Sự khác nhau giữa kinh tế thực chứng và chuẩn tắc

Đứng trước cùng một hiện tượng kinh tế [ví dụ, sự kiện giá dầu mỏ liên tục tăng trong thời gian gần đây và vượt ngưỡng 60 USD/thùng], các nhà kinh tế có thể có hai cách tiếp cận: phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc. Đây là hai cách nhìn nhận khác nhau về cùng một đối tượng hay vấn đề kinh tế.

Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó người ta cố gắng lý giải khách quan về bản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế. Khi giá dầu mỏ liên tục gia tăng trên thị trường thế giới, nhà kinh tế học thực chứng [người áp dụng phương pháp phân tích thực chứng] sẽ cố gắng thu thập, kiểm định số liệu nhằm mô tả và lý giải xem xu hướng tăng giá của dầu mỏ diễn ra như thế nào? những động lực kinh tế nào nằm đằng sau chi phối sự kiện trên [sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu về dầu mỏ của các nước trên thế giới? sự khó khăn trong việc tăng mức cung về dầu mỏ do không tìm ra những mỏ dầu mới hay những bất ổn ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là ở Irắc, nơi cung cấp dầu mỏ chính cho thế giới?]. Người ta cũng có thể dự đoán hậu quả của việc tăng giá dầu đối với nền kinh tế thế giới hay đối với một quốc gia cụ thể nào đó [vì sự kiện này, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thế giới hay của một nước nào đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?]. Người ta cũng có thể phỏng đoán các phản ứng chính sách khác nhau của các chính phủ và hậu quả có thể của các chính sách này.

Phân tích thực chứng có khuynh hướng tìm kiếm cách mô tả khách quan về các sự kiện hay quá trình trong đời sống kinh tế. Động cơ của phép phân tích thực chứng là cắt nghĩa, lý giải và dự đoán về các quá trình hay sự kiện kinh tế này. Câu hỏi trung tâm ở đây là: như thế nào? Việc xây dựng các lý thuyết kinh tế thực chứng khác nhau chính nhằm đưa ra những công cụ tư duy để có thể thực hiện dễ dàng hơn những phân tích này. Một kết luận của phép phân tích thực chứng chỉ được thừa nhận là đúng đắn nếu nó được kiểm nghiệm và xác nhận bởi chính các sự kiện thực tế. Mặc dù muốn lý giải khách quan về các hiện tượng kinh tế, do hạn chế chủ quan hoặc vì các lý do khác, nhà kinh tế học thực chứng vẫn có thể đưa ra những nhận định sai lầm. Người ta vẫn có thể đưa ra những kết luận khác nhau về cùng một vấn đề và trong lúc chúng chưa được thực tế xác nhận hay bác bỏ, các nhà kinh tế có thể bất đồng với nhau.

Phân tích chuẩn tắc nhằm đưa ra những đánh giá và khuyến nghị dựa trên cơ sở các giá trị cá nhân của người phân tích. Câu hỏi trung tâm mà cách tiếp cận chuẩn tắc đặt ra là: cần phải làm gì hay cần phải làm như thế nào trước một sự kiện kinh tế? Đương nhiên, những kiến nghị mà kinh tế học chuẩn tắc hướng tới cần phải dựa trên sự đánh giá của người phân tích, theo đó, các sự kiện trên được phân loại thành xấu hay tốt, đáng mong muốn hay không đáng mong muốn. Chúng ta hãy trở lại vấn đề giá dầu mỏ gia tăng nói trên. Một nhà kinh tế, khi đưa ra phán xét hiện tượng này là xấu, và cho rằng cần phải làm mọi cách để kiềm chế hay hạ giá dầu xuống, thì người này đã nhìn nhận vấn đề dưới góc độ chuẩn tắc. Trong khi một nhận định thực chứng có thể được xác nhận hay bị bác bỏ thông qua các bằng chứng thực tế, do đó, một sự phân tích thực chứng mang tính chất của một phép phân tích khoa học, thì người ta lại khó có thể thừa nhận hay phủ nhận một kết luận chuẩn tắc chỉ bằng cách kiểm định nó qua các số liệu hay chứng cứ thực tế. Các nhận định chuẩn tắc luôn luôn dựa trên các giá trị cá nhân. Những giá trị đó là khác nhau tùy thuộc vào thế giới quan, quan điểm đạo đức, tôn giáo hay triết lý chính trị của từng người. Một người nào đó có thể coi sự gia tăng giá dầu là xấu, song một người khác vẫn có thể xem đó là hiện tượng tốt, đáng mong muốn. Dựa vào các thang bậc giá trị khác nhau, người ta có thể đưa ra những đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề.

Dĩ nhiên, các kết luận thực chứng có thể ảnh hưởng tới các nhận định chuẩn tắc. Khi hiểu hơn phương thức vận hành khách quan của một chuỗi các sự kiện, người ta có thể thay đổi cách nhìn nhận chuẩn tắc đã có. Một người nào đó có thể cho rằng giá dầu tăng là một hiện tượng « tốt » vì nó chỉ gây ra thiệt hại đối với người giàu, những người "đáng ghét", thường đi những chiếc ô tô sang trọng hay những chiếc xe máy đắt tiền. Tuy nhiên, người này có thể thay đổi quan điểm chuẩn tắc của mình khi biết rõ hơn những hậu quả [cả những hậu quả « xấu » đối với người nghèo] của việc tăng giá dầu nhờ vào các phân tích, đánh giá thực chứng. Song dù thế nào thì một kết luận chuẩn tắc cũng luôn dựa vào chuẩn mực giá trị của mỗi cá nhân. Điều đó làm cho sự bất đồng giữa các nhà kinh tế trong các quan điểm chuẩn tắc thường nhiều hơn trong các quan điểm thực chứng. Trong cuộc sống, chúng ta cần cả sự phân tích thực chứng khi muốn hiểu chính xác hơn về thế giới xung quanh, song cũng cần đến sự phân tích chuẩn tắc khi muốn hay phải bày tỏ thái độ của mình trước các vấn đề mà xã hội đang đối diện. 

PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Đề cương các chủ đề Phân loại tổng quát Các phương pháp kỹ thuật Lĩnh vực và tiểu lĩnh vực

Hộp này:

  • xem
  • thảo luận
  • sửa

Kinh tế học

Các nền kinh tế theo vùng

Châu Phi· Bắc Mỹ
Nam Mỹ· Châu Á
Châu Âu· Châu Đại Dương

Kinh tế học vi mô· Kinh tế học vĩ mô
Lịch sử tư tưởng kinh tế
Lý luận· Các phương pháp không chính thống

Toán học· Kinh tế lượng
Thực nghiệm· Kế toán quốc gia

Hành vi· Văn hóa· Tiến hóa
Tăng trưởng· Phán triển· Lịch sử
Quốc tế· Hệ thống kinh tế
Tiền tệ Tài chính
Công cộng Phúc lợi
Sức khỏe· Nhân lực· Quản lý
Quản trị· Thông tin· Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết tổ chức ngành· Luật pháp
Nông nghiệp· Tài nguyên thiên nhiên
Môi trường· Sinh thái
Đô thị· Nông thôn· Vùng

Danh sách

Tạp chí · Ấn bản
Phân loại · Các chủ đề · Kinh tế học gia

Các tư tưởng kinh tế

Vô chính phủ· Tư bản
cộng sản· Tập đoàn
Phát-xít· Gióc-giơ
Hồi giáo· Laissez-faire
Chủ nghĩa xã hội thị trường· Trọng thương
Bảo hộ· Xã hội
Chủ nghĩa công đoàn· Con đường thứ ba

Các nền kinh tế khác

Ăng-lô - Xắc-xông· Phong kiến
Toàn cầu· Săn bắn-hái lượm
Nước công nghiệp mới
Cung điện· Trồng trọt
Hậu tư bản· Hậu công nghiệp
Thị trường xã hội· Thị trường chủ nghĩa xã hội
Token· Truyền thống
Thông tin· Chuyển đổi

Chủ đề Kinh tế học

Kinh tế học chuẩn tắc [trái ngược với kinh tế học thực chứng] là một phần của kinh tế học có mục tiêu là công bằng hoặc kết quả của nền kinh tế hoặc mục tiêu của chính sách công phải là.[1] Kinh tế học chuẩn tắc chú ý tới sự đáng có của những mặt nhất định của nền kinh tế. Nó nhấn mạnh sự cần thiết có các chính sách kinh tế.

Các nhà kinh tế học thường thích phân biệt kinh tế học chuẩn tắc ["điều gì nên là" trong các vấn đề kinh tế] với kinh tế học thực chứng ["điều gì là"]. Tuy nhiên, nhiều phán đoán [giá trị] quy chuẩn được đưa ra có điều kiện, sẽ được từ bỏ nếu sự kiện hoặc kiến thức về sự kiện thay đổi, do đó, sự thay đổi giá trị có thể hoàn toàn là khoa học.[2] Mặt khác, nhà kinh tế học phúc lợi Amartya Sen tách biệt những phán đoán cơ bản [chuẩn tắc], những phán đoán không phụ thuộc vào kiến thức như vậy, với những phán đoán phi cơ bản. Ông cảm thấy thú vị khi lưu ý "không có phán đoán nào là cơ bản một cách rõ ràng" trong khi một số phán đoán giá trị có thể được chứng minh là không cơ bản. Điều này mở ra khả năng thảo luận khoa học hiệu quả về các phán đoán giá trị.[3]

Kinh tế học tích cực và chuẩn tắc thường được tổng hợp theo kiểu chủ nghĩa duy tâm thực tiễn. Trong bộ môn này, đôi khi được gọi là "nghệ thuật kinh tế học", kinh tế học tích cực được sử dụng như một công cụ thực tế để đạt được các mục tiêu chuẩn tắc, thường liên quan đến những thay đổi chính sách hoặc tình trạng của vấn đề.

Ví dụ về một báo cáo kinh tế chuẩn tắc như sau:

Giá sữa phải là 6 đô la một gallon để mang lại cho những người nông dân chăn nuôi bò sữa mức sống cao hơn và để cứu trang trại của gia đình.

Đây là một tuyên bố mang tính quy phạm, bởi vì nó phản ánh các phán đoán giá trị. Tuyên bố cụ thể này đưa ra nhận định rằng nông dân xứng đáng có mức sống cao hơn và các trang trại gia đình phải được cứu.[1]

Kinh tế học chuẩn tắc tự dự đoán khi tối đa hóa cả tác nhân tiện ích xã hội và chính trị, được công nhận là "lợi ích tổng hợp".

Các lĩnh vực con của kinh tế học chuẩn tắc bao gồm lý thuyết lựa chọn xã hội, lý thuyết trò chơi hợp tác và thiết kế cơ chế.

Một số vấn đề kỹ thuật trước đó đặt ra trong kinh tế học phúc lợi và công lý đã được giải quyết đầy đủ để dành chỗ cho việc xem xét các đề xuất trong các lĩnh vực ứng dụng như phân bổ nguồn lực, chính sách công, chỉ số xã hội và đo lường sự bất bình đẳng và nghèo đói. [4]

Xem thêmSửa đổi

  • Phân phối [kinh tế]
  • Hệ tư tưởng kinh tế
  • Kinh tế học thực chứng
  • Kinh tế học phúc lợi

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ a b Paul A. Samuelson and William D. Nordhaus [2004]. Economics, 18th ed., pp. 5-6 & [end] Glossary of Terms, "Normative vs. positive economics."
  2. ^ Stanley Wong [1987]. "Positive economics," The New Palgrave: A Dictionary of Economics, v. 3, p. 21.
  3. ^ Amartya K. Sen [1970], Collective Choice and Social Welfare, pp. 61, 63-64].
  4. ^ Marc Fleurbaey [2008]. "Ethics and economics," The New Palgrave Dictionary of Economics. Abstract.

Tham khảoSửa đổi

  • Andrew Caplin và Andrew Schotte, ed. [2008]. The Foundations of Positive and Normative Economics: A Handbook, Oxford. Description and preview.
  • Marc Fleurbaey [2004]. "Normative Economics and Theories of Distributive Justice," The Elgar Companion to Economics and Philosophy, J.B. Davis and J. Runde, ed., pp. 132-58.
  • _____ [2008]. "Ethics and economics," The New Palgrave Dictionary of Economics. Abstract.
  • Milton Friedman [1953]. "The Methodology of Positive Economics," Essays in Positive Economics
  • John C. Harsanyi [1987], “Value judgments," The New Palgrave: A Dictionary of Economics, v. 4, pp.792–93
  • Daniel M. Hausman and Michael S. McPherson [1996]. Economic Analysis and Moral Philosophy, Cambridge: Cambridge University Press.
  • Phillipe Mongin [2002]. "Is There Progress in Normative Economics?" in Stephan Boehm et al., eds., Is There Progress in Economics?, pp. 145-170.
  • Amartya K. Sen [1970], Collective Choice and Social Welfare. "5.3 Basic and Nonbasic Judgments" & "5.4 Facts and Values," pp.59–64.
  • Stanley Wong [1987]. “Positive economics," The New Palgrave: A Dictionary of Economics, v. 3, pp.920–21.
  • Silvestri P. [ed.], L. Einaudi, On Abstract and Historical Hypotheses and on Value judgments in Economic Sciences, Critical edition with an Introduction and Afterword by Paolo Silvestri, Routledge, London - New York, 2017. DOI: //doi.org/10.4324/9781315457932.

Video liên quan

Chủ Đề