Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và xí nghiệp

Xí nghiệp là một thuật ngữ xuất hiện từ khá lâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nước. Vậy xí nghiệp là gì? Loại hình xí nghiệp hoạt động ra sao, quy mô như thế nào? Có phải là nơi có nhiều cơ hội việc làm cho thị trường lao động không? Bài viết sau đây hãy cùng Tuyển dụng 365 SHR tìm hiểu bạn nhé.

Xí nghiệp là gì?

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và xí nghiệp
Xí nghiệp là gì?

Xí nghiệp trong tiếng anh có nghĩa là “enterprise” là thực thể được thành lập để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Hiểu theo nghĩa rộng hơn, xí nghiệp là một đơn vị sản xuất, thực hiện nhiều chức năng như kinh doanh, ký kết hợp đồng, giao dịch thương mại, có thể hoạt động độc lập hoặc là đơn vị kinh tế phụ thuộc của doanh nghiệp tồn tại dưới dạng chi nhánh hoặc một địa điểm kinh doanh.

Quy mô hoạt động của xí nghiệp

Xí nghiệp thường có quy mô lớn hơn nhà máy, một xí nghiệp có thể bao gồm nhiều nhà máy. Hiện tại nhiều xí nghiệp quốc doanh đã tiến hành chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước nhưng nhiều xí nghiệp vẫn giữ nguyên mô hình như cũ.

Bên cạnh việc chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp nhà nước thì vẫn tồn tại cả mô hình xí nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn cổ phần. Các bên bao gồm các tổ chức kinh tế quốc doanh, các tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức kinh tế tư nhân…

Bên cạnh mô hình xí nghiệp còn có cả xí nghiệp liên hợp là tổ hợp sản xuất kinh doanh bao gồm một số đơn vị sản xuất, kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về công nghệ, tổ chức sản xuất và quản lý liên ngành, việc hạch toán kinh tế giữa các xí nghiệp liên hợp thường độc lập với nhau.

Tư cách pháp nhân của xí nghiệp

Nhiều câu hỏi đặt ra vậy xí nghiệp có tư cách pháp nhân hay không? Tuỳ từng loại hình hoạt động của xí nghiệp mà quy định tư cách pháp nhân của xí nghiệp. Với xí nghiệp hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh cá nhân thì sẽ không có tư cách pháp nhân, ngược lại các xí nghiệp hoạt động theo mô hình khác thì vẫn có tư cách pháp nhân, tư cách pháp nhân sẽ quyết định đến sự phân chia tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu xí nghiệp và tài sản của xí nghiệp.

Nhiệm vụ và quyền hạn của xí nghiệp

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và xí nghiệp
Nhiệm vụ và quyền hạn của xí nghiệp

Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh

Xí nghiệp là bộ phận chủ động đề ra mục tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trình lên người đứng đầu công ty. Người điều hành công ty sẽ phê duyệt và giao xuống. Trong trường hợp xí nghiệp không chủ động đề ra mục tiêu và kế hoạch thì căn cứ vào tình hình hoạt động thực tiễn của xí nghiệp công ty sẽ đề ra chỉ tiêu cho xí nghiệp.

Lựa chọn ngành nghề và thị trường kinh doanh

Trong phạm vi và quy định cụ thể xí nghiệp có toàn quyền được lựa chọn ngành nghề và thị trường kinh doanh.

Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế( mua, bán, thuê, mướn)

Người điều hành Tổng giám đốc công ty sẽ ký kết, xí nghiệp đóng vai trò tổ chức thực hiện. Giám đốc xí nghiệp đóng vai trò ký kết hợp đồng thuê người lao động, mua bán hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Quyết định giá

Xí nghiệp có quyền quyết định giá mua, bán các loại nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế

Chiến dịch marketing

Xí nghiệp có quyền xây dựng chiến lược marketing dựa trên sự tuân thủ pháp luật và quy định của công ty, khả năng tài chính, nhân sự của xí nghiệp…

Quản lý tài sản đất đai

Xí nghiệp có trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản đất đai, chống xâm lấn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp có tài sản, đất đai muốn cho thuê cần phải báo cáo và được phê duyệt từ Công ty thì mới được tiến hành.

Quản lý chi phí kinh doanh, công nợ 

Xí nghiệp chủ động trong việc quản lý các chi phí sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị lỗ, theo dõi đốc thúc công nợ, quản lý nợ phải trả.

Các bộ phận chủ chốt trong xí nghiệp

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và xí nghiệp
Các bộ phận chủ chốt trong xí nghiệp

Để một xí nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cần đến rất nhiều bộ phận, trong đó phải kể đến các bộ phận chủ chốt như:

  • Giám đốc xí nghiệp: Được coi là người đứng đầu xí nghiệp, là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, là người có quyền hạn thực thi các nhiệm vụ, ra quyết định dựa trên cơ sở quy định pháp luật và quy chế của công ty…
  • Phó giám đốc xí nghiệp: Được coi là người đứng thứ hai sau giám đốc xí nghiệp có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc, tham mưu cho giám đốc xí nghiệp, điều hành mọi hoạt động sản xuất tại xí nghiệp.
  • Kế toán xí nghiệp: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản, tham mưu cho giám đốc, phó giám đốc về tình hình tài chính tại xí nghiệp, lập báo cáo tài chính trình lên ban giám đốc xí nghiệp…
  • Nhân viên kinh doanh: Là người trực tiếp mang lợi nhuận doanh thu về cho xí nghiệp bằng việc lập kế hoạch tổng hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng với khách hàng, nghiên cứu phát triển thị trường…

Cơ hội việc làm từ các xí nghiệp

Các xí nghiệp mang đến cho người lao động rất nhiều cơ hội việc làm, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hụt việc làm, thất nghiệp. Cơ hội việc làm từ các xí nghiệp ở rất nhiều vị trí như nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh. Bạn có thể tham khảo các vị trí ứng tuyển tại Tuyển dụng việc làm Bình Dương

Ngoài các vị trí trên, xí nghiệp mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các lao động phổ thông đến từ các vị trí nhân viên sản xuất, nhân viên vận hành máy móc, công nhân may mặc… 

Trên đây là các thông tin hữu ích về Xí nghiệp là gì? Xí nghiệp có nhiệm vụ quyền hạn ra sao? Cơ hội việc làm từ xí nghiệp mà bạn đáng quan tâm. Cần hỗ trợ thông tin về các giải pháp nhân sự, cho thuê nhân sự, tìm kiếm việc làm hãy liên hệ ngay:

CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC VÀ GIẢI PHÁP NHÂN SỰ 36

Địa chỉ: B15 Đường Phạm Văn Đồng, KP. Unitown, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Fanpage: Cung Ứng Nhân Lực 365 Shr

Hotline: 035 2171 444

Email: – 

Xí nghiệp (enterprise) là thực thể được thành lập để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Do từ này còn có nghĩa là mạo hiểm, nên nó thường được dùng để chỉ các doanh nghiệp mới thành lập.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Xí nghiệp là một đơn vị sản xuất, thực hiện nhiều chức năng như kinh doanh – ký kết hợp đồng, giao dịch thương mại; có thể hoạt động độc lập hoặc là đơn vị kinh tế phụ thuộc của doanh nghiệp - tồn tại dưới dạng chi nhánh hoặc một địa điểm kinh doanh.

Xí nghiệp thường có quy mô lớn hơn nhà máy, có thể bao gồm nhiều nhà máy trong đó. Bên cạnh các xí nghiệp quốc doanh đã thực hiện việc chuyển đổi trở thành doanh nghiệp nhà nước thì nhiều xí nghiệp vẫn giữ nguyên mô hình cũ, không thực hiện việc chuyển đổi.

Nói về bản chất, công ty là một tập con của doanh nghiệp nhưng vì thói quen và nhầm lẫn nên người dùng vẫn thường lẫn lộn có khi sử dụng cả 2 từ để chỉ chung một tổ chức kinh doanh tư nhân hoặc nhà nước.

Tham khảo: thủ tục thành lập doanh nghiệp

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và xí nghiệp

Doanh nghiệp và công ty khác nhau không nhiều nên chúng ta vẫn sử dụng vô tội vạ hàng ngày. Hơn nữa, chúng ta rất thích dùng đa dạng từ ngữ, từ đồng âm trái nghĩa để mô tả một sự vật sự việc nào đó nên vô tình ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ ngữ.

Vậy định nghĩa chính xác doanh nghiệp và công ty là gì?

  • Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
  • Công ty chỉ là tập con của doanh nghiệp. Nói đến doanh nghiệp là nói đến tập hợp những công ty có đặc điểm chung như: Doanh nghiệp Tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước,…

Doanh nghiệp gồm 5 hình thức

- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn: với số thành viên thấp nhất là 2 người và cao nhất là 50 người, không được quyền phát hành cổ phần

- Hộ kinh doanh.

- Công ty Cổ phần: số thành viên ít nhất là 3, cao nhất không giới hạn, được quyền phát hành cổ phần.

- Công ty Hợp danh: có ít nhất 2 thành viên, buộc phải là cá nhân, không được quyền phát hành cổ phần.

- Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.

Công ty là một loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản:

  • Là một pháp nhân.
  • Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
  • Trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu với công ty.
  • Cổ phần hay phần vốn góp là chuyển nhượng được.
  • Quản lý tập trung và thống nhất.

Tìm hiểu thêm: dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói cho công ty sửa chữa biến tần

Theo những phân tích đánh giá thì thì trong 5 loại hình doanh nghiệp chỉ có công ty TNHH và công ty Cổ phần là được gọi là công ty còn hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư vấn và công ty hợp danh không phải là công ty.

Như vậy có thể khẳng định rằng, bạn nên dùng từ doanh nghiệp khi muốn chỉ chung chung tất cả các công ty còn nói đến công ty là nhắc tới công ty TNHH và công ty cổ phần.