phương án, giải pháp, lời khuyên để giải quyết vấn đề của thân chủ. Đây là hình thức mà nhà tư vấn là chuyên gia, là người chủ động, tích cực, còn người được tư vấn thì thụ động nghe theo sự phân tích và khuyên bảo của nhà tư vấn. Như vậy, tư vấn thể hiện sự áp đặt một chiều từ phía nhà tư vấn đối với thân chủ và đó chính là một trong những biểu hiện rõ nét của việc “làm thay” thân chủ.Giáo dục hiểu một cách chung nhất là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức của nhà giáo dục với người được giáo dục. Giáo dục theo nghĩa thông thường là sự truyền đạt tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm của người này đối với người khác làm cho người đó có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi. Vì vậy, hoạt động giáo dục có hệ thống nội dung và phương pháp chuyên biệt của nó khác với tham vấn.Chuyện trò hay tâm sự thông thường là quan hệ giao tiếp phổ biến của con người. Chuyện trò mang ý nghĩa tình cảm, trao đổi thông tin là chủ yếu, do đó nó có sự khác biệt với tham vấn. Tuy nhiên, trong tham vấn, chuyện trò đôi khi cũng được sử dụng như là một phương pháp tiếp cận thân chủ, thu thập và khai thác thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết.Trị liệu là quá trình sử dụng các thao tác, kỹ năng một cách bài bản để xử lý (điều trị, trị liệu) những rối loạn, vấn đề gặp phải.Để thực hiện tham vấn có hiệu quả, nhà tham vấn phải phân biệt một cách rõ ràng các hình thức trên. Trong đó, đặc biệt chú ý đến sự khác nhau giữa tham vấn và cố vấn.Cố vấn là sự trợ giúp mang tính chỉ dẫn của những chuyên gia về một lĩnh vực nào đó (luật pháp, kinh tế, quân sự, thương mại, hôn nhân gia đình) nhằm giúp đối tượng hoàn thành công việc đặt ra.Sự khác biệt giữa tham vấn và cố vấn thể hiện ở bảng sau:TIÊU CHÍ THAM VẤN CỐ VẤNBản chất Là quá trình trao đổi giữa nhà tham vấn với một hoặc một vài người đang cần sự hỗ trợ để đối mặt với khó khăn hoặc thách thức trong cuộc sống. Tham vấn khác nói chuyện ở chỗ trọng tâm của cuộc tham vấn nhằm vào người nhận tham vấn Là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó.Mối quan hệ Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tham vấn; nhà tham vấn phải xây dựng lòng tin với thân chủ và thể hiện thái độ thừa nhận, thông cảm và không phán xét. Mối quan hệ giữa nhà cố vấn và thân chủ không quyết định kết quả cố vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà cố vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần cố vấn.Thời gian (tần suất) Tham vấn là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tục (Bởi vì những vấn đề của mỗi người hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian, do đó cũng cần có thời gian để giải quyết chúng) Quá trình cố vấn có thể chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa thân chủ và nhà cố vấn. Kết quả cố vấn không lâu bền; vấn đề sẽ lặp lại vì các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa được giải quyết.Vai trò của nhà tham vấn Nhà tham vấn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra các quyết định tốt nhất của thân chủ; vai trò của nhà tham vấn chỉ là để “lái” cho thân chủ tới những hướng lành mạnh nhất. Nhà cố vấn nói với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng cường khả năng cho thân chủ.Kiến thức và kỹ năng Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển con người. Họ có các kỹ năng nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác những vấn đề và cảm xúc của thân chủ. Nhà cố vấn có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó (chẳng hạn quản lý tài chính)Biện pháp Nhà tham vấn giúp thân chủ nhận ra và sử dụng những khả năng và thế mạnh riêng của họ Tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của cố vấn.Thái độ Nhà tham vấn phải thông cảm và chấp nhận vô điều kiện với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ Nhà cố vấn đưa ra những lời khuyên, họ không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhân thân chủ.Tiến trình Thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện; nhà tham vấn lắng nghe; phản hồi, tổng kết và đặt câu hỏi. Sau khi thân chủ trình bày vấn đề, nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên.Việc ra quyết định Nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lưỡng các quan điểm khác nhau Nhà cố vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên “mang tính chuyên môn” cho thân chủ.* Phân biệt tham vấn và công tác xã hội Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa nghề tham vấn với nghề công tác xã hội. Sự nhầm lẫn này gây không ít phiền phức cho cả nhân viên công tác xã hội cũng như tham vấn viên... Vậy giữa Công tác xã hội và tham vấn có sự giống và khác nhau như thế nào ? Mối quan hệ của chúng ra sao ? Đây là hai lĩnh vực khoa học biệt lập nhưng rất gần gũi nhau, có những nguyên tắc và giá trị giống nhau, hoạt động bổ sung cho nhau. Công việc của họ gặp nhau ở điểm tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được giúp đỡ, nhưng công việc của người tham vấn tâm lý (NTV) thu hẹp vào mối quan hệ mặt đối mặt với thân chủ và đi vào chiều sâu tâm lý, còn nhân viên công tác xã hội (NVXH) thì ngoài việc tiếp xúc với thân chủ qua đối thoại, còn tác động vào môi trường xung quanh họ để giúp họ giải quyết vấn đề.Hai bên bổ sung cho nhau như thế nào ? Ví dụ: khi tiếp xúc với một đối tượng ngoài các khó khăn tâm lý, còn có tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập, NTV giới thiệu họ cho phòng xã hội để giúp tìm việc làm. Trước khi bắt tay vào việc NVXH phải tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của người đó bằng cách “vãng gia”, nói chuyện với thân nhân để hiểu rõ gia cảnh. Ngoài gia đình, NVXH còn đi đến một cơ quan, cơ sở sản xuất để giới thiệu thân chủ. Trong quá trình vãng gia NVXH còn phát hiện thân chủ có con nhỏ không đi học vì không trả học phí được và tìm đến một lớp tình thương để gởi gắm các cháu. Nhưng trong quá trình làm việc NVXH có thể gặp một “ca” có vấn đề tâm lý phức tạp. Anh/chị ta lại phải giới thiệu lại cho NTV để giúp đỡ. Giới thiệu chuyển tuyến (referral) là như vậy. Cả hai loại nhân viên đều phải nắm vững các “tài nguyên” trong cộng đồng để giới thiệu thân chủ của mình, vì không có nghề nào có thể bao sân mọi giải quyết mọi nhu cầu của xã hội. Cả hai nhân viên có một số nguyên tắc hành động chung như tôn trọng thân chủ vô điều kiện, chấp nhận thân chủ, lắng nghe, bảo vệ sự riêng tư (bí mật) của thân chủ… Cả hai đều không làm thay thân chủ mà giúp họ tự quyết định bằng sức mạnh nội lực. Hai bên phải có một số nền tảng kiến thức chung nên NVXH có thể làm NTV cho những trường hợp không quá phức tạp.

Ở nước ta hiện nay người được đào tạo thật bài bản về tham vấn tâm lý rất hiếm hoi. Một số được tập huấn ngắn hạn và phát huy nhờ kinh nghiệm, Còn nhân viên xã hội mặc dù được đào tạo bài bản trong và ngoài nước đã có nhưng chưa đông. Dù sao cũng đã có một số đang tham gia tích cực vào công tác tư vấn tâm lý. Việc đào tạo bài bản cho cả hai ngành hiện nay là rất cần thiết.