Tại sao bà bầu bị chua miệng

Bà bầu ợ chua là tình trạng thường gặp, đặc biệt là trong những tháng cuối gây mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm sao để khắc phục ợ chua ở mẹ bầu một cách an toàn và hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Ai cũng có thể bị ợ chua, ợ nóng khi acid dịch vị dạ dày kích thích niêm mạc dạ dày hoặc trào ngược kích thích thực quản. Dịch vị dạ dày có tính acid, chứa nhiều enzyme tiêu hóa nên sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản hoặc niêm mạc dạ dày đã mất lớp nhầy bảo vệ, gây ra cảm giác đau và nóng rát. 

Ở phụ nữ mang thai, hiện tượng đầy hơi ợ chua xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là những tháng cuối do:

Thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ

Sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu hóa. Đặc biệt là lượng progesterone tăng cao có tác dụng làm tử cung giãn nở, đồng thời ảnh hưởng đến van dạ dày khiến acid dạ dày bị tràn một phần.

Tăng áp lực ổ bụng

Thai nhi ngày càng lớn thì ổ bụng càng chịu áp lực cao gây chèn ép lên dạ dày và khiến dịch vị dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Đây là lí do đầy hơi, ợ chua 3 tháng cuối thai kỳ thường xảy ra thường xuyên hơn.

Ợ hơi ợ chua ở bà bầu là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em đang mang thai

Gan nhiễm mỡ khi mang thai

Gan nhiễm mỡ làm giảm khả năng tiết mật, giảm khả năng tiêu hóa đặc biệt là nhóm chất béo gây ra đầy bụng, ợ hơi.

Cơ thắt tâm vị giãn

Đây là cơ có vai trò ngăn cản dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản trong quá trình tiêu hóa. Khi cơ này bị giãn, dịch vị dạ dày dễ trào ngược và gây tổn thương thực quản.

Nhiễm khuẩn HP

HP là vi khuẩn phổ biến của đường ruột và là nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày. Cùng với nhiều yếu tố thuận lợi khác, vi khuẩn HP cư trú trong màng nhầy thành dạ dày có thể hoạt động gây tổn thương, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí viêm loét dạ dày nặng. Vì thế các mẹ có tiền sử bị viêm dạ dày, ợ hơi trước đó có nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ cao hơn.

Mang đa thai

Mang đa thai hoặc thai lớn khiến cho áp lực lên ổ bụng và các cơ lớn hơn, dẫn đến chứng ợ nóng đầy hơi nghiêm trọng hơn.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Mẹ bầu nếu không chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, có những thói quen không tốt như: ăn đêm, ăn nhiều chất béo và tinh bột, ăn nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nằm… sẽ dễ gặp tình trạng ợ chua, đầy bụng, buồn nôn.

Triệu chứng bà bầu ợ chua bao gồm:

  • Cảm giác đau tức, nóng rát vùng thượng vị hoặc quanh rốn.
  • Miệng có vị đắng.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Nuốt khó, đau rát vùng họng.
  • Đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu.
  • Khó thở.
  • Đổ mồ hôi.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Người mệt mỏi, ăn uống kém.

Ợ chua, ợ nóng là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này nghiêm trọng, kéo dài không giảm và kèm theo các biểu hiện như sụt cân, gầy yếu, nuốt khó, đau nghiêm trọng vùng thượng vị thì mẹ nên đi khám sớm.

Bác sĩ sẽ thăm khám xác định vị trí đau và nguyên nhân, sử dụng thuốc điều trị hợp lý để loại bỏ triệu chứng khó chịu này. Với phụ nữ mang thai, việc lựa chọn thuốc điều trị cần cẩn trọng hơn. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh tiêu hóa khi không có tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng thuốc điều trị

Tình trạng ợ chua, đầy hơi khó chịu ở mẹ bầu có thể được cải thiện nhờ thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như:

Thói quen ăn uống lành mạnh

Phụ nữ mang thai nên lưu ý:

Khi mang thai, nhất là những tháng cuối khi kích thước thai lớn, để giảm triệu chứng tiêu hóa thì mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tình trạng ợ nóng khó tiêu thường xảy ra khi ăn no, vì thế hãy tránh ăn quá no mà chỉ ăn mức độ vừa phải.

Hệ tiêu hóa ở bà bầu không tốt, vì thế nên mẹ cần ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải công việc cho dạ dày. Lưu ý không nên ăn quá nhanh, nuốt vội, uống nhiều nước sau khi ăn.

  • Thay đổi thực đơn ăn uống

Mẹ bầu có thể kiểm soát triệu chứng ợ nóng bằng lựa chọn thực phẩm phù hợp, ưu tiên thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, hạn chế hấp thu quá nhiều chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc quá cay. Ngoài ra, thức uống chứa nhiều caffein cũng nên hạn chế.

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho tiêu hóa mà mẹ bầu nên tăng cường bổ sung:

Trong hạt hạnh nhân chứa lượng lớn Omega 3, acid folic, canxi, folate,… tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ăn một lượng nhỏ mỗi ngày sẽ giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu.

Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn đường ruột, ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp hoạt động tiêu hóa dễ dàng hơn, từ đó cải thiện được chứng ợ chua, đầy hơi ở phụ nữ mang thai.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp giảm ợ chua ở bà bầu mỗi ngày

Khi triệu chứng ợ chua nóng rát cổ ở bà bầu xuất hiện, có thể sử dụng 1 ly trà gừng ấm, nóng pha với 1 thìa cà phê mật ong. Việc này giúp giảm acid trong dạ dày, từ đó cải thiện nhanh chóng chứng đầy bụng, ợ hơi.

Bữa sáng dinh dưỡng với bột yến mạch được khuyến cáo với phụ nữ mang thai, vừa cung cấp chất xơ, carbohydrate tốt vừa hỗ trợ cải thiện tiêu hóa.

Cùng với đó, nên hạn chế những thực phẩm khó tiêu hóa, dễ gây cảm giác đầy bụng khó tiêu như: bánh kem, hải sản, đậu tương, thịt đỏ, cà chua, cam, chanh, bia, rượu, thực phẩm sấy khô,…

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Có thể cải thiện nhanh triệu chứng tiêu hóa khó chịu ở mẹ bầu bằng một số cách sau:

Cách này được nhiều mẹ bầu áp dụng, xoa nhẹ nhàng vùng bụng từ trên xuống dưới, từ phải sang trái để đẩy thức ăn vào đường tiêu hóa tốt hơn. Lưu ý mẹ bầu không nên xoa tròn vì có thể gây kích thích tử cung co bóp dẫn đến sinh non.

Tư thế nằm này giúp dạ dày ở vị trí thấp hơn nên tránh được tình trạng dịch vị trào ngược ra ngoài.

Mặc quần áo thoải mái không chỉ tốt cho sự phát triển của thai còn đảm bảo lưu thông máu và tiêu hóa, giúp giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu ở vùng bụng.

Có nhiều biện pháp dân gian giúp trị chứng đầy hơi ợ chua ở bà bầu hiệu quả mà đơn giản như:

Sử dụng nghệ và sữa chua

Nghệ chứa nhiều Curcumin có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Sữa chua chứa hàm lượng canxi cao, nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Nghệ và sữa chua được dùng để trị chứng ợ chua đầy hơi ở phụ nữ mang thai như sau:

Dùng 1 – 2 thìa tinh bột nghệ trộn đều với 1 hộp sữa chua rồi ăn trực tiếp. Lưu ý nên chọn nguồn tinh bột nghệ sạch, đảm bảo an toàn.

Dùng gừng tươi

Hãy pha ngay 1 ly trà gừng để giảm nhanh chứng ợ hơi, trào ngược dạ dày:

Nấu 300ml nước sôi, sau đó thêm 5 – 6 lát gừng tươi, nấu sôi thêm khoảng 5 phút. Có thể thêm đường hoặc mật ong để dễ uống hơn.

Nên duy trì thói quen uống trà gừng mỗi ngày, vừa tốt cho tiêu hóa vừa giúp thanh lọc cơ thể.

Nước gừng tươi giúp giảm chứng đầy hơi ợ chua ở bà bầu

Hạt thì là

Hạt thì là có tính ấm, giúp điều hòa khí huyết và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất Anethole trong hạt thì là giúp giảm chứng ợ hơi, ợ chua, ốm nghén ở bà bầu.

Cách sử dụng như sau: Chuẩn bị khoảng 100g hạt thì là, đun sôi cùng 500ml nước lọc. Lọc lấy nước uống trong ngày, nên uống trước khi ăn khoảng 30 phút.

Có nên dùng thuốc trị ợ chua ợ hơi ở bà bầu?

Thuốc trị buồn nôn ợ chua khi mang thai gồm 1 số loại như: thuốc kháng toan để trung hòa acid trong dịch vị dạ dày, thuốc chứa Alginate giảm chứng khó tiêu,… 

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trong trường hợp cần thiết. Phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng vì có thể không đạt hiệu quả tốt, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhất là bà bầu ợ chua tháng cuối đang sử dụng sắt không nên uống cùng nhiều loại thuốc khác.

Hiện tượng ợ hơi, ợ chua, đầy hơi ở bà bầu có thường gặp không?

Đây là triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhất là khoảng giữa đến cuối thai kỳ. Vì thế mẹ không nên quá lo lắng, tình trạng này sẽ hết sau khi sinh. 

Tuy nhiên nếu ợ hơi liên tục trong ngày, cơ thể mệt mỏi hoặc chán ăn kéo dài thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên chăm sóc hiệu quả nhất. Tránh để lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Ợ chua, nóng rát cổ ở bà bầu có nguy hiểm không?

Nếu do nguyên nhân sinh lý thì đa phần đây không phải là triệu chứng nguy hiểm. Khi cải thiện được chức năng tiêu hóa, giảm trào ngược acid dạ dày thì triệu chứng cũng giảm. Song nếu ợ chua, nóng rát cổ do nguyên nhân bệnh lý, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ sớm tránh ảnh hưởng đến thai nhi bởi đây có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật hoặc bệnh lý hô hấp, dạ dày.

Triệu chứng ợ chua ợ hơi ở bà bầu khá thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ

Được đầu tư mạnh mẽ từ cơ sở vật chất, chuyên môn đội ngũ y bác sĩ đến chất lượng dịch vụ, khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc luôn nhận được sự tin tưởng của các mẹ bầu. Đăng ký thai sản và sinh con trọn gói tại đây, mẹ bầu sẽ được thăm khám định kỳ đầy đủ, được theo dõi sát sao các chỉ số phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Mọi bất thường trong quá trình mang thai sẽ được bác sĩ phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp sớm, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Do đó, nếu mẹ bị ợ chua khi mang thai, kéo dài không thuyên giảm kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như chán ăn, mệt mỏi, đau bụng thì nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Mọi thắc mắc của mẹ bầu trong quá trình mang thai sẽ được bác sĩ giải đáp chi tiết nhất.

Với 18 năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, nằm trong Top 3 bệnh viện có dịch vụ sản phụ khoa tốt nhất tại Hà Nội. Lựa chọn Bệnh viện Hồng Ngọc là mẹ đã lựa chọn sự an tâm.

Để được tư vấn dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề