Tại sao ban ngày không nhìn thấy mặt trăng

Mặt Trăng không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà vào cả ban ngày nữa bạn ạ. Ban ngày mặt trăng vẫn xuất hiện có lúc vẫn có thể thấy được. Nhưng thường thì độ sáng của nó có vẻ kém hơn so với ánh sáng ban ngày. "Ánh sáng ban ngày" ở đây không chỉ là ánh sáng riêng của Mặt Trời mà còn là ánh sáng của bầu không khí trên Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng. Chính điều này làm cho Mặt Trăng khó nhìn hơn vào ban ngày. Điều này giải thích luôn tại sao không nhìn thấy các ngôi sao vào ban ngày. Nhưng giả sử ta ở trên Mặt Trăng thì ở đó hầu như không có không khí nên kể cả ban ngày bầu trời vẫn tối đen mặc dù được Mặt Trời chiếu sáng. Khi đó ta vẫn nhìn thấy các ngôi sao & Trái Đất vào ban ngày.

Còn những hôm mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời trên 1 đường thẳng và Mặt Trăng ở giữa không phải lúc nào cũng có nhật thực xảy ra vì Mặt Trăng cũng có quỹ đạo nghiêng so với quỹ đạo của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Khi đó thì phần quay về Trái Đất không được chiếu sáng nên ta không thể thấy được nhưng thực ra nó vẫn ở trên bầu trời. Còn nhiều lúc Mặt Trăng gần Mặt Trời (tính là nhìn từ Trái Đất thôi nhé, không phải khoảng cách thực đâu) thì ta có hiện tượng Trăng non, nhưng do bị ánh sáng Mặt Trời át rồi nên khó có thể thấy được và chỉ nhìn được lúc Mặt Trời lặn hoặc mọc. Thế nên chỉ có điều đặc biệt là Mặt Trăng tròn chỉ xuất hiện vào ban đêm chứ nếu có thấy Mặt Trăng vào ban ngày thì luôn là trăng khuyết

Dù hầu như luôn có thể nhìn thấy mặt trăng trong ngày trong khoảng một thời gian ngắn, nhưng thời điểm tốt nhất và dễ quan sát thấy mặt trăng nhất trong tuần này vào ban ngày là khoảng thời gian nó chuyển sang giai đoạn trăng tròn, ngày 5.6. Sang tuần sau, mặt trăng sẽ mờ dần, nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy nó.

Trước khi diễn ra sự kiện trăng Dâu tây vào ngày 6.6 một tuần chính là thời điểm tuyệt vời để ngắm trăng vào ban ngày, cụ thể là vào buổi chiều.

Đối với người dân Bắc Mỹ, thời điểm trăng tròn trong tháng 6 hằng năm trùng với mùa thu hoạch những quả dâu dại mọc rất nhiều trong các cánh rừng và vùng hoang dã. Những quả dâu bé tí hon nhưng đỏ mọng đến thời điểm này sẽ chín rộ, phủ một màu đỏ rực rỡ khắp các bụi rậm, như mời gọi bàn tay người đến hái. Chính vì thế, mặt trăng tròn xuất hiện trong tháng này được đặt cho cái tên là trăng Dâu tây.

Thời gian ngắm trăng vào ban ngày trước khi có trăng Dâu tây ở Việt Nam

Theo trang Timeanddate.com, Việt Nam có thể nhìn thấy mặt trăng vào ban ngày ở những khung giờ sau:

Lúc 11h59 ngày 30.5

Lúc 12h59 ngày 31.5

Lúc 13h59 ngày 1.6

Lúc 15h00 ngày 2.6

Lúc 16h02 ngày 3.6

Lúc 17h06 ngày 3.6

Lúc 18h10 ngày 5.6

Ngày 6.6 xuất hiện trăng Dâu tây

Thời gian xuất hiện mặt trăng vào ban ngày

Theo Forbes, mặt trăng sáng ít hơn 400.000 lần so với mặt trời, vì vậy, không có gì lạ khi bạn không thể thấy nó vào ban ngày. Thực tế thì nó vẫn ở đó để phản chiếu ánh sáng mặt trời.

Những người theo dõi tình hình mặt trăng chia thành 8 giai đoạn trên vệ tinh nhân tạo, mỗi giai đoạn kéo dài trong khoảng 3,5 ngày trong 29,5 ngày trên quỹ đạo của nó. Để quan sát được mặt trăng vào ban ngày phải phụ thuộc vào giai đoạn này.

  Trăng non xuất hiện khi Mặt trăng đi vào khoảng giữa Trái đất và Mặt trời. Như vậy không nó được chiếu ngược vào ban ngày. Nói cách khác, nó hướng mặt không được chiếu sáng về phía chúng ta.

            Thường thì hai hôm sau ngày sóc (ngày không trăng) chúng ta mới có thể tiếp tục nhìn thấy vệ tinh này của Trái đất trên bầu trời. Lúc đó nó chỉ là một mảnh cong lưỡi liềm rất hẹp.

            Khi sử dụng các ống nhòm, một vài nhà quan sát có thể phát hiện được một mảnh cong lưỡi liềm còn hẹp hơn nữa vào ngay sau ngày sóc. Đây là một bài tập rất tốt cho quan sát. Vả lại, một số tháng thuận tiện hơn những tháng khác để thực hiện bài tập này. Ở bán cầu Bắc, thời kỳ mùa xuân là rất thuận lợi để thực hiện. Cũng bằng phương pháp này, ta có thể thử phát hiện ra phần lưỡi liềm nhìn thấy vào hôm sát trước ngày sóc. Lần này cần phải tìm mảnh lưỡi liềm này lúc bình minh, ngay trước khi Mặt trời mọc.


Page 2


Page 3